Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

tổng hợp đề cương luật dân sự module 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.16 KB, 52 trang )

Ôn tập dân sự

KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
NỘI DUNG ÔN THI VẤN ĐÁP
MÔN LUẬT DÂN SỰ 1
Nội dung ôn thi vấn đáp môn Luật Dân sự 1 bao gồm 150 câu hỏi được
chia thành 03 nhóm câu hỏi, mỗi đề thi gồm 03 câu (mỗi nhóm 1 câu bất
kỳ). Sinh viên được sử dụng Bộ luật Dân sự khi thi. Các nhóm câu hỏi như
sau:
NHÓM CÂU HỎI SỐ 1
1. Phân tích và cho ví dụ về quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật
Dân sự ?
2. Phân tích và cho ví dụ về quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của
luật Dân sự ?
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự ?
4. Áp dụng tương tự pháp luật: Nguyên nhân, điều kiện và hậu quả ? Cho ví
dụ minh hoạ ?
5. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự ?
6. Phân tích quyền bí mật đời tư của cá nhân (Điều 38) ?
7. Phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31) ?
8. Phân tích quyền hiến bộ phận cơ thể người (Điều 33) ?
9. Nguồn của Luật Dân sự ? Cho ví dụ ?
10.Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự ?
11.Phân tích căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự ?
12.Cho ví dụ về các loại sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quan hệ pháp luật dân sự ?
13.Năng lực chủ thể của cá nhân ?
14.Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân ?
15.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân ?
16.Hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân ?


17.Mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân ?
Lá Thu Trước Gió Page 1
Ôn tập dân sự
18.Tuyên bố mất tích đối với cá nhân: điều kiện, hậu quả pháp lý ?
19.Tuyên bố chết đối với cá nhân: điều kiện, hậu quả pháp lý ?
20.Các hình thức giám hộ ?
21.Phân tích các điều kiện của cá nhân làm người giám hộ ?
22.Phân tích quyền và nghĩa vụ của người giám hộ ?
23.Nơi cư trú của cá nhân ? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định nơi cư trú của
cá nhân ?
24.Phân tích hậu quả pháp lý của việc tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối
với cá nhân ?
25.Phân tích các điều kiện của pháp nhân ?
26.Phân tích trách nhiệm dân sự của pháp nhân ? Cho ví dụ minh hoạ ?
27.So sánh năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của pháp nhân
?
28.Năng lực chủ thể và trách nhiệm dân sự của hộ gia đình ?
29.Năng lực chủ thể và trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác ?
30.Phân loại giao dịch dân sự ?
31.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự ?
32.Cho ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện và phân tích ví dụ đó ?
33.Giao dịch dân sự được xác lập do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội ? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được xác lập do vi
phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ?
34.Giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo ? Hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự được xác lập do giả tạo ?
35.Giao dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn ? Hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn ?
36.Giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối ? Hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối ?

37.Giao dịch dân sự được xác lập do bị đe doạ ? Hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự được xác lập do bị đe doạ ?
38.Giao dịch dân sự vô hiệu ?
39.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu ?
Lá Thu Trước Gió Page 2
Ôn tập dân sự
40.Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự
vô hiệu ?
41.Giao dịch dân sự được xác lập do vi phạm quy định của pháp luật về hình
thức ? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được xác lập do vi phạm quy
định của pháp luật về hình thức ?
42.Các loại đại diện ?
43.Phạm vi, thẩm quyền đại diện ?
44.Vượt quá phạm vi, thẩm quyền đại diện và hậu quả pháp lý ?
45.Khái niệm và ý nghĩa của thời hạn ?
46.Các loại thời hạn ? Cho ví dụ minh hoạ ?
47.Cách tích thời hạn ?
48.Phân tích các loại thời hiệu ? Cho ví dụ ?
49.Phân tích bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo Điều 162 BLDS ?
50.Phân tích thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời
hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Điều 161 BLDS ?
NHÓM CÂU HỎI SỐ 2
1. Phân tích khái niệm tài sản (Điều 163, BLDS) ?
2. Quan hệ pháp luật về sở hữu ?
3. Giải thích khái niệm quyền đối vật ?
4. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản ? Ý nghĩa pháp lý của
việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản ?
5. Nội dung quyền sở hữu ?
6. Mối quan hệ giữa các quyền năng của quyền sở hữu ?
7. Khái niệm và ý nghĩa pháp lý của vật đồng bộ ? Cho ví dụ về vật đồng bộ

