Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận: VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÃNH THỔ GIỮA QATAR – BAHRAIN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.96 KB, 15 trang )

1




Tiểu luận
VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN ĐỊNH BIỂN
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÃNH THỔ GIỮA QATAR – BAHRAIN






2


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QATAR VÀ BAHRAIN
Bahrain và Qatar là hai quốc gia có vị trí nằm sát nhau trên bản đồ thế giới. Hai
quốc gia cùng ở phía nam của Vịnh Ba Tư (Arabian/Persian Gulf), trong đó Bahrain là
hòn đảo nằm ở phía tây của bán đảo Qatar, mỗi nước còn có một số đảo nhỏ ở sát bờ
biển nước mình.
Giữa thế kỷ thứ 18, các bộ tộc Arab chủ yếu sinh sống ở quần đảo Qatar, trong khi
đảo Bahrain lại chịu sự thống trị của Ba Tư. Năm 1766, người Al-Khalifah (một bộ
phận của bộ tộc Utubi) cùng với các bộ tộc Qatar đã đánh đuổi người Ba Tư ra khỏi
Bahrain rồi định cư ở đó từ năm 1783.
Vào thế kỷ thứ 19, người Anh theo đuổi chính sách duy trì hòa bình vùng biển Vịnh
Ba Tư để có thể dễ dàng trao đổi buôn bán với Ấn Độ. Để thực hiện chính sách đó,
các mối quan hệ theo điều ước (treaty relations) đã được hình thành giữa Anh và các
bộ tộc của Qatar, Bahrain.
Cho đến trước năm 1868, Anh xem Qatar là một quần đảo lệ thuộc Bahrain. Năm


1868, can thiệp vào cuộc đụng độ vũ trang nổ ra giữa liên minh các bộ tộc của Qatar
và Al-Khalifah của Bahrain, Anh đã ký kết 2 thỏa thuận: một với Qatar và một với
Bahrain. Trong các thỏa thuận trên, các bên cam kết giữ gìn hòa bình vùng biển và
duy trì mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Kết quả là vùng biển giữa hai nước
được xem như một vùng đệm phân định Qatar và Bahrain thành hai thực thể riêng biệt
kể từ năm 1868.
Sau đó, ngày 13/03/1892, Bahrain ký kết với Chính phủ Anh một điều ước cam kết
không tham gia vào bất cứ một thỏa thuận hoặc điều ước với một nước thứ ba nào nếu
chưa có sự thỏa thuận với Chính phủ Anh. Ngày 03/11/1916, Qatar ký kết với Chính
phủ Anh một điều ước trong đó nhắc lại những thỏa thuận năm 1868 về hòa bình vùng
biển và Anh cam kết bảo vệ Qatar trước mọi sự xâm phạm lãnh thổ. Tuy nhiên, sự can
3

thiệp của Chính phủ Anh tại Bahrain và Qatar đã lần lượt chấm dứt vào ngày 15/08 và
03/09/1971.
II. VỤ VIỆC TRANH CHẤP GIỮA QATAR - BAHRAIN
1. Vấn đề tranh chấp
- Chủ quyền đối với nhóm đảo Hawar (Hawar islands)
- Chủ quyền đối với các bãi cạn (shoal) Dibal và Qit’al Jaradah
- Chủ quyền đối với đảo Janan
- Chủ quyền đối với đảo Zubara
- Phân định ranh giới biển giữa các khu vực đáy biển, tầng đất cái và vùng đất
chồng lấn.
2. Tóm tắt vụ việc
Vào những năm 1930, tranh chấp về các đảo Hawar nổ ra nhằm phản ứng những
vấn đề xoay quanh việc khai thác dầu mỏ ở Vịnh Ba Tư. Người đứng đầu của Qatar
(Ruler of Qatar) đã kiến nghị lên Đại diện Chính trị Anh tại Bahrain khi phát hiện sự
xâm nhập của các nhân viên Bahrain ở Hawar.
Ngày 10/03/1938, phía Qatar gửi một lá thư trong đó viện dẫn đến những điều ước
đã kí kết giữa Chính phủ Anh và Qatar nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc ngăn chặn

