Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG LAO ĐỘNG TRỒNG CÀ PHÊ TẠI TỈNH ĐẮC LẮC NĂM 2009 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.67 KB, 6 trang )

30 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Thực trạng tai nạn thương tích trong lao động
trồng cà phê tại tỉnh Đắc Lắc năm 2009
Trần Thò Hồng (*), Nguyễn Thúy Quỳnh (**), Hồ Thò Hiền (***)
Nông nghiệp là ngành nghề có số lượng lao động nhiều nhất nước ta hiện nay. Lao động nông nghiệp
(LĐNN) có nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích (TNTT), tuy nhiên thông tin về TNTT trong LĐNN
ở Việt Nam còn ít. Bài báo này là báo cáo một phần kết quả của nghiên cứu "Thực trạng TNTT và
một số yếu tố liên quan tại các vùng nông nghiệp trọng điểm tại Việt Nam" được thực hiện từ 5/2009-
12/2010. Mục tiêu của bài báo là mô tả thực trạng TNTT trong lao động trồng cà phê tại tỉnh Đắc
Lắc năm 2009. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là mô tả cắt ngang, thông qua phỏng vấn và
quan sát 1562 hộ gia đình, sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy, tỷ suất TNTT tử vong
trong lao động trồng cà phê là 57/100.000, tỷ suất TNTT không tử vong là 3.149/100.000. Ba nguyên
nhân TNTT hàng đầu là vật sắc nhọn, động vật cắn/tấn công và ngã. TNTT liên quan đến máy nông
nghiệp thường gây ra các thương tổn ở mức độ nặng. Hai công đoạn canh tác cà phê có số trường
hợp TNTT xảy ra cao vượt trội so với các công đoạn khác, đó là chăm sóc và tạo hình. Chương trình
can thiệp phòng ngừa TNTT tại Đắc Lắc cần tập trung vào nâng cao hiểu biết và thực hành của người
dân về thực trạng và cách phòng tránh TNTT trong lao động nông nghiệp, đặc biệt chú ý đến các
nguyên nhân và công đoạn hay xảy ra TNTT.
Từ khóa: Tai nạn thương tích, tai nạn lao động, tai nạn lao động nông nghiệp, trồng cà phê
Injuries among coffee production farmers in
Dak Lak province
Tran Thi Hong (*), Nguyen Thuy Quynh (**), Ho Thi Hien (***)
In Vietnam, agriculture is the largest contributor to the labour force. Although it is one of the most
hazardous industries, studies on occupational injury in agriculture in Vietnam remain limited. This
paper presents a subset of results from a larger study on the "current situation of and associated
factors to injuries in key agricultural regions in Vietnam in 2010". The objective was to assess the
current situation of injuries related to coffee production in Dak Lak province. The study conducted
from 5/2009 to 12/2010 using a cross sectional design. Structured interviews and observations using
safety checklists were conducted with 1.562 households who produce coffee. The fatal and non-fatal
rates of occupational injuries during coffee production were 57/100,000 and 1.291/100.000


respectively. The three leading causes of injuries were: sharp objects, animal bites/attack, and falls.
Machinery was also a cause that often led to high level of severe injury. Most of injuries occurred
during the growing and carving aspects of coffee production. It is necessary to strengthen injury
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 31
prevention program in coffee production in Dak Lak. These programs should focus on enhancing the
awareness and safety practices of farmers on the current situation of injuries, causes of injuries and
stages of production that often lead to injury.
Key words: Injury, occupational injury, agricultural labour injury, coffee production
Tác giả:
(*) Ths Trần Thò Hồng - Bộ môn Tin học Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng.
(**) Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh - Bộ môn Y học Lao động và bệnh nghề nghiệp, Đại học Y tế Công cộng.
(***) TS. Hồ Thò Hiền - Bộ môn Dòch tễ Thống kê Đại học Y tế Công cộng.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với trên 2/3
dân số sống tại nông thôn và lao động nông nghiệp
chiếm gần 60% lực lượng lao động của cả nước. Cà
phê là một mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam đứng thứ hai trên toàn thế giới [3]. Đắc Lắc là
tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta với
190.765 ha. Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh lao
động (VSATLĐ) chưa thực sự được chú trọng trong
lao động nông nghiệp nói chung và trong sản xuất
cà phê nói riêng [7]. Người lao động nhiều khi chưa
được trang bò đầy đủ kiến thức và kỹ năng cũng như
các phương tiện bảo hộ lao động, đây là nguyên
nhân dẫn tới TNTT trong quá trình lao động [8,9,6].
Bài báo này là một phần của nghiên cứu lớn hơn về
"Tai nạn thương tích trong lao động nông nghiệp tại
các vùng nông nghiệp trọng điểm tại Việt Nam" do

