Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 cơ bản”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.17 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Phạm vi áp dụng của đề tài...........................................................................1
II. NỘI DUNG.....................................................................................................1
1. Thực trạng việc sử dụng bài tập thí nghiệm chương “Các định luật bảo
toàn” Vật lý lớp10 cơ bản.................................................................................1
1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về bài tập thí nghiệm.....................1
1.2. Thực trạng sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lý 10 cơ bản.2
1.3. Nguyên nhân...........................................................................................2
2. Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Các định luật bảo toàn” Vật
lý 10 cơ bản.......................................................................................................3
2.1. Yêu cầu chung........................................................................................3
2.2. Phương pháp xây dựng bài tập thí nghiệm Vật lý..................................4
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Các định luật bảo tồn”
Vật lý 10 cơ bản.............................................................................................4
2.3.1. Bài tập có hướng dẫn giải.................................................................4
2.3.2. Bài tập tự giải.................................................................................12
2.4. Thiết kế một số tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập thí
nghiệm đã xây dựng.....................................................................................13
2.4.1. Bài học luyện giải bài tập...............................................................13
2.4.2. Bài học ôn tập chương....................................................................17
2.4.3. Bài học kiểm tra đánh giá...............................................................21
2.4.4. Bài học ngoại khóa.........................................................................22
III. KẾT LUẬN.................................................................................................25
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm............................................................25
2. Kiến nghị:....................................................................................................26
3. Hướng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm.............................................26

0



I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bài tập thí nghiệm vật lý có nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày, có
thể giải trong lúc dạo chơi, đi tham quan du lịch, các bài tập mang tính thiết kế,
sáng tạo, nhằm kích thích hứng thú học tập, óc tò mò quan sát và sáng tạo của
học sinh. Khi giải cácbài tập thí nghiệm, học sinh khơng chỉ thực hiện các thao
tác chân tay mà còn được rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp,
phán đốn, xây dựng phương án thí nghiệm, dự đốn kết quả thí nghiệm, quan
sát, đo đạc xử lý số liệu, rút ra kết luận, so sánh như là một nhà khoa học, nhà
nghiên cứu. Ngồi ra cịn khắc phục được tình trạng áp dụng cơng thức một
cách máy móc, bài tập thí nghiệm là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ
năng thực hiện các thao tác tư duy và phương pháp suy luận trong học tập vật lý
góp phần bồi dưỡng tư duy vật lý cho học sinh.
Tuy nhiên, ở các trường trung học phổ thông nước ta hiện nay việc dạy bài
tập thí nghiệm hầu như khơng được chú ý đến. Sau lần thay sách giáo khoa năm
học 2006-2007 các bài tập thí nghiệm đã được quan tâm chú ý hơn, song số
lượng vẫn cịn rất ít so với các bài tập thông thường. Việc không phát huy được
tác dụng của bài tập thí nghiệm đã làm hạn chế chất lượng dạy và học vật lý nói
chung và tay nghề thực hành của học sinh nói riêng, đây là điểm thua thiệt của
học sinh nước ta so với nước ngoài.
Trong chương “ Các định luật bảo toàn” Vật lý lớp 10 cơ bản có nhiều kiến
thức được áp dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên, nhiều kiến thức rất gần
gũi với đời sống hàng ngày, và được áp dụng tính tốn trong khoa học kỹ thuật
hiện đại. Tuy nhiên, bài tập thí nghiệm để rèn luyện tư duy vật lý cho học sinh
thì q ít. Để kiến thức mà học sinh học được đến gần với thực tiễn hơn thì nên
có nhiều bài tập thí nghiệm hơn nữa. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học chương “Các định luật bảo tồn” nói riêng và vật lí lớp 10 cơ bản
nói chung, từ thực tế áp dụng giảng dạy, tơi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm
“Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Các định luật

bảo tồn” Vật lý lớp 10 cơ bản”.
2. Phạm vi áp dụng của đề tài.
Đề tài được áp dụng trong dạy chương “Các định luật bảo tồn” Vật lý lớp
10 cơ bản thơng qua việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng việc sử dụng bài tập thí nghiệm chương “Các định luật
bảo tồn” Vật lý lớp10 cơ bản.
1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về bài tập thí nghiệm.
Qua khảo sát thực tế giáo viên tại trường đang công tác và một số trường
trên địa bàn cùng huyện, trong số giáo viên được hỏi cho thấy nhận thức của
giáo viên về bài tập thí nghiệm ở trường phổ thơng hiện nay như sau:
Đa số giáo viên đã nhận thức đúng thế nào là bài tập thí nghiệm vật lý. Tuy
nhiên, một số giáo viên cịn hiểu hạn hẹp về bài tập thí nghiệm vật lý, họ cho
rằng bài tập thí nghiệm vật lý chỉ để xác định một số đại lượng nào đó hoặc
1


kiểm tra tính chân thực của lời giải lý thuyết hay sự phụ thuộc giữa các đại
lượng vật lý hoặc để mơ tả q trình vật lý nào đó. Tuy nhiên đó là một khái
niệm rất ít được đề cập tới trong quá trình giảng dạy. Nhiệm vụ mà giáo viên ra
về nhà cho học sinh sau các buổi học là làm các bài tập định lượng trong sách
giáo khoa và sách bài tập hay giải theo các dạng bài tập trong sách tham khảo,
nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập phục vụ cho các kỳ thi, còn các mục tiêu
khác của q trình dạy học thì khơng được chú ý đúng mức. Như thế làm học
sinh không mấy mặn mà với nhiệm vụ của môn học Vật lý, đặc trưng của môn
học Vật lý là môn học thực nghiệm. Đây cũng là một trong các lý do khiến tay
nghề thực hành của học sinh ta yếu, và khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết
vào thực tế chưa cao.
1.2. Thực trạng sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lý 10 cơ
bản.

Thơng qua thăm dị trực tiếp giáo viên, thông tin liên lạc bằng điện
thoại, qua mail tôi thấy đa số các giáo viên khi đuợc hỏi về việc sử dụng các bài
tập thí nghiệm trong dạy học Vật lý như thế nào, đều cho rằng chưa bao giờ sử
dụng bài tập thí nghiệm vật lý, con số này chiếm khoảng 70 o/o, có chăng thì
cũng chỉ dạy các bài thực hành trong sách giáo khoa quy định. Trong dạy học
giáo viên chủ yếu là sử dụng bài tập định lượng (khoảng 80 o/o) và một số ít sử
dụng bài tập định tính ở sách giáo khoa, sách bài tập hoặc những tài liệu tham
khảo khác. Một số ít giáo viên có sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học
nhưng rất ít và chỉ sử dụng bài tập thí nghiệm định tính, ở mức độ là yêu cầu
học sinh quan sát rồi giải thích hiện tượng xảy ra, hoặc đưa ra được phương án
thí nghiệm để xác định đại lượng vật lý nào đó. Phạm vi sử dụng bài tập thí
nghiệm cũng rất hạn hẹp, chủ yếu dùng để đặt vấn đề như là thí nghiệm biểu
diễn của giáo viên, cịn học sinh khơng được làm tại lớp. Chỉ sử dụng bài tập thí
nghiệm trong một số chương hay trong các câu lạc bộ vật lý, bồi dưỡng học sinh
giỏi hay ở một số trường chuyên mới quan tâm.
1.3. Nguyên nhân.
- Sách giáo khoa, sách bài tập Vật lý 10 chương trình cơ bản thì hầu như
khơng có mặt bài tập thí nghiệm, trong sách bài tập vật lý 10 nâng cao thì có 3 bài
trong tổng số 69 bài tập của chương “ Các định luật bảo toàn”. Như vậy sách giáo
khoa mới đã có chú trọng đến loại bài tập thí nghiệm nhưng số lượng cịn hạn chế
so với tác dụng của nó. Mà sách giáo khoa và sách bài tập Vật lý là hai tài liệu cơ
bản dùng cho giáo viên và học sinh. Chính vì thế nhiều học sinh khơng biết bài
tập thí nghiệm là thế nào. Đây là chỗ thiếu cần bổ sung... Mặt khác, trong thị
trường hiện nay các tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh rất đa dạng,
phong phú về số lượng cũng như chủng loại nhưng hầu như khơng có tài liệu
chun về bài tập thí nghiệm. Qua tìm hiểu các sách tham khảo khác của Vật lý
10 của các tác giả như: Vũ Thanh Khiết, Đỗ Hương Trà, Mai Trọng Ý, Trương
Thọ Lương, Phan Hồng Văn, Lương Dun Bình,... thì chúng tơi nhận thấy
trong đó khơng có mặt của bài tập vật lí. Bởi các tài liệu tham khảo chủ yếu gây
hấp dẫn học sinh bằng cách đưa ra nhiều dạng bài tập và mới, lạ, với các phương