sự xâm nhập của Bahrain.
Tuy nhiên, ngày 11/07/1939, Thống sứ Chính trị Anh (British Political Resident) ở
Vịnh Ba Tư thông báo đến Người đứng đầu của cả hai nước rằng Chính phủ Anh
quyết định nhóm đảo Hawar thuộc về Bahrain chứ không thuộc về Qatar. Phản đối
mạnh mẽ lại quyết định trên, Qatar lập luận rằng nhóm đảo đó nằm trong vùng nội
thủy (territorial waters) và thuộc chủ quyền của Qatar về thực tế lẫn pháp lý.
Ngày 23/12/1947, Chính phủ Anh thông báo đến Người đứng đầu của Qatar và
Bahrain về quyết định phân định ranh giới vùng đáy biển giữa hai quốc gia, trong đó
Bahrain có chủ quyền đối với các bãi cạn Dibal và Jaradah, đồng thời cho rằng các bãi
4

cạn này không phải là đảo có vùng nội thủy. Kèm theo bức thư thông báo đó là một
bản vẽ đường ranh giới có lợi cho quyết định năm 1939 của Anh về chủ quyền đối với
nhóm đảo Hawar.
Phản ứng về sự phân định trên, Qatar đã nhấn mạnh rằng Dibal và Jaradah không
phải là đảo có vùng nội thủy mà chỉ là các bãi cạn. Tuy không phản đối về đường ranh
giới Chính phủ Anh đưa ra nhưng Qatar lại cho rằng chủ quyền đối với Dibal và
Jaradah là thuộc về Qatar chứ không phải Bahrain.
Không chấp nhận sự phân định của Chính phủ Anh, tháng 09/1947, Bahrain đã gửi
(Memorandum) đến Chính phủ Anh để đề xuất một cách phân định khác theo ý của
họ, đồng thời tìm kiếm sự công nhận rằng Dibal và Jaradah là những đảo có vùng nội
thủy và thuộc về Bahrain.
Ngày 21/04/1965, Qatar gửi bản Note Verbale và Memo để chống lại những lập
luận của Bahrain dựa trên sự phân định của luật tập quán quốc tế và thực tế áp dụng
cũng như các tập quán. Trong đó, Qatar khẳng định đường ranh giới mà họ công nhận
năm 1947 là hợp lý và phù hợp với luật quốc tế ở thời điểm đó.
3. Nỗ lực hòa giải giữa hai bên
Theo trình tự thông thường trong giải quyết các tranh chấp quốc tế, các quốc gia
tranh chấp trước hết phải trải qua bước trung gian hòa giải (“good offices”). Từ năm
1976, nhằm giúp tìm kiếm giải pháp cho vụ tranh chấp, Quốc vương Saudi Arabia trở

thành trung gian hòa giải giữa Qatar và Bahrain với sự đồng ý của các Tiểu vương của
hai quốc gia. Theo đó, một cuộc họp ba bên được tổ chức vào tháng 03/1983 và thông
qua một loạt các “Nguyên tắc khung cho việc giải quyết tranh chấp” (Principles for
the Frame-work for Reaching a Settlement). Nguyên tắc đầu tiên đã chỉ ra rằng: “Tất
cả các vấn đề tranh chấp giữa hai quốc gia liên quan đến chủ quyền đối với các hòn
đảo, đường biên giới biển và lãnh hải sẽ được xem xét như các vấn đề không thể tách
rời và phải được giải quyết cùng nhau một cách toàn diện”.
5

