Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyên đề 3 việc phân tích MTBN giúp ích gì cho nhà quản trị tổ chức doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.89 KB, 17 trang )

Chuyên đề 3 (câu 6)
Việc phân tích môi trường bên ngoài giúp
ích gì cho nhà QT tổ chức /doanh nghiệp.
Hãy nêu ví dụ về ảnh hưởng của môi
trường bên ngoài đến hoạt động của một
tổ chức / doanh nghiệp cụ thể.
Việc phân tich môi trường bên ngoài giúp ích gì cho nhà quản trị tổ chức?
A.Phân tích tác động của môi trường nói chung
1. Khái niệm môi trường
Môi trường hoạt động của tổ chức là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như từ
bên ngoài thường xuyên tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của
tổ chức.
2. Phân loại môi trường
Căn cứ theo phạm vị và cấp độ, có thể phân loại môi trường thành các loại sau:
 Môi trường bên ngoài: Bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài gồm 3 cấp độ:
- Môi trường toàn cầu: Được hình thành từ các yêu tố kinh tế, chính trị-pháp lí,
văn hóa xã hội, dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi toàn cầu.
- Môi trường tổng quát: Môi trường tổng quát: Bao gồm các yếu tố như kinh tế,
chính trị-pháp lí, văn hóa xã hội, dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi một
quốc gia.
- Môi trường ngành (Môi trường tác nghiệp): Được hình thành tùy thuộc vào
những điều kiện sản xuất kinh doanh từng ngành. Môi trường này bao gồm các
yếu tố như: Khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những người cung cấp và các
nhóm áp lực.
 Môi trường nội bộ: Bao gồm các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, có ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường nội bộ bao gồm nhiều yếu tố
như: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu phát triển, cơ sở vật
chất, tài chính, văn hóa tổ chức…

3. Vai trò của yếu tố môi trường


Một tổ chức không tồn tại biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với môi trường.
Nếu diễn tiến theo hướng thuận lợi, môi trường có thể tạo ra cơ hội thuận lợi cho hoạt
động của tổ chức. Ngược lại, nó có thể đe dọa và gây thiệt hại cho tổ chức. Do đó, để
quản trị một tổ chức hiệu quả không chỉ đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề nội bộ mà
quan trọng hơn là phải quản trị được các yếu tố tác động từ môi trường.
Nhìn chung, môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức ở các
mặt sau:
• Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
• Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
• Kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Các nhà quản trị cần dành nhiều thời gian để khảo sát và dự đoán yếu tố biến đổi của
môi trường và coi đó như công việc đầu tiên phải tiến hành thường xuyên trong hoạt
động của mình. Việc phân tích các yếu tố môi trường có thể giúp cung cấp cho nhà quản
trị những dữ liệu quan trọng, làm cơ sở cho việc ra quyết định và thực hiện quyết định
quản trị. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể:
• Xác định được hiện trạng môi trường + Dự báo những xu hướng biến động tại
từng thời điểm.
• Nhận định được những tác động có tính chất thuận lợi và khó khăn đối với doanh
nghiệp từng thời điểm
• Chủ động định hướng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách linh
hoạt nhằm giảm thiểu các rủi ro và tận dụng cơ hội.
4. Lưu ý khi phân tích môi trường
Nghiên cứu môi trường là một tiến trình cần được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng. Để
thành công, nói chung các nhà quản trị đều cần:
 Xem xét ở cả trạng thái tĩnh và động. Nhờ đó, việc tìm hiểu môi trường giúp các
nhà quản trị có được thông tin đầy đủ và hữu ích để đưa ra quyết định quan trị
hiệu quả nhất.
- Ở trạng thái tĩnh, cần xác định: Kết cấu của môi trường; Tính chất, tình trạng
và và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong kết cấu đối với hoạt động của
doanh nghiệp