?
8. Cho ví dụ về các căn cứ xác lập quyền sở hữu ?
9. Cho ví dụ về các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu ?
10.Bất động sản và động sản ? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại tài sản
thành bất động sản và động sản ?
Lá Thu Trước Gió Page 3
Ôn tập dân sự
11.Phân loại vật thành vật chính, vật phụ ? Ý nghĩa pháp lý của việc phân
loại vật thành vật chính, vật phụ ?
12.Phân loại vật thành vật cùng loại, vật đặc định ? Ý nghĩa pháp lý của việc
phân loại vật thành vật cùng loại, vật đặc định ?
13.Phân loại vật thành vật chia được, vật không chia được ? Ý nghĩa pháp lý
của việc phân loại vật thành vật chia được, vật không chia được ?
14.Phân loại vật thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao ? Ý nghĩa pháp lý
của việc phân loại vật thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao ?
15.Hoa lợi và lợi tức ? Cho ví dụ minh hoạ ?
16.Quyền tài sản ? Cho ví dụ minh hoạ ?
17.Chế độ pháp lý đối với tài sản ?
18.Quyền chiếm hữu ? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại chiếm hữu bất
hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình ?
19.Phân tích các trường hợp chiếm hữu hợp pháp ? Cho ví dụ ?
20.Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ?
21.Phân tích quyền sử dụng ?
22.Phân tích quyền định đoạt ? Giới hạn của quyền định đoạt ?
23.Nội dung của sở hữu Nhà nước ?
24.Sở hữu tư nhân ?
25.Các loại sở hữu chung hợp nhất ? Cho ví dụ ?
26.Sự khác nhau giữa sở hữu chung hợp nhất với sở hữu chung theo phần ?
27.Sở hữu chung của cộng đồng ?
28.Sở hữu chung theo phần ?

29.Sở hữu chung hợp nhất ?
30.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do
lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp (Điều 233,
BLDS) ?
31.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận (Điều
234, BLDS) ?
32.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
(Điều 235, BLDS) ?
Lá Thu Trước Gió Page 4
Ôn tập dân sự
33.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp
nhập (Điều 236, BLDS) ?
34.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn
(Điều 237, BLDS) ?
35.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến
(Điều 238, BLDS) ?
36.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật
không xác định được chủ sở hữu (Điều 239, BLDS) ?
37.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu,
bị chìm đắm được tìm thấy (Điều 240, BLDS) ?
38.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác
đánh rơi, bỏ quên (Điều 241, BLDS) ?
39.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
(Điều 242, BLDS) ?
40.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
(Điều 243, BLDS) ?
41.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới
nước (Điều 244, BLDS)
42.Phân tích và cho ví dụ về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 247,
BLDS) ?

43.Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự ?
44.Kiện đòi lại tài sản ?
45.Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ?
46.Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp ?
47.Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết ?
48.Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản ?
49.Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản ?
50.Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề ?
NHÓM CÂU HỎI SỐ 3
Lá Thu Trước Gió Page 5
Ôn tập dân sự
1. Phân tích quyền tự định đoạt của chủ thể trong quan hệ thừa kế ?
2. Phân tích quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân ?
3. Thời điểm mở thừa kế ? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm mở
thừa kế ?
4. Địa điểm mở thừa kế ? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định địa điểm mở
thừa kế ?
5. Di sản thừa kế ?
6. Người thừa kế ? Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế ?
7. Từ chối nhận di sản thừa kế ?
8. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết
cùng thời điểm ?
9. Người quản lý di sản ?
10.Phân tích quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản ?
11.Phân tích những trường hợp người không được quyền hưởng di sản ?
12.Sự khác nhau giữa người không được quyền hưởng di sản với người bị
truất quyền hưởng di sản ?
13.Phân tích thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế ?
14.Những trường hợp di chúc được lập mà không có sự tự nguyện của người

lập di chúc ?
15.Di chúc và các đặc tính của di chúc ?
16.Phân tích quyền của người lập di chúc ?
17.Điều kiện có hiệu lực của di chúc ?
18.Năng lực chủ thể trong việc lập di chúc ?
19.Hiệu lực pháp luật của di chúc ?
20.Di chúc chung của vợ chồng ?
21.Di chúc vô hiệu ?
22.Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc ?
23.Di sản dùng vào việc thờ cúng ?
24.Di tặng ?
25.Hình thức của di chúc ?
Lá Thu Trước Gió Page 6
Ôn tập dân sự
26.Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn ?
27.Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc ?
28.Người làm chứng cho việc lập di chúc ?
29.Các loại di chúc vô hiệu ?
30.Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế ?
31.Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng ?
32.Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin
ly hôn, đã kết hôn với người khác ?
33.Di chúc miệng ?
34.Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng ?
35.Di chúc bằng văn bản có người làm chứng ?
36.Giải thích nội dung di chúc ?
37.Công bố di chúc ?
38.Gửi giữ di chúc ?
39.Sự khác nhau giữa thừa kế theo di chúc với thừa kế theo pháp luật ?

