Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.63 KB, 21 trang )

Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp

Bài viết này chỉ đề cập đến phần trên của bộ phận hô hấp (upper respiratory tract); phần
này bao gồm: mũi, miệng, cổ họng kể cả thanh quản (larynx), pharynx (yết hầu?).

Nhiễm trùng phần trên của đường hô hấp là loại nhiễm trùng thông thường nhất, gây ra
bởi siêu vi khuẩn, vi khuẩn hoặc các loại vi sinh khác. Hầu hết những sự nhiễm trùng này
dẫn đến cảm lạnh, hoặc cúm nhẹ; ngắn hạn và không nguy hại đến sức khỏe. Đôi khi,
trận cúm có thể trầm trọng, việc nhiễm trùng dẫn đến viêm phổi (pneumonia).





Các vi sinh gây nhiễm trùng đường hô hấp thường lan tràn qua:
• Tiếp xúc trực tiếp (từ tay-đến-miệng)
• Gián tiếp qua không khí (airborn): Ho hoặc hắt hơi (những nước mũi, nước miếng bắn
ra ngoài

Chứng cảm lạnh (common cold)

Chứng cảm lạnh, danh từ y khoa gọi là “infectious nasopharyngitis”, là chứng nhiễm
trùng đường hô hấp thường thấy nhất. Trên 200 loại siêu vi khuẩn có thể gây chứng cảm
lạnh. Loai siêu vi khuẩn thường thấy nhất là rhinovirus. Tc bắt trong thờigian 1-3 ngày
sau khi nhiễm trùng.

Cơn cảm lạnh thường diễn tiến như sau:

• Bắt đầu là ngứa cổ và ngạt mũi
• Sau vài giờ, các triệu chứng khác xuất hiện: hắt hơi, rát cổ, lên cơn sốt, nhức đầu, ê ẩm
bắp thịt và ho.


• Sốt nhẹ hoặc không bị sốt; nhưng với trẻ em cơn sốt có thể lên đến 103 độ F trong 1-2
ngày liền. Sau đó, cơn sốt hạ và trở lại bình thường trong ngày thứ 5.
• Nước mũi thường trong và loãng trong ngày 1-3, sau đó đặc dần và có màu vàng hoặc
xanh.
• Rát cổ thường nhẹ, kéo dài 1-2 ngày. Ngạt mũi thường kéo dài 2-7 ngày mặc dù ho và
chảy nước mũi có thể kéo dài đến 2 tuần.

Năm 2006, một chủng nguy hiểm của siêu vi khuẩn adenovirus xuất hiện tại Hoa Kỳ.
Chủng adenovirus này gây nhiễm trùng đường hô hấp và cũng gây viêm phổi, viêm mắt
và những chứng bệnh khác. Chủng adenovirus 14 gây nhiễm trùng đường hô hấp trầm
trọng đưa đến tử vong. Một số bệnh nhân cần được chữa trị tại bệnh viên, và ngay cả khu
chữa trị các cơn bệnh trầm kha (intensive care unit)

Chứng cúm (flu, influenza)

Mỗi năm, có vài triệu người trên thế giới bị cúm. Dịch cúm trở nên nguy hại khi cơn
nhiễm trùng gây ra bởi một chủng siêu vi khuẩn mới, và hầu như chưa ai có kháng thể để
đề kháng một cách hữu hiệu. Những trận dịch toàn cầu (pandemic) này có thể ảnh hưởng
đến cả trăm triệu người. Như trận dịch Spanish flu năm 1918, giết hại 20 triệu người Hoa
Kỳ và Âu Châu, 17 triệu người Ấn Độ. Ngày nay, việc di chuyển bằng máy bay, tàu bè
rất dễ dàng nên hiểm hoạ của một trận dịch toàn cầu còn dễ dàng xảy ra.

Siêu vi khuẩn influenza biến thái rất nhanh khi lan tràn từ sinh vật này sang sinh vật
khác. Hầu hết chủng influenza loại A thường khởi đầu từ các loại di điểu. Trong khi hầu
hết các loại siêu vi khuẩn gây cúm gia cầm (bird flu) tương đối vô hại, một vài chủng
siêu vi khuẩn này trở nên vô cùng nguy hiểm, và gây tử vong cho gia cầm cũng như con
người. Con người dễ dàng nhiễm trùng siêu vi khuẩn gây cúm gia cấm khi tiếp giáp với
các thú vật nhiễm trùng như gà heo. Chủng H5N1 gây nhiễm trùng và tử vong cho con
người tại nhiều nơi trên thế giới.


Triệu chứng của cúm: Bệnh nhân thường ngã bệnh từ 1-4 ngày sau khi nhiễm trùng, và
trận cúm thường diễn tiến như sau:

• Triệu chứng xuất hiện thình lình, gồm nhức đầu, ê ẩm bắp thịt, mệt mỏi và lên cơn sốt
cao độ (103 độ F)
• Ho (khan nhưng dữ dội), đôi khi ngạt mũi và rát cổ
• Trẻ em thường ói mửa, tiêu chảy, nhiễm trùng tai và các triệu chứng cúm khác
• Triệu chứng kéo dài 4-5 ngày, có thể đến 2 tuần lễ. Đôi khi trận cúm có thể trở nên trầm
trọng hoặc khiến các chứng bệnh (có sẵn) khác trầm trọng hơn

Dẫn truyền siêu vi khuẩn

Siêu vi khuẩn cúm truyền từ người nọ sang người kia qua các hạt nước mũi, miệng từ
việc ho đến hắt hơi. Người lớn truyền bệnh cho người lân cận trong thời gian ngày -1 (1
ngày trước khi chính người bệnh đầu tiên có tc của cúm) đến ngày 5 (sau khi đã có triệu
chứng), nghĩa là người bệnh dễ truyền bệnh cho kẻ khác trong vòng 6 ngày đầu tiên của
cơn cúm. Trẻ em có thể truyền bệnh sớm hơn nữa, khoảng 6 ngày trước khi chính chúng
có triệu chứng của cúm. Những người suy hệ miễn nhiễm như tiểu đường, suy thận… có
thể truyền siêu vi khuẩn nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng sau khi chính họ bị nhiễm trùng.

Những chủng siêu vi khuẩn flu

Một siêu vi khuẩn bao gồm nhiều di thể “gói” trong một màng protein. Màng này được
bọc bởi một lớp chất béo chứa các phân tử có tên “glycoprotein”. Chủng loại siêu vi
khuẩn được nhận diện, rồi đặt tên qua số màng protein và loại glycoprotein.

Hai loại siêu vi khuẩn flu chính được đặt tên là A và B:

• Influenza A lan tràn mạnh mẽ nhất, gây nhiễm trùng cho cả thú vật lẫn con người.
Influenza A là nguyên nhân của những trận dịch cúm toàn cầu mà ta biết đến. Chủng siêu

vi khuẩn này còn được phân loại theo 2 chất hiện diện trên màng protein: hemagglutinin
(H) và neuraminidase (N).

• Influenza B gây nhiễm trùng trong con người, không thường thấy như Influenza A,
nhưng thấy trong các trường hợp đặc biệt như tại trung tâm chăm sóc người già (nursing
home)

Hầu hết các cơn cúm đều do Influenza A; loại này gây nhiễm trùng trầm trọng hơn so với
B. Tuy nhiên vì loại B ít gây nhiễm trùng nên ít người có kháng thể để đề kháng, do đó
khi trận dịch xảy ra, có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.