trường Đại học Y tế Công cộng thực hiện. Bài viết
mô tả thực trạng TNTT đối với nông dân trồng cà
phê, từ đó đưa ra những khuyến nghò cho việc xây
dựng chương trình phòng chống TNTT cho người
lao động trồng cà phê.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng TNTT trong lao
động trồng cà phê tại tỉnh Đắc Lắc năm 2009
2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người lao động trồng cà
phê; Hộ lao động trồng cà phê;
Thời gian và đòa điểm: Nghiên cứu được tiến
hành từ tháng 5/2009-12/2010 tại huyện Cưmgar
của tỉnh Đắc Lắc.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang
Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông
tin: 1562 hộ nông dân trồng cà phê được phỏng vấn
bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn và bảng kiểm quan sát.
Thông tin thu thập bao gồm: thông tin chung về
HGĐ, thông tin về từng trường hợp TNTT xảy ra
trong vòng 1 năm trước thời điểm nghiên cứu của
từng thành viên HGĐ, bảng kiểm quan sát yếu tố
nguy cơ trong lao động nông nghiệp.
TNTT trong lao động trồng cà phê được đònh
nghóa là tất cả những trường hợp bò TNTT trong khi
thực hiện các hoạt động canh tác cà phê, bao gồm:
chọn cây giống, xử lý hạt; làm đất; đào hố trồng
cây; chăm sóc; tạo hình; thu hoạch; phơi hạt; phân
loại; đóng bao bảo quản trước khi chế biến; chế
biến; vận chuyển nông sản.

Số liệu được nhập liệu, làm sạch và phân tích
sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
3. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu được phân tích dựa trên số
liệu thu thập được từ 1.562 hộ gia đình trồng cà phê
với tổng số 5.271 người tham gia lao động từ 15 trở
lên.
Có 169 trường hợp TNTT trong LĐ trồng cà
phê, trong đó có 3 ca tử vong (ứng với tỷ suất là
57/100.000) và 166 ca không tử vong (ứng với tỷ
suất 3.149/100.000). Vì số lượng ca tử vong không
đủ để phân tích chi tiết theo các yếu tố khác nhau,
trong những phân tích và báo cáo kết quả tiếp theo,
32 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào mô tả TNTT
không tử vong trong LĐ trồng cà phê.
3.1. TNTT không tử vong theo các nguyên nhân
Bảng 1 mô tả tỷ suất TNTT không tử vong trong
LĐ trồng cà phê tại Đắc Lắc theo nguyên nhân.
Trong đó, vật sắc nhọn, động vật cắn/tấn công, ngã
là những nguyên nhân hàng đầu gây TNTT với tỷ
suất tương ứng là 930/100.000; 854/100.000,
721/100.000. Mang vác nặng cũng là nguyên nhân
cần lưu ý với tỷ suất cao thứ 4 (323/100.000). Ngoài
ra, các loại hình TNTT khác như ngộ độc trong lúc
phun thuốc, tai nạn lúc đi lại vận chuyển nông sản
(tai nạn giao thông) và thương tích do vật rơi/đè
cũng là các nguyên nhân cần lưu ý đối với lao động
trồng cà phê.