- Ở trạng thái động, cần chú ý: Dự đoán xu hướng vận động và biến đổi của từng
loại yếu tố và từng loại môi trường; Mối quan hệ tác động qua lại của các yếu
tố và các cấp độ môi trường.
 Phương diện quốc tế trong nghiên cứu môi trường.
B.Phân tích tác động của môi trường bên ngoài
Thực tiễn quản trị ở các tố chức, doanh nghiệp ngày càng khẳng định cách thức quản
trị phụ thuộc vào tính chất của môi trường, đặc biệt là phải hướng ra bên ngoài và điều
chỉnh tùy thuộc vào những xu hướng của môi trường bên ngoài – vốn là những yếu tố mà
doanh nghiệp ít có khả năng tác động và thay đổi. Do đó, có thể nói, trong thời đại ngày
nay, các doanh nghiệp muốn thành công phải có khả năng phản ứng nhanh với những
thay đổi nhanh chóng và đa diện của môi trường bên ngoài.
Sau đây, chúng ta sẽ đi vào phân tích vai trò của từng loại môi trường bên ngoài cụ
thể đối vớ tổ chức.
1. Môi trường toàn cầu
Khái niệm: Được hình thành từ các yêu tố kinh tế, chính trị-pháp lí, văn hóa xã hội,
dân số, tự nhiên, công nghệ… ở phạm vi toàn cầu.
Một số các yếu tố của môi trường toàn cầu mà các nhà quản trị cần quan tâm bao
gồm:
• Các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội tại các quốc gia, khu vực và toàn thế
giới
• Các rào cản về thuế quan và văn hóa
• Sự hình thành và phát triển của các khu vực tự do thương mại
• Sự tồn tại, phát triển, cơ chế vận hành và những ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế
lớn
• Các tác động của những định chế tài chính quan trọng trên thế giới
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang lan rộng như hiện nay, sự ảnh hưởng của
môi trường toàn cầu đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia nói chung cũng như đối với
từng doanh nghiệp nói riêng là không thể tránh khỏi. Những cơ hội và đe dọa trực tiếp
hoặc gián tiếp mà những biến động của môi trường toàn cầu đặt ra cho các tổ chức,
doanh nghiệp ngày càng to lớn.

VD: Tác động lan truyền của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; Chỉ số chứng khoán
của Việt Nam bị tác động bởi các biến động của thị trường chứng khoán của các nền
kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật, EU ; Những tác động do biến động trong giá trị
của các ngoại tệ mạnh.
Do đó, vấn đề nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế không chỉ có ý nghĩa với
các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động ở môi trường nước ngoài mà ngay cả những
doanh nghiệp chỉ hoạt động ở thị trường trong nước cũng cần nghiên cứu.
Yêu cầu đặt ra cho nhà quản trị là phải có năng lực nhận thức và dự báo những thay
đổi của môi trường toàn cầu, từ đó chủ động định hướng kế hoạch hoạt động của tổ chức
một cách linh hoạt nhằm giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội.
2. Môi trường tổng quát
Đặc điểm tác động của môi trường tổng quát:
• Ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp
• Công ty khó có thể ảnh hưởng và kiểm soát được
• Sự thay đổi của môi trường tổng quát có tác dụng làm thay đổi cục diện của môi
trường ngành và môi trường nội bộ.
• Mỗi yếu tố của môi trường tổng quát có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc
lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
• Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo
từng ngành, thậm chí theo từng doanh nghiệp.
Sau đây là một số các yếu tố của môi trường toàn cầu mà các nhà quản trị cần quan
tâm:
2.1 Môi trường kinh tế
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• GDP, GNP: Quyết định dung lượng thị trường
• Thu nhập thực tế bình quân đầu người: Tác động đến quy mô và tính chất của thị
trường
• Lạm phát: Ảnh hưởng đến sức mua, sự lành mạnh của nền kinh tế, tính rủi ro
trong đầu tư
• Lãi suất: Tác động đến nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp, khả năng mở

