Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.92 KB, 91 trang )

Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................6
CHƯƠNG I.............................................................................................................................10
THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP Ở
THÁI BÌNH.............................................................................................................................10
1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình.............................................10
1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Thái Bình.............................................................................10
1.1.1-Địa lý...............................................................................................................10
1.1.2-Địa hình..........................................................................................................10
1.1.3-Khí hậu............................................................................................................10
1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của tỉnh..........................................................11
1.2.1-Tài nguyên đất.................................................................................................11
1.2.2-Tài nguyên nước.............................................................................................13
1.2.3-Tài nguyên thủy sản........................................................................................13
1.2.5-Tài nguyên khoáng sản...................................................................................14
1.3 Đặc điểm dân số ,nguồn nhân lực........................................................................14
1.3.1 Đặc điểm dân số..............................................................................................14
1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực...............................................................................15
1.4 Tình hình phát triển kinh tế ,xã hội của tỉnh......................................................15
1.4.1 Đánh giá tổng quát các kết quả đạt được.......................................................15
1.4.2 .Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng đất vơi tăng trưởng kinh tế...............18
2 Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình.................21
2.1 Sự phát triển của các khu cơng nghiệp ,cụm công nghiệp , điểm công nghiệp và
khu đô thị v tại Thái Bình...........................................................................................21
2.2. Sự phát triển các làng nghề tại Thái Bình.........................................................27
3 Tác động của q trình đơ thị hóa - cơng nghiệp hóa tới người dân......................28
3.1 Tác động tích cực..................................................................................................28
3.2 Tác động tiêu cực..................................................................................................29
4. Thực trạng thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Bình..................................................................................................................................32
4.1. Thực trạng thu hồi đất để phát triển các khu cơng nghiệp ,khu đơ thị tại Thái


Bình..............................................................................................................................32
4.1.1. Khái qt thực trạng thu hồi đất của cả nước...............................................32
4.1.2 Thực trạng thu hồi đất phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa ,đơ thị hóa tại
Thái Bình..................................................................................................................35
4.1.3 Các chính sách đền bù thu hồi đất của tỉnh....................................................39
4.2 Tác động của việc thu hồi đất đến người dân......................................................41
4.2.1Tác động tích cực.............................................................................................41
4.2.2 Tác động tiêu cực............................................................................................42
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA.................................46
1 Thực trạng giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất......................................46
1.1 Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tại những nơi tiến hành thu hồi đất
nông nghiệp.................................................................................................................46
1.2 .Chất lượng nguồn lao động.............................................................................48
1.3 Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất canh tác ở
một số địa phương được điều tra trên địa bàn tỉnh.................................................50

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

1


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
1.3.1 Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cho người dân bị thu hôi đất...50
2 . Đánh giá chung những tồn tại và những vấn đề cần giải quyết.................................55
2.1 Những kết quả đạt được của việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng....55
2.2 Những tồn tại......................................................................................................56
2.3 Những vấn đề đặt ra nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau

khi bị thu hồi đất xây dựng các khu cơng nghiệp và các cơng trình phúc lợi xã hội
..................................................................................................................................59
CHƯƠNG III..........................................................................................................................62
CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ..........................62
THU HỒI ĐẤT.......................................................................................................................62
1Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân bị
thu hồi đất.......................................................................................................................62
1.1Các quan điểm........................................................................................................62
1.2.Phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp có đất bị
thu hồi tại Thái Bình..................................................................................................63
1.2.1 Nhu cầu phát triển các khu công nghiệp ,khu đô thị và mục tiêu phát triển
,giải quyết việc làm của tỉnh....................................................................................64
1.2.1.1 Phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị tập trung....................64
1.2.1.2. Phát triển các làng nghề ,cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Bình.....64
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................65
1.2.2.1.Về phát triển kinh tế.................................................................................65
1.2.2.2.Mục tiêu cụ thể :.......................................................................................66
2.Kinh nghiệm thu hút lao động và giải quyết việc làm cho những người dân mất
đất ở một số địa phương................................................................................................66
2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Bắc Ninh66
2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Đà Nẵng.......68
2.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở thành phố
Hồ Chí Minh................................................................................................................70
3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi
đất....................................................................................................................................72
3.1. Nhóm các giải pháp về cơng tác tổ chức và quản lý...........................................72
3.1.1. Công tác quy hoạch kinh tế -xã hội và quy hoạch đất đai ,tổ chức tái định cư
..................................................................................................................................72
3.1.2.Tăng cường vai trị và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu
hồi ,tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất.........................................................73

3.1.3.Đào tạo nghề cho người lao động...................................................................74
3.1.3.1 Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và kế hoạch
đào tạo nghề.........................................................................................................75
3.1.3.2 Tăng cường đầu tư ,xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở
dạy nghề...............................................................................................................76
3.1.3.3 Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc việc làm........................................77
3.1.3.4 Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp............................................78
3.1.3.5 Kiểm định chất lượng đào tạo nghề........................................................79
3.1.4 Phát triển các hình thức trang trại vừa và nhỏ trong nông thôn...................79
3.1.5 Thay đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nông thôn........................................79
3.1.6 Nâng cao chất lượng hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm..................80
3.1.7 Tăng cường xuất khẩu lao động và chuyên gia...............................................81
3.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách..................................................................82

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

2


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
3.2.1 Chính sách về đào tạo việc làm cho người bị thu hồi đất...............................82
3.2.2 Chính sách về tín dụng vốn vay.......................................................................85
3.2.3.Chính sách thuế..............................................................................................85
3.2.4 Chính sách đầu tư...........................................................................................86
3.3 Các kiến nghị.........................................................................................................86
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………….87
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO………………………………………………….88

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A


3


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
DANH MỤC SƠ ĐỒ , BẢNG BIỂU
Bảng 1 . Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Bình năm 2008……..