Cúm gia cầm (Avian influenza, bird flu)

Mặc dù sự nguy hại của cúm gia cầm khá thấp, các chuyên gia vẫn lo ngại về chủng cúm
gia cầm H5N1. Từ năm 1997, H5N1 đã tạo nhiều trận dịch gà toi trên nhiều quốc gia Á
Châu. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tính đến ngày 15 tháng Giêng năm 2008, 350 người
đã bị nhiễm trùng do H5N1 gây ra, trong số này 217 người đã chết. Chưa có trường hợp
nhiễm trùng nào tại Hoa Kỳ.

Loại nhiễm trùng này truyền từ thú vật sang con người, chưa có trường hợp truyền nhiễm
giữa người và người. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn theo dõi và tìm cách chặn đứng sự
nhiễm trùng do H5N1 gây ra. Các phương cách này bao gồm việc giết bỏ các gia cầm
nhiễm trùng, chế tạo thuốc chủng ngừa và dự trữ kháng sinh như oselfarmivir. Những
quốc gia đang phát triển đã chịu gánh nặng HIV-AIDS, nếu H5N1 biến thái và trận dịch
bùng vỡ, hậu quả khó có thể lường.

Tháng Tư 2007, cơ quan FDA của Hoa Kỳ cho phép bán loại thuốc chủng ngừa cúm gia
cầm nhưng đây là một thứ thuốc chủng ngừa chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt, khi cúm
gia cầm có thể lan truyền giữa con người.


Chẩn đoán

Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cúm khó có thể phân biệt rõ ràng, nhưng nói chung, triệu
chứng của cảm lạnh thường nhẹ hơn cúm.


This image has been resized. Click this bar to view the full image.
The original image is sized 542x236.

*Theo National Institute of Allergy and Infectious Disease


Chẩn đoán cúm

Ta có thể dùng nhiều loại thử nghiệm để chẩn đoán chứng cúm nhưng thường không cần
thiết vì các triệu chứng khá rõ ràng. Tuy nhiên khi cần, bác sĩ vẫn có thể xác nhận bệnh
trạng qua việc thử nghiệm nước mũi (dùng bông gòn thấm nước mũi hoặc màng nhày cổ
họng (nose hoặc throat swab) và gửi đến phòng thí nghiệm.

Việc cấy chất lỏng từ mũi-họng (Nasopharyngeal culture) sẽ nhận dạng vi sinh gây nhiễm
trùng và thường dùng để tìm loại vi khuẩn Bordetella pertussis và Neisseria meningitidis.
Kết quả thử nghiệm giúp bác sĩ chọn chính xác loại kháng sinh để chữa trị.

Một số loại thử nghiệm có thể cho kết quả trong vòng 90 phút, nhưng chỉ có thể nhận
diện một vài chủng siêu vi khuẩn. Cấy siêu vi khuẩn có kết quả chính xác hơn nhưng cần
từ 3-10 ngày. Thử máu cũng giúp bác sĩ chẩn đoán căn bệnh.

Chẩn đoán cúm gia cầm

Tháng 2 năm 2006, cơ quan FDA cho phép bán một loại thử nghiệm cúm gia cầm có tên

“Influenza A/H5 Virus Real-time “, TR-PCR Primer & Probe Set. Loại thử nghiệm này
cho kết quả trong vòng 4 tiếng. Những loại thử nghiệm khác cho kết quả trong 2-3 ngày.
Các loại thử nghiệm này nhận dạng siêu vi khuẩn Influenza A, loại H5. Nếu hiện diện,
bác sĩ sẽ cần dùng các loại thử nghiệm khác để xác quyết chi tiết hơn về chủng loại, như
H5N1

Những nguyên nhân khác gây ngạt mũi

Viêm màng mũi do dị ứng (Allergic rhinitis): Triệu chứng bao gồm mũi ứ nước, khó thở,
tương tự như khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên khi bị dị ứng, sẽ có những triệu chứng khác như:

• Nước mũi trong, loãng
• Ngứa ngáy trong mắt, mũi và cổ họng
• Hắt hơi liên tục

Có hai loại viêm mũi dị ứng:

• Triệu chứng xuất hiện theo thời tiết, có tên là seasonal allergic rhinitis (hya fever hoặc
rose fever)
• Triệu chứng xuất hiện quan năm vì dị ứng với môi trường sống như bụi, nấm, mốc, lông
chó mèo…, loại này có tên là “perennial allergic rhinitis”.

Không nên lầm lẫn với viêm xoang (sinusitis), triệu chứng của viêm xoang gồm có:

• Ứ nước trong mũi sau khi cơn cảm lạnh đã dứt
• Nước mũi đục, đặc
• Không bớt ngạt mũi sau khi dùng các loại thuốc “thông” như “decongestant” và
antihistamine
• Đau trên hàm răng hoặc một bên mặt
• Đau ở hốc mắt khi cúi đàu


Trẻ em thường không cảm thấy đau trên mặt hoặc nhức đầu nhưng lên cơn sốt cao và ho
liên miên cả chục ngày với những triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp.

Những nguyên nhân khác gây ho

Viêm khí quản cấp tính (acute bronchitis): thường do siêu vi khuẩn gây ra và tự khỏi
bệnh. Cơn ho kéo dài 7-10 ngày, nhưng trong 50% người bệnh, cơn ho có thể kéo dài đến
3 tuần, 25% trong số này, cơn ho kéo dài đến cả tháng.

Sưng phổi (atypical pneumonia): do loại vi khuẩn khác thường như Mycoplasma
pneumonia, Chlamydia, Legionella, gây triệu chứng tương tự như bị cúm. Cần thử
nghiệm để chẩn bệnh chính xác.

Những chứng nhiễm trùng siêu vi khuẩn trầm trọng do siêu vi khuẩn Respiratory
syncytial virus (RSV) và human parainfluenza viruse là những siêu vi khuẩn gây nhiễm
trùng trầm trọng trong trẻ em, người già và những người suy hệ đề kháng. RSV gây triệu
chứng tương tự như cúm.

Pertussis hay “whooping cough” (bạch hầu?) là căn bệnh thường thấy trong trẻ em vào
thế kỷ trước. Việc chủng ngừa đã giảm nguy cơ bị bạch hầu rất nhiều. Năm 1980 tại Hoa
Kỳ chỉ có 180 trường hợp bạch hầu nhưng tỷ lệ chứng bệnh này gia tăng rất cao, 30,000
trường hợp, trong những năm 1997-2000 và 17 trẻ em tử vong. Trên thế giới tỷ lệ bạch
hầu cũng gia tăng, lý do tại sao thì ta chưa rõ.

Hiện nay, khoảng 50% các ca bệnh thấy trong bệnh nhân 10 tuổi trở lên, có thể do kháng
thể đã sút giảm (từ khi được chủng ngừa). Khoảng 25% người lớn bị ho không dứt do
chứng bạch hầu, và thường không được ghi nhận vì người lớn thường không bị ho với
tiếng ho “nghẹn gió “ như trẻ em. Dù người lớn không đau nặng khi bị bạch hầu nhưng
có thể truyền bệnh cho trẻ em, nhất là những đứa trẻ không được chủng ngừa hoặc đã

chủng ngừa nhưng không đủ kháng thể.

Những nguyên nhân khác gây rát cổ

• Strep throat: viêm cổ họng do streptococcus gây ra
• Nhiễm trùng từ thực phẩm hay nguồn nước (do Streptococcus C và G)
• Vi khuẩn Arcanobacterium haemolyticum: hiếm thấy nhưng khi nhiễm trùng gây rát cổ
và nổi ban trên da
• Infectious mononucleosis (“mono”)

Viêm cổ họng do Streptococcus (strep throat) là gì?