40.Phân tích những trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật ?
41.Diện thừa kế ?
42.Hàng thừa kế ?
43.Thừa kế thế vị ?
44.Sự khác nhau giữa việc hưởng thừa kế thế vị với việc hưởng thừa kế theo
hàng của cháu đối với ông bà ?
45.Người phân chia di sản ?
46.Phân tích thứ tự ưu tiên thanh toán từ di sản thừa kế ?
47.Phân chia di sản theo di chúc ?
48.Phân chia di sản theo pháp luật ?
49.Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người
thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế ?
50.Hạn chế phân chia di sản ?
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
Lá Thu Trước Gió Page 7
Ôn tập dân sự
Câu 40. căn cứ pháp lí được quy định tại Điều 138 Blds. Ta thấy đây là
chiếm hữu hợp pháp.
+ ngay tình- ngay thẳng: không thể biết được đó là bất hợp pháp.
+ giao dịch ds vô hiệu: chỉ những giao dịch hợp pháp mới phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Vậy một giao dịch
hợp pháp phải tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự ( trong một
số trường hợp cụ thể cần phải tuân thủ về hình thức của giao dịch ds). Vì vậy,
về nguyên tắc một giao dịch ds không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu
lực của gd thì sẽ bị vô hiệu.
+ đối tượng đề cập đến là động sản không phải đăng kí qsh đã dược chuyển
giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với
người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp được quy định tại Điều
257. tức là quyền lợi của người thứ ba chiếm hữu ngay tình được bảo vệ. Họ
không bị mất đi động sản của mình.

+ Đồi tượng là động sản hoặc bất động sản phải đăng kí qsh … thì giao dịch
này vô hiệu. NGười thứ ba ngay tình không xác lập được qsh đối với bất động
sản cũng như động sản. Nhưng trừ trường hợp….thì lúc này qsh của người thứ
ba ngay tình được xác lập.
Câu 41: + gdds được xác lập do vi phạm về hình thức.
.Hình thức gdds được quy định tại Điều 124 BLDS “ ….” Ta thấy theo khoản 2
Điều 124 quy định: “ …” nhưng các chủ thể khi tham gia giao dịch không tuân
thủ các quy định đó. Vd như: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất- không có
công chứng chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền, Hợp đồng bán nhà cũng
thế…
Đề cập một số nguyên nhân sau:- do giữa hai người có sự tin tưởng lẫn nhau
nên không muốn chứng thực theo quy định của pl
- phải chăng thủ tục công chứng còn nhiều bất
cập mất nhiều thời gian và chi phí nên họ ngại không đi.
+ hậu quả pháp lí của gdds được xác lập do vi phạm quy định về
hình thức.
Lá Thu Trước Gió Page 8
Ôn tập dân sự
Căn cứ pháp lí: được quy định tại Điều 127 nên gdds sẽ bị vô hiệu. hơn nũa nó
được quy định cụ thể tại Điều 134. thì đây là vô hiệu tuyệt đối. Còn theo khoản
1 Điều 136 thì đây là vô hiệu tương đối bởi vì có thời hạn yêu cầu Tòa án là vô
hiệu nà là hai năm, kể từ ngày gd được xác lập.
Nhưng theo khoản 2 Điều 401 quy định “ hợp đồng không bị vô hiệu trong
trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp có quy định khác”. theo
cách hiểu của em thì khi hợp đồng được giao kết mà có vi phạm về hình thức thì
cũng không bị vô hiệu tức là giao dịch dân sự vẫn phát sinh hậu quả pháp lí kể
từ khi thời điểm phát sinh hậu quả pháp lí.
Câu 42: Các loại đại diện.
- khái niệm đại diện: “khoản 1 Điều 139”
- các loại đại diện : có 2 loại đại diện

+ đại diện theo pháp luật quy định tại Điều 140
+ Đại diện theo ủy quyền quy định tại Điều 143.
Câu 43: phạm vi thẩm quyền đại diện
Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ theo đó người đại
diện nhân danh người được đại diện xác lập thực hiện các giao dịch liên quan
đến người thứ ba. Khoản 1 Điều 144
Phạm vi đại diện theo ủy quyền: được xác lập theo văn bản ủy quyền
phạm vi đại diện được quy định tại Điều 144. “ “ trong phạm vi thẩm quyền
đại diện .
câu 44. Vượt quá phạm vi, thẩm quyền đại diện và hậu quả pháp l.
được quy định tại Điều 146. ta thấy:+ Khoản 1 Điều 146 quy định khi người đại
diện vượt quá phạm vi, thẩm quyền để thực hiện gdds thì không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần gd được thực hiện vượt
quá phạm vi, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết nhưng không
phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ
đối với người đã giao dịch với mình về phần gd vượt quá phạm vi đại diện.
+ người đã giao dịch có….yêu cầu bồi thường thiệt hại . gds không
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao kết. trừ trường hợp
người đã giao dịch đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà
Lá Thu Trước Gió Page 9
Ôn tập dân sự
vẫn giao dịch thì không được đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ gdds
đối với phần vượt quá phạm vi hoặc hủy bỏ toàn bộ gdds. Luật quy định như
vậy vì đã xác định được trong trường hợp này người đã giao kết giao dịch cũng
có lỗi- thì phải chịu hậu quả .
+ vượt quá giới hạn phạm vi thẩm quyền đại diện mà gây thiệt hại cho người
được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Câu 45:Khái niệm và ý nghĩa của thời hạn:
- khái niệm thời hạn : được quy định tại Điều 149 blds 2005: “ thời hạn là một
khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”.