8

Bảng 2: Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo thành phần kinh tế..

13

Bảng 3: cơ cấu đất đai, lao động, tổng sản phẩm (GDP) của Thái Bình

16

Bảng 4: Tổng hợp các khu, cụm công nghiệp…………………………

22

Bảng 5: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù cho các hộ……………………..

41

Bảng 6:Thực trạng và cơ cấu việc làm của lao động ………………..

46

Bảng 7. Trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật ……..


48

Bảng 8: Biểu tổng hợp lao động, việc làm của 150 hộ……………….

50

Bảng 9: biểu tổng hợp số liệu các hộ giao đất…………………………

51

Biểu 1: Cơ cấu tình trạng việc làm…………………………………..

43

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

4


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài :
Thực hiện chủ trương cơng nghiệp hóa ,hiện đại hóa của nhà nước ,những
năm qua khắp các vùng miền của tổ quốc đã hình thành các khu đơ thị ,khu cơng
nghiệp mới với quy mô ngày càng lớn . Đây cũng là tất yếu của quá trình phát triển
kinh tế xã hội của đât nước .Q trình cơng nghiệp hóa này thường gắn liền với
việc thu hồi đất mà chủ yếu là đất nông nghiệp ở những vùng ven đô thị ,gần trục
đượng giao thơng quan trọng ,là những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế xã hội

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể đã đề ra chương
trình giải quyết việc làm cho phù hợp nhằm tạo nhiều chỗ làm việc mới cho người
lao động, đồng thời đã triển khai chương trình này đến từng huyện, từng xã; ngồi
ra cịn có các chương trình, đề án khác nhằm hỗ trợ cho công tác giải quyết việc
làm như: Đề án xuất khẩu lao động, chuyển đổi sản xuất ... Các chương trình đó
nhằm giải quyết tình hình lao động và việc làm trong phạm vi toàn tỉnh. Một trong
số những giải pháp nhằm tạo nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động theo
hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố đó là việc hình thành các khu cơng nghiệp,
cụm cơng nghiệp tập trung. Đối với các địa phương thu hồi đất để hình thành các
khu cơng nghiệp tập trung, diện tích đất giảm mạnh, diễn ra một cách đột biến nên
cần có các giải pháp đặc biệt, cụ thể, có tính cập nhật cao mới nhanh chóng ổn định
được tình hình. Với việc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố-hiện đại hố nền
kinh tế, các khu cơng nghiệp tập trung tiếp tục được củng cố, tăng thêm số lượng và
mở rộng ở nhiều địa bàn. Trước tình hình đó một u cầu cấp bách đặt ra cho Tỉnh
uỷ, UBND tỉnh là “làm thế nào để quá trình thu hồi đất hình thành khu công nghiệp,
cụm công nghiệp nhận được sự đồng thuận của dân và đem lại cuộc sống ấm no
hạnh phúc cho người dân, để nền kinh tế của tỉnh có được sự phát triển mang tính
bền vững”.
Để có thể đánh giá được tác động của q trình cơng nghiệp hóa ,hiện đại
hóa tới đời sống và việc làm của những người dân bị thu hồi đất và qua đó đề ra
một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn
tỉnh Thái Bình, tơi đã lựa chon đề tài:”Giải quyết việc làm cho những người dân
bị thu hồi đất xây dựng các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình”.

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

5


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất

2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa đất đai – lao động – việc làm. Xu hướng phát
triển của mối quan hệ đó trong các thời kỳ khác nhau.
- Tình trạng mất cân đối giữa đất đai - lao động – việc làm tại các khu thu
hồi đất
- Đánh giá thực trạng đời sống và việc làm của những người dân bị thu hồi
đất để xây dựng các khu công nghiệp,các khu đô thị và từ đó chỉ ra những thành tựu
.hạn chế nguyên nhân của những vấn đề này.
- Đề xuất các quan điểm phương hướng và các giải pháp,các điều kiện giải
quyết việc làm để ổn định thu nhập của những người lao động có đất nơng nghiệp
bị thu hồi cho các khu cơng nghiệp,khu đô thị
3.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu thực trạng cho lao động nông
nghiệp có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi thời gian:
+ Tập trung nghiên cứu thực trang việc làm và đời sống của người lao động
từ năm 2001 đến năm 2009 .Đây cũng là thời kì đơ thị hóa diễn ra nhanh
chóng,đồng thời có nhiều bức xúc trong quá trình thu hồi đât cũng nảy sinh chủ yếu
trong thời gian này.
+Đặt ra tầm nhìn đến năm2020.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Sưu tầm, tổng hợp, phân tích các tài liệu nói về vai trị của đất đai đối với lao
động – việc làm; đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
- Sưu tầm các tài liệu báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo điều tra toàn diện,
điều tra chuyên ngành, chuyên đề về đất đai – lao động – việc làm hằng năm và thời
điểm. Hệ thống đánh giá các tài liệu đó để rút ra những kết luận cần thiết.
- Tiến hành xây dựng phiếu điều tra, biểu điều tra, tổ chức thu thập số liệu,
tài liệu trên các hộ gia đình, các thơn, tổ, xã, phường thuộc các địa bàn điều tra.
- Tổ chức gặp gỡ, trao đổi khảo sát để thu thập ý kiến và tình hình.


Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

6


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
- Tổng hợp, phân tích, suy diễn khách quan để rút ra những kết luận chuẩn
xác về vai trò của đất đai, tình hình lao động việc làm tại các địa phương thu hồi
đất, đề xuất những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ có tính khả thi cao
5 Kết cấu nội dung các phần.
- Chương I: Thực trạng thu hồi đất xây dựng các khi cơng nghiệp ở Thái
Bình
- Chương II: Thực trạng giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Thái Bình để xây dựng các khu cơng nghiệp trơng q
trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa
-Chương III: Các giải pháp giải quyết việc làm cho những người dân bị
thu hồi đất.

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

7


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
Ở THÁI BÌNH
1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình
1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Thái Bình
1.1.1-Địa lý

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sơng
Hồng. Phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và
Hà Nam; phía Bắc giáp tỉnh Hưng n. Hải Phịng và Hải Dương. Thái Bình nằm ở
tạo độ 20,17 đến 20,44 độ vĩ bắc và 106,6 đến 106,39 độ kinh đông. Từ tây sang
đông dài 54km, từ bắc xuống nam 49km. Năm 2005 diện tích đất tự nhiên là
1.647,7 km2( số liệu của sở Tài Ngun và Mơi Trường) và dân số 1.850 nghìn
người chiếm 0,5% về diện tích và 2,23% về dân số so với cả nước.
Thía Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà
Nội- Hải Phòng-Hạ Long và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội- Lào
Cai..có đường biển và hệ thống sơng ngịi thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Đăc biệt
chỉ cách TP Hải Phịng 70km và thủ đơ Hà Nội 110km. Đó là những thị trường tiêu
thụ rộng lớn ( nhất là nông sản thực phẩm và lao động), là trung tâm hỗ trợ đầu tư,
kỹ thuật ,kinh nghiệm quản trị, chuyển gaio cơng nghệ và cung cấp thơng tin cho
Thái Bình.
Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuân lợi cho Thái Bình phát triển sản
xuất hàng hóa quy mơ lớn và mở rộng giao lưu kinh tế- xã hội với các tỉnh trong
vùng ,cả nước và quốc tế .Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Thái
Bình trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngồi
1.1.2-Địa hình
Là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn
1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ bắc
xuống đơng nam.
1.1.3-Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới của đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của gió mùa .
Mùa hề nóng bức, mưa nhiều , thường có bão lũ; mùa đơng gió lạnh khơ hanh . Nằn
trong vùng nhiệt đới gió mùa bức xạ nhiệt lớn nên nền nhiệt độ cao; mùa nống mưa
nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh khô thừ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năn

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A


8


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
sau. Nhiệt độ trung biình trong năm là 23-240C, nhiệt độ thấp nhất là 40C và cao nhất
là 39-400C. Về mùa đông thường ấm hơn những tỉnh nằm sâu trong đất liền. Những
ngày lạnh giá không kéo dài liên tục mà xan kẽ nhứng ngày ấm áp. Mùa hè tuy có
nóng nhưng có những ngày mát dịu do ảnh hưởng của khí hậu biển…
Điều kiện khí hậu thích hợp với cây nhiệt đới, mùa đông cho phép phát triển
nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.
1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của tỉnh
1.2.1-Tài nguyên đất
Đất đai của tỉnh Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ bởi hệ thống sơng Hồng nên
nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển nơng nghiệp tồn diện. Với cơ cấu cây trồng
vật ni phong phú, đa dạng.
Trên tổng thể đất có 5 loại, bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
chuyên dùng, đất ở đân cư và đất chưa sử dụng. Diện tích đất tự nhiên phân bổ
tương đối đồng đều giữa các huyện từ 20-25 ngàn ha /huyện. Thành phố Thái Bình
là đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất khoảng hơn 4200 ha. Hai huyện ven biển
là Tiền Hải và Thái Thụy cịn có điều kiện mở rộng diện tích lấn ra biển.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh năm 2005 là 164.770 ha, đã khai thác, sử
dụng như sau:
Bảng 1 . Hiện trạng dử dụng đất tỉnh Thái Bình năm 2008

STT

I
II
1


2

Chỉ tiêu

Diện tích(ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nơng, lâm, ngư nghiệp
Trong đó: đất lâm nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
-Đất đô thị
-Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
-Đất trụ sở cở quan
- Đất quốc phòng an ninh
-Đất SXKD phi nông nghiệp
+ Đất khu công nghiệp

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

164.770
106.811
2.028
45.206
12.484
515
11.969
23.519
461

139
731,2
306,5
9


cấu(%)
100
64,8
1,2
27,4
7,6
0,3
7,3
14,3
0,3
0,1
0,4
0,2


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất

3
4
5
6
III
IV
1

2
3

+Đất cho hoạt động khoáng sản
+Đất sản xuất VLXD, gốm sứ
- Đất có mục đích cơng cộng
Trong đó: + Đất giao thơng
+ Đất thủy lợi
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng
Đất phi nơng nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất có mặt nước ven biển
Đất mặt nước ven biển ni trồng thủy
sản
Đất có rừng ngập mặn
Đất mặt nước ven biển mục đích khác