Vật sắc nhọn là nguyên nhân gây TNTT cao
nhất tại Đắc Lắc. Các loại vật sắc nhọn gây TNTT
cho người lao động chủ yếu là từ các dụng cụ lao
động như dao, kéo tỉa cành, cuốc chiếm 63,3%;
26,5% số trường hợp TNTT do bò cành cây nhọn
đâm; 8,2% số trường hợp là các bộ phận của máy
nông nghiệp như máy tưới cà phê gây ra; 2% còn lại
là do các vật sắc nhọn khác.
Động vật cắn/tấn công là nguyên nhân đứng thứ
hai gây TNTT cho nông dân. Có tới 61% trường hợp
TNTT do bò ong đốt; 24,4% các trường hợp do côn
trùng như rết, bọ, kiến đốt hoặc cắn; có 12,2%
trường hợp bò rắn cắn và 2,4% còn lại là do những
động vật khác.
Ngã là nguyên nhân đứng thứ ba gây TNTT cho
nông dân trồng cà phê. Kết quả phân tích cho thấy,
hơn 50% số trường hợp ngã do trượt chân, bước hụt;
25% các trường hợp là do vấp ngã và 11,8% các
trường hợp do va đụng trong quá trình LĐNN. Số
còn lại là ngã do va đập với vật đang chuyển động.
3.2. TNTT theo tuổi và giới
Những nông dân trong độ tuổi 55-64 có tỷ suất
TNTT không tử vong cao nhất (6762/100.000), tiếp
đến là các nhóm người trong độ tuổi 45-54
(4.603/100.000), 35-44 (4.578/100.000) và 25-34
(4.057/100.000). Tỷ suất này thấp hơn ở nhóm trẻ
tuổi 15-24 và nhóm người lao động già trên 65 tuổi.
Tỷ suất TNTT không tử vong của nam là
4420/100.000 - cao gấp 2,3 lần so với tỷ suất TNTT
của nữ (1191/100.000). Xu hướng này thể hiện ở

hầu hết các nguyên nhân (biểu đồ 1).
3.3. TNTT liên quan đến máy nông nghiệp
Kết quả cho thấy có 11 ca TNTT liên quan đến
máy nông nghiệp trong đó có 1 ca tử vong với tỷ
suất 19/100.000 nông dân và 10 ca không tử vong
tương ứng với tỷ suất 190/100.000 nông dân. Tuy
nhiên, gần 2/3 số trường hợp TNTT do máy nông
nghiệp bò ở mức độ nặng, tức là phải nằm điều trò
tại bệnh viện hoặc/và thực hiện ít nhất 1 phẫu
thuật/thủ thuật (63,6%). Những ca còn lại bò thương
ở mức độ vừa, tức là cần có chăm sóc y tế nhưng
không phải nằm viện và không cần làm phẫu
thuật/thủ thuật.
3.4. TNTT ở các công đoạn canh tác cà phê
Kết quả phân tích nguyên nhân gây thương tích
theo công đoạn canh tác sẽ giúp cho chúng ta thấy
được công đoạn nào có nguy cơ cao gây thương tích
cho người lao động để từ đó có biện pháp phòng
chống phù hợp. Bảng 2 mô tả số các ca TNTT
Bảng 1. Tỷ suất TNTT không tử vong trên 100,000
lao động theo các nguyên nhân trong LĐ
trồng cà phê tại Đắc Lắc
Biểu đồ 1. Tỷ suất TNTT không tử vong theo
nguyên nhân và giới tính trong lao động
trồng cà phê tại Đắc Lắc
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 33
không tử vong theo từng công đoạn canh tác với các
nguyên nhân TNTT chủ yếu xảy ra trong công
đoạn đó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy TNTT xảy ra ở
9/12 công đoạn. Chăm sóc và tạo hình là 2 công
đoạn mà người lao động hay mắc TNTT nhất với số
ca mắc chiếm 41,6% và 35,5% tương ứng. Tiếp đến
là công đoạn thu hoạch (8,4%), vận chuyển (7,2%).
Còn lại là công đoạn đào hố và các công đoạn khác.
"Chăm sóc" bao gồm các công việc như bón
phân, tưới nước, làm cỏ, phun thuốc… Bảng 2 cho
thấy các loại TNTT thường gặp ở công đoạn này
bao gồm: TNTT do động vật cắn/tấn công (chiếm
36,2%), vật sắc nhọn như dao, kéo làm cỏ (27,5%)
và ngã (15,9%). Ngoài ra, ngộ độc trong khi phun
thuốc sâu và tai nạn lúc đang vận chuyển nông sản
(TNGT) cũng là một trong những nguyên nhân cần
lưu ý ở công đoạn này.
Tạo hình là công đoạn bao gồm các việc liên
quan đến nuôi thân, tỉa cành, cưa đốn. Vật sắc nhọn
là nguyên nhân hàng đầu gây TNTT, chiếm gần
một nửa số trường hợp TNTT trong công đoạn này
(45,5%). Kể đến tiếp theo là các nguyên nhân do
động vật cắn/tấn công (27%), ngã (gần 17%) và
mang vác nặng/quá sức (10,2%).
Ở hai công đoạn "thu hoạch" và "vận chuyển",
ngã và mang vác nặng/quá sức là các nguyên nhân
chính gây TNTT cho người nông dân. Công đoạn
"đào hố trồng cây" có 4 trường hợp bò TNTT đều
do ngã.
4. Bàn luận
Tỷ suất TNTT không tử vong trong LĐ trồng cà
phê tại Đắc Lắc là 3.149/100.000, cao gấp 2,4 lần