Thời hạn được xác định băng phút giờ ngày tuần tháng năm hoạc băng một sự
kiện xảy ra.
- ý nghĩa của thời hạn: có vai trò qua trọng trong việc xác lập quyền, nghã
vụ, trách nhiệm của chủ thể tham gia. Thời hạn là tư cách là một sự kiện
pháp lí là phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể trong nhứng trường hợp do pháp luật quy định hoặc do các bên tự
thỏa thuận.
câu 46:Các loại thời hạn ? Cho ví dụ minh hoạ ?
_dựa vào trình tự xác lập thời hạn được phân thành ba nhóm như sau:
+ thời hạn do luật định: là loại thời hạn pháp luật quy định bắt buộc các chủ
thể tham gia giao dịch, chủ thể không được thay đổi thời hạn đó. Ví dụ: thời
hạn để tuyên bố một người là mất tích, chết…
+ thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định: thời hạn cho phép
các bên trong giao dịch khắc phục các sai phạm về hình thức của giao dịch (
điều 134 )
+ thời hạn do các chủ thể tự thỏa thuận: thời hạn thực hiện thuê nhân công,
thời hạn thuê nhà…
_ dựa vào tính xác định mà thời hạn được xác định : + thòi hạn xác
định:được quy định ró ràng bằng cách xác định chính xác thời điểm bắt đầu,
kết thúc ví dụ: hợp đồng thuê xe bắt đầu từ ngày ? đến ngày ? thì trả.
Lá Thu Trước Gió Page 10
Ôn tập dân sự
+ loại thời hạn thời hạn
không xác định là loại thời hạn chỉ quy định một cách tương đối khoảng thời
gian mà không xác định được thời gian một cách chính xác.ví dụ: trong cách
xác định thời điểm một người mất tích nhưng không biết được ngày nào
người đó có tin tức cuối cùng.
Câu 47: cách tính thời hạn:
Được quy định tại Điều 150.
Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này , trừ trường hợp

có quy định khác.
Thời hạn được tính theo dương lịch.
Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn tại Điều 151. “ “
Câu 48: Phân tích các loại thời hiệu ? Cho ví dụ ?
- khái niệm thời hiệu: Điều 154 :” “
- Các loại thời hiệu: Điều 155:
+ khoản 1, ví dụ: tại khoản 2 điều 241 sau một năm, kể từ ngày thông báo công
khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu
không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà
nướca quy định thì vật đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người nhặt được.
+ khoản 2, ví dụ một người từ chối nhận tài sản trong vòng 6 tháng, sau thời
gian đó mà người đó mà người đó vẫn không nhận thì người đó không có nghĩa
vụ gì đối với tài sản đó.
+khoản 3, ví dụ: thòi hiệu khởi kiện chia thừa kế là mười năm kể từ thời điểm
mở thừa kế.
+ khoản 4, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu khi vi
phạm về hình thức giao dịch dân sự là hai năm, kể từ ngày giao dịch ds được
xác lập. Sau thời hạn này yêu cầu Tòa án thì Tòa án không giải quyết.
Câu 49: Phân tích b ắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo Điều 162 BLDS ?
Theo Điều 162 quy định: a) bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn
bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
b) bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người
khởi kiện.
Lá Thu Trước Gió Page 11
Ôn tập dân sự
c) các bên tự hòa giải với nhau.
Qua các điều kiện nói trên thì ta thấy như vậy nhằm xác định có vụ việc xảy ra
trong thực tế, không phải đơn phương một người, mà nó đã thể hiện được sự
việc đã xảy rs trong thực tế.
Câu 50:Phân tích t hời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự,

thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Điều 161 BLDS ?
Ta thấy điều luật quy định tại khoản 1 thì nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng
cho nhưng chủ thể liên quan, không xuất phát từ ý chí chủ quan của những
người có quyền lợi liên quan. Mà do yếu tố khách quan, trường hợp bất khả
kháng. Trong trường hợp này họ đã làm hết khả năng, ta thấy họ không có lỗi.
Tại khoản 2, khoản 3 theo quy định thì đúng với quy định tại khoản 2 điều 22
blds: “ gdds của người mất năng lực hành vi ds phải do người đại diện theo
pháp luật xác lập, thực hiện. vì người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể
nhận thức được hành vi của mình thi khi người đó khởi kiện thì tất yêud theo
quy định của pháp luật là không hợp pháp. Hơn nữa, khi tham gia vào khởi
kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc ds thì người đó phải có đầy đủ năng lực hành vi
ds.(theo điểm a khoản 1 Điều 122). “ người tham gia giao dịch phải có năng lực
hành vi ds” . hơn nữa, pháp luật quy định tại các điều 20,21,22. Nên như vậy, là
phù hợp với thực tiễn cũng như lí luận.
Nhóm câu hỏi 3:
Câu 40.Phân tích những trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật ?
Khái niệm thừa kế theo pháp luật: theo điều 674 : “ thừa kế theo pháp luật là
thừa kế theo hang thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Được quy định tại Điều 675:
- không có di chúc : + người chết không lập di chúc hoặc có lập nhưng tự
họ lại hủy di chúc đã lập.
Lá Thu Trước Gió Page 12
Ôn tập dân sự
+ đã bị thất lạc hoặc đã bị hư hại đến mức không thể
hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di chúc và cũng không thể chứng
minh được ý nguyện đích thực của người để lại di sản( điều 666).
Trong trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người thừa
kế theo pháp luật.
- di chúc không hợp pháp: một di chúc hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các