pháp giải hay. Để nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh,

2


nhằm đạt được kết quả cao trong các kì kiểm tra và thi cử chứ không chú trọng
rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh.
- Do thói quen dạy học chay, chủ yếu là phương pháp thuyết trình đã
in sâu vào nếp nghĩ của một bộ phận giáo viên. Thậm chí các thí nghiệm được
tiến hành dưới dạng mơ tả, rồi đưa ra kết luận có sẵn.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn, thiết bị cũ kỹ; có mới thì khơng đồng bộ,
nhanh hỏng, tuổi thọ khơng cao, dùng một thời gian thì khơng cịn chính xác,
nên giáo viên không thực sự mặn mà.
- Trong các tiết kiểm tra thông thường trên lớp cho đến các kỳ thi học
sinh giỏi tỉnh, cho đến các kỳ thi đại học, cao đẳng dạng bài tập thí nghiệm hầu
như khơng có. Chưa nói đến kiểm tra, thi cử hiện nay chủ yếu là theo hình thức
trắc nghiệm cũng là một trở ngại lớn trong việc đưa bài tập thí nghiệm vào kiểm
tra, đánh giá. Để sử dụng bài tập thí nghiệm trong kiểm tra, đánh giá thì phải
kiểm tra theo hình thức tự luận. Thi như thế nào thì dạy học như thế đó, đây là
hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học.
- Ngồi ra, việc giải bài tập thí nghiệm địi hỏi phải làm thí nghiệm. Vì vậy,
phải có thiết bị thí nghiệm. Trong điều hiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, ở các
trường phổ thông hiện nay chỉ đáp ứng một phần nhỏ với những thiết bị đơn
giản. Sự quá tải của chương trình về lý thuyết cũng là một nguyên nhân quan
trọng. Trong điều kiện lớp học với gần 40 học sinh thời gian 45 phút, nội dung
kiến thức phải nghiên cứu thì quá nhiều nên giáo viên và học sinh gặp nhiều khó
khăn trong việc tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm và bài tập thí nghiệm
trong dạy học. Việc không phát huy được tác dụng của bài tập đã làm hạn chế
chất lượng dạy và học Vật lý và không phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo
của học sinh. Ngồi ra, qua tìm hiểu ngun nhân của thực trạng này là do cịn

có một số quan niệm cho rằng. Bài tập thí nghiệm là khó, lại cần thiết bị, thời
gian lại hạn hẹp khơng thể làm được.
Từ thực trạng trên, tôi thấy trong thực tế dạy học, bài tập thí nghiệm rất ít
sử dụng đến. Do đó phần nào chưa đáp ứng được mục tiêu của quá trình dạy
học. Để khắc phục tình trạng đó theo tơi nghĩ cần phải nghiên cứu và xây dựng
một hệ thống bài tập thí nghiệm hợp lý trong chương trình Vật lý phổ thơng.
Trong khn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tập trung xây dựng và
sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp
10 cơ bản sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức và hiểu sâu hơn. Hi vọng
những kết quả này tạo được động lực thúc đẩy việc sử dụng bài tập thí nghiệm
nói riêng và thí nghiệm Vật lý nói chung trong dạy học theo hướng đổi mới
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo
của học sinh.
2. Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Các định luật bảo
toàn” Vật lý 10 cơ bản.
2.1. Yêu cầu chung.
- Các bài tập thí nghiệm nhằm củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức
vật lý về các định luật bảo tồn trong trường phổ thơng. Mặt khác, nhằm bồi
dưỡng tư duy vật lý cho học sinh bao gồm các thao tác tư duy lôgic và tư duy
thực hành.

3


- Về mặt giáo dục: Các bài tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hàng
ngày có thể giải trong lúc dạo chơi, đi tham quan, dã ngoại, các bài tập mang
tính thiết kế, sáng tạo nhằm bồi dưỡng hứng thú học mơn Vật lý, lịng u khoa
học, óc tò mò quan sát, sáng tạo của học sinh.
Hệ thống bài tập thí nghiệm phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, để mọi học sinh đều có thể giải được ở các mức độ khó dễ

khác nhau. Hệ thống bài tập thí nghiệm của chương “ Các định luật bảo toàn”
được phân chia theo từng dạng theo cấu trúc nội dung bài học của sách giáo
khoa để thuận tiện cho việc học tập và giảng dạy. Nội dung của bài tập phải phù
hợp với kiến thức cơ bản của chương trình sách giáo khoa và thiết thực, gần gũi
với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Thiết bị thí nghiệm đơn giản, dễ tìm
kiếm, dễ chế tạo hoặc có sẵn ở phịng thực hành của nhà trường.
2.2. Phương pháp xây dựng bài tập thí nghiệm Vật lý.
Hiện nay trong sách bài tập vật lý 10 của chương trình nâng cao đã có 3 bài
tập thí nghiệm trong tổng số 69 bài tập của chương, cịn chương trình cơ bản thì
hầu như khơng có, do đó chúng ta cần phải xây dựng, tuyển chọn các bài tập thí
nghiệm theo các hướng sau:
- Dựa vào các bài tập thông thường trong sách giáo khoa, sách bài tập vật
lý ở chương trình cơ bản, bằng cách thay đổi các dữ kiện, chuyển phương thức
giải từ việc áp dụng đơn thuần các cơng thức để tìm ra kết quả sang việc phải
làm thí nghiệm để tìm ra kết quả, đơn giản hóa yêu cầu... để được một bài tập
thí nghiệm phù hợp với học sinh học theo chương trình cơ bản.
- Xuất phát từ những sự kiện, những yêu cầu do cuộc sống đòi hỏi, kết
hợp với yêu cầu của chương trình mơn học để sáng tạo thêm những bài tập thí
nghiệm hợp lý.
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Các định luật bảo
tồn” Vật lý 10 cơ bản.
2.3.1. Bài tập có hướng dẫn giải.
Bài 1: (Quan sát, mơ tả, giải thích) Một xe lăn có gắn quả bóng cao su đã
thổi căng. Thả cho khí trong quả bóng phụt ra. Làm thí nghiệm, quan sát hiện
tượng và giải thích kết quả quan sát.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Khi khí phụt ra phía sau thì xe chuyển động như thế nào?
- Tại sao xe lại có chiều chuyển động như thế?
- Lấy ví dụ về các chuyển động có nguyên tắc tương tự với chuyển động
trên (trong tự nhiên? Trong kỹ thuật?)

Hướng dẫn :
r
- Ban đầu xe và bóng đứng yên, động lượng của hệ bằng 0
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ xe và bóng ngay trước và
r

r

r

sau khi khí phụt ra: MV  mvr  0 suy ra: V  

m r
v , dấu “ – ” chứng tỏ xe chuyển
M

động ngược chiều
với khí.
r
Với: m, vr là khối lượng, vận tốc của khí phụt ra.
M , V là khối lượng và vận tốc của xe ngay sau khi khí phụt ra.

4


Bài 2: (Quan sát, giải thích) Trong giờ học quốc phịng, khi tập bắn súng
AK, tại sao em phải tì súng vào vai?
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Khi đạn bay ra khỏi nịng súng thì súng có xu hướng chuyển động như thế
nào?

- Để giảm tốc độ giật lùi của súng ta phải làm gì?
Hướng dẫn:
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, vận tốc của súng giật lùi
r

m r
r
v . ( v là vận tốc của đạn khi vừa ra khỏi nòng súng).
M
m
1
- Tốc độ giật lùi của súng: V = .v , V ~
M
M

khi bắn là V  

- Để giảm tốc độ giật lùi của súng V người ta phải tì súng vào vai nhằm
tăng khối lượng M.
Bài 3: (Đo đại lượng vật lí - mức độ 2) Làm thế nào để xác định được gần
đúng khối lượng của 1 chiếc thuyền nan neo cạnh bờ hồ với chiếc thước dây
làm dụng cụ.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Ta có thể làm cho thuyền di chuyển bằng cách nào?
- Người đi đều trên thuyền thì thuyền sẽ chuyển động như thế nào?
(phương, chiều, độ lớn của vận tốc).
- Vậy chỉ cần đo những đại lượng nào để có thể tìm được khối lượng M của
thuyền?
Hướng dẫn:
r

- Ta lên thuyền đi từ mũi đến lái rvới vận tốc v (đối với thuyền), thuyền sẽ
chuyển động ngược lại với vận tốc V , người đi hết chiều dài của thuyền l thì
thuyền sẽ dịch chuyển được 1 khoảng x.
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng viết biểu thức cho hệ người thuyền?
r

r

r

r

+ m(v  V )  MV  0 suy ra khối lượng thuyền: M =

ml
m.
x
l
t

+ với độ lớn vận tốc của người và thuyền được xác định: v = ,V 

x
. Dùng
t

thước đo l, x và khối lượng người đã biết m, ta tính được M.
Bài 4: (Quan sát, mơ tả, giải thích) Điều gì sẽ xảy ra khi kéo một quả cầu
ngồi cùng (hoặc nhóm 2, 3 quả cầu) lệch 1 góc  rồi thả cho va chạm với quả
cầu kế tiếp? Biết các quả cầu giống hệt nhau. Bỏ qua sức cản khơng khí.


