Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.91 KB, 5 trang )
Tác Dụng Của Thực Phẩm Lên Men
Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các
men (enzyme) vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuẩn,
nấm men, nấm mốc.
Trong môi trường axit của thực phẩm lên men, các khoáng chất dễ hấp thụ vào cơ thể
hơn. Ảnh: internet
Lợi ích của thực phẩm lên men
Tăng khả năng tiêu hóa hấp thụ: Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit dạng phức
hợp được cắt nhỏ thành các đường mạch ngắn, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit
amin dễ tiêu hóa hấp thụ. Lactose là đường chỉ có trong sữa, để tiêu hóa đường sữa cần
men lactaza, nhưng men này lại thường thiếu hụt ở người lớn và người ít sử dụng sữa, tạo
ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa. Khi làm sữa chua, 70% đường lactose đã
bị lên men và chuyển thành axit lactic, nên ăn sữa chua dễ dung nạp hơn. Trong môi
trường axit của thực phẩm lên men, các khoáng chất như canxi, kẽm, tăng khả năng hòa
tan giúp dễ dàng hấp thụ hơn.
Tăng sức đề kháng: Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp vi khuẩn lactic - loại vi
khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc
đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh
như Ecoli, Salmonella (gây tiêu chảy), vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm
Candida. Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh ức chế vi
khuẩn có hại.
Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh ức chế vi khuẩn có hại.
Ảnh: internet
Tạo ra chất dinh dưỡng: Quá trình lên men làm tăng hàm lượng một số vitamin. Sữa lên
men thường giàu vitamin nhóm B. Nhờ các men, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit
amin được hấp thu trực tiếp và dễ dàng. Các thực phẩm giàu đạm lên men là nguồn cung
cấp các axit amin như nước mắm, tương, chao, phô-mai.
Loại trừ vi khuẩn có hại và các độc tố: Quá trình lên men có thể phân hủy các độc tố có
trong thực phẩm như cyanogenic glucosid có trong khoai mì, măng hay mycotoxin trong