Vi khuẩn nhóm A Streptococcus là loai vi khuẩn gây viêm cổ họng trầm trọng. Thường
thấy trong trẻ em đến tuổi đi học. Triệu chứng gồm có:

• Cổ đau rát thình lình
• Nuốt một cách khó khăn
• Lên cơn sốt cao
• Nhức đầu
• Đau bụng
• Ói mửa

Khoảng 50% bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt, ngược lại 50% những người bị rát cổ
không bị viêm cổ họng do Streptococcus.

Chẩn đoán

Hầu hết triệu chứng rát cổ do bị cảm lạnh thường không cần chữa trị, cổ đau rát 1-2 ngày
rồi hết. Khi cổ họng sưng tấy nhiều ngày, bác sĩ sẽ cần tìm kiếm và chẩn đoán bệnh trạng.


• Bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu sưng đỏ trên hạch trong cổ, có bệt trắng quanh hạch. Tuy
nhiên, tonsil (amydal) nở lớn không hẳn do viêm cổ họng do Streptococcus.
• Hạch bạch huyết trên cổ sưng lớn, nếu các hạch bạch huyết này bình thường, thì tỷ lệ
viêm cổ họng do Streptococcus rất thấp
• Cấy vi khuẩn (bacterial culture) từ cổ họng sẽ xác nhận bệnh trạng

Cấy vi khuẩn là cách xác nhận bệnh trạng chính xác nhất, và cần 24-48 tiếng.
Cách thử nghiệm khác là tìm kháng sinh của vi khuẩn “strep”, loại thử nghiệm này có tên
“rapid strep antigen test”, dùng hóa chất để nhận diện kháng sinh trong vòng mươi phút.
Một kết quả (+) luôn luôn xác nhận sự nhiễm trùng. Nhưng loại thử nghiệm này “bỏ qua”
khoảng 10-20% trường hợp nhiễm trùng, nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm trùng nhưng kết
quả thử nghiệm là (-). Do đó, việc cấy vi khuẩn vẫn cần thiết để xác nhận bệnh trạng.

Viêm cổ họng do Streptococcus nguy hại như thế nào?

Việc dùng kháng sinh đã giảm thiểu sự nguy hại của hầu hết các biến chứng từ việc
nhiễm trùng do Streptococcus gây ra. Tuy nhiên khi không chữa trị hoặc chữa trị không
đầy đủ, bệnh nhân sẽ chịu một hoặc nhiều biến chứng sau:

• Bọc mủ (abcess) trong tonsil (amidal)
• Scarlet fever
• Rheumatic fever (hiếm thấy tại Hoa Kỳ)

Viêm cổ họng do Streptococcus được chữa trị ra sao?

Cần dùng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh ngăn ngừa biến chứng nguy hại nhất của nhiễm trùng vi khuẩn
Streptococcus là rheumatic fever, có thể hủy hoại van tim. Khi chữa trị sớm, kháng sinh
hoàn toàn ngăn ngừa biến chứng kể trên. Ngoài ra, thuốc kháng sinh khiến cơ thể hồi

phục nhanh hơn từ cơn nhiễm trùng.

• Nhóm Penicillin là loại kháng sinh thông dụng nhất trừ khi bị dị ứng. Cần dùng thuốc
đủ 10 ngày . Amoxicillin, là một loại Penicillin, rất hiệu quả khi dùng đủ 10 ngày, mỗi
ngày 1 lần.
• Nhóm Macrolide: Erythromycin là loại thông dụng nhất trong nhóm thuốc này, và là
loại thuốc được chọn khi bệnh nhân dị ứng với Penicillin. Cần dùng thuốc đủ 10 ngày.
Một loại macrolide khác, azithromycin có thể dùng trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần.
• Nhóm Cephalosporin cũng rất hiệu quả.

Thuốc kháng sinh thường bị sử dụng một cách lầm lẫn hoặc bừa bãi cho những trường
hợp nhiễm trùng cổ họng không do Streptococcus gây ra. Một cuộc quan sát của chính
phủ đã ghi nhận rằng trong thời gian 1989-1999, 6.7 triệu người Hoa Kỳ đi khám bệnh vì
bị viêm cổ họng và 73% bệnh nhân được cho thuốc kháng sinh. Nhiều cuộc quán sát
cũng ghi nhận rằng người lớn và cả trẻ em với triệu chứng viêm cổ họng không bị viêm
cổ họng do Streptococcus và các chuyên viên Y Tế lo ngại rằng thuốc kháng sinh bị lạm
dụng.

Phụ huynh nên an tâm chờ đợi: hoãn dùng thuốc kháng sinh trong chờ đợi kết quả thử
nghiêm không tạo hậu quả nào cho con em, kể cả các biến chứng lâu dài như rheumatic
fever. Trừ khi bệnh nhân đau nặng, có thể dùng kháng sinh trong khi chờ đợi kết quả thử
nghiệm. Nếu thử nghiệm cấy vi khuẩn cho thấy không nhiễm trùng, bác sĩ có thể ngưng
thuốc kháng sinh.

Trẻ em bị rhumatic fever trong quá khứ khi bị viêm cổ họng cần dùng thuốc kháng sinh
ngay lập tức, trước khi có kết quả thử nghiệm. Trẻ bị viêm cổ họng và có thân nhân bị
viêm cổ họng do Streptococcus cũng cần bắt đầu thuốc kháng sinh ngay.

Ngăn ngừa


Cảm lạnh và cúm dễ truyền nhiễm, tất cả mọi người cần rửa tay trước khi ăn uống và sau
khi ra ngoài trời. Rửa tay với xà bông thông thường là đủ. Các loại sản phẩm dùng để rửa
tay có chứa alcohol cũng hiệu quả.

Những sản phẩm chống vi khuẩn (antibacterial products)

Những sản phẩm này không mấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa siêu vi khuẩn. Loại xà
bông thông dụng hiệu quả hơn trong việc ngừa siêu vi khuẩn so với các sản phẩm chống
vi khuẩn RSV. Lau rửa các mặt bàn, quầy với hợp chất chứa nước pha thuốc tẩy (1 phần
thuốc tẩy như chlorine hòa tan trong 10 phần nước) rất hiệu quả trong việc diệt siêu vi
khuẩn.

Cảm lạnh không do việc mặc quần áo không đủ ấm hoặc ra ngoài trời lạnh trong khi tóc
còn ướt.

Các yếu tố về dinh dưỡng

Thực phẩm chứa Lactobacilli: Các chuyên gia khảo cứu đang tìm hiểu về tác dụng của
lactobacilli giống vi khuẩn tìm thấy trong ruột, đặc biệt chủng acidophilus dùng để làm
sữa chua (yogurt), Theo một bài tường trình từ Phần Lan, trẻ em ở nhà giữ trẻ ăn uống
sữa chứa lactobcacilli GG từ 10-20% ít bị nhiễm trùng hơn so với các đứa trẻ khác.

Sinh tố: Kết quả về sinh tố dùng trong việc chữa trị cảm cúm rất mâu thuẫn. Sinh tố C
được xem như thu ngắn thời gian bị cảm cúm, trong khi cũng sinh tố này không ngăn
ngừa được sự nhiễm trùng. Tuy nhiên các chuyên gia tạm kết luận rằng ở người thiếu
dinh dưỡng, sinh tố C hữu ích.