1

65432

Câu hỏi định hướng tư duy:

5


- Khi thả cho bi 1 chuyển động, hiện tượng xảy ra như thế nào?
- Khi bi 1 chuyển động về vị trí cân bằng thì các bi cịn lại chuyển động
như thế nào?
Gợi ý: + Quá trình chuyển động của bi 1 tuân theo định luật bảo toàn nào?
+ Khi va chạm, quả cầu thứ 2 nhận được vận tốc như thế nào so với
quả cầu 1? Lần lượt đến các quả cầu kế tiếp...
+ Đến quả cầu cuối cùng sẽ chuyển động như thế nào?
- Tương tự với trường hợp kéo nhóm 2,3 quả cầu.
Bài 5: (Đo đại lượng vật lí)
Cho dụng cụ: thước mm, đồng hồ, 1 khúc gỗ trơn nhẵn, 1 máng trơn
nhẵn, súng đồ chơi, đạn bằng nút nhựa.
Bắn đạn dính vào khúc gỗ cả 2 chuyển động với vận tốc V. Hãy xác định
tốc độ của viên đạn nhựa khi được bắn dính vào gỗ?
m
M
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Va chạm giữa đạn và khúc gỗ thuộc loại nào?
- Sau va chạm hệ đạn và khúc gỗ chuyển động như thế nào?
- Để xác định được vận tốc của đạn khi cắm vào gỗ ta cần đo những đại
lượng nào?

Hướng dẫn:
- Xét hệ đạn và khúc gỗ là hệ kín.
- Gọi m, v là khối lượng, vận tốc của đạn. M là khối lượng của gỗ. V là vận
tốc của hệ sau va chạm.
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có phương trình: mv =
(M+m).V
- Sau va chạm hệ chuyển động thẳng đều, nên V =
v

S
t

( M  m).V ( M  m) S

. . Đo S trong khoảng thời gian t sẽ tìm được
m
m
t

vận tốc của đạn.
Bài 6: (Phương án thí nghiệm) Trong một vụ va chạm giao thơng, một xe
con đang đứng yên bên đường bất ngờ một xe tải chạy tới, tài xế đã đạp phanh
nhưng vẫn bị đâm vào đuôi xe con, cả hai trượt một quãng đường rồi dừng. Để
xác định vận tốc của xe tải ngay trước va chạm, các chú Cảnh sát giao thơng có
thể làm như thế nào?
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Để tìm vận tốc xe tải ngay trước va chạm ta dùng kiến thức nào?
- Sau va chạm tính chất chuyển động của 2 xe là gì? Ta có thể đo quãng
đường 2 xe trượt được sau va chạm không?
Hướng dẫn:

+ Gọi m, v là khối lượng, vận tốc của xe tải trước va chạm.
V là vận tốc của 2 xe sau va chạm.
+ áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ 2 xe va chạm mềm:
mv = (M+m).V  v 

( M  m).V
m

6


+ Sau va chạm 2 xe chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại. Từ kết quả
động học: - v02 = 2aS =V2,
gia tốc của 2 xe trượt: a = -

Fms
= -  g . Khối lượng các xe đã biết, tra
mM

bảng hệ số ma sát từ đó tìm được v.
Bài 7: (Đo đại lượng vật lí)
Cho 2 xe lăn: một xe khối lượng m1=100g, một xe m2 chưa biết, thước mm,
máng ngang, lò xo (lò xo lá), sợi chỉ. Xác định khối lượng xe thứ 2 mà không
dùng cân.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Hãy nêu phương án thí nghiệm để có thể xác định khối lượng của một xe
lăn mà không dùng cân?
M
M
1


2

- Khi đốt sợi chỉ hiện tượng xảy ra như thế nào?
- Sau tương tác 2 xe chuyển động như thế nào, tính chất chuyển động là gì?
- Tìm mối quan hệ giữa khối lượng xe và các đại lượng khác?
Hướng dẫn:
+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
r

r

r

m v1  mv2  0 suy ra:

m1 v2

(1)
m2 v1

+ Sau đó 2 xe chuyển động chậm dần rồi dừng:
v12 = 2.a1.S1
v22 = 2.a2. S2

với a1=

Fms1
F
  g , a2  ms 2   g  a1  a2   g

m1
m2
v12 S1

(2)
v22 S2

+ Từ (1) và (2):

m1

m2

S2
. Đo S1, S2 thì xác định được m2.
S1

Bài 8: (Quan sát, giải thích). Trong trị chơi tàu lượn trên đường trịn bán
kính r, người ta phải cho tàu di chuyển từ độ cao tối thiểu 2,5r. Hãy giải thích
cách làm này?
Câu hỏi định hướng tư duy:
B

A

r

h

r


- Trong thiết kế trò chơi tàu lượn người ta chú ý đến độ cao nơi tàu bắt đầu
chuyển động nhằm mục đích gì?
- Để tàu qua được vị trí cao nhất B mà khơng bị rơi xuống cần điều kiện gì?

7


- Độ cao tối thiểu sẽ có giá trị nhỏ nhất trong trường hợp nào?
Hướng dẫn: Độ cao tối thiểu sẽ có giá trị nhỏ nhất khi bỏ qua ma sát giữa
xe và máng trượt.
+ Áp dụng định luật bảo tồn cơ năng cho 2 vị trí A và B:
WA=WB  mgh  mg.2r 

mv 2
(1)
2

+ Điều kiện để tàu khơng rời máng trịn: áp lực N  0 hay phản lực Q  0 ,
với ở B trường hợp giới hạn khi vật rời máng thì phản lực Q = 0 (cịn Q thì tàu
r r r
cịn ép vào máng): P  Q  Fht 

mv 2
 mg  v 2  gr (2)
r

+ Từ (1) và (2) : giá trị của h nhỏ nhất:
h = hmin = 2,5r.
Bài 9: (giải thích). Hãy quan sát trị chơi bi-a, khi ta bắn một hòn bi chuyển

động với vận tốc v đến va chạm lệch tâm với hòn bi khác đang đứng yên. Sau
va chạm 2 bi bật theo 2 hướng vng góc với nhau. Tại sao?
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Trong va chạm đàn hồi 2 bi (giống hệt nhau) chuyển động tuân theo
những định luật bảo toàn nào?
Hướng dẫn:
r
r
r
r r r
+ định luật bảo toàn động lượng: m v  m.v1  m.v2  v  v1  v2
+ định luật bảo toàn động năng:
r r
 v1  v2 .

mv 2 mv12 mv22


 v 2  v12  v22
2
2
2

Bài 10: (Đo đại lượng vật lí)
Xác định khối lượng viên bi với các dụng cụ: 1 viên bi thép đã biết khối
lượng, một viên bi ve chưa biết khối lượng, giá thí nghiệm, 2 dây cùng chiều
dài, thước, bột dẻo.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Hãy nêu 1 phương án thí nghiệm để xác định khối lượng viên bi ve? (với
gợi ý trên: 2 sợi dây cùng chiều dài, giá thí nghiệm, bột dẻo). Trình bày cách

làm thí nghiệm?
- Khi đó hệ 2 viên bi chuyển động tuân theo định luật bảo toàn nào?
Hướng dẫn:
+ Dùng dây treo 2 viên bi lên giá thí nghiệm, dính ít bột dẻo vào 1 trong 2
viên bi. Kéo 1 viên bi lên vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng 1 góc 
nào đó rồi thả cho va chạm mềm với viên bi cịn lại.
+ Áp dụng định luật bảo tồn động lượng khi 2 bi va chạm mềm: m 1v1
=(m1+m2).V (1)
+ Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho bi 1 trước va chạm:
m1v12
m1gh1 =
2

(2)
(m1  m2 ).V 2
 (m1  m2 ) gh2 (3)
2
h1 ( m1  m2 ) 2

. Đo h1, h2 xác định được m2 khi
h2
m12

cho 2 bi dính nhau sau va chạm ta có:
+ Từ (1), (2) và (3) ta có :
biết m1.