rộng/thu hẹp sản xuất, sức tiêu thụ của khách hàng.
• Thuế: Chi phí của doanh nghiệp
• Thị trường chứng khoán: Ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như tạo ra cơ hội hoặc
rủi ro cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp
• Cán cân mậu dịch
• Tỷ giá
Đặc điểm tác động:
• Môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản
trị, đặc biệt là quản trị doanh nghiệp
• Tác động có tính trực tiếp hơnvà năng động hơn so với nhiều yếu tố khác của môi
trường tổng quát.
• Chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các
ngành khác nhau.
• Có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp.
2.2 Môi trường chính trị và luật pháp
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Đường lối chính sách của chính phủ: Vai trò điều tiết vĩ mô. Chính phủ vừa là
người điều hành kiểm soát, vừa là người cung cấp thông tin vĩ mô, vừa có thể là khách
hàng
• Hệ thống pháp luật hiện hành: Những quy luật ràng buộc đòi hỏi tổ chức phải tuân
theo
• Diễn biến chính trị trong nước
• Các xu hướng ngoại giao, chính trị
Yêu cầu đặt ra cho nhà quản trị:
• Nắm bắt được những quan điểm, quy định, ưu tiên, những chương trình chi tiêu
của chính phủ.
• Trong điều kiện có thể, tổ chức còn phải cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp,
thậm chí có thể phải vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra môi trường thuận lợi.
• Hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật
• Nhạy cảm với những thay đổi biến động về các xu hướng chính trị, đối ngoại.

2.3 Môi trường văn hóa xã hội
Khái niệm: Những chuẩn mực giá trị được chấp nhận bởi một xã hội hoặc một nền
văn hóa cụ thể.
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, xu hướng chọn nghề nghiệp
• Những phong tục, tập quán, truyền thống
• Những quan tâm và ưu tiên của xã hội
• Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
Đặc điểm tác động:
• Là cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị tổ chức
• Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa xã hội một phần là hệ quả của những tác động
lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố
khác
• Tác động dài hạn
• Tác động tinh tế đến mức đôi khi khó mà nhận biết được
• Phạm vi tác động thường rất rộng
Yêu cầu đặt ra:
• Có chiến lược thích ứng để đáp ứng với từng khu vực có đặc điểm văn hóa khác
nhau.
• Các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia có thể sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố
văn hóa và do đó cần xây dựng chiến lược thích ứng.
• Môi trường văn hóa xã hội có nhiều biến động, thay đổi rất tinh tế. Do đó, không
những phải nhận thức được những nét văn hóa đang hiện diện mà còn phải dự báo chiều
hướng biến đổi của chúng trong tương lai để có thể chủ động trong chiến lược quản trị.
2.4 Môi trường dân số
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Tổng dân số, Tỷ lệ tăng của dân số
• Tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, phân phối thu nhập
• Tuổi thọ, tỷ lệ sinh-tử
• Các xu hướng chuyển dịch dân số.

Đặc điểm tác động:
• Một yếu tố quan trọng, thường xuyên ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi
trường tổng quát, đặc biệt là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố xã hội và yếu tố kinh
tế:
• Cung cấp những thông tin quan trọngcho các nhà quản trị trong việc hoạch định
chiến lược
2.5 Môi trường tự nhiên
Một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất:
• Vị trí địa lý
• Khí hậu
• Cảnh quan thiên nhiên
• Địa hình
• Đất đai
• Tài nguyên khoáng sản
• Mức độ ô nhiễm
Đặc điểm tác động:
• Luôn là một yếu tố quan trọng trong đời sống con người
• Một trong những yếu tố quyết định đầu vào sản xuất.
• Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên là một yếu tố rất quan trọng để
hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
• Môi trường tự nhiên đang có những biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng trong giai
đoạn gần đây
Yêu cầu đặt ra:
• Ưu tiên phát triển các hoạt động có khả năng khai thác tốt các điều kiện và lợi thế
của môi trường tự nhiên trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo và làm phong phú thêm
nguồn tài nguyên sẵn có.
• Phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Chuyển dần từ
sử dụng các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo sang các nguồn tài nguyên bền
vững hơn hoặc các vật liệu nhân tạo
• Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm theo hướng thân thiện hơn