Chữa trị

Những cách ăn uống sau đây không chữa được chứng cảm cúm nhưng có thể giúp người

bệnh dễ chịu hơn

• Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Nước lạnh là chất tốt nhất để giữ màng nhày
trong mũi miệng ẩm ướt. Không có chứng cớ nào xác định rằng uống sữa sẽ tăng hay
giảm đờm dãi.
• Súp gà giảm ngạt mũi, cũng như tất cả mọi thức ăn uống bốc hơi nóng như trà nóng, sữa
nóng
• Những món ăn cay nồng sẽ giúp "mở" các xoang bị ngạt nước
• Thực phẩm chứa sinh tố A và C có thể giúp cơ thể: cam, kiwi và cà chua chứa nhiều
sinh tố C; khoai lang, rau dền, broccoli chứa nhiều sinh tố A.

Sinh tố: Một số tài liệu cho rằng dùng nhiều sinh tố C sẽ giúp trận cúm qua nhanh. Tuy
nhiên, cần nhớ rằng khi dùng quá nhiều sinh tố C, có thể chịu những phản ứng phụ sau:

• Nhức đầu, tiêu chảy và cả sạn thận
• Sinh tố C gia tăng sự hấp thụ của sắt. Những người bị những chứng bệnh về máu như
hemochromatosis, thalassemia, hoặc sideroblastic anemia cần tránh dùng một lượng sinh
tố C quá cao.
• Sinh tố C có thể tương tác với các loại thuốc làm “loãng máu, các loại thử nghiệm
đường huyết và thử phân, nghĩa là có thể tạo ra kết quả thử nghiệm sai lạc.
• Sinh tố E hoặc hỗn hợp nhiều sinh tố không giúp gì cho cơ thể khi bị cảm cúm

Zinc (kẽm?) rất quan trọng cho hệ đề kháng và có thể có tác dụng trên siêu vi khuẩn.Tuy
nhiên chưa có tài liệu nào nói về cách hoạt động của Zinc. Zinc được bán dưới dạng
thuốc ngậm và thuuốc nhỏ mũi để chữa cảm cúm. Các thử nghiệm về Zinc dùng trong khi
cảm cúm có kết quả mâu thuẫn. Tóm lại là một người khỏe mạnh với đầy đủ dinh dưỡng
không cần dùng thêm zinc khi bị cảm cúm.

Phản ứng phụ: nhất là dưới dạng thuốc ngậm, gồm có:


• Khô miệng
• Táo bón
• Buồn nôn
• Ói mửa dữ dội, mất nước, bứt rứt bất an (đây là dấu hiệu của uống thuốc quá độ, cần đi
khám bệnh)
• Dị ứng

Tương tác với thực phẩm và dược phẩm: Zinc có thể tương tác với dược phẩm và thực
phẩm:

• Giảm sự hấp thụ của một số thuốc kháng sinh
• Thực pphẩm chứa nhiều calcium hoặc phosphorus có thể giảm sự hấp thụ của zinc
• Ở lượng cao và dùng lâu dài, zinc có thể gây thiếu copper.

Thuốc men dùng giảm cơn sốt và ê ẩm: Hầu hết mọi người dùng aspirin, ibuprofen hoặc
acetaminophen. Với trẻ em, phụ huynh cần để ý những điều sau:

• Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để làm hạ cơn sốt 101° F.
• Tránh aspirin hoàn toàn. Trẻ bị cúm hoặc chicken pox (thủy đậu?) có thể bị chứng Reye
khi cho uống aspirin.

Vật dụng kẹp mũi: (như Breathe Right) giúp kéo lỗ mũi mở lớn, được bán để giúp dễ thở
khi bị ngạt mũi. Tuy nhiên không có tài liệu nào xác định tác dụng của các vật dụng kể
trên.

Súc mũi: Súc mũi bằng nước ấm pha muối (1 thìa cà phê muối trong nửa lít nước) có thể
giúp rửa sạch đờm nhớt. Loại nước pha sẵn bán tự do có thể chứa chất benzalkonium
chloride (preservative) có thể gây dị ứng và thêm ngạt mũi.

Súc mũi bằng cách sau:


• Cúi đầu trên chậu
• Đổ một ít nước muối vào lòng bàn tay và hít nước vào mũi
• Hỉ mũi cho sạch

Hoặc có thể dùng vật dụng bơm mũi để súc mũi.

Những loại thuốc trị ngạt mũi (bơm vào mũi): Loại thuốc này tác dụng nhanh chóng hơn
so với thuốc uống, và cũng ít phản ứng phụ hơn. Món thuốc này được bán tự do và bao
gồm những loại sau:

Tác dụng lâu dài: Tác dụng bắt đầu trong vòng vài phút và kéo dài từ 6-8 tiếng; các
nguyên liệu chính gồm có:

• Oxymetazoline: như Vicks Sinex, Afrin, Dristan
• Xylometazoline: Inspire, Otrivin, Natru-vent

Tác dụng ngắn hạn: tác dụng kéo dài khoảng 4 tiếng, các nguyên liệu chính gồm có:
• Phenylephrine: Neo-Synephrine, 4-Way, Dristan Mist
• Naphazoiline; Privine, Naphcon Forte

Quen thuốc và “ghiền”: Dùng loại thuốc kể trên lâu ngày có thể dẫn đến việc quen thuốc
và “ghiền”, nhất là loại có tác dụng lâu dài. Lý do:

• Khi dùng thuốc trên 5 ngày, thuốc mất dần hiệu nghiệm và gây sưng màng mũi
• Người dùng gia tăng liều thuốc bằng cách dùng nhiều lần hơn, mũi càng ngạt, và người
dùng tiếp tục dùng thêm
• Từ đó trở thành “ghiền”, không dùng thuốc thì bị ngạt mũi

Những điều nên biết khi dùng thuốc chữa ngạt mũi:


• Khi dùng thuốc bơm, bơm vào lỗ mũi một lần, chờ khoảng 1 phút để thuốc ngấm qua
màng mũi, rồi hãy bơm thuốc lần thứ nhì.
• Giữ màng mũi ẩm. Tất cả mọi sản phẩm chữa ngạt mũi đều gây ngứa ngáy và rát màng
mũi, cũng có thể gây khô và hư hại màng mũi.
• Không dùng chung các sản phẩm này với người khác, bất cứ ai
• Chỉ dùng thuốc chữa ngạt mũi cho những chứng bệnh cần dùng thuốc ngắn hạn, như
trước khi lên máy bay hoặc bị dị ứng. Không nên dùng quá 3 ngày liên tiếp. Dùng thuốc
lâu ngày sẽ bị quen thuốc, thuốc mất dần hiệu quả và trở nên “ghiền” thuốc.
• Vứt bỏ các sản phẩm sau khi sử dụng và không còn cần thiết nữa. Đừng giữ lại để xài
lần sau vì khi thuốc đã mở vỏ bọc, sử dụng, và tiếp xúc với da tay, mặt, mũi, có thể trở
thành nơi vi khuẩn sinh sản.
• Vứt bỏ sản phẩm khi thuốc trở nên đục (không còn trong suốt).

Thuốc uống trị ngạt mũi: Gồm có nhiều loại và mỗi loại chứa các nguyên liệu khác nhau.
Loại nguyên liệu thông dụng nhất là pseudoephedrine (Sudafed, Actifed, Drixoral).