312,3
112,4
22.232,8
7.962,4
13.090,436
436
1.578
7.157
23
2.576
10.177


0,2
0,1
13,5
4,8
7,9
0,3
1,0
4,3
0,02
1,6
6,2

612

0,4

2.062

1,2

7.530

4,6

Ghi chú: Diện tích đất tự nhiên năm 2008 của tỉnh có tính thêm phần diện
tích của bãi bồi ven biển
- Đất nơng, lâm, ngư nghiệp ( khơng tính diện tích đất ngập mặn) chiếm
64,8% diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm
chiếm 86%; đất có mặt nước ni trồng thủy sản chiếm 8,31%; cịn lại là đất nơng

nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối và đất cỏ dùng vào chăn nuôi. Từ năm
1991 đến nay quỹ đất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác đã sử dụng ở trình độ
thâm canh về cây trồng( lúa nước).
-Đất lâm nghiệp (rừng cây phòng hộ) hầu hết tập trung ở hai huyện ven biển,
chiên\ms 1,2 diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Khả năng mở rộng diện tích đất lâm
nghiệp (trồng sú, vẹt, phi lao) có thể đạt 6-7 nghìn ha( theo khả năng lấn biển).
- Đất chuyên dùng chiếm 14,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Nếu các khu
cơng nghiệp trọng điểm của tỉnh tương lai được quy hoạch xây dựng phát triển mở
rộng, khả năng đất chuyên dùng sẽ chiếm 17-19% diẹn tích tự nhiên tồn tỉnh.
- Đất ở dân cư hiện chiếm 7,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, dự báo có thể
tăng lên khoảng 8,8%.
- Đất có mặt nước ven biển( đất bãi bồi ven biển) chiếm 6,2% diện tích tự
nhiên. Đây là tiềm năng lớn cần được chú ý đầu tư đưa vào sử dụng.
Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

10


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
- Đất chưa sử dụng chiếm 1,6% diện tích tự nhiên. Dự báo có thể giảm
xuống chỉ cịn khoảng 0,1-0,2%.
1.2.2-Tài nguyên nước
Nguồn nước ở Thái Bình tương đối dồi dào ,có khả năng đáp ứng cho sản
xuất và đời sống ở mức tăng trưởng cao.
Nguồn nước ngầm trong lòng đất tuy chưa có số lượng điều tra cơ bản, nhưng
nguồn nước khống ở độ sâu từ 350-400m có trữ lượng tính khoảng 12 triệu m2
1.2.3-Tài ngun thủy sản
Thái Bình có nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng ( gồm thủy sản nước
ngọt, thủy sản nước lợ và nước mặn).
Thái Bình nằm trong vùng biển thuộc ngư trường đánh cá vịnh Bắc Bộ, có

trữ lượng hải sản khoảng 15 vạn tấn. Hàng năm Thái Bình đánh bắt bình quân 10
ngàn tấn tôm, cá các loại.
Với hơn 50km bờ biển, có 5 cứa sơng lớn ( cửa sơng Thái Bình, Diêm Điền, Trà
Lý, Cửa Lân, cửa Ba Lạt), nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km2 vùng lãnh hải,
tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Bình khả năng khai thác tổng hợp nguồn lợi biển khá
lớn. Khu vực cửa sơng và ven bờ có khả năng lớn về ni trồng thủy hải sản như tơm,
cua, sị ,nghêu…Vùng ven biển có khả năng khai thác về sản xuất muối.
Ngồi ra trên địa bàn tỉnh có khoảng 6500 ha ao, hồ nằm xen kẽ trong thổ
cư, ven làng và hàng ngàn ha mặt nước của 4 sơng lớn chảy qua có thể khai thác
nghề nuôi cá lồng ven sông cho sản lượng không nhỏ nếu được đầu tư vốn và kỹ
thuật cho nơng dân.
1.2.5-Tài ngun khống sản
Trong lịng đất vùng ven biển có nguồn tài ngun khí đốt. Mỏ khí Tiền Hải
C khai thác từ năm 1981 với sản lượng bình quân cung cấp mỗi năm hang chục
triệu m3 khí thiên nhiên. Lượn khí này được khai thác chủ yếu phát triển cho
công nghiệp sản xuất đồ sứ tráng men, vật liệu xây dựng ở khu cơng nghiệp Tiền
Hải .Mỏ khí D14 sông Trà Lý cách thi trấn Tiền Hải và khu cơng nghiệp khí đốt
Tiền Hải khoảng 5-6km do cơng ty AnZoi phát hiện năm 1996 đang được khai
thác phục vụ cho cơng nghiệp khí đốt. Tuy vậy theo thơng báo của bộ Cơng
Nghiệp đến năm 2011 lượng khí của mỏ C sẽ khơng cịn khả năng cung cấp cho
hoạt động ở khu công nghiệp.

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

11


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
Mỏ nước khống Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng khoảng 12 triệu m 3
đã khai thác từ năm 1992 với sản lượng khai thác hàng năm khoảng hơn 10 triệu lít

đã được thị trường trong và ngồi nước biết đến với nhãn hiệu nước khoáng Vital ,
nước khoáng Tiền Hải.
Gần đây vùng đất xã Duyên Hà huyên Hưng Hà đã thăm dị và phát hiện mỏ
nước nóng 570C và nước nóng 720C ở độ sâu 178m bước đầu đang đầu tư khai thác
phục vụ sản xuất cá giống
Trong lịng đất tỉnh Thái Bình cịn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng
bằng sông Hồng ,được đánh giá có trữ lượng rất lớn( hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ
ở độ sâu 600-1000m hiện chưa có đủ điều kiện khai thác.
Ngoài ra trên địa bàn tinht Thái Bình cịn có đất sét để làm đồ gốm, có một
số lượng khoáng sản như titan nhưng chưa được thăm dò trữ lượng, khai thác.
1.3 Đặc điểm dân số ,nguồn nhân lực
1.3.1 Đặc điểm dân số
Năm 2005, dân số trung bình của Thái Bình là 1.850 ngàn người, chiếm
9,85% so với dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,23% so với dân số
của cả nước. Trong đó nữ chiếm 52,1%, nam chiếm 47,9%. Mật độ dân số trung
bình là 1.196,7 người/km 2, gấp 1,32 lần so với Đồng bằng sông Hồng và 3,6 lần
so với cả nước. Thái Bình vẫn chịu nhiều sức ép về gia tăng dân số vào những
năm tiếp theo.
Năm 2005, tổng số người trong độ tuổi lao động có khoảng 1.073 nghìn
người. Thời kỳ 2001 - 2005, bình quân mỗi năm tăng khoảng 6-7 ngàn người (trong
giai đoạn 1991 - 2000 bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,2 vạn người), đây là một
áp lực lớn về giải quyết việc làm.
Năm 2005, lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm
khoảng 94% số người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động khu vực quốc
doanh chiếm tỷ trọng 4,73%, lao động ngoài quốc doanh chiếm 95,27%. Tỷ trọng
sử dụng lao động năm 2005 trong các ngành như sau: nông, lâm. ngư nghiệp 68%,
công nghiệp xây dựng 20%, dịch vụ 12%. Cơ cấu sử dụng lao động có chiều hướng
tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối
trong khu vực nông nghiệp.
Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng qua các năm, năm 2004 đạt 28% và năm