Năm 1987, Quốc Vương Saudi Arabia gửi thư cho Tiểu vương Qatar và Bahrain đề
xuất một số đề nghị mới. Các đề xuất đã được hai Nguyên thủ quốc gia chấp thuận,
gồm các điểm chính sau:
(1) Các vấn đề tranh chấp sẽ được chuyển đến cho Tòa án Công lý Quốc tế
(International Court of Justice) ở Hague giải quyết, để tìm kiếm một ràng buộc
cuối cùng đối với cả hai bên tranh chấp trong việc thực thi các điều khoản trong
phán quyết của Tòa.
(2) Thành lập một ủy ban bao gồm đại diện của Qatar, Bahrain và Saudi Arabia
nhằm mục đích đưa vụ việc lên ICJ, và thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa vụ
tranh chấp lên ICJ để từ đó ICJ có thể đưa ra được phán quyết cuối cùng có giá
trị ràng buộc đối với cả hai bên tranh chấp.
(3) Khẳng định Quốc vương Saudi Arabia sẽ tiếp tục vai trò trung gian hòa giải
để đảm bảo cho việc thực thi các điều khoản này.
Năm 1988, theo một đề xuất của Saudi Arabia, Người kế vị của Bahrain đã đến
thăm Qatar và gửi cho Người kế vị của Qatar một văn bản (sau đó được biết đến như
là bản Công thức Bahrain – Bahrain formula) có nội dung như sau: “Các bên yêu cầu
Tòa quyết định các vấn đề liên quan đến quyền thuộc về lãnh thổ hay bất kì sự tranh
chấp nào do khác biệt về lợi ích giữa các bên; và vạch ra một đường phân định đơn
nhất giữa các vùng đáy biển, vùng đất tầng và vùng nước chồng lấn”.
Hai năm sau đó, vấn đề tranh chấp lại được đưa ra để thảo luận trong cuộc họp
thường niên Hội đồng hợp tác các quốc gia Arab vùng Vịnh (Cooperation Council of

Arab States of the Gulf) tổ chức tại Doha tháng 12/1990. Khi đó, Qatar tuyên bố sẽ
chấp thuận Công thức Bahrain. Biên bản của cuộc họp sau đó đã ghi nhận những nội
dung sau:
(1) Khẳng định lại những gì đã được thỏa thuận trước đó giữa hai bên.
(2) Tiếp tục vai trò trung gian hòa giải của Quốc vương Saudi Arabia giữa hai
nước cho đến tháng 05/1991. Khi thời hạn này kết thúc, các bên có thể đưa vụ
việc lên ICJ phù hợp với Công thức Bahrain mà Qatar đã chấp thuận, và các vụ
6

kiện phát sinh kể từ thời điểm đó. Vai trò trung gian hòa giải của Quốc vương
Saudi Arabia sẽ tiếp tục trong suốt thời gian đưa vấn đề tranh chấp lên trọng
tài.
(3) Nếu có một giải pháp hợp lý được đưa ra với sự chấp thuận với cả hai bên
tranh chấp thì vụ việc sẽ được rút khỏi trọng tài.
Sau những nỗ lực hòa giải không thành công của Quốc vương Saudi Arabia trong
thời hạn đã định. Ngày 08/07/1991, Qatar tiến hành các thủ tục để đưa vụ kiện chống
lại Bahrain lên ICJ.
4. Các giai đoạn của vụ kiện
Khi vụ việc được đệ trình lên ICJ, Tòa sẽ tiến hành hai giai đoạn:
- Xác định Tòa có thẩm quyền xét xử hay không.
- Nếu Tòa có thẩm quyền xét xử, Tòa sẽ tiến hành các thủ tục tranh tụng để phân
xử về nội dung của các vấn đề tranh chấp.
Bài thảo luận của chúng tôi chủ yếu tập trung vào khâu xác định thẩm quyền của
Tòa trong vụ Qatar – Bahrain dựa trên các Phán quyết ngày 01/07/1994 của Tòa về
thẩm quyền và tính được thừa nhận (Judgment on Jurisdiction and Admissibility). Cụ
thể lập luận của các bên và phán quyết của Tòa sẽ được trình bày ở phần sau.
5. Kết quả của vụ tranh chấp
ICJ đã đưa ra các phán quyết như sau:
(1) Tòa xác định những bức thư 1987 và Biên bản 1990 là những điều ước quốc
tế tạo ra quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia. Theo đó, Tòa có thẩm quyền

xét xử vụ việc này.
(2) Qatar có chủ quyền đối với vùng đảo Zubarah, đảo Janan bao gồm cả Hadd
Janan.
(3) Bahrain có chủ quyền đối với nhóm đảo Hawar và đảo Qit'at Jaradah. Theo
đó, tàu thuyền của Qatar trong vùng lãnh hải của Bahrain, tách nhóm đảo
7