Phản ứng phụ: Thường thấy với loại thuốc uống hơn là loại thuốc nhỏ mũi, bơm vào mũi:
• Bứt rứt, đứng ngồi không yên
• Ngầy ngật (nhất là loại thuốc uống pha chế trong alcohol)
• Thay đổi (↑↓) huyết áp và nhịp tim

Tránh những loại thuốc pha chế chung với alcohol và các dược liệu khác, kể cả
monoamine oxidase inhibitor (MAOI) và các loại thuốc an thần gây buồn ngủ (sedative).

Biến chứng có thể xảy ra khi dùng chung nhiều loại thuốc men khác nhau (các thứ thuốc
bán theo toa bác sĩ, thuốc bán tự do và cả dược thảo, chất dinh dưỡng phụ), nhất là khi
người dùng bị những chứng tim mạch như:
• Bệnh tim
• Cao huyết áp

• Nhiễu tuyến giáp trạng
• Tiểu đường
• Sưng trướng tuyến nhiếp hộ (tiền liệt).
• Chứng nhức đầu migraine
• Chứng Raynaud (các mạch máu nhỏ tại đầu ngón tay co thắt không dẫn máu đến da thịt.
Các đầu ngón tay bị xanh tím, đau đớn, nếu tình trạng mạch máu co thắt kéo dài, phần da
thịt mất máu sẽ chết, và sình thối, đưa đến việc cắt bỏ ngón tay).
• Không chịu được lạnh
• Phổi trướng và chứng viêm cuống phổi kinh niên

Những bệnh nhân kể trên cần dùng thuốc trị ngạt mũi với sự theo dõi của bác sĩ. Những
bệnh nhân dùng các loại thuốc (hoặc dược thảo) làm gia tăng lượng serotonin như các
loại thuốc chữa trầm cảm, chữa nhức đầu migraine, thuốc, trà giảm sự thèm ăn (diet pill.
diet tea), St John’s wort và metamphetamine đều nên tránh dùng các loại thuốc chữa ngạt
mũi. Các dược liệu này khi dùng chung với nhau sẽ khiến mạch máu (kể cả mạch máu
não) co thắt bất ngờ gây nhức đầu dữ dội và có thể gây đột quỵ (stroke).

Những người khác cần dùng thuốc trị ngạt mũi một cách cẩn thận:
• Phụ nữ mang thai
• Trẻ em: trẻ em biến hóa các nguyên liệu chữa ngạt mũi khác với người lớn. Không
được dùng các loại thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi. Những trẻ em này có nguy cơ bị
phản ứng phụ rất cao, não bộ ngừng hoạt động hoặc hoạt động chậm chạp gây ra ngầy
ngật, ngủ li bì, và đôi khi hôn mê. Đã có khá nhiều tài liệu chứng minh rằng các sản
phẩm chữa cảm, ho thường không hiệu nghiệm với trẻ em dưới 6 tuổi.

Sản phẩm trị ho: Khá nhiều tài liệu thử nghiệm cho thấy việc dùng thuốc ho không có
hiệu quả, dù không nguy hại cho sức khỏe.
• Khi bị đờm dãi khô đặc, có thể dùng các sản phẩm chứa guaifenesin (Robitissin, Scot-
Tussin Expectorant) để làm loãng đờm dãi. Không nên dùng các sản phẩm ngăn ngừa các
cơn ho "ướt" (tạo ra đờm dãi). Để làm loãng đờm khô đặc, nên uống đủ nước và dùng

máy làm ẩm không khí (humidifier, steamer)
• Khi cơn ho khô nên dùng các sản phẩm ngăn ho (cough suppressant) như thuốc men
dược thảo chứa dextromethorphan.

Những sản phẩm chứa cả hai loại dược liệu ngăn ho (cough suppressant) và tạo cơn ho
(expectorant) là những sản phẩm không hiệu quả, và do đó không nên dùng. Các loại kẹo
ho chứa dextromethorphan thường không hiệu qua, các loại kẹo ngậm khác cũng có tác
dụng tương tự.

Thuốc bán theo toa bác sĩ chứa một lượng "narcotic” nhỏ có thể dùng để trị cơn ho, và
chỉ dùng trong những trường hợp viêm phổi và ho dữ dội.

Sản phẩm chữa rát cổ do cảm lạnh

Rát cổ do cảm lạnh thường rất nhẹ, và có thể giảm rất nhanh khi dùng:
• Kẹo ho, thuốc bơm vào cổ họng, hoặc súc miệng với nước muối có thể giảm ho và rát
cổ
• Cac loại thuốc bơm vào cổ họng thường chứa phenol (Vicks Chloraseptic) có thể hữu
dụng. Phenol có tính sát trùng (ngăn vi khuẩn). Các sản phẩm náy giúp bệnh nhân dễ chịu
hơn, bớt ho, bớt rát cổ.
• Thuốc ho chứa menthol và thuốc tê loại nhẹ như benzocaine, hexylrescorincol, phenol,
và dyclonine chữa rát cổ rất nhanh và công hiệu

Khi rát cổ dữ dội và không thuyên giảm với cách cách chữa thông dụng kể trên, cần đi
khám bệnh để tìm dấu hiệu của viêm cổ họng do Streptococcus.

Hợp chất chữa cảm và cúm và “antihistamine”

Các loại thuốc chứa những hợp chất chữa nhiều triệu chứng của cảm cúm. Nói chung, các
sản phẩm này không nguy hại nhưng có thể tạo ra những phản ứng phụ gây khó chịu và

khó gia giảm lượng dược liệu tùy theo triệu chứng.

Antihistamine là nhóm thuốc dùng chữa dị ứng và không nên dùng để chữa trị cảm cúm.
Một vài loại antihistamine như Benadryl, Tavist khi dùng gây ngầy ngật, dễ ngủ khiến
người bị cảm dễ ngủ hơn.

Dược thảo và chất dinh dưỡng phụ

Dược thảo và chất dinh dưỡng phụ không chịu sự kiểm soát của FDA, do đó các hãng sản
xuất không cần phải xin FDA chứng nhận sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Tuy
nhiên, bất cứ sản phẩm nào thay đổi sinh hóa của cơ thể, như một dược phẩm, đều có thể
gây phản ứng phụ tai hại. Đã có khá nhiều bản tường trình về phản ứng phụ trầm trọng,
và trong một số trường hợp, dẫn đến tử vong từ việc dùng dược thảo.

Những điều cần lưu ý khi dùng cây cỏ để chữa trị cảm, cúm:

• Echinacea thường được sử dụng để ngăn trận cảm cúm bắt đầu. Trong một cuộc nghiên
cứu quy mô, tài liệu công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine năm 2005,
kết quả cho thấy rằng cây cỏ, dược thảo không giúp ích gì cho cơn cảm cúm. Ngoài ra,
một số người tiêu thụ bị dị ứng với Echinacea. Những người bị chứng tự đề kháng hoặc
bị dị ứng với cây cỏ cần tránh dùng sản phẩm chứa echinacea. Người bị dị ứng nổi mẩn
đỏ và những cục u nhỏ, sưng tấy, đỏ dưới da (erythema nodosum).

• Những sản phẩm xuất phát từ Trung Hoa được rao bán để chữa cảm cúm thường chứa
một lượng rất nhỏ chất aristolochic acid, chất này gây bại thận và ung thư. Rất nhiều cây
cỏ nhập cảng từ Á Châu vào Hoa kỳ chứa dược liệu như phenacetin, steroid, và những
kim loại nặng (toxic metal).

