Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
Nghiên cứu Y học
149
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI ĐA KHÁNG THUỐC
BẰNG PHÁC ĐỒ VỚI CÁC THUỐC KHÁNG LAO HÀNG THỨ HAI
TẠI BV. PHẠM NGỌC THẠCH
Phan Thượng Đạt*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phác đồ 6 (Km+Ofx+Eto+Z+PAS/Cs) /12 (Ofx+Eto+Z+PAS/Cs) ở bệnh
nhân Lao phổi đa kháng thuốc.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, can thiệp lâm sàng, thu nhận bệnh nhân và điều trị trong thời gian
3 năm (2005-2008). Tiêu chí nhận bệnh là những bệnh nhân thất bại với phác đồ II hoặc những bệnh nhân
mạn tính trong Chương Trình Chống Lao. Bệnh nhân được điều trị với phác đồ 6 (Km + Ofx + Eto +Z +
PAS / Cs) / 12 (Ofx + Eto + Z + PAS/Cs). Đánh giá sự cải thiện lâm sàng và cận lâm sàng sau 18 tháng
điều trị.
Kết quả: Trong thời gian 3 năm (2005-2008), 200 bệnh nhân được chẩn đóan Lao phổi đa kháng
thuốc và điều trị với phác đồ trên. Đánh giá kết quả sau 18 tháng điều trị: Tỷ lệ thành công (âm hóa và
hòan thành) của phác đồ là 84%; chết: 3,5% ; bỏ trị: 7,5%, thất bại: 5%.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ thành công của phác đồ điều trị là cao (84%) và phác đồ có
tính ứng dụng thực tế trong điều trị Lao kháng thuốc tại Việt Nam.
ABSTRACT
THE RESULTS OF TREATMENT OF MDR PULMONARY TUBERCULOSIS PATIENTS WITH REGIMEN OF
SECOND LINE ANTI-TB DRUGS AT PHAM NGOC THACH HOSPITAL
Phan Thuong Dat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 149 - 153
Objective: To assess the results of regimen of 6 (Km + Ofx + Eto + Z + PAS/Cs)/12 (Ofx + Eto + Z +
PAS / Cs) on patients with MDR pulmonary TB at Pham Ngoc Thach hospital.
Methods: This is a hospital-based trial study conducted in a 3-year period. Study subjects were
patients with treatment failure of conventional anti-TB regimens or patients with Mycobacterium-positive
chronic pulmonary tuberculosis.
Results: During a period of 3 years (2005-2008), 200 patients with MDR pulmonary TB were treated
with regimen 6 (Km + Ofx + Eto + Z + PAS/Cs) /12 (Ofx + Eto + Z+ PAS/Cs) at Pham Ngoc Thach
hospital. The results were as follows : Successful rate: 84%; Died rate: 3,5%; Defaulted rate: 7,5%;
Failure rate: 5% .
Conclusion: This study shows that the successful of regimen of 6 (Km + Ofx + Eto + Z + PAS / Cs) /
12 (Ofx + Eto + Z + PAS/Cs) was high and this regimen can apply for treatment MDR - TB in Vietnam.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế thế giới , bệnh lao và đặc biệt là
bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề sức khỏe trầm
trọng
(11-12)
. Theo báo cáo của Chương Trình Chống
Lao quốc gia số lượng bệnh nhân lao thất bại với phác
đồ chống lao hiện hành là cao (18.5%)
(1)
. Do vậy,
nghiên cứu một phác đồ để điều trị nhóm bệnh nhân
này là cần thiết.
Nghiên cứu kết quả điều trị của phác đồ 6 (Km +
Ofx + Eto + Z + PAS/Cs)/ 12 (Ofx + Eto + Z +
PAS/Cs) được tiến hành tại BV. Phạm Ngọc Thạch ở
nhóm bệnh nhân thất bại với các lọai thuốc lao hiện
hành và những bệnh nhân lao phổi mãn tính. Kết
quảcủa nghiên cứu sẽ là dữ liệu cho Chương Trình
Chống Lao có cơ sở ứng dụng điều trị bệnh lao kháng
thuốc tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả phác đồ 6
(Km+Ofx+Eto+Z+PAS/Cs) /12 (Ofx+Eto+Z+PAS/Cs)
ở bệnh nhân Lao phổi đakháng thuốc.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, can thiệp lâm sàng.
* Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch - TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
Nghiên cứu Y học
150
Địa điểm nghiên cứu
BV. Phạm Ngọc Thạch.
Thời gian nghiên cứu
2005 - 2008.
Đối tƣợng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
. Lao phổi M (+) thất bại với phác đồ II hoặc Lao
Phổi M (+) mãn tính trong Chương trình chống lao.
. Từ 15 tuổi trở lên.