8



Bài 11: (Phương án thí nghiệm). Với các dụng cụ: 1 súng giun, thước mm,
đạn. Hãy trình bày 1 phương án thí nghiệm để có thể xác định vận tốc của viên
đạn được bắn đi từ khẩu súng cao su của em khi nó rời khỏi súng và khi nó rơi
xuống đất.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Hãy trình bày 1 phương án thí nghiệm để xác định vận tốc của viên đạn
được bắn đi từ khẩu súng cao su?
- Có thể bắn theo những hướng nào?
* Phương án 1: bắn súng theo phương ngang ở độ cao h:
- Chuyển động của viên đạn được bắn đi theo quỹ đạo gì?
- Cơ năng của đạn ở vị trí bắn và vị trí chạm đất có liên hệ với nhau như
thế nào?( bỏ qua sức cản khơng khí).
- Theo động học, vận tốc viên đạn bắn đi có thể tính theo công thức nào?
Hướng dẫn:
+ Tầm xa: S = v0.t, với t =

2h
S
g
suy ra v0. v0=  S .
g
t
2h

+ Áp dụng định luật bảo tồn cơ năng cho vị trí bắn và vị trí chạm đất của
đạn:
W1 =W2  mgh 

mv02 mvc2


 vc  …
2
2

* Phương án 2: Bắn thẳng đứng.
* Phương án 3: bắn xiên lên.
Bài 12: (Thiết lập- minh họa đinh luật) Với các dụng cụ: giá đỡ có khớp
nối, hai viên bi, thước mm . Hãy kiểm tra định luật bảo toàn cơ năng.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Nêu phương án kiểm tra định luật bảo toàn cơ năng?
Gợi ý: định luật bảo toàn cơ năng đúng trong điều kiện nào?
- Nếu thả viên bi 1 trên máng nghiêng thì sau khi hết máng, viên bi chuyển
động như thế nào? Có thể xác định được vận tốc của bi khi rời máng ngang
được không? Nêu cách xác định.
1
- Tại điểm cuối của khớp nối- trên máng ngang- ta đặt viên bi 2, sau khi bi
1 va chạm với bi 2 thì bi 2 chuyển động như thế nào? Xác định vận tốc của bi 2
ngay sau va chạm.
2
- Tính cơ năng của bi 2 lúc rời máng
ngang và khi chạm đất, so sánh 2 giá trị đó?
Hướng dẫn:
Lắp ráp thí nghiệm như hình vẽ:
h
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
-Thời gian bi 2 chuyển động trong không khí:

2

2h

t=
g

- tầm xa: S = v0.t suy ra v0 =

S
= v0x.
t

- Vận tốc khi chạm đất: v  v02x  v 2y với vy = gt.

9

H

S

C


Vậy cần đo h, S để tìm t, v0.
-Ta có cơ năng của bi 2:
+ Lúc rời máng ngang: W1 = mgh +
+ Lúc chạm đất:

W2 =

1
m.v02 =....
2


1
m.v 2 =.....
2

- So sánh W1 với W2.
-Nhận xét:
Bài 13: (phương án thí nghiệm) Với một viên bi, thước mm có thể kiểm tra
định luật bảo tồn cơ năng được khơng? Hãy nêu phương án làm.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Định luật bảo toàn cơ năng đúng trong điều kiện nào?
- Hãy trình bày các phương án thí nghiệm có thể, sau đó chọn phương án
tối ưu nhất/
- điều kiện tiến hành đơn giản và giống nhau sau mỗi lần tiến hành.
Hướng dẫn:
+ Có thể học sinh sẽ nêu các phương án: ném vật lên thẳng đứng, ném theo
phương ngang, ném xiên, thả bi rơi tự do trong khơng khí,... Nhưng thả rơi tự do
có điều kiện vận tốc ban đầu bằng 0, và được thả cùng một vị trí xác định được,
sai số sẽ ít hơn. Cịn các phương án khác nếu làm nhiều lần thì sẽ có sai lệch
điều kiện, dẫn đến sai số nhiều hơn.
+ Thả bi tự do từ độ cao h, cơ năng của bi: W = mgh (so với đất)
+ Khi chạm đất, có vận tốc v thì cơ năng của bi: W’ =

1 2
mv
2

Với vận tốc khi chạm đất được xác định bằng công thức rơi tự do: t =
v = gt = g


2h
,
g

2h
.
g

+ So sánh W với W’. Nhận xét.
Bài 14: (phương án thí nghiệm) Với các dụng cụ: túi cát nhỏ, sợi dây, giá
treo, súng nhựa đồ chơi, đạn bằng nút nhựa, thước mm. Hãy nêu phương án thí
nghiệm xác định vận tốc của viên đạn được bắn ra từ súng đồ chơi của em.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Từ các dụng cụ đã cho, hãy trình bày 1 phương án thí nghiệm để xác định
vận tốc của đạn được bắn ra?
- Treo túi cát lên làm con lắc, bắn viên đạn theo phương ngang dính vào túi
cát, sau va chạm hệ đạn – túi cát chuyển động như thế nào?
- Trước va chạm và sau va chạm hệ chuyển động tuân theo những định luật
bảo toàn nào?
Hướng dẫn:
- Treo túi cát lên làm con lắc đơn có khối lượng M.
- Giai đoạn 1: Bắn đạn m theo phương ngang với vận tốc v, đến cắm vào
túi cát, cả 2 chuyển động với vận tốc V:
+ Áp dụng
định luật bảo toàn động lượng cho hệ đạn và túi cát:
r
r
m.v  ( M  m).V

10



Theo phương ngang: v 

M m
.V
m

(1).

- Giai đoạn 2: Khi hệ chuyển động như con lắc đơn khối lượng( M+m) lên
đến
1
( M  m).V 2  ( M  m).g .h
2
Với h = l (1- cos  ). Suy ra V = 2 gl (1  cos  ) . (2)
( M  m)
. 2 gl (1  cos  ) .
Thay (2) vào (1) tìm được v của đạn. v 
m
Đo chiều dài con lắc l, góc  ; xác định khối lượng túi cát M, khối lượng

+ Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:

đạn nhựa m ta sẽ tìm được vận tốc của đạn v.
Bài 15: (Đo đại lượng vật lí) Cho dụng cụ: 1 mặt phẳng nghiêng, một khúc
gỗ có khối lượng đã biết, đồng hồ, thước mm. Hãy tiến hành và giải thích một
phương án thí nghiệm để xác định nhiệt lượng tỏa ra khi khúc gỗ trượt trên mặt
phẳng nghiêng (không vận tốc ban đầu)?
Câu hỏi định hướng tư duy:

- Để xác định lượng nhiệt tỏa ra khi khúc gỗ trượt trên mặt phẳng nghiêng,
ta phải bố trí thí nghiệm như thế nào?
- Xác định lượng nhiệt tỏa ra khi khúc gỗ trượt trên mặt phẳng nghiêng
bằng cách nào? Hãy thiết lập phương trình.
- Cần phải đo những đại lượng gì? Bằng dụng cụ nào?
Gợi ý: khúc gỗ trượt trên mặt phẳng nghiêng cơ năng có bảo tồn khơng?
Hướng dẫn:
* Phương án thí nghiệm: Cho khúc gỗ trượt trên mặt phẳng nghiêng một
quãng đường S, đo thời gian chuyển động của nó.
m

h

S
t

+ Do có ma sát nên 1 phần cơ năng chuyển thành nhiệt Q.
+ Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng: Q = W1- W2= mgh -

mv 2
.
2

at 2
+ Tìm v- vận tốc cuối quãng đường S bằng động học: S =
và v2 = 2aS
2
2
4S
Nên v2 = 2 . Đo h, S, t sẽ tìm được Q.

t

Bài 16: (phương án thí nghiệm) Cho dụng cụ: Một chiếc búa, một cái cọc,
thước mm. Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để có thể xác định được
lực cản trung bình của đất?

11


Câu hỏi định hướng tư duy:
- Để xác định lực cản trung bình của đất lên cây cọc ta cần làm gì?
- Hãy phân tích từng giai đoạn chuyển động của hệ búa – cọc trong q
trình đóng cọc đó.
- Với mỗi giai đoạn ta có thể tìm được vận tốc của búa, của hệ búa – cọc
bằng cách nào?
- Lực cản trung bình của đất được xác định thơng qua đại lượng nào?
Hướng dẫn:
+ Vận tốc búa khi chạm cọc: v = 2gh
+ va chạm mềm, áp dụng DDLBT động lượng: mv = ( M+m)V , tìm V.
+ Cơng của lực cản bằng độ giảm cơ năng của hệ búa- cọc.
F .S  W 

( M  m).V 2
 (m  M ).gS .( Chọn mốc thế năng tại mặt đất nên
2

thế năng của hệ khi cọc ngập sâu S là âm). Từ đó tìm F.
Bài 17: (Nghiên cứu, chế tạo) Hãy chế tạo mơ hình một động cơ chuyển
động bằng phản lực.
Gợi ý: 1. Ơ tơ nhựa gắn quả bóng cao su trên lưng.