với môi trường.
2.6 Môi trường công nghệ
Đặc điểm tác động:
 Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa
đối với các doanh nghiệp.
- Áp lực và đe dọa mà sự phát triển công nghệ tạo ra bao gồm: Sự xuất hiện
nhanh chóng của các sản phẩm mới thay thế đe dọa các sản phẩm truyền thống
của ngành hiện hữu; Công nghệ mới xuất hiện khiến công nghệ cũ nhanh
chóng lỗi thời; Những người xâm nhập mới xuất hiện nhanh làm tăng áp lực
cạnh tranh; Vòng đời công nghệ rút ngắn nhanh chóng tạo ra áp lực phải rút
ngắn thời gian khấu hao.
- Cơ hội dọa mà sự phát triển công nghệ tạo ra bao gồm: Giúp nâng cao hiệu quả
sản xuất, tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là cho những doanh nghiệp mới; Tạo
điều kiện để phát triển và hoàn thiện sản phẩm ở các ngành; Giúp hạ giá thành
và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời mở rộng tính năng sản phẩm và tạo
điều kiện cho sự ra đời của các thị trường mới.
 Ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào
hiện nay không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại.
 Áp lực của yêu cầu phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự phát triển công
nghệ khác nhau theo ngành. Công nghệ trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng đối
với những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh.
Yêu cầu đặt ra:
 Nỗ lực đổi mới công nghệ, bắt kịp và tận dụng đà phát triển khoa học kĩ thuật để
tăng khả năng cạnh tranh và tránh nguy cơ bị tụt hậu.
 Đối với những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kĩ thuật nhanh chóng, quá trình
đánh giá những cơ hội và thách thức mà môi trường công nghệ đem lại là một yếu
tố đặc biệt quan trọng.
 Đối với những ngành nhận được sự khuyến khích, tài trợ của chính phủ cho việc
nghiên cứu phát triển, cần tranh thủ cơ hội từ sự trợ giúp này.
3. Môi trường ngành (Môi trường tác nghiệp)

Đặc điểm tác động của môi trường ngành:
• Môi trường tác nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
kinh doanh đó.
• Hình thành tùy thuộc vào đặc điểm từng ngành
• Có tác động trực tiếp và thường xuyên đến kết quả hoạt động của tổ chức, doanh
nghiệp
• Được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm
3.1 Khách hàng
Ảnh hưởng:
• Một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh
• Quyết định đầu ra cho doanh nghiệp
Yêu cầu đặt ra:
• Khảo sát cẩn trọng, tập trung làm rõ một số khía cạnh như:
- Khách hàng là ai? Nhu cầu và thị hiếu của họ? Những khuynh hướng trong
tương lai của khách hàng
- Ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp?
- Mức độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp
- Áp lực hiện tại của khách hàng đối với doanh nghiệp và xu hướng sắp tới
• Thiết lập chiến lược tiếp cận phù hợp
3.2 Người cung ứng
Ảnh hưởng:
• Cung ứng các nguồn lực đầu vào cho doanh nghiệp
• Một số nhóm nhà cung ứng có thể tạo ra các chính sách và qui định ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Yêu cầu đặt ra:
• Tìm hiểu rõ về nhà cung ứng, tạo được mối quan hệ gắn bó, tin cậy.
• Đa dạng hóa nguồn cung ứng để tránh tình trạng bị động, phụ thuộc.
3.3 Đối thủ cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh trong thời điểm hiện nay ngày càng khốc liệt, có thể đến từ:
• Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu: Nhóm cạnh tranh được quan tâm