Biến chứng của cảm lạnh


Cảm lạnh rất hiếm khi gây biến chứng. Khoảng 1% các trường hợp cảm lạnh chịu biến
chứng như nhiễm trùng xoang (sinus) hoặc tai. Cảm lạnh cũng khiến cơn suyễn nặng hơn,
và gia tăng nguy cơ bị sưng phổi.

Nhiễm trùng tai: rhinovirus gây cảm lạnh và đưa đến nhiễm trùng tai trong trẻ em.
Nguyên nhân có thể do nghẽn Eustachian tube, ống dẫn từ tại giữa (middle ear) đến bên
trong miệng.

Viêm xoang: Khoảng 0.5-5% những người bị cảm bị viêm xoang hay nhiễm trùng xoang
trên mặt, mũi. Nhiễm trùng thường nhẹ nhưng khi trở nặng, có thể dùng thuốc kháng sinh
để chữa trị.

Nhiễm trùng phần dưới đường hô hấp (lower respiratory tract): Cảm lạnh có thể đưa đến
việc nhiễm trùng phần dưới của đường hô hấp như viêm khí quản và sưng phổi trong
những vị cao niên sống tại viện dưỡng lão.

Cơn suyễn trở nên nặng hơn: rhinovirus gây cảm lạnh và khiến cơn suyện nặng hơn cho
cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân có thể là do sự dị ứng của khí quản, do đó cơn
suyễn nặng hơn và kéo dài nhiều ngày.

Biến chứng của cúm

Cúm thường tự thuyên giảm và không trầm trọng. Tuy nhiên, hàng năm tại Hoa Kỳ, có
hơn 200 ngàn người cần chữa trị tại bệnh viện và khoảng 36 ngàn người chết vì những
biến chứng từ cúm. Những người trong tuổi vàng (65 trở lên) và những người bị suy hệ
đề kháng như AIDS, tiểu đường, suy thận là những người chịu biến chứng của cúm
nhiều nhất.

Cúm dẫn đến sưng phổi trong những bệnh nhân sau đây:
• Suy hệ đề kháng

• Tuổi vàng sống trong viện dưỡng lão
• Trẻ em (dưới 2 tuổi)
• Bệnh kinh niên như viêm khí quản, tim mạch, tiểu đuòng
• Nghiện ma túy và dùng kim chích

Khi nhiều yếu tố kể trên cộng lại với nhau, tỷ lệ sưng phổi càng cao.

Biến chứng về hệ thần kinh trong trẻ em: Cúm gia tăng các biến chứng này trong trẻ em,
làm kinh do cơn sốt lên cao là biến chứng thường thấy, nhất là trong những hài nhi dưới 1
tuổi, biến chứng này cũng xảy ra cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Dược phẩm chữa cúm

1. Thuốc chủng ngừa (xin xem phần sau)

2. Thuốc bán tự do để giảm các triệu chứng như ho, ngạt mũi… (tương tư như cảm lạnh)

3. Thuốc kháng sinh chống siêu vi khuẩn: có hai loại chính để chữa cúm là
neuraminidase inhibitor và M2 inhibitor

a) Neuraminidase Inhibitor:

Có hai dược phẩm trong nhóm này, Zanamivir (relenza) và oseltamivir (Tamiflu). Tác
dụng chính là ức chế phân hóa tố (enzyme) neuraminidase, protein chính trong việc sinh
trưởng (replication) của siêu vi khuẩn flu. Các loại thuốc này hiệu nghiệm trong 60%
bệnh nhân.

Những điều cần biết về nhóm thuốc này:

• Neuraminidase Inhibitor hiệu nghiệm trong việc chữa trị cúm do cả hai loại siêu vi

khuẩn Influenza A và B. Tuy nhiên lợi ích trong việc dùng loại dược phẩm này rất giới
hạn: a) lành bệnh sớm hơn khoảng 1-2 ngày, và b) phải bắt đầu thuốc trong vòng 48 tiếng
khi cơn cúm bắt đầu mới có hiệu quả.
• Có thể giảm sự lan truyến của siêu vi khuẩn
• Có thể trở nên “quen thuốc” nghĩa là siêu vi khuẩn biến thái và thuốc không còn hiệu
nghiệm nữa
• Oseltamivir có thể ngừa cúm trong người từ 13 tuổi trở lên
• Oseltamivir có tác dụng chữa trị cúm gia cầm trong thử nghiệm trong phòng thí nghiệm,
chưa có thử nghiệm trong con người để biết rõ tác dụng
Phản ứng phụ: nhóm thuốc này rất đắt, và phải dùng trong vòng 48 tiếng khi cơn cúm bắt
đầu mới có tác dụng.

Cách sử dụng có phần khác biệt giữa hai sản phẩm kể trên, và sự khác biệt có thể ảnh
hưởng đến tác dụng:

• Zanamivir dùng như loại thuốc bơm hoặc hít vào mũi. Những người bị suyễn hoặc bị
bệnh phổi kinh niên có thể bị co thắt và nghẽn khí quản trong giây lát, vì thế sẽ phải rất
cẩn thận khi sử dụng. Phản ứng phụ thường không đáng kể
• Oseltamivir bán dưới dạng thuốc viên và thuốc nước. Phản ứng phụ thường không đáng
kể, nhưng khoảng 15% bệnh nhân bị buồn nôn và ói mửa.

Người suy thận cần dùng một lượng thuốc thấp hơn bình thường.

Cách sử dụng tùy theo tuổi tác và tình trạng sức khỏe:
• Người lớn: có thể dùng một trong hai dược phẩm kể trên
• Trẻ em: Oseltamivir được phép bán theo tao bác sĩ cho trẻ 3m tuổi từ 1 trở lên. Dùng
thuốc này có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tai giữa. Zanamivir có thể dùng trong trẻ em tuổi
từ 7 trở lên.
• Có thể dùng loại thuốc này trong những bệnh nhân đau nặng để ngăn ngừa biến chứng
của cúm.


b) M2 Inhibitor: tên gọi của một nhóm thuốc kháng sinh chống siêu vi khuẩn, nhóm
thuốc này bao gồm amantadine (Symmetrel) và rimantadine (Flumadine). Đây là loại
kháng sinh khá xưa cũ, tác dụng chỉ giới hạn trong một vài chủng loại siêu vi khuẩn
influenza A (các loại khác đã biến thái [mutated]):

• Cả hai loại thuốc đều ngăn Influenza A, và chỉ hiệu nghiệm khi dùng trong vòng 48
tiếng khi cơn cúm bắt đầu
• Có thể rút ngắn cơn cúm và giảm sự trầm trọng

Sự giới hạn của nhóm M2 Inhibitor:

• Siêu vi khuẩn tạo sự đề kháng qua việc biến thái di thể, do đó càng ngày nhóm thuốc
này càng giảm công hiệu. Mùa cúm 2007-2008, CDC không còn khuyến khích việc sử
dụng nhóm thuốc này để chữa cúm.
• Không có tác chống siêu vi khuẩn Influenza B
• Cả hai loại thuốc đều không có tác dụng ngăn ngừa biến chứng của cúm như viêm khí
quản hoặc sưng phổi.

Phản ứng phụ: Cả hai loại thuốc đều gây ói mửa, buồn nôn, đầy hơi, mất ngủ và tạo ảo
giác (hallucination). Amantadine ảnh hưởng đến hệ thần kinh trong 10% bệnh nhân, tạo
sự bất an, trầm cảm, hoảng loạn, khó tập trung ý nghĩ và chóng mặt. Đôi khi, gây làm
kinh và nhất là trong tuổi cao niên, gây lẫn lộn, dễ quên.