Hawar khỏi quần đảo Bahrain, được hưởng quyền qua lại không gây hại theo
quy định của Luật tập quán quốc tế.
(4) Sự dâng lên của vùng nước thủy triều thấp Fasht ad Dibal thuộc chủ quyền
của Qatar.
(5) Đường ranh giới đơn nhất phân định vùng biển giữa hai quốc gia sẽ được
xác định theo chỉ dẫn ở đoạn 250 của phán quyết.
III. LẬP LUẬN CỦA CÁC BÊN VÀ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA CÔNG LÝ
QUỐC TẾ NGÀY 1/7/1994 (về thẩm quyền và tính có thể thừa nhận của
Tòa)
1. Lập luận của Qatar
Trước tiên, Qatar đồng ý với Bahrain rằng việc trao đổi thư vào tháng 12/1987 đã
tạo nên một thỏa thuận quốc tế có hiệu lực ràng buộc quan hệ song phương giữa hai
nước.
Về Biên bản Doha (Doha Minutes), Qatar đã dựa vào 3 lập luận chính để khẳng
định giá trị pháp lý của Biên bản này và cho rằng Biên bản này được xem là cơ sở để
xác định quyền tài phán của Tòa án.
a. Biên bản Doha có tên là “Biên bản” nhưng nó không chỉ đơn thuần là
một biên bản hội nghị giới hạn trong việc ghi nhận các sự kiện, các tình huống hay các
tuyên bố bởi vì nó còn liệt kê các quyền và nghĩa vụ nhằm tạo ra sự ràng buộc về mặt
pháp lý giữa các bên, và do đó sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc tế theo Điều 2, Công
ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế:
“Điều ước là một thoả thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc
gia và được luật pháp quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận

đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện
có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn
kiện đó.”
8

b. Bác lại lập luận của Bahrain cho rằng Biên bản Doha 1990 chỉ đơn
thuần là một tuyên bố ghi nhận thỏa thuận về chính trị (A statement recording a
political understanding), Qatar khẳng định rằng Biên bản năm 1990 rõ ràng chứa
đựng những điều khoản có giá trị pháp lí. Trong Biên bản, hai quốc gia đã tán thành
việc cho đến hết tháng 05/1991 các bên có thể đưa vụ tranh chấp lên ICJ phù hợp với
Công thức Bahrain mà Qatar đã chấp thuận, và các vụ kiện phát sinh kể từ thời điểm
đó. Hơn thế nữa, đây là văn bản khẳng định lại những gì đã thỏa thuận trước đó, cụ
thể là trong các bức thư trao đổi vào tháng 12/1987. Như vậy rõ ràng Biên bản Doha
mang bản chất pháp lý chứ không phải chỉ mang tính chính trị đơn thuần.
c. Qatar cho rằng giá trị ràng buộc và tính có hiệu lực của Biên bản Doha
là không thể phủ nhận được.
Thứ nhất, biên bản được kí bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 3 nước, những người có
đầy đủ thẩm quyền kí các ĐƯQT thay mặt quốc gia theo Điều 7.2.a và Điều 12.1.b,
CƯ Viên.
Điều 7.2.a:
“Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, những người sau đây được
coi là đại diện cho quốc gia không cần xuất trình giấy uỷ quyền: nguyên thủ
quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc
thực hiện các hành vi liên quan đến việc kí kết điều ước.”
Điều 12.1.b:
“Việc đồng ý của một quốc gia chấp nhận sự ràng buộc của một điều ước được
biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia đó ký nếu có sự xác nhận khác rằng,
các quốc gia tham gia đàm phán đã thoả thuận là việc ký sẽ có giá trị như vậy.”
Thứ hai, việc Bahrain viện dẫn Điều 37 Hiến pháp Bahrain quy định các điều ước
liên quan đến các vấn đề lãnh thổ hoặc quyền chủ quyền chỉ có thể có hiệu lực khi