nhiều nhất
• Nguy cơ xâm nhập mới
• Các sản phẩm thay thế
Yêu cầu đặt ra:
• Nghiên cứu để hiểu rõ đối thủ, so sánh với mình để từ đó đưa ra chính sách thích
hợp nhằm giảm thiểu rủi ro
• Tiếp cận khoa học, tránh chủ quan trong đánh giá
• Nâng cao năng lực bản thân, tận dụng sự phát triển của công nghệ để tăng hiệu
quả sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành
• Tạo ra sự gắn bó trung thành từ phía khách hàng đối với doanh nghiệp
3.4 Các nhóm áp lực xã hội
Bao gồm:
• Cộng đồng dân cư
• Dư luận xã hội
• Các tổ chức công đoàn
• Truyền thông
Yêu cầu đặt ra:
• Thường xuyên mở rộng thông tin với các nhóm áp lực trong cộng đồng
• Nắm bắt kịp thời ý kiến, dư luận từ các nhóm áp lực xã hội
• Tranh thủ sự ủng hộ và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các nhóm áp lực xã hội
4. Ví dụ: Hãy nêu ví dụ về ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động của
một tổ chức / doanh nghiệp cụ thể.
4.1 Giới thiệu chung về công ty Unilever:
Unilever là một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới
chuyên sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm, chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia
đình. Unilever là tập đoàn của Anh và Hà Lan, được thành lập từ năm 1930 trên cơ sở
hợp nhất của hai tập đoàn Margarine Unie (Hà Lan) và Lever Brother (Anh). Từ năm
1995, Unilever đã đầu tư hơn 120 triệu USD vào hai doanh nghiệp tại Việt Nam là Công
ty Liên doanh Lever Việt Nam và Công ty 100% vốn nước ngoài Unilever Bestfoods &
Elida P/S. Unilever vừa kỷ niệm mười năm ngày chính thức có mặt tại Việt Nam và đón

nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Nhà nước Việt Nam trao tặng.
Unilever có hơn 265000nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên
thế giới ngoài ra hãng này còn có mặt trên thị trường của 70 quốc gia khác. Nghành sản
xuất thực phẩm của Unilever đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nestles.
Các nhãn hàng của Unilever như: Lipton, Knorr, Omo, Sunsilk, Clear, Dove, P/S,
Lifebouy, Pond's, Lux, Hazeline, luôn dẫn đầu trong các ngành hàng và liên tục được
người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Biểu tượng logo của Unilever là chữ U in trên mọi nhãn hàng.
Trụ sở chính của Unilever VN: Tòa nhà UNILEVER,tại số 156 Nguyễn Lương
Bằng,phường Tân Phong,Quận 7.
Nằm trong khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng,với tổng diện tích 10.000 m2,bao gồm 1
tầng trệt,3 tầng lầu,hệ thống canteen,phòng tập thể dục,khu vực giao tiếp với khách hàng
và người tiêu dùng;với trang thiết bị IT hiện đại,đáp ứng mọi tiêu chuẩn hàng đầu về môi
trường sinh thái và môi trường làm việc
Việc xây dựng Trụ sở mới đánh dấu bước phát triển mới của Unilever Việt Nam sau
hơn 12 năm có mặt tại Việt Nam,tiếp tục khẳng định thành công và sự cam kết của
Unilever đối với thị trường Việt Nam,với phương châm"Unilever tự hào lớn mạnh cùng
Việt Nam".
Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu
thế giới với các ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia
đình.Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995,tới nay công ty đã đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ
và đã trở thành một trong các nhà đầu tư thành công nhất ở Việt Nam với 2 doanh nghiệp:
Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia
đình (bột giặt OMO, Viso, xà bông và sữa tắm Lux, Lifeboy, Dove, dầu gội Sunsilk,
Clear, Lifeboy, các loại nước vệ sinh gia đình Vim, nước rửa chén bát Sunlight, các loại
sữa rửa mặt và kem dưỡng da Ponds, Hazeline ) và Công ty TNHH Unilever Việt Nam
chuyên về các sản phẩm thực phẩm,trà và các đồ uống từ trà,các sản phẩm chăm sóc vệ
sinh răng miệng (trà Lipton nhãn vàng, Lipton Icetea, nước mắm và bột nêm Knorr)
Ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty Unilever Việt Nam đã không ngừng nỗ lực
phấn đấu,tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,đào tạo và phát triển nhân