2. Quả bóng cao su được thổi căng dính với ống nhựa cho trượt trên
dây.
3. Tên lửa nước.
2.3.2. Bài tập tự giải.
Bài 1B: (Giải thích) Trong lúc chơi bóng chuyền, một bạn HS thả quả bóng
từ độ cao h xuống đất rồi nó nảy lên. Một bạn khác quan sát thấy bóng
khơng nảy lên đến độ cao ban đầu liền ra câu hỏi: Tại sao bóng khơng nảy lên
đến độ cao ban đầu? Bao nhiêu phần trăm năng lượng của bóng đã chuyển thành
nhiệt khi chạm đất( lần thứ nhất)? Bỏ qua sức cản không khí.
Bài 2B: (Đo đại lượng vật lí) Quy định của nhà trường học sinh đến cổng
phải xuống dắt xe. Bạn Hà đang đi xe đạp điện với tốc độ 25km/h thì hãm
phanh để vào cổng trường. Hà mới bảo Thanh đi bên cạnh rằng cậu tính xem lực
hãm trung bình của xe tớ hôm nay là bao nhiêu?
HD: Sử dụng định lý độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực
(trọng lực, phản lực, lực hãm phanh).
Bài 3B: (phương án thí nghiệm) Dụng cụ: một lị xo có độ cứng K, máng
trơn nhẵn, giá đỡ, 1 viên bi ve (có móc), đất sét, thước mm, súng nhựa đồ chơi.
Hãy tìm cách xác định vận tốc viên đạn bắn ra từ súng.
Gợi ý: lắp ráp TN như hình vẽ.
Bài 4B: (Đo đại lượng vật lí) Dụng cụ là một viên bi ve, 1 cái bảng con
(miếng gỗ mỏng), giá đỡ, thước mm. Để viên bi rơi từ mép bàn xuống tấm bảng
con đặt nghiêng 450 so với phương ngang. Hãy làm thí nghiệm xác định vị trí
đặt bảng con để bi rơi xuống đất xa nhất.
Bài 5B: (phương án thí nghiệm) Một chiếc thuyền nan neo đậu theo
phương vng góc với bờ sơng, chỉ có người chèo thuyền ngồi trên đó phía gần
bờ. Một người khách đứng trên bờ muốn bước xuống thuyền để đi ngắm cảnh

12



nhưng khơng đến nơi. Làm thế nào để có thể cho thuyền vào gần bờ để người
khách bước xuống được?
2.4. Thiết kế một số tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập thí
nghiệm đã xây dựng.
2.4.1. Bài học luyện giải bài tập.
Sau khi học sinh đã nắm được lý thuyết, cần cho các em làm bài tập để
hiểu kiến thức sâu sắc hơn, vững chắc hơn, tổng quát hơn. Đặc biệt bài tập thí
nghiệm là bài tập vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực
tiễn, là những bài tập rèn luyện kỹ năng, rèn luyện tay nghề...Nếu khơng giải bài
tập đó và sự vận dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể thì việc nắm kiến
thức lý thuyết chỉ là hời hợt, hình thức. Trong giờ bài tập vật lí, tính tích cực
hoạt động của học sinh được nâng cao so với giờ lý thuyết. Phần Vật lý nào
trong chương trình phổ thơng khơng có hoặc ít bài tập thì học sinh học phần đó
đều khơng chắc, họ ngại học phần đó.
Cơng việc giải bài tập được học sinh tiến hành ở nhà, giờ bài tập trên lớp
nhằm khái quát phương pháp chung giải bài tập một phần nào đó và giải đáp
những khó khăn, thắc mắc của học sinh. Giờ học bài tập vật lí có thể chia làm 2
giai đoạn:
- Giai đoạn xây dựng phương pháp giải bài tập.
- Giai đoạn rèn luyện kỹ năng.
Ở giai đoạn đầu thông qua một số bàn tập mẫu, giáo viên phải khái quát
hoá thành phương pháp chung giải một loại bài tập nào đó. Giai đoạn tiếp theo
là q trình luyện tập vận dụng phương pháp đã có để giải các bài tập tương tự.
Giai đoạn này chủ yếu được học sinh thực hiện ở nhà, đây là lúc tính tự lực của
học sinh được bộc lộ nhiều nhất. Các bài tập thí nghiện được sử dụng trong giai
đoạn này sau khi học sinh đã làm thành thạo các bài tập, tỏ ra nắm vững các
kiến thức cơ bản thuộc một phần nào đó và phương pháp vận dụng chúng giải
các bài tốn cụ thể thơng thường, giáo viên cho học sinh một số bài tập thí
nghiệm về nhà. Trong giờ học làm bài tập vật lí là sự thảo luận của học sinh về
các lời giải khác nhau, giáo viên đóng vai trò trọng tài.

* Phương pháp tiến hành giờ lên lớp bài tập vật lí:
- Cơng tác chuẩn bị:
+ Giao bài tập về nhà cho học sinh gồm các loại: Định tính, định lượng và
bài tập thí nghiệm.
+ Chuẩn bị thiết bị thí nghiệm cần thiết.
+ Chuẩn bị kế hoạch bài học (Giáo án lên lớp).
- Tiến hành bài học theo kế hoạch đã chuẩn bị.
- Đánh giá bài học.
Điều chỉnh những bất hợp lý, bổ sung hoặc sửa đổi nếu cần thiết. Trong 3
giai đoạn trên của việc tiến hành giờ lên lớp giải bài tập vật lí thì giai đoạn
chuẩn bị là bước quan trọng có tính quyết định. Trong đó giáo án lên lớp là cơng
việc chủ yếu của việc chuẩn bị.
Giáo án 1. Tiết bài tập có sử dụng bài tập thí nghiệm.
Tiết 41. Bài tập về định luật bảo toàn động lượng.
I. Mục tiêu:

13


1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững nội dung định luật bảo toàn động lượng,
vận dụng viết được biểu thức định luật trong một số trường hợp cụ thể.
2. Kỹ năng: - Biết vận dụng định luật bảo toàn động lượng vào giải thích
một số hiện tượng trong thực tế. Vận dụng biểu thức định luật để giải một số bài
tập đơn giản.
- Vận dụng kiến thức định luật bảo tồn động lượng để giải
được bài tập thí nghiệm đơn giản: biết thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành
thí nghiệm, đo đạc và xử lý số liệu được.
3. Thái độ:
- Nhìn nhận các hiện tượng xảy ra trong thực tế một cách
khoa học và thích thú vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải thích các hiện tượng

đó.
- Được trình bày và thực hiện phương án thí nghiệm có kết
quả, tạo lịng tin cho học sinh, kích thích sự hăng say học tập vật lý cho học
sinh.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: - Kiến thức định luật bảo toàn động lượng.
- Dụng cụ thí nghiệm của bài tập thí nghiệm (đã được giao về
nhà).
1. Xe lăn, quả bóng cao su.
2. Hai xe lăn có hệ số ma sát giống nhau, một xe khối lượng
10g, một xe chưa biết khối lượng, sợi chỉ, lò xo lá, thước mm.
Giáo viên: - chuẩn bị giáo án.
- giao bài tập cho học sinh làm trước buổi học bài tập.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện xuất phát ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu hS trả lời các - Cá nhân trả lời A. Kiến thức cần nhớ:
câu hỏi:
câu hỏi.
- Định luật bảo toàn động
-Phát biểu và viết biểu
lượng:
thức định luật bảo toàn
+Nội dung: Động lượng của
động lượng? Viết cho
một hệ cô lậpr được bảo tồn.
trường hợp hệ 2 vật?
+Biểu thức: p  khơng đổi

Điều kiện áp dụng.
+ Hệ 2 vật:
r r
r
r
p1  p2  p '1  p '2 hay
r
r
r
r
m 1.v1  m2 .v2  m1.v1 ' m2 .v2 '
+ Điều kiện áp dụng: Hệ kín
( có khi hệ kín theo một phương
thì vẫn áp dụng được ĐLBT
động lượng theo phương đó).
Hoạt động 2: (38 phút) Tìm hiểu bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
-1 HS đọc đề
B. Bài tập
Bài 1:(bài tập thí nghiệm) - Quan sát thí Bài 1:
Gắn một quả bóng cao su nghiệm, cá nhân - Quan sát thí nghiệm: Khi
trên xe lăn. Thổi căng quả tham gia trả lời câu bóng phụt khí ra sau thì xe

14


bóng. Thả xe lăn trên mặt

bàn đồng thời thả bóng cho
khí phụt ra. Quan sát và
giải thích chuyển động của
xe.
- Khi khí phụt ra phía
sau thì xe chuyển động như
thế nào?
- Tại sao xe lại có
chiều chuyển động như
thế? Hãy chứng minh bằng
cách viết biểu thức vận tốc
của xe.
- Trong tự nhiên có
con vật nào, trong khoa
học kỹ thuật có động cơ
nào có cơ chế chuyển
động như thế này?
- GV nhận xét, đánh giá
kết quả, hợp thức hóa đáp
án.
Bài 2: (Bài tập cơ sở) Hai
xe có khối lượng m1= 1kg
và m2 = 3kg đặt trên mặt
phẳng nằm ngang và lúc
đầu đứng n. Khi đốt dây
giữ lị xo thì lị xo bật ra
làm 2 xe chuyển động. Xe
1 đi được S1 = 1,8m thì
dừng. Hỏi xe 2 đi được
quãng đường bao nhiêu.