2005 là 30%, năm 2007 đạt 34,5%.

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

12


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
Theo các kết quả điều tra, thống kê thì người Thái Bình ở ngồi tỉnh (các trung
tâm kinh tế lớn) và ở nước ngoài nhiều. Trong lực lượng này nhiều người có trình độ,
kiến thức cao, có tay nghề giỏi có thể hỗ trợ cơng cuộc xây dựng tỉnh.
Số lao động được giải quyết việc làm bình quân trong giai đoạn 2001-2005
khoảng 22.400 người/năm. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm đến năm 2007 khoảng 3%.
1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực
Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực những năm qua cho thấy một nghịch
lý là trong khi trình độ văn hóa của lực lượng lao động ở tỉnh ta tương đối cao so với
mức bình quân chung của cả nước thì trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp cả về số
lượng và chất lượng. Phần lớn lao động nông thôn chưa quen với tác phong công
nghiệp, ý thức kỷ luật trong học tập và lao động chưa tốt, kỹ năng tay nghề chưa đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động
Cơ cấu lao động kỹ thuật : lao động kỹ thuật tập trung làm việc chủ yếu
trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp chiếm
khoảng 76% , cịn lại làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, xây dựng.Cơ cấu
trình độ lao động chưa hợp lý, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp( ngắn hạn). chưa
chú trọng đào tạo trình độ cao, chất lượng lao động cịn thấp chưa đáp ứng được sự
phát triển của khoa học công nghệ và thị trường lao động.
1.4 Tình hình phát triển kinh tế ,xã hội của tỉnh
1.4.1 Đánh giá tổng quát các kết quả đạt được
Trong 5 năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh,
nhân dân Thái Bình đã cố gắng, từng bước vươn lên và đạt những thành tựu quan

trọng về nhiều mặt, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới trong những năm tới
Nền kinh tế tỉnh đã có bước phát triển khá, năm 2009 đạt 7,21%/năm, vượt
mục tiêu Đại hội đề ra (7%), gần bằng mức tăng bình quân của cả nước (7,5%).
Phát triển tương đối toàn diện cả về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi
trường, nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm
2005-2010. Đạt được những thành tựu đó khơng thể khơng kể đến vai trị của các
nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đã đầu tư kiến thức, vốn vào quá trình
sản xuất kinh doanh, nhằm giúp doanh nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh phát
triển đi lên.
1. Khu vực kinh tế Nhà nước. Năm 2005 thành phần kinh tế nhà nước chiếm
19,13% GDP giảm xuống còn khoảng 14,5% năm 2009. Tuy vậy, một số ngành
hàng và sản phẩm chủ yếu của khu vực kinh tế Nhà nước vẫn từng bước vươn lên

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

13


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
giữ vai trị then chốt, chủ đạo, góp phần quan trọng đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng
kinh tế của tỉnh.
Bảng 2: Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần
kinh tế (%)
1. Kinh tế Nhà nước
2. Kinh tế tập thể
3. Kinh tế cá thể
4. Kinh tế tư nhân
5. Thuế NK H/hóa và dịch vụ
6. Kinh tế có vốn ĐTNN


2004

2005

2006

2007

2008

19,13
45,0
31,4
1,59
2,88
-

20,33
43,6
32,67
1,86
1,54

18,03
42,56
32,03
4,9
2,12
0,36


16,7
39,0
34,84
5,07
3,64
0,75

15,2
38,5
35,05
5,5
4,85
0,9

2009
14,5
37,8
36,0
6,0
4,5
1,2

Các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh năm 2009 chiếm 85,5% GDP, đã
đóng góp tích cực vào việc phát huy nguồn vốn, sử dụng lao động, làm sống động thị
trường, nhất là lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ.
2. Kinh tế tập thể. Đến nay tồn tỉnh có 487 hợp tác xã (HTX) (trong đó có 65,7%
HTX nơng nghiệp).
Tuy nhiên, đa phần các HTX đều có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất còn thấp,
trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý cịn hạn chế, chất

lượng sản phẩm hàng hố, dịch vụ thấp; lợi ích kinh tế, xã hội của xã viên và người
lao động chưa cao; Tuy vậy đối với Thái Bình vị thế của kinh tế tập thể vẫn chiếm
tỷ trọng khá trong nền kinh tế.
3. Kinh tế tư nhân. Tỷ trọng của khu vực kinh tế cá thể và tư nhân tăng dần trong các
năm, từ 1,59% năm 2004 tăng lên 6% năm 2009, và ở khu vực cá thể cũng tăng từ
31,4% lên 36% năm 2005. Trước năm 2000 có 181 doanh nghiệp được thành lập,
có số vốn đăng ký là 424,4 tỷ đồng; từ năm 2004 đến tháng 6/2005 có 968 doanh
nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là gần 1499.8 tỷ đồng. Ngoài ra, trong
5 năm có hàng trăm chi nhánh và văn phịng phịng đại diện của các doanh nghiệp
ngồi tỉnh đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển nhanh, ngành nghề
sản xuất, kinh doanh đa dạng, mở rộng được thị trường tiêu thụ, bước đầu đã có sản
phẩm xuất khẩu; tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp
đáng kể vào q tình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