Amantadine được dùng để chữa Parkinson, bệnh nhân bị chứng bệnh này cần tiếp tục
theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc chủng ngừa siêu vi khuẩn

1. Thuốc chích ngừa (flu shot): Dùng loại siêu vi khuẩn đã bị hủy diệt (inactivated). Loại

thuốc này nhằm kích thích hệ đề kháng tạo ra kháng thể chống lại kháng sinh trên vỏ bọc
của siêu vi khuẩn. (Kháng sinh là “vật lạ” bị cơ thể nhận diện và tạo ra kháng thể để
chống lại).

Tuy nhiên, kháng sinh của các loại siêu vi khuẩn tiếp tục thay đổi, biến thái, qua thời gian
nên thường đề kháng những thuốc chủng ngừa sử dùng từ 1-2 năm trước đó. Vì thế thuốc
chủng ngừa cần thay đổi để thích ứng với các siêu vi khuẩn biến thái mới.

• Influenza A: Loại siêu vi khuẩn này được nhận diện qua 2 kháng sinh chính
hemagglutinin (H) và neuraminidase (N), và là tâm điểm của sự tạo kháng thể. Influenza
A là mối lo của chuyên viên y tế vì siêu vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng trong nhiều
loài động vật từ người đến súc vật.
• Influenza B cũng biến thái nhưng không thường xuyên và nhanh chóng như chủng
Influenza A. Chủng ngừa siêu vi khuẩn này rất lợi ích cho trẻ em vì chúng không có sức
đề kháng và khi nhiễm trùng sẽ bị cúm nặng.

2. Thuốc chủng ngừa dùng trong (màng) mũi (intranasal): Dùng siêu vi khuẩn còn sống
nhưng không đủ khả năng gây nhiễm trùng để làm thuốc chủng ngừa. Loại thuốc này rất
hiệu quả cho người từ 2-49 tuổi, và phụ nữ không mang thai; điển hình là Flumist vừa
được FDA cho phép bán ra thị trường. Thuốc ngừa này được chế tạo qua việc giữ siêu vi
khuẩn tăng trưởng trong môi trường “mát” của lỗ mũi, không ấm như phổi hoặc đường
hô hấp. Tại mũi, kháng thể được tạo ra để chống lại sự xâm nhập của siêu vi khuẩn.
Flumist là một loại thuốc bơm vào mũi.

Thời điểm và sự hiệu nghiệm của thuốc ngừa: Thời điểm tốt nhất là tháng Mười – Mười
Một, tuy nhiên có thể cần một thời gian lâu hơn để thuốc chủng có mặt tại những thành
phố xa xôi hẻo lánh, khi ấy, những người trong tình trạng sức khỏe suy yếu dễ nhiễm
cúm cần được ưu tiên chủng ngừa.

Kháng thể xuất hiện khoảng 2 tuần lễ sau khi dùng thuốc và sức đề kháng lên cao nhất

trong vòng 4-6 tuần lễ, sau đó giảm dần.

• Trẻ em dưới 8 tuổi thường không tạo kháng thể một cách hiệu quả với 1 lần dùng nên
CDC khuyến cáo rằng nên dùng thuốc chủng ngừa 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng
• Nếu thân nhân (sống chung nhà) bị cúm, những người khác trong gia đình ấy cần chủng
ngừa trong vòng 36-48 tiếng.

Với những người khỏe mạnh, chủng ngừa sẽ bảo vệ sức khỏe 70-90%. Thuốc chủng ngừa
giảm hiệu quả khi sức khỏe suy yếu hoặc bị bệnh kinh niên. Tuy nhiên thuốc chủng ngừa
vẫn giúp cơ thể ngăn ngừa biến chứng như sưng phổi.

Những trẻ em cần chủng ngừa: Trẻ em trên 6 tháng cần dùng thuốc ngừa, loại chích hoặc
loại bơm vào mũi:

• Hội Hàn Lâm Y Học Nhi Khoa (the American Academy of Pediatrics, AAP) và CDC
khuyến cáo rằng trẻ em từ 6 tháng- 18 tuổi cần dùng thuốc ngừa
• Trẻ em trên 2 tuổi, bị bệnh kinh niên, có thể dùng loại thuốc chứa một lượng thimerosal
thấp, cha mẹ có thể hỏi bác sĩ về điều này.
• Trẻ em gần gũi người bị cúm cần được chủng ngừa
• Trẻ em dùng aspirin lâu ngày cần được chủng ngừa vì khi nhiễm trùng dễ bị chứng
Reye.
• Trẻ em trên 5 tuổi bị bệnh hiểm nghèo cần được chủng ngừa.

Những người lớn cần được chủng ngừa hàng năm:

• Tuổi 50 trở lên. Người được chủng ngừa khi nhiễm trùng rất hiếm khi phải vào bệnh
viện chữa trị so với những người không chủng ngừa
• Những người bị bệnh kinh niên, suy yếu hệ đề kháng cần được chủng ngừa bất kể tuổi
tác
• Những chuyên viên chăm sóc sức khỏe cần được chủng ngừa bất kể tuổi tác

• Thân nhân của người bị cúm nên chủng ngừa, kể cả phụ nữ đang cho con bú sữa.

Những người khác:

• Những người di chuyển từ nơi này sang nơi khác, mùa cúm có thể thay đổi, cần được
chủng ngừa
• Phụ nữ mang thai hoặc sẽ mang thai trong mùa cúm cần chủng ngừa
• Những người làm việc trong môi trường công công như cảnh sát, sở cứu hỏa…

Phản ứng phụ có thể xảy ra:

• Dị ứng: các loại thuốc mới chứa một lượng nhỏ protein từ trứng nhưng vẫn có thể bị dị
ứng nếu người dùng bị dị ứng với trứng.
• Ê ẩm tại nơi chích thuốc: 2/3 số người chủng ngừa bị ê mẩm bắp thịt nơi chủng ngừa
• Triệu chứng của cúm: một số người chủng ngừa bị hắt hơi, ho khan, rát cổ tương tự như
các triệu chứng từ cúm, các triệu chứng này kéo dài khoảng 2 ngày. Đây không phải là bị
cúm mà là phản ứng của cơ thể trước kháng sinh từ thuốc chủng ngừa.
• Hội chứng Guillian-Barre: có một vài trường hợp bệnh nhân bị hội chứng kể trên (tê liệt
nửa thân mình từ chân lên bụng) sau khi chủng ngừa năm 1976, dùng thuốc chủng ngừa
bào chế từ serum của heo (swine-flu vaccine).

Chủng ngừa cúm gia cầm

Tháng Tư, 2007, lần đầu tiên FDA cho phép bán thuốc chủng ngừa svk gây cúm gia cầm
trong con người H5N1. Loại thuốc này , bào chế bằng một loại svk từ con người, có thể
dùng trong những người tuổi từ 18-65 để ngăn việc truyền nhiễm của loài svk kể trên
giữa người và người. Ta cần 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng. Thuốc chủng ngừa này
không bán trên thị trường mà chỉ bán cho chính phủ Hoa Kỳ để lưu trữ và chỉ sử dụng khi
cần thiết trong trường hợp dịch cúm gia cầm bùng vỡ.