lực,hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước,chấp hành tốt chủ trương chính
sách của Nhà nước và đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng.
Unilever Việt Nam được xem là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài
thành công nhất trong các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng. Công ty hiện có đội
ngũ nhân viên gồm 3.000 lao động trực tiếp và gián tiếp,và gián tiếp tạo việc làm cho
khoảng 6.000 người thông qua các nhà cung cấp và các đại lý.
Unilever luôn ý thức và tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng,đóng góp
nâng cao đời sống,sức khỏe của người dân Việt Nam. Trong 10 năm qua Công ty đã dành
hơn 200 tỷ đồng, kết hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban
ngành địa phương thực hiện một số chương trình lớn dài hạn trong các lĩnh vực y tế, giáo
dục,x óa đói giảm nghèo, và phòng chống thiên tai
4.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
4.2.1. Môi trường vĩ mô
4.2.1.1 Kinh tế - dân cư
a) Kinh tế
- Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế
Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư
nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng
ngân sách.
- Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hóa ) đã phát triển hơn
nhiều. Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đã và đang được đầu tư
thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực.
- Unilever đến Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới, có nhiều “đất”
để kinh doanh.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất tốt, thu nhập bình quân đầu người ngày
càng tăng cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao.
b) Dân cư
- Bên cạnh mô hình gia đình mở rộng các mô hình gia đình kết hôn, phi truyền thống
Cũng có gia tăng và chiếm 1 phần ngày càng lớn, và có sự khác biệt lớn trong việc quyết
định tiêu dùng với mô hình gia đình mở rộng.

- Sự phân bố dân cư ở VN rất không đồng đều. Dân số sống ở Nông thôn chiếm 72%
- Quy mô dân số lớn 86 triệu người (thứ 13 thế giới), mỗi năm tăng thêm khoảng 1
triêu. Người VN cần cù , ham học hỏi, được đánh giá là dễ tiếp thu kiến thức, công nghệ
mới.,Vì vậy, hứa hẹn nguồn nhân lực có chất lượng cho Unilever
- Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao,nhất là ở khu vực thành thị. Tỷ lệ người tốt
nghiệp đại học, cao đẳng khá cao so với các nước; hơn nữa lao động trí óc ở Việt Nam
giỏi suất sắc về công nghệ- nên đây cũng là một nguồn nhân lực khá dồi dào cho công ty.
- Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông
bà, cô chú,v.v ),tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu của
công ty.
4.2.1.2 Văn hóa –Xã hội
- Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc
- Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm
không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác.
- Việt Nam có quốc giáo là Phật Giáo, truyền thống phong tục lễ giáo đậm nét của
người Á Đông.
- Văn hóa vùng miền, tỉnh thành phố, quận huyện, làng xã.
- Có sự tiếp thu văn hóa từ các quốc gia khác, ngày càng rõ, đặc biệt là giới trẻ. Tuy
nhiên giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi,hưởng
thụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi,nghiêm khắc Một
số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại cuộc sống
hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư
tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam.
4.2.2 Môi Trường vi mô
4.2.2.1. Khách hàng
Khách hàng mục tiêu của Clear men là giới trẻ thế hệ tuổi từ 18-29, hiện có phần tự
lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần
lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng.
4.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường dầu gội nam đang sôi động hơn bao giờ hết, sau thành công của X-Men