14


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
tỉnh. Tính chung Giá trị tăng thêm (GDP) bình qn hàng năm của các doanh nghiệp
của tư nhân chiếm từ 40% - 45% trong tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp của tư nhân trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, cơ sở vật
chất kỹ thuật lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị rất ít, vốn lưu động thấp,
chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trình độ năng lực về quản lý kinh tế
của những người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, lao động trong doanh nghiệp
phần lớn đều chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp. Số lượng doanh nghiệp
bình qn đầu người thấp.
4. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Quy mơ nhỏ bé, năm 2006 mới tạo ra 0,36%

GDP và tới năm 2009 đạt 1,2% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tại Thái Bình hiện có 29 dự án đầu tư nước ngồi được cấp giấy phép đầu tư, giấy
chứng nhận đầu tư có hiệu lực trong đó có 13 dự án đã sản xuất kinh doanh. Một số
doanh nghiệp hiện đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị lắp đặt để đi vào sản
xuất; số còn lại là các doanh nghiệp đang triển khai thủ tục sau đầu tư. Trong số 13
dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, đa số là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực may mặc (chiếm 50%), còn lại là các doanh nghiệp hoạt động khác. Sản
phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Hàn
Quốc… Tổng số vốn đăng ký của toàn tỉnh hiện nay đạt 125,12 triệu USD, diện
tích 686,9 ha. Năm 2010, dự kiến doanh thu đạt 41,33 triệu USD; xuất khẩu đạt
37,5 triệu USD đạt kế hoạch; số lao động tăng thêm là 1.000 lao động; nộp ngân
sách 0,46 triệu USD; vốn thực hiện là 13,48 triệu USD, tăng 1,9 lần so với kế hoạch
năm (kế hoạch 7,5 triệu USD).
1.4.2 .Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng đất vơi tăng trưởng kinh tế
Dân số ngày một gia tăng, đất canh tác không thể mở rộng vô tận. Nhu cầu
của cuộc sống ngày càng cao và đa dạng, sự phân cơng lao động xã hội hình thành.
Trong nông nghiệp phương thức thâm canh thay thế quảng canh, một qui mô đất đai
nhất định đã tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, thu hút nhiều lao động.
Trong xã hội, nhiều ngành nghề mới như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận
tải, dịch vụ...xuất hiện. Các ngành nghề mới làm cho hiệu quả sử dụng đất càng
cao, sản phẩm ngày càng nhiều và phong phú, thu hút lao động và việc làm ngày
càng tăng lên.
Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi cơ cấu đất đai, cơ cấu sử dụng
lao động. Đất để sản xuất nông nghiệp tăng lên ở giai đoạn đầu do khai phá đất

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

15



Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
hoang và thực hiện quảng canh, nay có xu hướng giảm dần để chuyển sang các lĩnh
vực sản xuất khác nhưng khối lượng sản phẩm vẫn tăng do thâm canh, tăng vụ, thay
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với trình độ kỹ thuật ngày càng cao. Các lĩnh vực sản
xuất khác cũng luôn luôn cải tiến công cụ, phương pháp công nghệ, kỹ năng thao
tác, nên năng suất lao động, chất lượng sản phẩm ngày một nâng lên. Quá trình phát
triển xã hội đã dẫn đến hai xu hướng: trình độ thâm canh, cơ cấu sản xuất trong
nơng nghiệp, trình độ kỹ thuật và chun mơn của tất cả các ngành, các lĩnh vực, sự
thay đổi cơ cấu kinh tế đã làm cho hiệu quả sử dụng đất trong từng ngành và trong
toàn xã hội ngày càng cao, số lao động thu hút ngày càng nhiều. Mặt khác do năng
suất lao động từng ngành và năng suất lao động toàn xã hội ngày càng cao, tiêu hao
lao động sống cho một khối lượng sản phẩm của từng ngành và của tồn xã hội
ngày càng giảm dẫn đến tình trạng thất nghiệp và dư thừa lao động. Vì vậy phát
triển sản xuất và tiến bộ xã hội vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo thêm việc
làm nhưng cũng tạo ra tình trạng dư thừa lao động và thất nghiệp. Giải quyết mối
quan hệ này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội lồi người, trình độ mỗi
quốc gia, mỗi địa phương.
Hiện nay thế giới đang chuyển mạnh sang nền kinh tế công nghiệp. Một số
nước công nghiệp phát triển đang bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức. Đối với
những nước này, đất đai không còn là yếu tố quyết định nhất đối với qui mô sản
xuất, khối lượng sản phẩm và thu hút số lượng lao động. Tuy vậy đất đai vẫn là yếu
tố không thể thiếu được đối với phát triển kinh tế, đảm bảo phong phú về ngành
nghề đáp ứng yêu cầu cuộc sống đa dạng với trình độ hưởng thụ ngày càng cao.
Đặc biệt đất đai còn là yếu tố đảm bảo tính ổn định chính trị, an ninh xã hội và giữ
vững chủ quyền quốc gia. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế
nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Trọng tâm của bước chuyển biến này là
thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hố nền kinh tế. “Thực chất của cơng nghiệp
hố - hiện đại hố là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao”.

Mục tiêu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá là “Đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại”.