được nội luật hóa, không thể được coi như một điều kiện để bác bỏ hiệu lực của Biên
bản Doha theo Điều 46.1 CƯ Viên vì trong Điều này quy định :
9

“Một quốc gia không được viện dẫn việc quốc gia này đồng ý chấp nhận sự ràng
buộc của một điều ước là vi phạm quy định của pháp luật trong nước về thẩm
quyền ký kết các điều ước, để từ bỏ sự đồng ý của mình, trừ khi việc vi phạm này
quá rõ ràng và liên quan đến một quy định có tính chất cơ bản của pháp luật
trong nước.”
Thứ ba, để đảm bảo tính hiệu lực và giá trị pháp lí của Biên bản, ngày 28/06/1991
Qatar đã gửi bản đăng kí Điều ước quốc tế lên Tổng thư kí Liên Hợp Quốc phù hợp
quy định Điều 102 Hiến chương Liên Hợp Quốc:
“1. Mọi hiệp ước hay hiệp định quốc tế, do bất cứ Thành viên nào của Liên Hợp
Quốc ký kết, sau khi Hiến chương này có hiệu lực, cần phải được đăng ký càng
sớm càng tốt tại Ban Thư ký và do Ban Thư ký công bố;
2. Không một Bên ký kết nào của bất kì hiệp ước hay hiệp định nào không đăng
ký theo quy định tại khoản 1 Điều này có thể viện dẫn đến hiệp ước hay hiệp
định đó ra trước một cơ quan của Liên Hợp Quốc.”
Việc gửi bản đăng ký này đã hoàn toàn cho phép Qatar được quyền viện dẫn đến
Biên bản này lên trước Toà và có thể khẳng định rằng Biên bản này đã có hiệu lực và
giá trị pháp lý.
Với những lý do trên, Qatar khẳng định rằng Thỏa thuận 1987 và Biên bản 1990 là
những thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc và được điều chỉnh bởi Luật Quốc tế, do
đó ICJ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này.
2. Lập luận của Bahrain
Đối lại với Qatar, phía Bahrain cho rằng: Biên bản 1990 không phải là một thỏa
thuận quốc tế có tính ràng buộc và ý chí của các bên tham gia mới là yếu tố quan
trọng cấu thành nên tính ràng buộc của một thỏa thuận.
Bahrain đã thể hiện rõ ý chí không muốn bị ràng buộc bởi Biên bản 1990 trong thư
phản đối gửi Tổng thư kí LHQ ngày 09/08/1991 và thư gửi Tòa ngày 18/08/1991 cũng