điều kiện quy định tại khoản 1 điều 652 :”….” Do vậy khi di chúc mà vi
phạm một trong những điều kiện trên thì di chúc không có hiệu lực.
tùy theo từng trường hợp mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Vô hiệu
toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn, sang suốt lập ra, nội dung
của di chúc không phải ý nguyện đích thực của người để lại di sản, di chúc
do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý
cho người thành niên lập di chúc của cha mẹ hay người giám hộ, hoặc di
chúc do người dưới 15 tuổi lập ra. Một di chúc cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ
nếu toàn bộ nội dung của nó trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức
xã hội. Trong trường hợp này , toàn bộ di sản mà nguoqif lập di chúc để lại
sẽ được chia theo pháp luật.
di chúc bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung cuả nó chỉ một phần không
hợp pháp và phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của các
phần còn lại. Trong trường hợp này phần không hợp pháp sẽ được chia theo
pháp luật phần không có hiệu lực.
- áp dụng phần di chúc không đề cập đến trong di chúc: đây là trường hợp
người để lại di sản có lập di chúc để lại nhưng không định đoạt hết tài
sản trong di chúc. Trường hợp này có thể xảy ra, vì thời điểm người đó
lập di chúc cho đến khi người đó chết là một khoảng thời gian dài. Trong
khoảng thời gian này thì tài sản của người lập di chúc được phát sinh ví
dụ như: cha để lại con trâu cái cho ngưoif con cả, trong thời gian ông lâm
bệnh nặng thì con trâu đó sinh them được một con nghé. Nhưng trong di
chúc ông không định đoạt cho ai, Vậy con nghé sẽ được đem ra chia theo
pháp luật.
Lá Thu Trước Gió Page 13
Ôn tập dân sự
- người được hưởng di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn
vào thời điểm mở thừa kế.
điều kiện để được hưởng di sản đã đươc quy định tại điều 635 blds 2005,

vậy nếu …. Thì phàn di sản đó được chia cho những người thừa kế theo
pháp luật của người để lại di sản.
- người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng thừa kế. những người
này được quy định tại điều 643blds 2005.
- Người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản.
Quyền từ chối nhận di sản được quy định tại điều 642 blds 2005
41. Diện thừa kế ?
Diện thừa kế là phạm vi những người có thể được hưởng di sản thừa
kế theo quy định của pháp luật.
Khi xác định diện thừa kế nhà lập pháp can cứ vào các quan hệ pháp
luật sau đây: quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ huyết
thống.
- Quan hệ hôn nhân: là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập thong qua việc
kết hôn hợp pháp hay hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận.
- Quan hệ nuôi dưỡng: được xác lập thông qua việc nhận nuôi con nuôi.
Việc nuôi con nuôi phải được đăng kí và làm thủ tục tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và
pháp luật về hộ tịch.
- Quan hệ huyết thống: là quan hệ giãu những người có cùng dòng máu về
trực hệ ( cụ, ông, bà, cha mẹ đẻ,và các con cua người chết) hoặc bàng
hệ( bác ruột chú ruột , anh ruột, chị ruột, em ruột chị ruột,dì ruột của
người chết) được xác định thong qua sự kiện sinh đẻ.
42. Hàng thừa kế ?
hàng thừa kế là những người nằm cùng một nhóm có quan hệ ở mức
độ gần giống nhau đối với những người để lại di sản.
Lá Thu Trước Gió Page 14
Ôn tập dân sự
căn cứ vào mức độ gần gũi, than thuộc các nhà lập pháp đã chia thành
các hang thừa kế theo những hang kế khác nhau, trước và sau, theo
thứ tự 1,2,3 quy định tại điều 676 .