tỷ suất TNTT trong trồng chè tại Thái Nguyên và
cao gấp 2,8 lần tỷ suất TNTT trong trồng lúa tại
Đồng Tháp [5]. So với một số nghiên cứu tại các
nước trên thế giới, tỷ suất này cũng tương đối cao.
Theo thống kê ở Phần Lan, tỷ suất TNTT không tử
vong trong LĐ nông nghiệp của những người đi
làm thuê là 2.428/100.000 [12], một nghiên cứu ở
Ấn Độ cho thấy tỷ suất TNTT là 1.278/100.000
nông dân [14].
Nguyên nhân hàng đầu gây TNTT không tử
vong ở Đắc Lắc là vật sắc nhọn, mà chủ yếu là do
các dụng cụ lao động cầm tay như dao, kéo tỉa cành,
cuốc. Đây là điểm đặc thù của lao động nông
nghiệp ở Việt Nam khi mà việc sử dụng các dụng
cụ lao động thủ công còn nhiều mặc dù cơ giới hóa
trong nông nghiệp đã và đang được đẩy mạnh. Kết
quả này cũng có nét tương đồng với kết quả một
nghiên cứu tại Trung Quốc: các dụng cụ lao động
cầm tay là nguyên nhân gây TNTT hàng đầu cho
người nông dân, chiếm 50% trong tổng số các ca
TNTT [14]. Tại Ấn Độ, một nghiên cứu ở quận
Uttar Pradesh cũng cho thấy tỷ lệ người nông dân
bò thương do các dụng cụ lao động cầm tay đứng thứ
2 trong các nguyên nhân TNTT trong LĐNN.
Nghiên cứu về TNTT trong nông nghiệp tại miền
bắc Ấn Độ của Adash và công sự (2008) cũng chỉ ra
rằng TNTT do các dụng cụ lao động cầm tay là một
vấn đề cần quan tâm, chiếm 58% trong tổng số các
ca TNTT [13]. Có lẽ sự tương đồng này xuất phát
từ sự giống nhau về đặc thù và điều kiện sản xuất

nông nghiệp tại Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ,
nơi mà người nông dân vẫn cần phải sử dụng sức lao
động, các thao tác và các dụng cụ lao động thủ công
trong nhiều công đoạn sản xuất. Do vậy tần suất
xuất hiện TNTT sẽ xảy ra trong các hoạt động đó
và có liên quan tới các dung cụ lao động mà người
nông dân sử dụng. Đây là một đặc điểm khác với
các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc, nơi sản
xuất nông nghiệp được cơ giới hóa cao và triệt để
trong các khâu của sản xuất. Ở những nước này, tỷ
Bảng 2. Các loại TNTT không tử vong và mức độ
thương tổn theo từng công đoạn canh tác
cà phê tại tỉnh Đắc Lắc
34 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
lệ TNTT liên quan đến máy móc lại cao hàng đầu
trong các loại TNTT nông nghiệp [1,15,18], TNTT
do vật sắc nhọn thường không thấy được đề cập.
Việc người nông dân sử dụng bảo hộ lao động
không đúng và không đầy đủ có thể là yếu tố khiến
họ không được bảo vệ. Đối với các loại hình TNTT
do các dụng cụ lao động cầm tay gây ra, nếu chú ý
sử dụng găng tay hoặc đồ bảo hộ, tần suất bò thương
tích có thể sẽ giảm đi. Một số nghiên cứu gần đây
cho thấy, tuân thủ VSATLĐ như trang bò bảo hộ khi
làm việc của người nông dân Việt Nam còn rất hạn
chế [4,7,6]. Lý do mà người nông dân ngại sử dụng
các phương tiện BHLĐ là do họ cảm thấy bò vướng,
bò cản trở hoặc làm chậm quá trình lao động của họ
[6]. Điều này cũng có thể do họ chưa quen sử dụng