như trong bản tranh tụng Bahrain trình lên Tòa.
10

Trong đó, Bahrain đưa ra một số lập luận sau:
a. Biên bản năm 1990 chỉ là 1 văn kiện ngoại giao, đó chỉ là kết quả của một giai
đoạn đàm phán ngoại giao giữa hai bên và do đó không có tính ràng buộc. Bộ trưởng
Bộ ngoại giao Bahrain đã không thể kí vào văn bản đó nếu ông biết được rằng văn bản
đó sau này sẽ ràng buộc Bahrain vào một văn kiện quốc tế hay ĐƯQT có tính ràng
buộc.
b. Biên bản 1990 đã không được các bên tham gia xem xét là đã cấu thành một
thỏa thuận quốc tế. Về phía Bahrain, rõ ràng ngay từ đầu, Bahrain đã không xem Biên
bản 1990 là một thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc.Về phía Qatar cho đến thời
điểm nộp đơn, Qatar cũng chưa bao giờ xem Biên bản 1990 là thỏa thuận quốc tế
mang tính ràng buộc.
Thứ nhất, trong việc Hiến pháp Qatar quy định việc một ĐƯQT sẽ có hiệu lực pháp
lý sau khi đã được Official Gazette kí kết, thông qua và công khai. Tuy nhiên, phía
Qatar không có bất kì thông tin gì cho Hội đồng tư vấn hay có bất kì sự giải thích hợp
lí nào hay bất kì việc thông qua hay công khai nào từ phía Official Gazette. Nếu Qatar
thực hiện theo những gì Hiến pháp yêu cầu để chứng tỏ Qatar có ý định xem những
biên bản đó là thỏa thuận quốc tế, thì Bahrain đã có thể có cơ hội để phản đối.
Thứ hai, Điều 17 Hiệp ước Liên hiệp các quốc gia Arab quy định
The member States of the League shall file with the General Secretariat copies of
all treaties and agreements which they have concluded or will conclude with
any other State, whether a member of the League or otherwise.
Nhưng Qatar cũng đã không thực hiện theo quy định trên.
Thứ ba, rõ ràng Qatar không có ý định xem các biên bản đó là thỏa thuận quốc tế
bởi vì chỉ vài tuần trước khi nộp đơn kiện Qatar mới đăng kí Biên bản 1990 như là
một ĐƯQT cho Tổng thư kí LHQ.
c. Những yêu cầu cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả Biên bản đó như là một
ĐƯ không được thỏa mãn ngay cả khi nội dung Biên bản 1990 được xem như là một

11

điều ước quốc tế. Bởi vì Hiếp pháp Bahrain quy định rằng các điều ước liên quan đến
các vấn đề lãnh thổ hoặc quyền chủ quyền chỉ có thể có hiệu lực khi được nội luật
hóa. Mặc dù Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bahrain có đủ thẩm quyền kí nhưng Qatar phải
chứng minh được rằng trong biên bản quy định Biên bản 1990 sẽ có hiệu lực ràng
buộc ngay sau khi kí.
Vì những lí do trên, Bahrain lập luận rằng Biên bản 1990 không phải là thỏa thuận
quốc tế có tính ràng buộc và được điều chỉnh bởi Luật Quốc tế, do đó ICJ không có
thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này.
3. Phán quyết của Tòa
Tòa đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp như sau
1
:
(1) Nhận thấy rằng các bức thư trao đổi giữa quốc vương Arab và tiểu vương
Qatar vào ngày 19 và 21/12/1987, giữa quốc vương Arab với tiểu vương
Bahrain vào ngày 19 và 26/12/1987, và văn bản với tựa đề “Biên bản” được bộ
trưởng ngoại giao các nước Ả Rập, Qatar và Bahrain ký kết tại Doha vào ngày
25/12/1990, là các thỏa thuận quốc tế (điều ước quốc tế) tạo ra quyền và nghĩa
vụ cho các bên;
(2) Nhận thấy rằng dựa vào các điều khoản của thỏa thuận đó, các bên đồng ý
trình lên Tòa toàn bộ vụ tranh chấp của mình, như đã được kiến nghị bởi văn
bản do Bahrain đề xuất với Qatar vào ngày 26/10/1988 và được chấp thuận vào
tháng 12/1990, và được nhắc tới trong Biên bản Doha 1990 với cái tên “Công
thức Bahrain”;
(3) Quyết định trao cơ hội cho các bên để trình lên Tòa toàn bộ vụ tranh chấp;
(4) Ấn định ngày 30/11/1994 là thời hạn để các bên có hành động, dù chung hay
riêng rẽ, để đạt đến mục tiêu này;
(5) Bảo lưu các vấn đề khác cho tới các quyết định tiếp sau.


