Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

“Kỹ thuật” cho bé ăn dặm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.79 KB, 6 trang )

“Kỹ thuật” cho bé ăn dặm

Bắt đầu như thế nào? Tại sao
lại phải ăn từng chút một?
Bao nhiêu bữa/ngày và khi
nào có thể cho bé tập gặm? là
những băn khoăn thường gặp
của các bà mẹ có con tuổi ăn
dặm.
Nên bắt đầu cho bé ăn dặm
như thế nào?
Sau khi bé tạm thoát khỏi cơn
đói bằng cách bú mẹ hay sữa
công thức, lúc này bạn có thể
cho bé nhấm nhấp 1 - 2 thìa
súp được làm từ ngũ cốc khô có pha với sữa mẹ hoặc sữa
công thức.


Thìa cho trẻ ăn là loại thì mềm (thìa cao su) và sau khi bé
nhấm nháp hết 2 thì súp ngũ cốc thì lại cho bé bú mẹ hay
uống sữa bình.
Với cách này, bé sẽ không cảm thấy bị đói đến mức mà bé
buộc phải thử một thực phẩm mới cũng như quá no để
chẳng thiết tha gì.
Không nên cho bé ăn vào buổi sáng. Hãy chọn một thời
điểm phù hợp với cả 2 mẹ con.
Lúc đầu, bé sẽ có vẻ như là ăn rất ít nhưng bạn hãy kiên
nhẫn, cho bé ăn từng chút một thôi bởi bé đang học kỹ
năng mới mà.
Khi bé ăn 2 - 3 thìa bột/ngày thì có thể cho thêm những


thực phẩm khác vào.
Khi bé đã biết ăn các thực phẩm nghiền thì bạn có thể quấy
bột đặc hơn. Điều này sẽ giúp bé học kỹ năng nhai và nuốt.
Cảm giác thèm ăn sẽ đến sau khi bé được thưởng thức đúng
món “khoái khẩu”.
Khi bé thôi “miệng sáo”, bắt đầu đùa nghịch với thìa, nhè
bột, ngậm trong miệng thì có nghĩa rằng bé đã no.
Tại sao “làm quen” với thức ăn mới cần phải từ từ?
Những thực phẩm mới nên có thời gian “làm quen” vì thế
hãy cho ăn từng chút một. Bé cũng cần có thời gian để
thích ứng với hương vị mới và cảm giác nữa.
Ngoài ra, việc cho bé tập làm quen với thức ăn mới một
cách từ từ sẽ cho phép bạn phát hiện các dấu hiệu của dị
ứng thực phẩm chẳng hạn như tiêu chảy, đau bụng hay nổi
mày đay.
Co bé ăn một loại thực phẩm mới trong vài ngày. Bắt đầu
với các loại quả và rau màu vàng, vốn rất dễ tiêu hóa đối
với trẻ.
Một số chuyên gia khác lại cho rằng nên ăn bắt đầu với rau
xanh tuy nhiên thường thì rau quả màu vàng có vị ngọt nên
bé sẽ chấp nhận hơn vì thé bạn có thể trộn 2 loại rau quả
với nhau để bé không “phản đối”!
Bắt đầu là một vài thìa rau quả trong cùng bữa ăn bột.
Những thực phẩm tốt cho thời điểm bắt đầu ăn dặm là:
chuối, cà rốt, rau, táo, đào, lê, khoai lang, súp lơ và bí ngô
hầm nhừ. Các loại rau quả nghiền nhuyễn này có thể cho
thêm nước sôi, nước mát hay sữa mẹ, sữa công thức để làm
loãng trước khi cho bé ăn.
Bạn cũng có thể nấu cháo rau cho bé. Nước dừa, nước quả
và nước rau ép cũng có thể giới thiệu cho bé trong thời gian

này.
Nếu thấy bé không muốn ăn món ăn mới, bạn dừng lại vài
ngày rồi cho bé thử lại. Bé có thể sẽ chỉ thích thú với vài
loại thực phẩm nhưng bạn nên tiếp tục thử lại các món bé
không thích cho tới khi bé chịu ăn nhiều hơn.
Bao nhiêu bữa/ngày?
Khi bé bước sang tháng thứ 7, bé có thể ăn thức ăn dạng
bột lỏng 3 lần/ngày.
Những thực phẩm thiết yếu của giai đoạn này gồm:
- Bú mẹ hay uống sữa công thức giàu chất sắt. Một lượng
nhỏ nước quả ít ngọt pha với nước sôi, nước mát (1 phần
nước quả cho 10 phần nước) và có thể cho bé uống bằng
thìa thay vì bú bình.
- Ngũ cốc bổ sung chất sắt
- Các loại rau củ như khoai tây, súp lơ xanh, súp lơ trắng,
khoai lang, bí ngô
- Một lượng nhỏ thịt, cá, sữa chua, trứng chín kỹ, đậu lăng
ninh nhừ, phô mai.
- Quả tươi
Lưu ý chung:
- Không cho bé uống mật ong trước 1 tuổi để phòng nguy
cơ ngộ độc
Khi nào cho bé tập gặm?
Khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm ăn uống hơn, bạn có thể
tăng cường thêm những thực phẩm cắt miếng được nấu
mềm. Ở thời điểm 7 – 9 tháng, bé đã sẵn sàng với các món
ăn cần tới khả năng gặm.
Một số món ăn dễ gặm và tốt cho tiêu hóa ở thời điểm này
bao gồm: bánh mỳ, chuối chín, dưa thơm, cà rốt luộc chín,
khoai lang.

Không được để bé một mình với các món ăn này đề phòng
nguy cơ bé bị hóc.

×