Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nước ép trái cây và rau quả giúp giảm cholesterol “xấu” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.52 KB, 8 trang )




Nước ép trái cây và rau
quả giúp giảm
cholesterol “xấu”

Nước ép trái cây và rau quả giúp giảm cholesterol “xấu”
Cholesterol tăng cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt
dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp,
tai biến mạch máu não. Cholesterol dư thừa bám dính vào lòng mạch tạo
thành các mảng xơ vữa. Lâu ngày, mảng xơ vữa lớn dần và làm giảm lưu
lượng máu, đặc biệt máu nuôi dưỡng tim. Nếu không chữa trị kịp thời, có
thể gây tai biến mạch máu não. Cholesterol được phân thành hai loại
cholesterol “xấu” LDL (gây ra các mảng xơ vữa) và cholesterol “tốt” HDL
(giúp bảo vệ tim mạch).
Nghiên cứu cho thấy các loại nước ép trái cây và rau quả giúp giảm lượng
cholesterol “xấu” LDL, tăng cholesterol “tốt” HDL và giảm các nguy cơ liên
quan.
Nước trái cây có lợi ích cho sức khỏe

Nhiều người có thói quen uống nước ép trái cây vì hương vị tự nhiên và lợi
ích đối với sức khỏe (cung cấp nhiều vitamin C). Đồng thời, nước ép trái cây
cũng chứa tannins, flavonoids và chất chống oxy hóa có lợi cho bệnh nhân
cholesterol máu cao và xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu cho thấy nước ép
lựu, việt quất, nho tím và cam tác động lên cholesterol LDL (cholesterol
“xấu” và cholesterol “tốt”). Nước ép rau quả như cải xoăn và cà chua cũng
có tác dụng tương tự.
Nước ép quả lựu

Tạp chí "Clinical Nutrition” tháng 6/ 2004, bác sỹ Aviram, et al báo cáo


kết quả nghiên cứu về tác dụng của nước ép quả lựu. Bệnh nhân bị hẹp động
mạch cảnh (do xơ vữa động mạch) uống nước ép quả lựu trong vòng ba
năm. Kết quả cho thấy kích cỡ của các mảng xơ vữa nhỏ hơn và huyết áp
giảm. Điều này được giải thích do nước ép lựu chứa polyphenol giúp giảm
quá trình oxy hóa cholesterol “xấu” dẫn đến lipid máu được cải thiện.
Nước ép nho tím

Nghiên cứu của JD Folts tại Coronary Thrombosis Research Laboratory ,
trường Y khoa Đại học Wisconsin về tác dụng nước ép nho tím trên 15 bệnh
nhân động mạch vành. Kết quả cho thấy, nước ép nho tím giúp cải thiện
chức năng nội mô và giảm nguy cơ tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ
tim. Giả thuyết cho rằng flavonoid trong nước ép nho tím giúp ức chế hoạt
hóa của tiểu cầu (Khi các mảng xơ vữa động mạch bị vỡ, hoạt hóa tiểu cầu,
hình thành cục máu đông và gây đột quỵ).
Ngoài ra, nước ép nho tím có tác dụng làm tăng cholesterol LDL.
Nước ép cà chua

Nước ép cà chua có tác dụng giảm cholesterol LDL. Theo tạp chí "British
Journal of Nutrition" tháng 12/ 2007, mỗi ngày uống 400 ml nước ép cà
chua và 30 mg nước sốt cà chua (tương đương 1,5 cốc nước ép cà chua và
31 g nước sốt cà chua) giúp giảm cholesterol toàn phần 5,9 %.
Nước ép trái cây nam việt quất

Nước ép nam việt quất chứa lượng lớn flavonoids. Theo tạp chí British
Journal of Nutrition, nước ép việt quất giúp tăng cholesterol “tốt” HDL. Các
tác giả cho rằng, mỗi ngày nên uống 250 ml nước ép trái cây nam việt quất
giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.
Các loại nước ép trái cây và rau quả khác

Nghiên cứu khác cũng chứng minh, nước cam ép giúp cải thiện mỡ máu do

tăng cholesterol “tốt” HDL và giảm cholesterol “xấu” LDL. Kết quả của
nghiên cứu này đăng trên tạp chí "Biomedical Environmental Science"
tháng 4/2008.

Nước ép rau cải xoăn cũng giúp tăng cholesterol “tốt” HDL.
Lựa chọn
Các loại nước ép trái cây và thực vật giúp cải thiện xơ vữa động mạch do đó
bạn nên uống hàng ngày. Tuy nhiên, những trái cây này chỉ có tác dụng một
phần và bạn vẫn nên tuân theo các điều trị khác để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Hãy trao đổi với bác sỹ và lên kế hoạch điều trị cho bạn.

×