Trong một cuộc thử nghiệm, group A gồm 103 người tình nguyện khỏe mạnh được
chủng hai lần, cách nhau 28 ngày. Một nhóm 300 người khác (group B) được chích một
lượng thuốc thấp hơn, trong khi 48 người khác đuợc chích giả dược (group C). Trong
nhóm A, 45% số người tạo ra kháng thể có thể ngăn sự nhiễm trùng loại svk này. Phản
ứng phụ thường thấy nhất là đau tại nơi chích thuốc, nhức đầu, đau bắp thịt. Các cuộc
khảo nghiệm thuốc chủng ngừa vẫn đang được tiếp tục.

Đề kháng thuốc kháng sinh

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi đưa đến sự đề kháng chống lại các loại thuốc này
khắp nơi trên địa cầu. Việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh chống vi khuẩn có tính
bao quát (broad spectrum) để chữa cảm cúm dẫn đến tính đề kháng trong vi khuẩn. Điều
này có nghĩa là thuốc kháng sinh mất hiệu quả khi sử dụng để chữa trị nhiễm trùng cho
loại vi khuẩn kia. Thí dụ, những trường hợp đề kháng methicillin của vi khuẩn
Staphylococcus aureus (methicillin-resistant Staphylococcus aureus hay MRSR) gia tăng
mạnh mẽ trong những năm gần đây. Loại vi khuẩn MRSR gây tử vong khi nhiễm trùng.
Năm 2006, ta có dấu hiệu của vi khuẩn Neisseria gonorrhea tạo sức đề kháng chống loại
nhóm thuốc fluoroquinolone. CDC không còn khuyến cáo việc dùng fluoroquinolone để
chữa nhiễm trùng N.gonooorrhea.

Khi nào thì dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn (antibacterial/antibiotic) khi bị nhiễm
trùng phần trên của đường hô hấp?

Thuốc kháng sinh chống vi khuẩn (antibacterial/antibiotic) không có tác dụng gì đối với
siêu vi khuẩn, và trong những người khỏe mạnh, các loại thuốc này không cần thiết hoặc
hữu dụng khi bị cảm cúm, ngay cả khi bị cơn ho dai dẳng với đờm đông đặc.

Thuốc kháng sinh chống vi khuẩn (antibacterial/antibiotic) chỉ cần thiết trong vài trường
hợp sau đây:


• Bệnh nhân, trẻ em và người già, cũng như những người bị các chứng bệnh kinh niên
khiến họ dễ gặp biến chứng từ việc nhiễm trùng đường hô hấp
• Bệnh nhân bị viêm xoang nặng và không thuyên giảm trong vòng 7 ngày, với những
triệu chứng như nước mũi đặc có màu xanh hoặc vàng của mủ, đâu trên mặt, trên răng
• Trẻ em bị nhiễm trùng tai giữa, và chỉ chữa các trẻ em dưới 2 tuổi.
• Những người bị viêm cổ họng cùng việc lên cơn sốt, hạch bạch huyết ở cổ sưng tấy, và
không bị ho.
• Những người bị ho do sưng phổi.

Những bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng với các loại vi khuẩn có sức đề kháng thuốc kháng
sinh: Bình thường, những người mạnh khỏe thường không bị các loại nhiễm trùng nay.
Một số bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng vì các yếu tố sau:

• Rất lớn tuổi hoặc rất nhỏ tuổi
• Sông chung với bệnh nhân bị nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn kể trên
• Bệnh viên, khu chữa trị bệnh trầm trọng (Intensive care unit)
• Bị bệnh và chữa trị tại bệnh viện
• Dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn (antibacterial/antibiotic) quá lâu
• Bị những vết thương nặng
• Bệnh nhân có những ống trong cơ thể như ống thở, ống, dây kim tại tĩnh mạch
• Bị suy yếu hệ đề kháng

Trẻ em tại nhà giữ trẻ, ngửi khói thuốc lá, bú sử bình và có anh chị em bị nhiễm trùng tai
giữa thường xuyên… có nguy bị bị nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn có sức đề kháng
thuốc kháng sinh.

Chuyên viên chăm sóc sức khỏe cần làm gì? Cần cẩn thận khi dùng thuốc kháng sinh, và
chỉ dùng loại thuốc cần thiết.

Bệnh nhân và phụ huynh cần làm gì?


• Dùng các loại thuốc bán tự do để chữa trị triệu chứng của cảm cúm
• Hãy nhớ rằng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn (antibacterial/antibiotic) không giúp
lành bệnh nhanh hơn, cơn cảm cúm sẽ tự thuyên giảm. Dùng thuốc không cẩn thận không
có lợi mà còn tạo biến chứng hoặc phản ứng phụ
• Đừng o ép bác sĩ / y tá cho mình toa thuốc kháng sinh chống vi khuẩn
(antibacterial/antibiotic) để mua “để dành lỡ khi cần” hoặc “bác sĩ xyz luôn luôn cho tôi
toa thuốc kia”.
• Khi cần, bác sĩ có thể dùng một lượng thuốc cao và ngắn hạn để tránh việc tạo đề kháng
của vi khuẩn
• Khi bác sĩ cho toa, cần dùng trọn số thuốc, ngay cả khi đã cảm thấy hồi phục.


Tài liệu tham khảo

American Academy of Pediatrics Committee on Infectious Diseases.

Recommended childhood and adolescent immunization schedule: United States, 2005.
Pediatrics. 2005 Jan;115(1):182.

Caruso TJ, Prober CG, Gwaltney JM Jr. Treatment of naturally acquired common colds
with zinc: a structured review. Clin Infect Dis. 2007;45(5):569-74.

Centers for Disease Control and Prevention. Key Facts About Seasonal Influenza (Flu).
Available online.

Centers for Disease Control and Prevention. 2007-08 Influenza Prevention & Control
Recommendations: Vaccination of Specific Populations. Available online.
Centers for Disease Control and Prevention. Acute Respiratory Disease Associated with
Adenovirus Serotype 14 Four States, 2006-2007. MMWR. 2007;56(45):1181-84.


Centers for Disease Control and Prevention. FDA Approves New Laboratory Test To
Detect Human Infections With Avian Influenza A/H5 Viruses. February 3, 2006.
Harper SA, Fukuda K, Uyeki TM, Cox NJ, Bridges CB. Prevention and Control of
Influenza: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices
(ACIP). MMWR Recomm Rep. 2005 Jul 29;54(RR-8):1-40.

Hayden GF, Turner RB. Acute Pharyngitis. In: Behrman RE, Kliegman RM, Jenson HB,
eds. Behrman: Nelson Textbook of Pediatrics, 17th ed. Philadelphia, Pa: Saunders; 2004.

Interagency Task Force on Antimicrobial Resistance. Executive Summary: 2006 Annual
Report on Progress on "A Public Health Action Plan to Combat Antimicrobial
Resistance." Draft release, June 2007. Available online.
Jefferson T, Demichelli V, Rivetti D, Jones M, Di Pietrantonj C, Rivetti A. Antivirals for
influenza in healthy adults: systematic review. Lancet 2006 Jan 28;367(9507):303-13.

Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP), 2008.
MMWR. July 17, 2008/57(Early Release);1-60.

Taverner D, Latte J. Nasal decongestants for the common cold. Cochrane Database Syst
Rev. 2007 Jan 24;(1):CD001953.

U.S. Food and Drug Administration: Nonprescription Drugs and Pediatric Advisory
Committee Meeting. Joint Meeting of the Nonprescription Drugs Advisory Committee
and the Pediatric Advisory Committee October 18-19, 2007. Available online.

World Health Organization. Cumulative Number of Confirmed Human Cases of Avian
Influenza A/(H5N1) Reported to WHO. January 15, 2008.
Theo LLTRAN


×