. Có địa chỉ rõ ràng và có kế họach tham gia điều
trị một cách lâu dài.
. Đồng ý tham gia vào nghiên cứu và làm các xét
nghiệm để chẩn đóan và theo dõi trong suốt quá trình
điều trị 18 tháng.
Tiêu chuẩn lọai trừ
. Xét nghiệm HIV (+).
. Phụ nữ có thai.
. Bệnh nhân có chống chỉ định đối với các thuốc
trong nghiên cứu hoặc suy thận nặng, viêm gan cấp
tính… đe dọa tính mạng.
Cách thức tiến hành
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu nêu trên sẽ
được điều trị với phác đồ 6 (Km + Ofx + Eto + Z +
PAS / Cs) / 12 (Ofx + Eto + Z + PAS/Cs).
Bệnh nhân được theo dõi bằng các xét nghiệm:
. Soi đàm trực tiếp hàng tháng.
. Cấy đàm mỗi 3 tháng.
. Chụp X-quang ngực thẳng mỗi 3 tháng.
. Xét nghiệm công thức máu, chức năng gan, chức
năng thận, ion đồ mỗi 3 tháng
. Xét nghiệm TSH, T3, T4 mỗi 6 tháng.
. Acid uric/máu, đo khả năng nghe khi thấy cần
thiết.
Công tác giáo dục sức khỏe
Trước khi thu nhận bệnh nhân vào nghiên cứu chúng
tôi trao đổi thông tin về quá trình điều trị với bệnh nhân rất
kỹ. Bệnh nhân được đọc và ký vào bảng tham gia điều trị
một cách tự nguyện.
Biện pháp khi bệnh nhân trễ hẹn
Khi bệnh nhân trễ hẹn trong điều trị 3 ngày, chúng
tôi liên hệ qua điện thọai để tìm hiểu nguyên nhân
bệnh nhân bỏ trị và thuyết phục bệnh nhân trở lại tiếp
tục điều trị.
Đánh giá kết quả điều trị lao kháng thuốc theo
qui định của WHO
(8)
Âm hóa
Theo suốt quá trình điều trị và có tối thiểu 5 mẫu
đàm liên tiếp cấy âm tính (mẫu đàm được lấy cách
nhau tối thiểu 30 ngày) trong 12 tháng cuối của quá
trình điều trị.
Hòan thành điều trị
Bệnh nhân theo suốt quá trình điều trị nhưng
không đánh giá được âm hoá vì thiếu thông tin về cấy
đàm.
Thất bại
Nếu 2 trong số 5 mẫu cấy đàm (trong 12 tháng cuối
của quá trình điều trị) có kết quả (+).
Hoặc nếu có 1 mẫu trong 3 mẫu cấy cuối cùng có
kết quả (+).
Chết
Chết do bất kỳ nguyên nhân nào trong quá trình
điều trị.
Bỏ trị
Bỏ không tham gia điều trị hơn 2 tháng liên tục.
Chuyển
Chuyển đến 01 đơn vị khác tiếp tục điều trị.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ học
Giới
Nam có 135 trường hớp chiếm 67,5%, giới nữ có
65 trường hợp chiếm 32,5%. Tỷ lệ nam/nữ là
2/1/(135/65).
Tuổi
Trong 200 trường hợp lao đa kháng thuốc trong
nghiên cứu , lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 25-34 tuổi
(32%), trường hợp nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi và lớn tuổi
nhất là 76. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong
nghiên cứu là 39,1 + 13,5 (nam: 39,7 + 13,0; nữ: 37,9 +
14,2).
Kháng sinh đồ
Bảng 1: Kết quả kháng sinh đồ của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
kháng thuốc Số lƣợng
%
Tổng số
200 100
Kháng với 2 thuốc: HR 1 0,5
Kháng với 3 thuốc 33 16,5
HRS 28 14,0
HRE 3 1,5
HROfx 1 0,5
HR Eto 1 0,5
Kháng với 4 thuốc 86 43,0
SHRE 72 36,0
SHROfx 5 2,5
SHR Eto 6 3,0
SHR TB1 2 1,0
SHR PAS 1 0,5
Kháng với 5 thuốc 49 24,5
SHRE Eto 10 5,0
SHRE Ofx 16 8,0
SHRE PAS 9 4,5
SHRE Km 5 2,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
Nghiên cứu Y học
151
kháng thuốc Số lƣợng
%
SHRE TB1 2 1,0
SHRE Cs 2 1,0
RHETB1 Eto 1 0,5
RHE Ofx PAS 2 1,0
RHTB1 Eto PAS 1 0,5
RHS Ofx Cs 1 0,5
Kháng với 6 thuốc 24 12,0
SHRE Ofx PAS 5 2,5
SHRE PAS Eto 4 2,0
SHRE PAS Km 4 2,0
SHRE Cs TB1 2 1,0
SHRE Ofx TB1 2 1,0
SHRE Eto Km 2 1,0
SHRE PAS TB1 2 1,0
SHRE Cs Km 2 1,0
SHR PAS Eto TB1 1 0,5
Kháng 7 thuốc 7 3,5
SHRE Ofx TB1 PAS 2 1,0
SHRE Ofx Eto Km 3 1,5
SHRE Eto TB1 PAS 1 0,5
SHRE Eto Km Cs 1 0,5
Thời gian âm hóa đàm qua soi và cấy đàm của
nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu
Bảng 2: Thời gian trung bình (tháng) âm hóa đàm
Xét nghiệm Thời gian trung bình (tháng) âm
hóa đàm
Soi đàm trực tiếp 2,4 + 0, 8
Cấy đàm 4,2 + 1, 6
Kết quả điều trị
Sau 18 tháng điều trị, chúng tôi đánh giá kết quả
điều trị theo qui định của WHO về lao kháng thuốc.