Biết hệ số ma sát giữa 2 xe
và mặt đường là như nhau.
M1

M2

- Yêu cầu 1 HS đọc bài và
tóm tắt.
- Để khảo sát chuyển động
của 2 xe sau tương tác, cần
xác định vận tốc ban đầu
của chúng bằng cách nào?
- lưu ý: thời gian áp dụng

hỏi để đưa ra lời chuyển động tiến về trước
giải của bài.
- Giải thích:
+ Áp dụng ĐLBT động
lượng cho hệ khí m1 và xe
- xe chuyển động m2 ngay khi bóng
phụt khí:
r
r r
ngược chiều khí m 1.v1  m2 .v2  0 suy ra:
r
phụt ra.
m1.v1
r
- Áp dụng ĐLBT v2   m2
động lượng.

Vậy khi bóng phụt khí ra
- Trong tự nhiên có sau tạo phản lực đẩy cho xe
con
sứa,
mực tiến về trước (ngược chiều
chuyển động bằng chuyển động của khí).
phản lực. Trong
khoa học kỹ thuật
có tên lửa chuyển
động bằng phản lực.
- Ghi kết luận.
- 1 HS đọc đề, tóm
tắt.
- Phân tích bài tốn,
xác định các đại
lượng đã cho và cần
tìm. Từ đó đưa ra
hướng giải quyết
bài toán.

Bài 2:
- Gọi v1, v2 là vận tốc của 2
xe ngay sau khi lò xo bật.
-Áp dụng ĐLBT động lượng
trong thời gian ngắn ngay
trước và sau khi
lò xo bật:
r
r
r

m1.v1  m2 .v2  0

Ta có độ lớn các vận tốc:
m1v1= m2v2 hay
v1 m2

(1)
v2 m1
- Gọi  là hệ số ma sát. Sau

khi có được vận tốc 2 xe
chuyển động chậm dần đều
do có ma sát, độ lớn gia tốc
Cá nhân trả lời câu 2 xe nhận được là:
Fms1
hỏi:
a1 = a2 = m   g
1
- Áp dụng ĐLBT
động lượng trong - Áp dụng công thức động
2
2
thời gian ngắn ngay học: v1 = 2aS1, v2 = 2aS2
2
trước và sau khi lị Ta có: v1  S1 (2)
v22 S2
xo bật.
-Do có lực ma sát -Từ (1) và (2):
tác dụng nên khơng v12 S1 m22



9
cịn là hệ kín, do v22 S2 m12
vậy động lượng 2

15


ĐLBT động lượng là
khoảng nào?
- Sau khi tương tác các xe
chuyển động như thế nào?
Gia tốc bao nhiêu?
- Thiết lập quan hệ giữa
khối lượng và quãng
đường các xe đi được cho
đến lúc dừng?
- Vậy để giải bài toán áp
dụng định luật bảo toàn
động lượng cần qua những
bước nào?

xe triệt tiêu dần,
chúng chuyển động
chậm dần đều:
- Áp dụng các công
thức động học để
tính quãng đường
chuyển động của 2
xe.


Suy ra: S2 =

Đáp số
* Phương pháp ĐLBT
động lượng:
- Xét hệ kín
- Xác định tổng động lượng
của hệ trước và sau tương
tác
- Viết phương trình định luật
bảo tồn động lượng cho hệ.
- Xác định các đại lượng đã
cho và đại lượng cần tìm,
giải phương trình, tìm kết
quả.
Bài 3: Từ kết quả bài 2, ta
v

Bài 3: bài tập thí nghiệm
(Trên cơ sở bài tập 2).
Cho 2 xe lăn có khối lượng
m1 = 10g, m2 chưa biết, - Cá nhân HS trả
thước mm, lò xo lá, sợi chỉ. lời:
Làm thế nào để xác định - Đại diện 2
được khối lượng xe thứ 2 nhóm(đã chia về
nhà) nêu phương án
mà khơng dùng cân.
- Cho 2 nhóm trình bày thí nghiệm. Trình
PATN của mình, thảo luận, bày cách làm, thảo

sau đó GV chọn PA khả thi luận với nhau.
hơn (như bài tập 2) để tiến - Tiến hành một
phương án khả thi
hành đo m2.
( như bài tập 2). Lấy
- Yêu cầu:
+ làm thí nghiệm ít nhất 3 số liệu, xử lý số liệu
lần để lấy giá trị trung và kết luận khối
lượng m2.
bình.
+ chiều dài sợi chỉ của các
lần đo phải bằng nhau để
độ biến dạng của lò xo
trong 3 lần đo bằng nhau.
Hoạt động 3:( 2 phút) Củng cố, vận dụng:
Hoạt động của GV

S1
= 0,2m.
9

m

1
2
có: v  m (1)
2
1

v12 S1


(2) suy ra:
v22 S2
v12 S1 m22


hay
v22 S2 m12

m1
S2

Đo S1, m
S2, biếtS1m1 tìm được
m2.

Bảng số liệu:
Lần
S1
S2
1
2
3
GTTB

m2

Hoạt động của HS

-Tóm tắt phương pháp giải bài tập về định luật -Tiếp thu, ghi nhớ.

bảo toàn động lượng.
- Ghi nhận bài tập về nhà
-Nêu lên yêu cầu của giải bài tập thí nghiệm là:
phải làm thí nghiệm (để lấy số liệu, hay quan sát
rồi giải thích hiện tượng).

16


- BTVN 23.5, 23.6, 23.8 SBT và chuẩn bị bài
sau.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
2.4.2. Bài học ôn tập chương
Mục tiêu của tiết học ôn tập, tổng kết, hệ thống hoá kiến thức là để củng cố
và khắc sâu kiến thức, giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức một cách linh
hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Thông qua tiết học, học sinh có cái nhìn khái
qt, tổng thể về các nội dung kiến thức trong chương.
Bài tập thí nghiệm trong tiết học này rất quan trọng, góp phần hình thành
tư duy lơ gic cho học sinh, giúp các em biết liên kết các phần kiến thức trong
chương với nhau thành một chuỗi gồm nhiều mắt xích.
Cấu trúc của tiết ơn tập, tổng kết, hệ thống hố kiến thức có sử dụng bài
tập thí nghiệm như sau:
- Bài tập trắc nghiệm khách quan (10 phút).
- Bài tập luyện tập tổng hợp (10 phút).
- Bài tập thí nghiệm (18 phút).
Các BT đã xây dựng có thể sử dụng cho tiết học loại này là: Bài 4, 9, 10,
11 12, 13, 14, 15, 16.
Giáo án 2: Bài học ôn tập chương
Tiết 46: Bài tập (cuối chương IV).
I.Mục tiêu:

1. Kiến thức
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương, vận dụng kiến thức các định luật
bảo toàn vào thực tiễn.
- Khắc sâu kiến thức về các định luật bảo toàn.
- HS vận dụng linh hoạt các công thức vào giải các bài tập cụ thể.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức về các định luật bảo tồn để giải thích một số hiện tượng
và giải bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện khả năng tư duy vật lý cho học sinh, khả năng dự đốn và giải
thích hiện tượng xảy ra.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc học tập, tích cực xây dựng bài, làm bài tập. Rèn luyện khả năng tự
tìm tịi, học hỏi.
- Giúp HS u thích mơn Vật lí, nhìn nhận hiện tượng Vật lí một cách khoa học,
giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác trong lao động.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị phiếu học tập- câu hỏi trắc nghiệm, bài tập luyện tập tổng hợp và
BTTN 12 LV để học sinh tự rèn luyện.
2. Học sinh
- Xem lại các kiến thức đã học về các định luật bảo toàn.

17


- Chuẩn bị các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, và bài tập thí nghiệm
GV đã ra về nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: ( 5 phút) Kiểm tra điều kiện xuất phát:

- Nêu những kiến thức đã học trong chương. Phát biểu định luật bảo toàn động
lượng, định luật bảo toàn cơ năng.
- Giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức như SGK trang 146.
Hoạt động 2: (10 phút) Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: chia HS thành 5
nhóm mỗi nhóm làm 2 câu, sau đó từng nhóm trình bày đáp án.
Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ơ tơ được bảo tồn?
A.Ơ tơ tăng tốc.
B. Ơ tơ chuyển động trịn đều.
C.Ơ tơ giảm tốc. r
D. Ơ tơ chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
r
Câu 2: Một lực rF không đổi liên tục rkéo một vật chuyển động với vận tốc v
theo hướng của F . Công suất của lực F là
A. Fvt.
B. Fv.
C. Ft.
D. Fv2
Câu 3: Một bạn học sinh ném quả tạ có trọng lượng 20 N với động năng 4,0 J.
Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của quả tạ bằng bao nhiêu?
A. 0,45 m/s.
B. 1 m/s.
C. 2m/s.
D. 4m/s
Câu 4: Một vật có khối lượng 1,0 kg có thế năng so với mặt đất là 10J. Lấy g =
10m/s2. Khi đó vật ở độ cao là bao nhiêu?
A. 1m.
B. 2m.
C. 0,1m.
D. 10m
Câu 5: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng đều thay đổi.

Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đơi thì động năng của tên lửa
thay đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. tăng 8 lần.
Câu 6: Một vật chuyển động khơng nhất thiết phải có
A. Vận tốc.
B. Động lượng.
C. Động năng.
D. Thế năng
Câu 7: Một bạn học sinh cân nặng 40kg, chạy đều 100m trên sân thể dục hết
16s . Động lượng của bạn ấy là bao nhiêu?
A. 6,25 kg.m/s
B. 6 kg.m/s
C. 250 kg.m/s
D. 25 kg.m/s
Câu 8: Trên sân thể dục, bạn Hà thả quả bóng chuyền từ độ cao 1,5m xuống
đất. Khi chạm đất vận tốc của quả bóng là bao nhiêu? Bỏ qua sức cản của khơng
khí.
A.  5,5 m/s.
B. 30 m/s.
C. 0 m/s.
D.  1,5 m/s.
Câu 9: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đơi thì:
A. gia tốc của vật tăng gấp đôi.
B. Động lượng của vật tăng gấp đôi.
C. Động năng của vật tăng gấp đôi.
D. Thế năng của vật tăng gấp đơi.
Câu 10: Một con lắc lị xo có độ cứng k, khối lượng m đang ở trạng thái lò xo

bị nén một đoạn  l. Thế năng đàn hồi của con lắc là:
1
2

1
k .(l ) 2
2
Hoạt động 3: (10 phút). Bài tập cơ sở

A. + k .(l )2

HĐ của GV

B. -

C.

HĐ của HS

18

1
k .(l )
2

D. -

1
k .(l )
2


Nội dung


Bài 8 trang 145 SGK
- Gọi 1 HS đọc đề
- Phân tích bài tốn, xác
định các đại lượng đã
cho và phải tìm. Đưa ra
hướng giải.
a- Chọn mốc thế năng tại
mặt đất. Cơ năng của vật
khi ném gồm mấy thành
phần? được tính như thế
nào?
Câu hỏi mở rộng: Nếu
ném vật thẳng đứng lên,
bỏ qua sức cản khơng
khí:
b. Vật sẽ lên đến độ cao
cực đại bằng bao nhiêu?
c. Xác định vận tốc của
vật khi nó qua vị trí z2 =
0,9 m.
d. Ở vị trí nào vật có vận
tốc 3m/s?
b.Viết biểu thức cơ
năng của vật ở độ cao
cực đại? Bỏ qua sức cản
khơng khí thì trong q

trình chuyển động cơ
năng của vật có giá trị
như thế nào?
- Viết phương trình định
luật bảo tồn cơ năng
cho 2 vị trí trên.
c. Tương tự : Viết biểu
thức cơ năng của vật khi
nó qua vị trí z2, rồi áp
dụng định luật bảo tồn
cơ năng. Tìm v. Em có
nhận xét gì về các giá trị
vận tốc?
d. Tương tự :
- Phương pháp giải bài
tập về ĐLBT cơ năng
qua các bước nào?

Đọc đề, tóm tắt
z = 0,8m. v0 = 2m/s.
m = 0,5kg. g=10m/s2
Tính cơ năng của vật?

Bài 8 trang 145 SGK
Chọn mốc thế năng tại
mặt đất.
a-Cơ năng của vật khi
1
2


ném là: WM  mv02  mgz
a-Cá nhân trả lời các câu = 1 .0,5.22  0,5.10.0,8  5 J
2
hỏi của GV: gồm thế
Chọn đáp án C.
năng và động năng.
b. Khi đến độ cao cực đại
vận tốc của vật v1 = 0. Cơ
- Xác định cơ năng của năng của vật là:
vật tại các vị trí, vận W1 = mgz1.
dụng ĐLBT cơ năng để -Áp dụng định luật bảo
giải bài toán dưới sự tồn cơ năng, ta có:
WM = W1  mgz1  5 
hướng dẫn của GV.
- khi bỏ qua sức cản 5z1= 5  z1= 1m =hmax.
khơng khí thì vật chuyển c. Cơ năng của vật tại vị
động chỉ chịu tác dụng trí z2 là:
của trọng lực nên cơ W  1 mv 2  mgz
2
2
2
2
năng của vật là đại lượng
-Áp dụng ĐLBT cơ năng,
bảo toàn.
- Ở độ cao cực đại cơ ta có: WM = W2
năng của vật chỉ có một  v2 =  2 m/s. 2 giá trị
vận tốc ứng với 2 thời
thành phần là thế năng.
- Ở các vị trí khác( trừ điểm vật đi lên và đi

khi rơi xuống đất) cơ xuống qua z2= 0,9m.
năng của vật gồm 2 d. Cơ năng của vật tại vị
thành phần là động năng trí z là: W  1 mv 2  mgz
3
3
3
3
2
và thế năng nhưng ln
có giá trị bằng cơ năng -Áp dụng ĐLBT cơ
năng:
ban đầu tại M.
WM= W3  z3 = 0,55m.

- Khái quát thành Phương pháp giải:
Phương pháp giải chung. -Chọn mốc thế năng.
- Xem xét hệ kín.
- Viết biểu thức tính cơ
năng của vật tại các vị trí
đã biết và cần tìm.
19


- Viết phương trình áp
dụng định luật bảo tồn
cơ năng cho 2 vị trí đó.
- Giải phương trình, tìm
kết quả.

Hoạt động 4: (18 phút). Bài tập thí nghiệm- 12LV

Với các dụng cụ: giá đỡ có khớp nối, hai viên bi, thước mm. Hãy kiểm tra
định luật bảo toàn cơ năng. Phương án thí nghiệm:
1
2

h
2

H

Hoạt động của GV
- Nêu phương án kiểm
tra ĐLBT cơ năng?
Gợi ý: ĐLBT cơ
năng đúng trong điều
kiện nào?
- Nếu thả viên bi 1 trên
máng nghiêng thì sau
khi hết máng, viên bi
chuyển động như thế
nào? Có thể xác định
được vận tốc của bi khi
rời máng ngang được
không? Nêu cách xác
định.
- Tại điểm cuối của khớp
nối- trên máng ngang- ta
đặt viên bi 2, sau khi bi
1 va chạm với bi 2 thì bi
2 chuyển động như thế

nào? Xác định vận tốc
của bi 2 ngay sau va

Hoạt động của HS
- Nêu các phương án thí
nghiệm,
chọn
một
phương án khả thi để tiến
hành.
- cho viên bi 1 chuyển
động không vận tốc ban
đầu từ đỉnh mặt phẳng
nghiêng tới va chạm với
viên bi 2 đang đứng n
trên
mặt
phẳng
ngang( hình vẽ).
- HS ơn lại kiến thức
chuyển động ném ngang,
thảo luận, tiến hành giải
bài.
- Biết thời gian chuyển
2h
động: t =
g

+ Đo tầm xa: S = v0.t
suy ra v0.


20

S

C

Nội dung
Bài làm:
Chọn mốc thế năng tại
mặt đất.
-Thời gian bi 2 chuyển
động trong khơng khí:
t=

2h
g

- tầm xa: S = v0.t suy ra
v0 =

S
= v0x.
t

- Vận tốc khi chạm đất:
v  v02x  v 2y với vy = gt.
Vậy cần đo h, S để tìm t,
v0.
Bảng số liệu:


Lần 1
h(m)
S(m)

2

3

TB


chạm.
- Tính cơ năng của bi 2
lúc rời máng ngang và
khi chạm đất, so sánh 2
giá trị đó?

-Cơ năng lúc rời máng
ngang gồm động năng và
thế năng, lúc chạm đất
chỉ có động năng (mốc
thế năng tại mặt đất).
+ Với vận tốc khi chạm
đất: v  v02x  v 2y

Hoạt động 5: (2 phút) Củng cố:
Hoạt động của GV
-Tóm tắt phương pháp giải bài tập về định
luật bảo toàn cơ năng, hướng HS biết

cách vận dụng kiến thức tổng hợp để giải
bài tập tổng hợp( như bài tập thí nghiệm
trên).
-Nêu lên yêu cầu của giải bài tập thí
nghiệm là: Thiết kế phương án, phải làm
thí nghiệm nhiều lần để lấy số liệu sao
cho sai số ít nhất.
-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 26.5,
26.6, 26.7, Bài tập cuối chương IV.9 SBT
và chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:

-Ta có cơ năng của bi 2:
+lúc rời máng ngang:
W1 = mgh +

1
m.v02 =....
2

+ Lúc chạm đất:
W2 =

1
m.v 2 =.....
2

- so sánh W1 với W2.
- Nhận xét:


Hoạt động của HS
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Ghi nhận bài tập về nhà