1
ICJ Judgments of 1 July 1994 - Case concerning Maritime delimitation and territorial questions between Qatar
and Bahrain, para. 41
12

Tòa lập luận như sau về các phán quyết của mình:
Cơ sở chính để tòa đưa ra phán quyết như trên về thẩm quyền của mình trong vụ
việc này là bản chất (nature) và nội dung (content) của việc trao đổi thư năm 1987 và
của Biên bản Doha 1990. Hai yếu tố này là hai yếu tố quyết định để kết luận một văn
bản/ văn kiện có thể được xem là một thỏa thuận/điều ước quốc tế hay không.
a. Bản chất của việc trao đổi thư năm 1987 và của Biên bản Doha 1990
Thực tế, các bên đã đồng ý rằng việc trao đổi thư năm 1987 cấu thành một thỏa
thuận quốc tế với sức ràng buộc trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Tuy
vậy, Bahrain duy trì quan điểm cho rằng Biên bản ngày 25/12/1990 chỉ đơn thuần là
một biên bản của cuộc đàm phán, với bản chất tương tự như biên bản của Hội đồng ba
bên, theo đó, chúng không thể được coi là thỏa thuận quốc tế và vì thế không thể là cơ
sở cho thẩm quyền của Tòa.
Xem xét Biên bản 1990, Tòa nhận thấy rằng chúng không đơn giản là hồ sơ của
một buổi họp tương tự như những biên bản được hình thành trong khuôn khổ của Hội
đồng ba biên; chúng không chỉ đưa ra sự tranh luận và tóm tắt các điểm đồng thuận và
không đồng thuận. Thực tế, chúng liệt kê ra các cam kết mà các bên đã chấp thuận
thực hiện. Vì thế chúng tạo ra các quyền và nghĩa vụ trong luật quốc tế đối với các
bên. Chúng cấu thành một thỏa thuận quốc tế.
Bahrain duy trì quan điểm rằng các bên ký kết Biên bản 1990 không hề có ý định
tạo ra một thỏa thuận như vậy. Tuy nhiên Tòa không cho rằng việc xem xét ý định
của Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain hay Qatar là quan trọng. Đồng thời Tòa bác bỏ lý
lẽ của Bahrain rằng các hành động sau đó của hai nước cho thấy rằng họ không hề coi
Biên bản 1990 là một thỏa thuận quốc tế.
b. Nội dung của các bức thư và biên bản
Đầu tiên Tòa nhận thấy rằng, với các bức thư tháng 12/1987, Bahrain và Qatar đã

tham gia vào một cam kết rằng sẽ đưa mọi tranh chấp của mình lên Tòa và quyết định
cùng với sự hỗ trợ của Quốc vương Saudi Arabia phương thức sẽ do Tòa quyết định.
13

Việc quyết định các “vấn đề tranh chấp” chỉ được giải quyết bởi Biên bản tháng
12/1990 mà trong đó Qatar đã chấp thuận Công thức Bahrain. Vì thế, có thể khẳng
định cả hai bên đã chấp nhận việc Tòa sẽ quyết định các vấn đề chủ quyền trên biển
và vấn đề biên giới biển giữa hai bên.
Công thức này quy định giới hạn của tranh chấp được Tòa giải quyết. Nó được đặt
ra để giới hạn vấn đề tranh chấp nhưng để ngỏ khả năng cho các bên đưa ra lập luận
của mình, trong khuôn khổ đã định. Tuy nhiên, dù Công thức Bahrain cho phép việc
thuyết trình riêng biệt của các bên, nó đã nghiễm nhiên cho rằng toàn bộ vụ việc sẽ
được đưa lên Tòa.
Tòa đồng thời ghi chú rằng vào thời điểm hiện tại Tòa chỉ có duy nhất bản đơn kiện
của Qatar với những lập luận nhất định trong khuôn khổ Công thức Bahrain. Điều 40
khoản 1 Quy chế Tòa án quy định rằng khi các vụ việc được đưa lên trước Tòa vấn đề
“chủ thể của vụ tranh chấp và các bên liên quan” sẽ được đặt ra.
“Cases are brought before the Court, as the case may be, either by the
notification of the special agreement or by a written application addressed to
the Registrar. In either case the subject of the dispute and the parties shall be
indicated.”
Trong vụ việc này việc nhận dạng các bên tham gia không gặp phải vấn đề khó
khăn, nhưng chủ thể của vụ việc lại là vấn đề khác.
Theo quan điểm của Bahrain, đơn kiện của Qatar chỉ bao gồm một số yếu tố của
vấn đề chủ thể mà hai bên Qatar và Bahrain có ý định đưa vào Công thức Bahrain và
được Qatar ghi nhận.
Tuy vậy, Tòa quyết định sẽ tạo cơ hội cho các bên đảm bảo việc trình lên Tòa toàn
bộ vụ việc theo như đã được khẳng định ở Biên bản 1990 và Công thức Bahrain mà cả
hai đã đồng thuận. Các bên có thể thực hiện việc này một cách riêng rẽ hoặc thực hiện
chung; và kết quả phải là vụ việc được đưa lên Tòa bao gồm “bất kỳ vấn đề nào liên