- hàng thừa kế thứ 1: bao gồm quan hệ vợ chồng, cha mẹ - các
con( cha mẹ đẻ, với con đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi ).
- hàng thừa kế thứ hai: gồm các mối quan hệ: ông bà với các cháu,
quan hệ giữa anh chị với các em- cùng cha, mẹ, cùng cha khác mẹ,
cùng mẹ khác cha.
- hang thừa kế thứ 3: các quan hệ là các cụ nội ngoại với các chắt. Cô
dì, chú, bác, cậu ruột của người chết và ngược lại.
? khi nào cháu được hưởng di sản ở hang thừa kế thứ 2: khi ở hang
thừa kế thứ nhất chết hết không còn ai, nếu còn mà họ từ chối không
nhận.
43. Thừa kế thế vị ?
Thừa kế thế vị là con thay vị trí của bố mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với những người này.là phần di sản .
Phần ds mà người con được hưởng trong di dản của người chết để lại là
phàn của di sản mà bố hoặc mẹ của người họ được hưởng nếu họ còn
sống.
Để được thừa kế thế vị phải đảm bảo những điều kiện:
+ Quan hệ giữa bố, mẹ với con được hưởng phải là bố mẹ đẻ vói con
đẻ, con nuôi không được.
+ bố, mẹ của người được hưởng thừa kế thế vị phải chết cùng hoặc chết
trước ông, bà nội, ngoại,cụ nội, cụ ngoại.
+ thừa kế theo pháp luật.
44. Sự khác nhau giữa việc hưởng thừa kế thế vị với việc hưởng thừa kế
theo hàng của cháu đối với ông bà ?
Lá Thu Trước Gió Page 15
Ôn tập dân sự
Hưởng thừa kế thế vị được quy định
tại Điều 677, khi ở bố, mẹ của người
được hưởng thừa kế thế vị phải chết

cùng hoặc chết trước ông, bà nội,
ngoại,cụ nội, cụ ngoại.
Mặc dù những người ở hang thừa kế thứ nhất
vẫn còn.
Hàng thừa kế của cháu đối với ông bà
thuộc vào khoản 2 Điều 676. Được hưởng
khi ở hang thừa kế thứ nhất chết hết hoặc
những người này từ chối nhận di sản thừa
kế.
45. Người phân chia di sản ?
Người phân chia di sản trong thực tế là người đứng ra chia tai sản cho người
được thừa kế.Được quy định tại khoản 1 Điều 682.
- Người được người để lại di sản chỉ định trong di chúc. Thông thường, khi
xác định ai là người quản lí di sản thì người để lại di sản khi lập di chúc
cũng chi định luoon người đó là người phân chia di sản. trường hợp này,
người phân chia di sản đồng thời là người quản lí di sản. Tuy nhiên, cũng
có thể người để lại di sản chỉ định hai người khác nhau để mỗi người thực
hiện một trong hai công việc.
- Người được người thừa kế thỏa thuận ra: trong trường hợp người để lại di
sản không chỉ định người phân chia di sản hoặc chỉ định nhưng người đó
từ chối, thì người thừa kế thỏa thuận để cử ra người phân chia di sản.
Người được cư có thể là người được thừa kế, có thể là một người khác
không nhât thiết là những ngưoif trong hang thừa kế.
46. Phân tích thứ tự ưu tiên thanh toán từ di sản thừa kế ?
Người hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình nhận
được. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp người chết để lại nhiều
nghĩa vụ mà di sản thừa kế không đủ để thanh toán. Vì vậy, theo Điều 638
BLDS 2005 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán như sau: “….”
Lá Thu Trước Gió Page 16

Ôn tập dân sự
Sau khi đã thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo thứ tự ưu
tiên và các khoản chi phí khác liên quan đến thừa kế, số còn lại sẽ được chia
cho những người thừa kế.
47. Phân chia di sản theo di chúc. Được quy định tại Điều 682 blds 2005
48. Phân chia di sản theo pháp luật được quy định tai điêu 685 cần tuân theo
những nguyên tắc sau:
1. Chia khói di sản đều nhau cho những người thừa kế. Theo nguyên tắc
này, những ngưoif thừa kế được hưởng một phần di sản bằng nhau. Vì
vậy, nếu có người thừa kế theo pháp luật mà chưa sinh ra tại thời điểm
chia thừa kế, thì phải để một phần di sản bằng phần di sản mà những
người đó được hưởng nếu như người đó còn sống, nếu như chết thì những
người đó được hưởng tiếp. nếu như mà sinh đôi, hay nhiều hơn thế nữa
thì phải chia lại di sản.
2. Chia di sản theo hiện vật.di sản được chia theo hiện vật theo yêu cầu của
người thừa kế. Mỗi người thừa kế có thể nhận hiện vật có giá trị nhận
hiện vật chênh lệch nhau mà không phải thanh toán phần chênh lệch
( nếu có thỏa thuận khác ).
Nếu không có sự thỏa thuận khác thì dù được chia theo hiện thì dù được chia
theo hiện vật di sản vẫn phải được cho những người thừa kế.
49. Hạn chế phân chia di sản quy định tại Điều 686. Vì đảm bảo lợi ích cho
người được hưởng thừa kế không ảnh hưởng đến đời sống hiện tại của họ,
xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng ý chí của người lập di chúc.
50. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người
thừa kế bị bác bỏ. điều 687. Khoản 1 nhằm giảm thiểu tranh chấp cũng
như tốn kém trong quá trình kiện cáo đòi chia di sản
Khoản 2 tương tự.
NHÓM CÂU HỔI SỐ 2:
51.Câu 1: Phân tích khái niệm tài sản (Điều 163, BLDS) ?
Theo Điều 163 quy định: “ tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền

