Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rối loạn lipid máu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.21 KB, 5 trang )





Rối loạn lipid máu
Lipid là thuật ngữ khoa học chỉ chất béo (triglycerid và cholesterol)
trong máu. Lipid đóng vai trò quan trọng trong cơ thể nhưng nếu dư
thừa, lipid sẽ gây ảnh hưởng xấu sức khỏe và được gọi là rối loạn lipid.
Rối loạn lipid xảy ra khi nồng độ cholesterol và triglycerid tăng cao.
Rối loạn lipid là yếu tố thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch hoặc làm giảm
đàn hồi của các động mạch. Bình thường, thành động mạch nhẵn và lòng
động mạch thông suốt giúp vận chuyển và lưu thông máu tốt đến các cơ
quan. Nhưng khi lượng lipid dư thừa và trở thành chất “bám dính” vào động
mạch tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Những mảng xơ vữa ngày càng
phát triển dày và lan rộng ra làm cho động mạch trở nên hẹp và mất tính đàn
hồi. Khi mảng xơ vữa đủ lớn và bắt đầu gây cản trở lưu thông máu trong
động mạch. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và
những bệnh khác liên quan. Tuy nhiên, nếu kiểm soát được lượng lipid trong
máu có thể ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa và giảm nguy cơ gây
các bệnh trên.

.

Nguyên nhân rối loạn lipid
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol
máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và
các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ,
hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích qui và ga tô
Thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo
sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu. Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ
bị các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng


triglycerid trong máu và làm tăng huyết áp.
Tuổi: Nguy cơ mỡ máu tăng cao ở nam giới > 45 tuổi hoặc nữ giới > 55 tuổi.
Di truyền: Gia đình có người mắc bệnh mỡ máu, hoặc mắc bệnh tim sớm
(bố, anh trai < 55, mẹ hoạc chị em gái < 65) thì có nguy cơ cao về rối loạn
lipid máu.
Xét nghiệm mỡ máu
Bởi vì rối loạn lipid không có triệu chứng, nên chẩn đoán phải dựa trên kết
quả xét nghiệm. Dựa trên kết quả xét nghiệm và các nguy cơ tim mạch, các
bác sỹ sẽ quyết định liệu bạn có cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc
cần dùng thuốc điều trị hay không.
Các xét nghiệm thông số máu bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol
LDL (cholesterol xấu), cholesterol HDL (cholesterol tốt) và triglycerid. Để
phòng tránh các biến chứng về tim mạch, các chỉ số lipid nên được khuyến
cáo như sau:
Cholesterol LDL < 130 mg/dl. Đối với bệnh nhân tiểu đường LDL < 70
mg/dl đối với bệnh tiểu đường.
Cholesterol HDL nam > 40 mg /dl , nữ > 50 mg/dl
Triglycerid < 200 mg/dl hoặc bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân có các yếu
tố nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, cao huyết áp …) nên kiểm soát dưới 150
mg/dl.
Điều trị rối loạn lipid
Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối
loạn lipid máu. Mục tiêu chung là ăn giảm acid béo, đơn giản là ăn giảm
chất béo bão hòa chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều các chất béo
có nguồn gốc từ thực vật. Ăn nhiều chất xơ, nhiều rau tươi, nhiều cá, ít thịt
và muối.
Giảm cân sẽ làm giảm được sự rối loạn lipid máu ở bệnh nhân thừa cân và
có lợi đối với các bệnh đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp Giảm
cân bằng cách ăn kiêng, tăng cường tập luyện thể dục, giảm lượng rượu
hằng ngày ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối. Nên

thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội
tối thiểu là 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện
phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt đồng thời dùng thêm thực phẩm
chức năng An Hạ nguyên giúp điều trị rối loạn mỡ máu. Nếu sau thời gian 4-
6 tháng, chỉ số cholesterol và triglycerid không giảm, bệnh nhân nên dùng
thuốc hạ mỡ máu để điều trị.

An Hạ Nguyên được bào chế dựa trên phương thuốc truyền thống Trung
Hoa và Nhật bản với thành phần men gạo đỏ và nattokinase, giúp cải thiện
sức khỏe tuần hoàn.
Nattokinase là một enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn
truyền thống của Nhật Bản đã hàng nghìn năm nay có tên là Natto (có nghĩa
là đậu nành lên men). Nó là một loại gia vị dân gian và là một phương thuốc
cổ truyền chữa bệnh tim mạch. Hạt đậu nành nấu chín được ủ ấm với
Bacillus Subtillius sau khi lên men sẽ tạo enzyme Nattokinase. Trong số 173
loại thực phẩm tự nhiên trên thế giới, chỉ Nattokinase mới có tác dụng kép
vừa phòng vừa làm tan huyết khối (cục máu đông) đã hình thành với hiệu
quả mạnh và kéo dài, hơn nữa lại không có bất cứ tác dụng phụ nào.
Tinh chất men gạo đỏ là vị thuốc cổ truyền đã được người Nhật Bản, Trung
quốc và nhiều nước châu Á sử dụng từ cách đây hơn một ngàn năm với công
hiệu giúp điều hõa mỡ trong máu. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tinh
chất men gạo đỏ được dùng để cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ tiêu hóa. Nó có
khả năng làm giảm bớt lượng mỡ dư thừa trong máu như cholesterol và
triglycerid. Tinh chất men gạo đỏ có lợi cho sức khỏe vì nó chứa các hợp
chất như monacolin, chất có khả năng kìm hãm sự tổng hợp cholesterol. Đại
học Y khoa UCLA (Mỹ) đã làm cuộc thí nghiệm ở 85 người có mức mỡ
máu cao, uống một liều lượng 2,4 gam tính chất men gạo đỏ mỗi ngày trong
12 tuần và tuân thủ một chế độ ăn với lượng chất béo không quá 30 %. Qua
theo dõi, những người tham gia nghiên cứu đã giảm đáng kể tổng lượng mỡ

máu của cơ thể nói chung. Một thí nghiệm khác trên động vật cũng được
chứng tỏ rằng tinh chất men gạo đỏ không gây hại cho thận và gan, cũng
như ít xuất hiện phản ứng phụ (như ợ nóng, khó tiêu). Hầu hết các chuyên
gia khẳng định, Tinh chất men gạo đỏ tương đối an toàn trong sử dụng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×