Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần tránh khi chế biến món rau cho trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.75 KB, 5 trang )

Những điều cần tránh khi chế
biến món rau cho trẻ



Rau xanh là một trong những nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng
cho cơ thể giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và tăng cường hệ
miễn dịch. Các mẹ nghĩ rằng, cho trẻ ăn rau là việc làm đơn giản nhưng
hóa ra lại khá phức tạp.
Dưới đây là một số lỗi trước, trong và sau khi chế biến món rau cho trẻ
mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý:

1. Cắt trước rửa sau
Lo sợ hóa chất có trong rau không được loại bỏ hết, nhiều mẹ cẩn thận
cắt thật nhỏ rau rồi mới rửa. Sự thật, đây là cách làm hoàn toàn sai lầm
vì như thế mẹ đã vô tình rửa trôi rất nhiều chất dinh dưỡng có trong rau.
Tốt nhất, mẹ nhớ rửa rau sạch rồi mới cắt nhỏ ra chế biến cho bé nhé!

2. Rửa rau không kỹ
Nhiều mẹ tin rằng khi mua rau quả ở cửa hàng rau sạch hay siêu thị thì
chất lượng được đảm bảo tuyệt đối nên yên tẩm rửa rau chỉ với một, hai
lượt nước là đem nấu cho bé ăn. Nhưng thực tế, rau trong siêu thị bẩn
hơn nhiều những gì mắt thường có thể nhìn thất, do đó, đừng để vẻ
ngoài tươi ngon, xanh mát đánh lừa chị em.

Rửa rau cho bữa ăn người lớn cần sạch 1, thì cho trẻ con cần sạch 10. Để
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rau sau khi mua về cần được ngâm
trong nước khoảng 20 phút để chất bẩn, đặc biệt là thuốc trừ sâu trôi ra.
Sau khi ngâm, bạn rửa rau lại từ 2 – 3 lần bằng nước sạch, và sau cùng,
ngâm bằng nước pha chút muối. để ráo và chế biến.


3. Thời gian sơ chế rau cách thời gian nấu quá dài
Khá nhiều chị em có thói quen mua rau thật nhiều về dự trữ. Rảnh rỗi thì
đem nhặt và rửa sạch, sau đó bỏ rau vào tủ lạnh và một thời gian dài sau
mới lấy ra nấu. Cách làm này sẽ khiến rau không còn được tươi ngon và
mất phần nào chất dinh dưỡng.

4. Nấu rau trong nồi đồng
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ
bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc
biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau
khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung
một lúc cho rau mềm.

Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm
như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn
khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.

Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một
lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi
ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim
loại.
Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không
nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của
bé.

5. Tất cả các loại rau đều dùng nấu súp
Nấu soup cũng là cách giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn rau.
Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ nhắc nhở các mẹ, đó là không phải loại rau
nào bạn cũng có thể dùng để nấu soup cho trẻ ăn bởi một số loại rau có
chứa hàm lượng acid oxalic như cải bó xôi, hành tây… có thể gây ảnh

hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ.

Vì sao trẻ lười ăn rau? Nguyên nhân một phần là do ngay từ nhỏ, bố
mẹ đã không chú ý cho con ăn rau. Nhiều phụ huynh chỉ chăm chăm
tính một ngày con ăn cháo được 1 lạng thịt (tôm, cá, trứng) mà không
quan tâm đến lượng rau, vì cho rằng rau nghèo dinh dưỡng, rồi rau
không phải là chất bổ, ăn nhiều rau dễ tiêu chảy, phân xanh… nên trẻ
không biết ăn rau. Do đó, cần cho trẻ ăn rau ngay khi bắt đầu thời kỳ ăn
bổ sung.

Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cho trẻ ăn rau bằng cách băm, giã nhỏ lá rau
xanh cho lẫn vào bột, cháo, tăng từ ít đến nhiều, ăn đa dạng các loại rau.

Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, lúc đầu có thể thái rau nhỏ, nấu canh cho trẻ.
Khi nấu cũng chọn loại rau thích hợp, nấu thành món canh ngon kích
thích trẻ ăn như rau mồng tơi, rau đay nấu với cua, rau ngót nấu thịt,
sườn, rau cải nấu với cá rô…

×