nhiều người đã tiên đoán rằng dầu gội nam sẽ là mảnh đất màu mỡ để các công ty hãng
mỹ phẩm lớn ra sức gieo hạt để hái được quả ngọt sau này. Quả không sai, lần lượt các
nhãn hiệu dầu gội nam khác ra đời, các nhãn hiệu trước đó thì không ngừng có các động
thái phát triển thị trường rất đáng kể: Romano “chịu chơi” tài trợ cho phát sóng World
Cup 2006, Ramus và Dermylan sử dụng hình ảnh của 2 người mẫu nam nổi tiếng Bình
Minh và Đức Tiến để quảng cáo sản phẩm của mình.
Còn Unilever luôn được coi là một đại gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với chiến
dịch “bao phủ toàn diện”, Unilever có vẻ như muốn độc chiếm thị trường Việt Nam với
các nhãn hiệu nổi tiếng như: Omo, dove, clear, sunsilk, PS… cho thấy Unilever đã tập
trung tấn công vào một thị trường nào thị đều diễn ra một cuộc chiến ác liệt cả. Trong thi
trường dầu gội Unilever và P&G được coi là hai “ông lớn”. Giữa họ diễn ra những cuộc
cạnh tranh khốc liệt đánh bật các đối thủ yếu thế khác ra ngoài. Vào thời điểm X-Men ra
đời, Unilever và P&G cũng đã nhìn ra khe hở thị trường khá lớn đó rồi. Thậm chí, P&G
cũng có một dòng sản phẩm Head & Shoulders dành cho nam giới trong một thời gian.
Tuy nhiên, vì cuộc chiến giữa hai kẻ khổng lồ lại diễn ra trong thị trường dầu gội dành
cho nữ, nên các sản phẩm dành cho nam không được 2 hãng chú ý tới. Tuy nhiên, khi X-
Men có sự tăng trưởng vượt bậc trên thị trường dầu gội tới năm 2007 đã đạt được 7,5 %
thị phần toàn thị trường, và 60% thị trường dầu gội nam, điều này khiến hai “ ông lớn”
phải giật mình. Và hệ quả tất yếu là sự ra đời không kém phần hoành tráng của Clear-
Men - “đứa em út”.
Trong gia đình Unilever, Clear-Men được ưu đãi tuyệt đối bằng những khoản chi cho
các chiến dịch marketing khổng lồ. Với lợi thế của một đại gia, Unilever có lẽ như muốn
đẩy X-Men vào thế đường cùng vậy. Chiến dịch “Quà tặng yêu thương” cùng với đại sứ
thương hiệu là Bi Rain đã tạo ra cơn lốc mang âm điệu clear khắp Bắc, Trung, Nam. Tiếp
theo là tài trợ cho chương trình Viet Nam Idol của cả nhãn hàng Clear, kết hợp với chiến
dịch marketing 360 độ: TVC, print Ad, activation, sampling, chương trình khuyến mãi
cho người tiêu dùng… Và tới bây giờ, Clear men đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong phân
khúc dầu gội trị gàu dành cho nam giới.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị học. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Khoa Quản

trị kinh doanh. Nhà xuất bản Phương Đông. 2011
2. Quản trị học. Nguyễn Hải Sản. Nhà xuất bản Thống kê. 2003
3. Kiến Thức Nền Tảng - MBA Cơ Bản. Tom Gorman. Trần Thị Thái Hà (Dịch
giả). Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 2009.
4. Quản trị học – Những vấn đề cơ bản. TS. Hà Văn Hội. NXB Thông Tin Truyền
Thông. 2009
5. Quản trị học căn bản. Donnelly, James H, Ja. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
2008.
6. www.sch.vn/jquery /46b2c08405ea53d646add260dcc2797c.pdf
7. Bài giảng Phân tích môi trường bên ngoài. Phạm Xuân Lan-Đinh Thái Hoàng.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển quản trị CEMD.
8. Bài giảng chương 3.Phân tích môi trường bên ngoài. Bộ môn Quản trị chiến
lược. Đại học thương mại: />truong-ben-ngoai-Doanh-Nghie%CC%A3p.tailieu

×