tài sản. Qua đây, ta thấy chưa có khái niệm thế nào là tài sản mà mới đề cập
tài sản bao gồm …
Lá Thu Trước Gió Page 17
Ôn tập dân sự
+ tài sản là vật: tức là vật khi đưa vào giao dịch ds phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
- Phải là một bộ phận của thế giới vật chất
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dung của con người
- Con người có thể chiếm giữu được.
+tiền: với tư cách là đại diện cho chủ quyền quốc gia, người có tiền ( chủ sở
hữu) không thể toàn quyền định đoạt, mà phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định của Nhà nước, cụ thể là: tiền đưa vào giao dịch ds phải là đồng tiền Việt
Nam, nếu là ngoại tệ, thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do ngân
hang Nhà nước quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ giấy tờ có giá trị: gồm cổ phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, tín
phirud, kì phiếu, sổ tiết kiệm…
+ quyền tài sản: đó là quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sang
chế, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hang hóa, … các quyền này trị giá được
bằng tiền và có thể chuyển giao cho người khác trong giao lưu ds.
Câu 2: Quan hệ pháp luật về sở hữu
Ta thấy, quan hệ pháp luật về sở hữu cũng như quan hệ pháp luật ds khác
bao gồm những yếu tố cấu thành quan hệ đó: chủ thể, khách thể và nội dung
quyền siwr hữu.
- Chủ thể: chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ
tham gia quan hệ pháp luật ds về sở hữu. chủ sở hữu trong luật ds rất đa
dạng tương ứng với các hình thức sở hữu, bao gồm: Nhà nước là chủ sở
hữu của sở hữu toàn dân, các tập thể, các công dân…. Tóm lại, đó là
những chủ thể được quy định tại Điều 164 BLDS quy định rằng. “ có đủ
ba quyền năng là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản”.
Để trở thành những chủ thể của quan hệ pháp luật về sở hữu cũng phải thỏa

mãn những điều kiện nhất định. Đối với cá nhân thì phải có năng lực trách
nhiệm dân sự và trong một trường hợp phải có năng lực hành vi.
Mặt khác, có những tài sản quy định chỉ thuộc quyền sở hữu của những chủ
thể riêng biệt như: Điều 200 BLDS quy định: tài sản thuộc shnn bao gồm đất
Lá Thu Trước Gió Page 18
Ôn tập dân sự
đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có vốn từ ngân sách nhà nước, núi song hồ, nguồn
tài nguyên trong long đất…
Đối với tài sản vô hình ( quyền sh trí tuệ) thì chủ thể quyền sh là những người
được pháp luật công nhận như tác giả, dồng tác giả, …
Do tính chất đặc trưng của qhpl về sở hữu nên một bên chủ thể là người có
quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt về tài sản. còn phía bên kia là tất cả
các thành viên trong xã hội – họ có nghĩa vụ tôn trọng các quyền năng của chủ
sh – được thể hiện ở việc không được xâm phạm đến các quyền của chủ sh dưới
dạng hành động hoặc không hành động. ví dụ. thuê nhà không được tự ý thay
đổi cấu trúc nhà của chủ sở hữu. nếu vi phạm thì bên cho thuê có thể đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 498 BLDS.
- Khách thể của qhpl về sh
Khách thể là một trong ba yếu tố cấu thành qhpl ds về sở hữu. Nó có thể là
đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả của hoạt động sang tạo tinh
thần. trong qhpl về sh thì khách thể là tài sản, bất động sản, động sản, vật.
- Nội dung của quyền sở hữu. theo quy định của BLDS, thì quyền sh là
những quyền năng ds đối với một tài sản. Điều 164 BLDS đã xác nhận: “
quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của
chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ”
Đây là những quyền dân sự cụ thể của chủ sh hay còn gọi là quyền ds chủ
quan. Ba quyền năng hợp thành nội dung của quyền sở hữu.
Câu 3: Giải thích khái niệm quyền đối vật ?
Câu 4: Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản ? Ý nghĩa pháp lý của
việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản ?