Bảng 3: Kết quả điều trị của phác đồ trong nghiên
cứu.
Kết quả điều trị Số lƣợng %
Am hóa 164 82, 0
Hòan thành 04 2, 0
Thất bại 10 5, 0
Chết 07 3, 5
Bỏ trị 15 7, 5
Chuyển 00 0, 0
Theo qui định của WHO tỷ lệ thành công của phác
đồ điều trị bao gồm tỷ lệ âm hóa và tỷ lệ hoàn thành.
Tỷ lệ thành công của phác đồ
Đạt 84 % các trường hợp:
- Tỷ lệ âm hóa 82% (theo suốt quá trình điều trị và
có 5 kết quả cấy đàm âm tính liên tục khi kết thúc điều
trị).
- Tỷ lệ hòan thành 2% (theo suốt quá trình điều
trị và có kết quả âm tính khi kết thúc điều trị).
Cải thiện các triệu chứng lâm sàng
84% các trường hợp trên đều có cải thiện các triệu
chứng lâm sàng như: ho khạc đàm, sốt về chiều, đau
ngực, khó thở.
Gia tăng cân nặng
Trước điều trị: 49 + 9,4 (kg).
Sau khi kết thúc điều trị: 52.2 + 10.0 (kg)
Cải thiện tổn thương trên X-quang
84% các trường hợp trên đều có giảm tổn thương
trên X-quang ngực thẳng khi kết thúc điều trị.
BÀN LUẬN
Theo kết quả (bảng 2), chúng tôi thấy số tháng
trung bình âm hóa đàm của bệnh nhân trong nghiên
cứu qua soi đàm trực tiếp là: 2,4 + 0,8 (tháng), thời
gian này tương tự như nghiên cứu của Mitczuk thời
gian trung bình của âm hóa đàm là 2,4 tháng
(5)
, tuy
nhiên thời gian trung bình để âm hóa qua cấy đàm là
4,2 + 1,6 (tháng). Đây là thời gian âm hóa đàm thật sự
của phác đồ điều trị. Điều này phù hợp với khuyến cáo
của WHO về việc sử dụng Kanamycin trong thời gian
dài 6 tháng.
Một số nghiên cứu điều trị Lao đa kháng thuốc ở
nước ngòai cho thấy kết quả điều trị có khác nhau ở
mỗi quốc gia. Tỷ lệ âm hóa và hòan thành thấp ở một
số nghiên cứu như tại Bra-xin (56.1%)
(3)
. Tuy nhiên ở
một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ thành công (âm hóa
và hòan thành) đạt kết quả khá cao như Hà Lan
(82%)
(2)
; Nam Phi (76%)
(4)
; Hàn Quốc (82,5%)
(6)
.
Bảng 4: So sánh kết quả điều trị với một số nghiên cứu
ở nước ngòai.
NGHIÊN
CỨU
Âm
hoá
Hoàn
thành
Thất
bại
Chết Bỏ trị Chuyển
Nghiên cứu này 82,0 2,0 5,0 4,0 7,0 0
Latvia
(4)
63,0 3,0 14,0 7,0 13,0 0
Philippines
(7)
73,0 0,0 4,0 8,0 15,0 0
Pe-ru
(2)
73 1 7 19 0
Hàn Quốc
(6)
82,5 0 0 17,5 0
Hà Lan
(2)
82 2,5 14 0,5 0
Thổ Nhĩ Kỳ
(2)
77 8 4 11 0
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghĩ yếu tố phác
đồ điều trị mới - sử dụng Kanamycin trong 6 tháng
giai đọan tấn công - làm cho sự thành công của phác
đồ cao 84% (bảng 3).