hoặc cũng có thể do các phương tiện bảo hộ hiện
nay chưa thực sự gọn gàng và thuận tiện cho người
lao động.
Động vật cắn/tấn công là nguyên nhân gây
TNTT không tử vong cao thứ 2 tại Đắc Lắc, chủ yếu
là bò ong đốt, rắn/rết cắn. Đây có lẽ là điểm đặc
trưng của ngành nông nghiệp trồng cà phê, khác
biệt với các ngành nông nghiệp khác như ngành
trồng lúa, tỷ suất TNTT do động vật cắn/tấn công ít
hơn [5] và nếu có thì thường là do trâu/bò húc [9].
Trong báo cáo điều tra của Cục ATLĐ, động vật
cắn/tấn công là một trong những nguyên nhân chính
gây thương tích cho người lao động [9].
Ngã là nguyên nhân thứ 3 gây TNTT cho người
nông dân trồng cà phê. Đây là loại hình TNTT hay
gặp không những trong nông nghiệp mà trong các
hoạt động sinh hoạt và lao động khác [2]. Trong các
chương trình phòng ngừa TNTT cũng rất cần lưu ý
loại hình này.
TNTT do máy nông nghiệp thường được nhắc
đến nhiều trong các nghiên cứu về TNTT trong LĐ
nông nghiệp tại các nước phát triển [11,15,21,
16,17,8] và cả trong các nghiên cứu ở các nước đang
phát triển [10,14,19,20]. Tại Việt Nam những năm
gần đây, việc đưa máy móc vào thực hiện hỗ trợ sức
người trong nhiều công đoạn sản xuất đang gia tăng
kéo theo số ca TNTT do máy nông nghiệp có xu
hướng tăng [8,9]. Nghiên cứu này phát hiện 11 ca
TNTT liên quan đến máy nông nghiệp, trong đó có
1 ca tử vong và 10 ca không tử vong nhưng mức độ

thương tổn đa phần là vừa và nặng, tức là nạn nhân
phải nằm viện ít nhất 1 ngày hoặc/và phải thực hiện
những phẫu thuật/thủ thuật tại viện, thậm chí tử
vong. Như vậy, so với các loại TNTT khác như vật
sắc nhọn, động vật cắn. TNTT liên quan đến máy
nông nghiệp có tỷ suất thấp hơn nhưng hậu quả về
sức khỏe cho người lao đông lại trầm trọng hơn rất
nhiều. Nhận đònh này cũng tương tự như kết quả của
một số nghiên cứu khác [9,10,14]. Để phòng tránh
loại TNTT này, việc tập huấn, hướng dẫn cho người
nông dân về an toàn trong sử dụng máy nông nghiệp
là hết sức cần thiết [4].
Hai công đoạn canh tác có tỷ lệ mắc TNTT
nhiều nhất và cao vượt trội so với các công đoạn của
trồng cà phê là chăm sóc và tạo hình, đây là hai
công đoạn chính. Trong các công đoạn này, người
nông dân phải sử dụng các phương tiện lao động như
cuốc, dao, kéo tỉa cành để làm việc; phải dành
nhiều thời gian làm việc tại rẫy cà phê hơn nên tần
suất mắc TNTT sẽ nhiều hơn các công công đoạn
khác. Công đoạn vận chuyển và thu hoạch thường
gây ra do ngã và mang vác nặng.
Cần cung cấp thông tin cho người nông dân
trồng cà phê về các nguyên nhân và nguy cơ mắc
TNTT, đặc biệt là TNTT do vật sắc nhọn, động vật
cắn và ngã, và hai công đoạn hay mắc TNTT nhất
đó là chăm sóc và tạo hình.
Truyền thông nâng cao hiểu biết của người dân
về thực hành phòng tránh TNTT trong lao động
trồng cà phê như tăng cường sử dụng BHLĐ và an

