Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cà tím cho bé ăn dặm ngon miệng và khỏe mạnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.79 KB, 7 trang )






Cà tím cho bé ăn dặm ngon miệng và khỏe mạnh


Cà tím mềm, ngọt rất thích hợp cho trẻ ăn dặm bổ sung chất xơ vào bát cháo
thơm ngon hàng ngày. Với quan điểm “cà là độc, không tốt” có rất nhiều mẹ
còn e dè không dám cho bé yêu ăn cà tím mà không để ý đến đây là một loại
thực phẩm giàu protein và có rất nhiều chất bổ khác giúp cho hệ tiêu hóa và
tim mạch.
Trong cà tím có nhiều chất để kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt chất Nasunin
có trong cà tím có công dụng loại bỏ chất sắt dư thừa trong cơ thể, phòng bệnh tim
mạch và ung thư do thừa sắt gây nên.
Mặt khác, tuy không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng “khổng lồ” như khoai lang,
cải bó xôi hay quả bơ nhưng cà tím cũng chứa một lượng lớn vitamin A, folate và
đặc biệt là chất xơ. một phần rất quan trọng của bất kỳ chế độ ăn uống rất tốt cho
tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài đều đặn và điều hòa lưu thông khí trong cơ thể.
Khi nào mẹ có thể cho bé ăn cà tím
Độ tuổi thích hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn cà tím là từ 8 đến 10 tháng tuổi.
Khi chế biến cà tím các mẹ nên nấu chín cả vỏ để giữ được các loại vitamin và chất
dinh dưỡng có trong cà tím. Nhưng nếu trẻ nào có vấn đề về tiêu hóa thì các mẹ lại
chỉ chế biến thịt cà thôi. Mẹ có thể nấu cà tím xay nhuyễn hoặc cà tím hấp như một
loại thức ăn nhẹ. Cà tím rất linh hoạt và có thể được trộn với nhiều loại thức ăn
khác nhau giúp bé đổi vị.
Cách chọn mua cà tím cho bé
Các mẹ hãy chọn mua quả cà tím có vẻ ngoài mịn, sáng bóng, màu tươi, quả có
cuống tươi màu xanh, khi ấn nhẹ tay vào quả cà có độ đàn hồi, không bị héo. Nếu
quả nào có vết sứt, bầm dập và đổi màu thì các mẹ chớ nên chọn vì đó là dấu hiệu


cho thấy thịt bên trong quả cà đã hỏng.
Cách bảo quản

Cà tím rất hợp cho bé đổi vị và tập làm quen với nhiều loại thực phẩm phong phú
Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản cà tím là trong tủ lạnh khoảng 10 độ C. Mẹ tránh cắt
gọt hay làm thủng da trước khi bảo quản vì như thế sẽ dễ làm cà tím nhanh bị
hỏng.
Cà tím cũng không cần rửa trước khi bảo quản mà ngay sau mua về có thể cho vào
tủ lạnh luôn để giữ cho cà được giòn và ngọt. Khi nào ăn mẹ đem cà tím rửa sạch
vỏ, ngâm vào hỗn hợp nước muối cho hết sạch khuẩn rồi chế biến
Nếu chị em mua cà tím trong túi nhựa hoặc bóng kính hãy bỏ cà tím ngay ra khỏi
túi khi mang về đến nhà trước khi cho vào tủ lạnh bởi cà tím bị hấp hơi sẽ rất
nhanh chóng bị thối, hỏng.
Xin mách mẹ một vài công thức ăn dặm lý tưởng với cà tím cho bé:
1. Cà tím hấp (8 tháng +)

Cà tím hấp ngọt, mềm rất phù hợp cho bé ADKN hoặc tập ăn BLW
Khi mới bắt đầu cho bé ăn cà tím, cách chế biến đơn giản và dễ ăn nhất là mẹ hấp
chín cà tím cho bé, thái hạt lựu hoặc thái lát lỏng mềm rồi cho bé dùng tay ăn bốc.
Khi đó bé sẽ cảm nhận được vị của cà tím rõ nhất.
2. Cà tím nướng pho mát (9 tháng +)
Cà tím cũng rất thích hợp để mẹ chế biến món cà tím nướng pho mát. Mẹ có thể
lấy cà tím sạch, cắt thành những lát vừa ăn.
Phết lên hai mặt cà tím một lớp dầu oliu.
Xếp cà tím vào khay nướng, rắc lên mặt pho mát viên dành cho trẻ ăm dặm.
Nướng trong lò ở nhiệt độ 190 độ C trong 10 phút.
3. Cháo cà tím thịt nạc (8 tháng +)

Cà tím đặc biệt thích hợp với cháo thịt băm xay nhuyễn
Sau khi mẹ nấu nồi cháo thịt băm cho bé, có thể cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn cà tím đã

hấp chín rồi cho vào nồi cháo thịt. Bé ăn sẽ thấy vị ngọt của cà và vị ngon đậm của
cháo, chắc chắn các bé sẽ rất ngon miệng.
Chúc các mẹ thành công và chúc các bé ăn cà tím lớn nhanh như thổi.

×