2.4.3. Bài học kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là một giai đoạn rất quan trọng trong q trình dạy học.
Mục đích của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là nhằm thu
thập và xử lý thông tin về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh một cách đầy
đủ, đúng đắn, chính xác với năng lực của học sinh. Nhằm giúp HS thấy được
những ưu điểm và nhược điểm của mình trong học tập để tiếp tục vươn lên,
quan trọng là rèn luyện cho HS những phẩm chất tốt đẹp như lòng hăng say học
tập, tinh thần cố gắng, lòng khiêm tốn, tự trọng, trung thực… Nó cũng giúp cho
giáo viên thấy được những ưu nhược điểm của mình trong giảng dạy, tạo cơ sở
cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường.
Theo tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo, đổi
mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới đánh giá kết
quả dạy học, đó là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học của HS. Bên cạnh đó cũng cần
đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học theo hướng phát triển tồn diện, đó là
đổi mới về mục tiêu, nội dung đánh giá.
Đặt trọng tâm vào những yêu cầu mới trong việc hình thành nhân cách học
sinh nói chung và trong việc giảng dạy vật lý nói riêng. Cụ thể, đó là những nội
dung liên quan đến việc ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế, đánh giá
cao khả năng sáng tạo của HS trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào

21


những tình huống của cuộc sống thực. Với đặc thù của bộ mơn vật lý thì việc
đưa bài tập thí nghiệm vào trong nội dung kiểm tra đánh giá là rất cần thiết và

rất tốt. Bởi vì, khi giải bài tập thí nghiệm thì học sinh sẽ phát huy được khả năng
tư duy, sáng tạo và năng lực tự học của mình.
Giáo án 3: Bài kiểm tra 45 phút.
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống, khắc sâu kiến thức của chương “ Các định luật bảo toàn”.
- Đánh giá chất lượng dạy và học thể nghiệm khi có sử dụng bài tập thí nghiệm.
- Rèn luyện khả năng tư duy của học sinh thơng qua giải bài tập thí nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra, tính trung thực, cần cù, cẩn thận, khoa
học cho học sinh.
II. Chuẩn bị: Giáo viên: đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
Học sinh: ôn tập kiến thức của chương.
III. Đề bài:
A. Phần bắt buộc (5 đ):
Một vật có khối lượng m = 0,5 kg được ném lên thẳng đứng từ mặt đất, với vận
tốc ban đầu v0 = 10 m/s. Bỏ qua sức cản khơng khí. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc
thế năng tại mặt đất. Tính:
a. Cơ năng của vật.
b. Độ cao cực đại mà vật lên được.
c.Vận tốc của vật khi nó qua vị trí cách mặt đất 4m.
B. Phần tự chọn (5 đ): (HS chọn 1 trong 2 câu sau)
Câu 1:(Thiết kế phương án thí nghiệm). Với các dụng
cụ: túi cát nhỏ, sợi dây, giá treo, súng nhựa đồ chơi,
thước mm. Hãy nêu 1 phương án thí nghiệm xác định
vận tốc của viên đạn được bắn ra từ súng đồ chơi của em.

Câu 2: Cho dụng cụ: 1 mặt phẳng nghiêng, một khúc gỗ có khối lượng đã biết,
đồng hồ (hoặc mặt phẳng nghiêng có cổng quang điện), thước mm. Hãy trình
bày và giải thích một phương án thí nghiệm để xác định nhiệt lượng tỏa ra khi
khúc gỗ trượt trên mặt phẳng nghiêng (không vận tốc ban đầu)?
2.4.4. Bài học ngoại khóa

- Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là chuẩn bị cho học
sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ có thể nhanh chóng tham gia
vào các hoạt động sản xuất đa dạng trong xã hội hiện đại. Các thiết bị kỹ thuật,
máy móc phổ biến được chế tạo dựa trên các định luật vật lý. Tuy nhiên, dạy
học kỹ thuật tổng hợp không đơn thuần là rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực
hành, mà quan trọng là chúng ta trang bị cho học sinh những thao tác đơn giản
trên các dụng cụ thí nghiệm, máy móc được sử dụng phổ biến những kiến thức
về nguyên tắc vật lý để đảm bảo an tồn, chính xác, có hiệu quả.

22


- Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của Vật lý học có mặt ở mọi lúc, mọi
nơi trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy nhận thức Vật lý
cũng có thể tiến hành trong mọi hồn cảnh nếu giáo viên biết gợi ý cho học sinh
suy nghĩ, biết đặt câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh, và đưa ra tình huống hấp dẫn
cho học sinh. Vì thế, trong mỗi năm học, sau mỗi học kỳ, hoặc sau mỗi chương
nhà trường nên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, hay tham quan du lịch
để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng của mình. Chúng ta có thể đưa ra các
câu hỏi dạng bài tập thí nghiệm để học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức vật lý
để trả lời. Như thế học sinh sẽ cảm thấy thích thú hơn vì vừa được vui chơi vừa
được học tập, thay vì ngồi miệt mài trên lớp. Khi học sinh thoải mái sẽ kích
thích óc tị mị sáng tạo hơn, và được học tập qua thực tế thì hiệu quả giáo dục
sẽ cao hơn.
Giáo án 4: Bài tập thí nghiệm trong giờ học ngoại khóa
Chủ đề: Chế tạo mơ hình động cơ chuyển động bằng phản lực.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm chắc định luật bảo toàn động lượng, nguyên
tắc của chuyển động bằng phản lực.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế:

- Giải thích nguyên tắc chuyển động bằng phản lực của tên lửa.
- Vận dụng chế tạo ra một số sản phẩm chuyển động bằng phản lực.
3. Thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực, hăng say, tự giác, có tinh thần hợp tác
trong học tập và trong lao động.
- Có tinh thần học hỏi, cần cù, sáng chế, biết tìm hiểu những ứng
dụng khoa học vào thực tế, tập làm nhà nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên: +Định hướng công việc sẽ giao cho học sinh, gợi ý một số sản
phẩm,
dụng cụ chuyển động bằng phản lực để HS có căn cứ sáng tạo thêm.
- Học sinh: + Kiến thức về định luật bảo toàn động lượng.
+ Chuẩn bị các dụng cụ: xe lăn, quả bóng bay, keo dính, ống nhựa
ngắn, sợi dây mảnh…
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của 4 nhóm.
Hoạt động 2: Tiến hành chế tạo sản phẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chia HS thành 3 nhóm, giao nhiệm - Mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ sẵn ở
vụ cho từng nhóm để về nhà chuẩn bị nhà, có thể tìm từ các vật liệu thơng
trước: mỗi nhóm làm một sản phẩm thường như xe đồ chơi của trẻ em,
chính, ngồi ra có thể sáng tạo làm bóng bay,…
thêm sản phẩm khác.
- Các nhóm tập trung lại làm thành sản
- Đến buổi học ngoại khóa: Yêu cầu phẩm, 1 bạn đại diện trình bày ngun
các nhóm tiến hành làm sản phẩm của tắc hoạt động, cho chạy thử.
mình, trình bày nguyên tắc hoạt động, - Các nhóm cịn lại theo dõi, nhận xét
cho chạy thử. Các nhóm cịn lại theo đánh giá: tính sáng tạo, ứng dụng, thẩm

23



dõi, nhận xét, đánh giá.
mỹ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá từng 2. Bóng trượt
sản phẩm của 3 nhóm, nghiệm thu sản
phẩm.
1. ô tô chuyển động bằng phản lực.

3. Tên lửa nước.

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên tổng kết giờ học ngoại khóa, đánh giá tinh thần, thái độ,
năng lực học tập của hs.
- Giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị bài học sau.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Sau đây là một số ví dụ về bài tập thí nghiệm trong hoạt động ngoại
khóa, tham quan, du lịch:
Ví dụ 1:
Trong lúc chơi bóng chuyền, một bạn HS thả quả bóng từ độ cao h xuống đất rồi
nó nảy lên. Một bạn khác quan sát thấy bóng khơng nảy lên đến độ cao ban đầu
liền ra câu hỏi: Tại sao bóng khơng nảy lên đến độ cao ban đầu? Bao nhiêu phần
trăm năng lượng của bóng đã chuyển thành nhiệt khi chạm đất( lần thứ nhất)?
Bỏ qua sức cản khơng khí.
Ví dụ 2: Trong buổi đi dã ngoại do trường tổ chức, khi đến bờ sông mọi
người tập trung để đi thuyền qua bờ bên kia tham quan. Thầy (cô) giáo ra câu
hỏi:
Một chiếc thuyền nan neo đậu theo phương vng góc với bờ sơng, chỉ có
người chèo thuyền ngồi trên đó phía gần bờ. Một người khách đứng trên bờ
muốn bước xuống thuyền để đi ngắm cảnh nhưng khơng đến nơi. Làm thế nào

để có thể cho thuyền vào gần bờ để người khách bước xuống được?
Vì bất ngờ nên các em chưa thể liên hệ kiến thức đã học vào tình huống này
ngay được. GV gợi ý: Hãy nhớ lại kiến thức định luật bảo toàn động lượng, áp
dụng cho hệ người và thuyền.

24


×