toàn trong sử dụng máy nông nghiệp cũng là vấn đề
cần thiết nhằm giảm thiểu TNTT trong lao động
trồng cà phê.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 35
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bùi Thò An, Mai Thò Dần (2009). Thực trạng An toàn vệ
sinh lao động nông nghiệp của Hà nội, Viện Tài nguyên,
Môi trường, Giới vì phát triển cộng đồng, Hà Nội.
2. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường và cs (2002),
Điều tra cơ bản tình hình chấn thương tại Việt Nam - VMIS,
Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà nội.
3. Cà phê Việt Nam trên con đường khẳng đònh thương
hiệu (2012). Đắc Lắc, truy cập ngày 17/5/2012-2012, tại
trang web
/>=com_content&task=view&id=1815.
4. Đoàn Minh Hòa (2006). Thực trạng tai nạn lao động và
giải pháp phòng chống, Cục An toàn lao động . Bộ Lao động-
Thương binh- Xã hội.
5. Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thò Hồng, Hồ Thò Hiền, Phạm
Việt Cường, Nguyễn Thò Vân (2011). "Thực trạng tai nạn
thương tích trong lao động nông nghiệp tại các vùng nông
nghiệp trọng điểm Việt Nam". Tạp chí Y học Thực hành.
786, tr. 6.
6. Nguyễn Thúy Quỳnh, Hồ Thò Hiền, Trần Thò Hồng, Phạm
Việt Cường, Nguyễn Thò Vân (2011). "Một số yếu tố ảnh
hưởng tới tai nạn thương tích trong lao động tại các vùng
nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam", Tạp chí Y học Thực
hành. 786, tr. 6.

7. Nguyễn Thò Thơm (2009). Tình hình công tác ATVSLĐ
trong sản xuất nông nghiệp và vai trò của Hội Nông dân Việt
nam, Ban xã hội - Dân số- Gia đình. Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam, Hà Nội.
8. Đinh Hạnh Thưng (2009). An toàn vệ sinh lao động đối
với lao động nông nghiệp. Tài liệu hội thảo an toàn vệ sinh
lao động đối với lao động nông nghiệp ở Việt Nam. Hội An
toàn vệ sinh lao động Việt Nam, Hà Nội.
9. Báo cáo điều tra Đánh giá tình hình vệ sinh an toàn lao
động trong nông nghiệp tại Việt Nam (2006). Cục An toàn
lao động - Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
10. Mukherjee Amitawa, Chang Ping (2008). Agricultural
Machinery Safety - a Pepertual theme of human society.
11. Canadian Center for Occupational Health and Safety
(2009).s Avoiding Harm on the Farm, Health and Safety
Report.
12. Farmers' risk of fatal accidents at work has fallen by
nearly one-fifth in ten years (2008). Occupational accident
statistics 2008, Statistics Finland
13. Adarsh Kumar, J.K. Singh, Dinesh Mohan, Mathew
Varghese (2008). "Farm hand tools injuries: A case study
from northern India", Safety Science. 46(1), tr. 10.
14. SK Patel, M.R. Varma, Adarsh Kumar (2010).
"Agricultural injuries in Etawah district of Uttar Pradesh in
India", Safety Science(48), tr. 8.
15. Gopinath R. Narasimhan, Yingwei Penga, Trever G.
Crowe, Louise Hagel, James Dosmand, William Picketta
(2010). "Operational safety practices as determinants of
machinery-related injury on Saskatchewan farms",

Accident Analysis and Prevention, tr. 6.
16. Christine Solomon (2002). "Accidental injuries in
agriculture in the UK", Society of Occupational Medicine.
52(8), tr. 6.
17. Juha Suutarinen (2003). Occupational Accidents in
Finnish Agriculture - Causality Managerial Aspects for
Prevention, Doctoral Dissertation, Agrifood Research
Reports 39, MTT Agrifood Research Findland, Findland.
18. The Canadian Federation of agriculture (2009). Fact
sheet #6, 2009, truy cập ngày 19/7-2010, tại trang.
19. Sanderson WT, Madsen MD, Rautiainen R, Kelly KM,
Zwerling C, Taylor CD, Reynolds SJ, Stromquist AM,
Burmeister LF, Merchant JA (2006), "Tractor overturn
concerns in Iowa: perspectives from the Keokuk county
rural health study", Journal of Agricultural Safety and
Health. 12(1).
20. Xiang Huiyun, Zengzhen Wang, Lorann Stallones,
Thomas J. Keefe, Xuzhen Huang,Xianghua Fu (2000).
"Agricultural Work-Related Injuries Among Farmers in
Hubei, People's Republic of China", American Journal of
Public Health. 8(90), tr. 1269-1276.
21. National Center for Farmworker Health Fact about
Farmworkers, truy cập ngày 19/7-2010, tại trang web
/>

×