Một số nghiên cứu ở nước ngòai trước đây chỉ sử
dụng thuốc lao chích trong 3 tháng
(9)
. Trong nghiên
cứu chúng tôi sử dụng Kanamycin trong 6 tháng theo
khuyến cáo mới nhất của WHO
(10)
. Đây là sự khác biệt
quan trọng giữa nghiên cứu chúng tôi và những nghiên
cứu ở những nước khác. Chúng tôi nghĩ rằng việc sử
dụng thuốc lao chích Kanamycin thêm 3 tháng là quan
trọng và nó đã đóng góp đáng kể trong kết quả điều trị
của bệnh nhân.
Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy số tháng
trung bình âm hóa đàm của bệnh nhân theo kết quả soi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
Nghiên cứu Y học
152
đàm trực tiếp là: 2,4 + 0,8 (tháng), thời gian này tương
tự như nghiên cứu của Mitczuk thời gian trung bình
của âm hóa đàm là 2,4 tháng
(5)
, trong khi đó thời gian
trung bình để âm hóa qua cấy đàm là 4,2 + 1,6 (tháng).
Như vậy, nếu như chỉ sử dụng 3 tháng chích
Kanamycin, thì theo nghiên cứu của chúng tôi có 32
(16%) bệnh nhân soi đàm âm tính nhưng cấy đàm vẫn
còn dương tính. Những bệnh nhân này rất khó âm tính
khi trong giai đọan cũng cố không có thuốc chích
Kanamycin. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo
phác đồ sử dụng thuốc chích trong 6 tháng nên những
bệnh nhân này sẽ được tiếp tục sử dụng thuốc chích
Kanamycin thêm 3 tháng nữa và điều này đã giúp tỷ lệ
âm hóa của nghiên cứu tăng cao.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu phác đồ 6 (Km + Ofx + Eto + Z +
PAS/Cs)/12 (Ofx + Eto + Z + PAS/Cs) trên bệnh nhân
lao phổi thất bại phác đồ điều trị lao hiện hành và bệnh
nhân lao phổi mạn tính cho thấy hiệu quả cao (tỷ lệ
thành công 84%) và phác đồ điều trị này có thể áp
dụng thực tiễn tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương Trình Chống Lao Quốc Gia (2007), “ Kết quả điều trị Lao phổi
M(+) thất bại năm 2006”, Báo cáo tổng kết hoạt động Chương Trình
Chống Lao quốc gia năm 2006, phương hướng hoạt động năm 2007,
CTCL TP Quốc Gia, tr. 58 - 63.
2. Caminaro. J. A (2008), Clinical management of resistant tuberculosis.
The Union training doc, Philippines, pp.1-25.
3. Fortes. A, Dalcomo. M, Saicento. M, Cardoso. N, Borga. L. (1999),
“Outcomes of treatment of 187 patients with Multidrug resistant
pulmonary tuberculosis in Brazil”, Int Journal Tuberc Lung Dis,
IUATLD, 3(9), pp. 84.
4. Leimane. V, Charles. DW. (2005), “Clinical outcome of individualised
treatment of multidrug-resistant tuberculosis in Latvia: a retrospective cohort”,
The Lancet vol 365, pp. 318 - 326.
5. Mitczuk. D. M, Kus. J. (1999), “Treatment of patients with MDR-TB and
with chronic pulmonary in long time follow-up”, Int Journal Tuberc and
Lung Dis 2(9), IUATLD, pp : 80 – 8.
6. Park. SK, Kim. CT, Song. SD, (1998), “Outcomes of chemotherapy in
107 patients with pulmonary tuberculosis resistant to Isoniazid and
Rifampin”, Int Journal Tuberc Lung Dis 2(11),IUATLD, pp. 877 – 884.
7. Tupasi. TE. (2008), Acheivements and challenges in MDR-TB
management in the Philippines. The Union training doc, Philippines, pp.
10 - 25.
8. WHO (2006), Treatment outcome definitions for Category IV treament.
Guidelines for the programmatic management of drug resistant
tuberculosis, Geneva, pp. 21 - 22.
9. WHO (2003), "Basis principles for management of MDR tuberculosis",
Guidelines for the management of drug resistanttuberculosis, Geneva,
pp. 33 - 51.
10. WHO (2006), Treament strategies for MDR-TB. Guidelines for the
programmatic management of drug resistant tuberculosis, Geneva, pp.
38 - 53.
11. WHO (1997), Anti-tuberculosis drug resistance in the world, The
WHO/IUATLD global project on anti- tuberculosis drug resistant
surveillance, Geneva, pp. 83 – 90
12. WHO -Western Pacific Region (2007), Overview of
MDR in the Western Pacific Region, Report WHO -Western
Pacific Region, pp.1– 14.