Được quy định điều 168 blds 2005.
Ý nghĩa pháp lí … là nhằm xác nhận một tài sản là của một người cụ thể,
tránh xảy ra trsnh chấp, khi là chủ sh thì chủ sh khi nào cũng có trách nhiệm
với tài đó hơn.
Câu 5: Nội dung quyền sở hữu ?
Nó bao gồm ba quyền năng : chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản” được quy
định cụ thể tại chương XII .
Lá Thu Trước Gió Page 19
Ôn tập dân sự
Câu 6: Mối quan hệ giữa các quyền năng của quyền sở hữu ?
ba quyền năng trên hợp thành nội dung của quyền sh.
Câu 7: Khái niệm và ý nghĩa pháp lý của vật đồng bộ ? Cho ví dụ về vật đồng
bộ ?
Câu 8: Cho ví dụ về các căn cứ xác lập quyền sở hữu ? Điều 170
Câu 9. Cho ví dụ về các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu ? điều 171
Câu 10. Cho ví dụ về các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu ?điều 171

110. Phân tích quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản ?
Điều 639. Nghĩa vụ của người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật
này có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người
khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và
định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế
đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều

638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và
định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;
b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc
theo yêu cầu của người thừa kế.
Lá Thu Trước Gió Page 20
Ôn tập dân sự
Điều 640. Quyền của người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật
này có các quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan
đến di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều
638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại
di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.
• Phân tích những trường hợp người không được quyền hưởng di
sản ?
Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền

hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng
một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản,
nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ
Lá Thu Trước Gió Page 21
Ôn tập dân sự
hưởng di sản theo di chúc để đảm bảo quyền tự định đoạt của người đẻ lại di
sản.
• Sự khác nhau giữa người không được quyền hưởng di sản với người
bị truất quyền hưởng di sản ?
• Người không được quyền hưởng di sản là người trong quan hệ thừa kế là
người được hưởng quyền thừa kế của người chết nhưng lại có những hành vi
trái pháp luật, trái với thuần phong mĩ tục … đối với người để lại di sản theo
khoản 1 điều 643 thì quyền được hưởng di sản của họ sẽ bị tước theo quy định
của pháp luật.
Nhưng những người này vẫn được hưởng di sản nếu người có di chúc biết
họ có những hành vi xâm phạm đối với mình xong vẫn để lại di chúc cho ho
hưởng di sản của mình.
• Người bị truất quyền hưởng di sản là người mà quyền hưởng di sản của
họ
không còn do chính người lập di chúc truất đi của họ.
Những người này vẫn có quyền hưởng di sản theo điều 669.
• Phân tích thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế ?
Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền
thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài

sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đối với các chủ nợ của người để lại di sản: có quyền yêu cầu người thừa
kế thực hiện nghĩa vụ về tài của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế. Theo quy định tai điều 637 thì người hưởng thừa kế có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Lá Thu Trước Gió Page 22
Ôn tập dân sự
• Những trường hợp di chúc được lập mà không có sự tự nguyện của
người lập di chúc ?
• Di chúc và các đặc tính của di chúc ?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển taid sản của mình
cho
người khác sau khi chết .
Các đặc tính của di chúc:
• Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào
khác.
• Mục đích lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác
• Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
• Phân tích quyền của người lập di chúc ?
a) Chỉ định người thừa kế; truất quyề hưởng di sản của người hưởng thừa kế.
b) Phân định phần di sản cho từng người thừa kế: tức là có quyền phân chia di
sản cho mỗi người không nhất thiết phải bằng nhau mà không cần nêu lí do
trong trường hợp có nhiều người cùng được thừa kế.
c) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
d) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản
Có thể giao nghĩa vụ cho một người mà không cho họ hưởng di sản và
trường hợp này không bắt buộc người được giao nghĩa vụ phải thực hiện, còn
trường hợp là người được hưởng di sản thì bắt buộc phải thực hiện trong phạm
vi di sản được hưởng.
e) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản.

g) Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc
• Điều kiện có hiệu lực của di chúc ?
• Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể
+ là người đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ NLHVDS
Lá Thu Trước Gió Page 23
Ôn tập dân sự
+ người từ 15 – chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc vs sự đồng ý của cha, mẹ
hoặc người giám hộ.
Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc
không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được
lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.(
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp
pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó
những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn
năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc
phải được công chứng hoặc chứng thực
• Năng lực chủ thể trong việc lập di chúc ?
Người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân. Theo quy định của pháp luật thì

nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị bệnh tâ thần hoặc các bệnh khác không thể
làm chủ hành vi của mình có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình

cho người thừa kế. Khác với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể lập di
chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý theo điều 647.
• Hiệu lực pháp luật của di chúc ?
Lá Thu Trước Gió Page 24
Ôn tập dân sự
Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường
hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập
di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm
mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ
chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở
thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này
không có hiệu lực pháp luật.
3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế
không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ
còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của
các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc
sau cùng có hiệu lực pháp luật.
• Di chúc chung của vợ chồng ?
Điều 646 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 qui định rõ: “Di chúc là sự thể
hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau
khi chết”. Theo đó, di chúc được xem là phương tiện pháp lý để cá nhân định
đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Di chúc không thể là giao dịch dành

cho mọi chủ thể hay một cộng đồng chủ thể.
Mặt khác, vấn đề thừa kế di sản là vấn đề pháp lý liên quan tới thân trạng
và quyền lợi vật chất của một cá nhân, được tiến hành sau khi cá nhân chết. Như
Lá Thu Trước Gió Page 25

×