Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.72 KB, 4 trang )
Những biến chứng khi
điều trị lao muộn
Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng những biểu hiện bệnh lý ban đầu của lao
với các bệnh về đường hô hấp khác nên đã không đưa trẻ đi khám ngay.
Đến khi trẻ có triệu chứng thở khò khè, ho ra máu hoặc xuất hiện nổi
hạch tại một vị trí nào đó thì bệnh đã nặng.
Dễ nhầm lao phổi với viêm phế quản
Người bệnh bị lao phổi thường ho khạc đờm kéo dài (trên hai tuần), ho
nhiều về buổi sáng. 30-40% số bệnh nhân có ho ra máu, một số có tràn dịch,
tràn khí màng phổi. Hầu hết các bệnh nhân thường nhập viện trong tình
trạng bệnh đã nặng do ngộ nhận lao phổi với các bệnh thông thường như
viêm phế quản, viêm phổi
Bệnh lao phổi lây nhiễm chủ yếu qua đường không khí. Người lành khi tiếp
xúc với người bị lao phổi dễ bị lây. Khoảng 5% số người hít phải vi khuẩn
lao chuyển thành lao bệnh.
Trẻ mắc bệnh lao nguy hiểm gấp nhiều lần người lớn do hệ thống đề kháng
của cơ thể trẻ em còn yếu. Phát hiện một trẻ bị mắc lao thường chậm hơn so
với người lớn, nên khi phát hiện được thì thường bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Việc điều trị cho trẻ cũng khó khăn hơn vì trẻ phải được uống một lượng
thuốc khá lớn, liên tục, kéo dài.
Nguy hiểm khi phát hiện muộn
Khi mắc bệnh lao mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn
tới nhiều biến chứng nguy hiểm, có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể tử
vong.
Với lao phổi, tổn thương phổi rộng dẫn đến suy hô hấp, tâm phế mạn,
điều trị ít hiệu quả thường dẫn đến tử vong.