quan tới quyền lãnh thổ hay các tư cách và lợi ích khác mà giữa hai bên tồn tại sự
khác biệt”, và lời yêu cầu Tòa “đưa ra một đường biên giới biển đơn nhất giữa các
14

vùng đáy biển, vùng đất cái và vùng nước chồng lên nhau của diện tích biển giữa hai
nước”.
IV. BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ VIỆC
Dựa vào kết luận của Tòa về bản chất và nội dung của các bức thư năm 1987 và
Biên bản 1990, có thể thấy rằng Tòa xem chúng là các thỏa thuận quốc tế và có giá trị
pháp lý ràng buộc với các bên liên quan. Dễ dàng nhận thấy chúng đều là các văn bản
viết đã được hai quốc gia ghi nhận và ký kết. Đồng thời, chúng liệt kê ra các cam kết
mà các bên đã chấp thuận thực hiện. Cụ thể:
1. Tòa nhận thấy rằng, với các bức thư tháng 12 năm 1987, Bahrain và Qatar đã
tham gia vào một cam kết rằng sẽ đưa mọi tranh chấp của mình lên Tòa và
quyết định cùng với sự hỗ trợ của Saudi Arabia; phương thức sẽ do Tòa quyết
định. Bên cạnh đó, Biên bản tháng 12.1990 đã quy định các “vấn đề tranh chấp”
có thể được đưa ra trước Tòa. Theo đó Qatar đã chấp thuận Công thức Bahrain.
Vì thế cả hai bên đã chấp nhận rằng Tòa sẽ quyết định các vấn đề chủ quyền
trên biển và vấn đề biên giới biển giữa hai bên. Như vậy, có thể nói các bức
thư 1987 và Biên bản 1990 đã tạo ra các quyền và nghĩa vụ trong luật quốc tế
đối với các bên.
2. Tuy Bahrain lập luận rằng các bên ký kết Biên bản 1990 không hề có ý định tạo
ra một thỏa thuận như vậy nhưng Tòa cho rằng không cần xem xét ý định của
các bên kí kết. Cụ thể là, khi đã đồng ý kí kết vào văn bản thì các quốc gia đã
chấp nhận bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ.
Những yếu tố tương tự như trên cũng có thể được suy ra trực tiếp từ điều 2, khoản
1(a), CƯ Viên 1969 về thế nào là một điều ước quốc tế (“treaty”):
“Điều ước quốc tế là một thỏa thuận mang tính chất quốc tế được ký kết giữa
các quốc gia dưới dạng văn bản và được điều chỉnh bởi luật quốc tế, không phụ
thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc

trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc
vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó.”
15

Như vậy, có thể rút ra kết luận rằng, một văn bản được xem là điều ước quốc tế
không nhất thiết phải được gọi tên rõ là “điều ước”, “công ước” mà có thể mang
những tên gọi khác, miễn là bản chất và nội dung của nó đáp ứng một số điều kiện
nhất định, cụ thể là:
1. Phải là văn bản
2. Được kí kết giữa các quốc gia
3. Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan theo luật quốc tế (điều chỉnh
bởi Luật Quốc tế).
Chỉ cần đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, văn bản đó mặc nhiên được xem là điều ước
quốc tế bất chấp tên gọi của nó là gì.

×