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

16


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
Nội dung của nền kinh tế công nghiệp là “nền kinh tế trong đó dạng lao động
cơng nghiệp trở thành phổ biến trong tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân. Chỉ tiêu chủ yếu đặc trưng cho một nước công nghiệp là tỉ trọng công
nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP và về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so
với nông nghiệp”.
Để thực hiện điều đó, trong cơng nghiệp cả nước cũng như mỗi địa phương,
vừa phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, vừa phát triển một số
ngành, lĩnh vực có cơng nghệ cao, hiện đại. Chú trọng phát triển các cơ sở sản xuất
công nghiệp vừa và nhỏ với các ngành nghề đa dạng, đồng thời phát triển có hiệu
quả các khu cơng nghiệp tập trung, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ
cao, xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn.
Đối với Thái Bình, để phát triển nhanh chóng nền kinh tế, giải quyết tốt vấn
đề lao động và việc làm, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương “tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nâng cao chất
lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn với thị trường, giải quyết việc làm, cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân”.
Thực tế mấy năm qua nền kinh tế Thái Bình đã có những chuyển biến nhất
định. Biểu cơ cấu đất đai, lao động và tổng sản phẩm xã hội của tỉnh thể
hiện điều đó (Xem biểu số 01).

Bảng 3: cơ cấu đất đai, lao động, tổng sản phẩm (GDP) của Thái Bình

Chỉ tiêu
I. Tổng diện tích
1. Đất nơng nghiệp
2. Đất chun dùng
3. Đất khác
4. Đất chưa sử dụng
II. T.số lao động đang làm việc
1. Nông – lâm nghiệp
Tỷ lệ
2. Công nghiệp
Tỷ lệ

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

Đơn
vị
ha




lđộng

%
lđộng
%

17


Năm

Năm

Ghi chú

2003
154.338
97.055
25.963
22.585
8.735
939.374
705.837
75,14
92.521
9,85

2007
(tăng +, giảm -)
154.584
+ 246
96.392
- 663
26.596
+ 633
23.102
+ 517
8.494

- 241
960.545
+ 21.171
677.245
- 28.592
70,50
- 4,64
107.114
+ 14.493
11,15
+ 1,30


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất

3. Thương mại, dịch vụ
Tỷ lệ
III. Tổng sản phẩm (GDP) (tính
theo giá hiện hành)
1. Nơng – lâm nghiệp

lđộng
141.016
176.286
%
15,01
18,35
Tỷ
7.142
7.957

đồng
Tỷ
3.462
3.100
đồng
Tỷ lệ
%
48,48
38,95
2. Cơng nghiệp
Tỷ
1.320
2.136
đồng
Tỷ lệ
%
18,48
26,85
3. Thương mại, dịch vụ
Tỷ
2.360
2.721
đồng
Tỷ lệ
%
33,04
34,20
(Nguồn số liệu từ Sở Lao động - TBXH, Niên giám thống kê)

+ 35.270

+ 3,34
+ 815
- 362
- 9,53
+816
+ 8,37
+ 361
+ 1,16

Qua biểu số liệu trên thấy rõ xu hướng tiến bộ trong việc sử dụng đất.
Tổng diện tích đất đai được mở rộng do khai hoang, lấn biển. Đất chưa sử dụng, đất
nông nghiệp giảm, đất chuyên dùng trong đó đất xây dựng các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ tăng đáng kể. Cơ cấu lao động đang làm việc cũng thay đổi. Tổng lao động
có việc làm tăng từ 939.374 lao động lên 960.545 lao động bằng 102,25%; lao động
nông nghiệp giảm từ 705.837 lao động xuống 677.245 lao động bằng 95,95%; lao
động công nghiệp tăng nhanh từ 92.521 lao động lên 107.014 lao động bằng
115,66%; lao động dịch vụ từ 141.016 lao động lên 176.286 lao động bằng 125%.
Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng từ 7.142 tỷ đồng lên 7.957 tỷ đồng
bằng 111,41%. Cơ cấu tổng sản phẩm thay đổi đáng kể: tỉ trọng nông – lâm
nghiệp từ 48,48% năm 2003 xuống cịn 38,95% năm 2007; Cơng nghiệp tăng từ
18,48 năm 2003 lên 26,85% năm 2007; Dịch vụ tăng từ 33,04% năm 2003 lên
34,2% năm 2007.
* Những nhận xét rút ra từ các phân tích trên :
Những xu hướng thay đổi cơ cấu đất đai, lao động, tổng sản phẩm nêu trên là
tích cực nhưng tốc độ cịn rất chậm. Để tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế,
khắc phục nguy cơ tụt hậu, giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm tỉnh chủ
trương “tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A


18


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
triển khai xây dựng một số khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp tập trung có tính
chất đột phá, mở đường cho sự phát triển chung”.
Như vậy đối với tỉnh ta, xây dựng các khu công nghiệp tập trung là phương
pháp sử dụng đất có hiệu quả nhất, là giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu,
phát triển kinh tế, giải quyết lao động và việc làm, nhưng đối với các địa phương
thu hồi đất để hình thành các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp tập trung, tình
hình lao động và việc làm có những đặc điểm riêng cần phân tích sâu sắc mới có
thể đề ra các giải pháp cụ thể, thích hợp
2 Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình
2.1 Sự phát triển của các khu công nghiệp ,cụm công nghiệp , điểm công nghiệp
và khu đô thị v tại Thái Bình
Nhằm cụ thể hố Nghị quyết của Đảng, hồn thành thắng lợi mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, ngồi chức năng, nhiệm vụ được giao, Ngành cơng nghiệp
Thái Bình được giao làm tham mưu thực hiện 2 trong 5 chương trình kinh tế trọng
tâm của tỉnh. Đó là: Chương trình phát triển các Khu cơng nghiệp tập trung và
chương trình phát triển nghề, làng nghề. Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong nhiều
năm qua, ngành công nghiệp đã phấn đấu hết mình, tích cực hồn thành nhiệm vụ.
Giá trị sản xuất Công nghiệp thời kỳ 1991 - 1995 (theo giá so sánh 1989):
Năm 1991 là 139 tỷ đồng, năm 1992 là 131 tỷ, năm 1993 là 158 tỷ, năm 1994 là
218 tỷ và năm 1995 là 276 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2000 đạt 1.410 tỷ đồng (giá cố định 1994),
tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm (1991 - 2000) trên 13%/năm.
Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2007 đạt 1.610 tỷ đồng, tăng trên 12% so
với năm 2000.
Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2008 đạt 1.905 tỷ đồng, tăng 17,16% so
với năm 2001.

Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2009 đạt 2.260,3 tỷ đồng, tăng 18,63% so
với cùng kỳ.
Sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2009 có bước tăng trưởng
khá (bình quân khoảng 2% mỗi tháng). Đặc biệt trong những tháng của nửa năm cuối
(từ tháng 7 đến nay) tốc độ tăng trưởng có xu thế tăng mạnh hơn, đã thể hiện rõ xu h-

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

19


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
ướng phát triển theo mục tiêu của toàn ngành. Dự kiến cả năm 2010 giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh sẽ đạt 2.720,588 tỉ đồng, tăng 20,38 % so với năm 2009.
- Chương trình phát triển các Khu cơng nghiệp (KCN), cụm công nghiệp
(CCN) tập trung:
Từ năm 2000 đến nay, Ngành Công nghiệp đã tham mưu giúp UBND tỉnh
xây dựng quy hoạch chi tiết 5 khu Công nghiệp tập trung và một số cụm Công
nghiệp làng nghề: KCN Phúc Khánh 120 ha, quy mô mở rộng đến 300 ha; KCN
Nguyễn Đức Cảnh, diện tích 102 ha; KCN Tiền Phong 60 ha; KCN Tiền Hải diện
tích 128 ha; Khu kinh tế Diêm Điền diện tích quy hoạch 50 ha và cụm Cơng nghiệp
Làng nghề Xã Thái Phương diện tích 10 ha. Trong đó, đã được Chính phủ chấp
thuận cho phép thành lập KCN Phúc Khánh và KCN dệt may Nguyễn Đức Cảnh là
KCN tập trung trong danh mục các KCN cả nước.
Ngoài ra, thời gian tới tỉnh sẽ cho thành lập một số KCN, CCN như: KCN
An Hồ diện tích quy hoạch khoảng 600 ha; KCN Cầu Nghìn quy hoạch 100 ha;
Cụm CN Gia Lễ diện tích quy hoạch 100 ha và mạng lưới CCN của tất cả các
huyện , Thành phố.
Các nhóm Ngành Cơng nghiệp quan trọng tiếp tục được đầu tư chiều sâu, có
sự tăng trưởng khá. Nhiều Ngành sản xuất quan trọng có tốc độ phát triển nhanh,

chiếm tỷ trọng cao trong Công nghiệp như: Dệt, may; chế biến nông sản thực phẩm;
Sành sứ thuỷ tinh, vật liệu xây dựng. Một số sản phẩm được ưa chuộng trên thị
trường như: thuỷ tinh Phalê, Gạch Ceramic, Sứ vệ sinh, Xi măng trắng, Nước
khống, Khăn bơng xuất khẩu, Chạm bạc, Mây tre đan, Hàng thêu ... Giá trị xuất
khẩu hàng năm đạt trên 20 triệu USD chiếm 70% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Chất
lượng sản phẩm Công nghiệp ngày càng cao, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất
lượng Nhà nước, một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế, một số doanh nghiệp đã
thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002. Đặc biệt năm 2004 một số sản phẩm
mới được sản xuất tại địa phương như: Sợi hố học, băng dính, găng tay xuất khẩu,
ắc quy, thủy tinh cách điện, và một số hàng thủ công đan móc, khơng những tiêu
thụ tốt mà cịn góp phần đa dạng hoá ngành nghề và thu hút thêm nhiều lao động và
sản xuất công nghiệp của Địa phương.
- Về chất lượng sản phẩm Công nghiệp ngày càng cao, nhiều sản phẩm đạt
tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước và Quốc tế. Một số doanh nghiệp đã quản lý theo
tiêu chuẩn ISO 9002. Các sản phẩm của ngành Cơng nghiệp Thái Bình được ưa

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

20


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
chuộng trên thị trường trong và ngoài nước như: Thuỷ tinh Phalê, Gạch Ceramic,
Sứ vệ sinh, Xi măng trắng, nước khống, khăn bơng xuất khẩu, chạm bạc, mây tre
đan, hàng thêu v..v...
- Công tác quản lý nhà nước của ngành đang từng bước được đổi mới phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ. Sở công nghiệp vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về Công nghiệp
trên địa bàn tỉnh, vừa là cơ quan hỗ trợ, tư vấn đầu tư, tạo dựng các mối quan hệ với các
cơ quan Trung ương, giúp các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm
kiếm thị trường.

- Thái Bình đã quy hoạch, phát triển 9 KCN tập trung và 15 CCN trên địa bàn
huyện, thành phố với tổng diện tích khoảng 3.180,5ha (có 6 KCN của Chính phủ).
Khu cơng nghiệp Phúc Khánh (cả Đài Tín).
- Địa điểm: phường Phú Khánh, TP Thái Bình (ven quốc lộ 10).
- Diện tích đất quy hoạch: 200 ha.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: chế biến NSTP, đồ uống, dệt may, da
giầy, cơ khí phục vụ NN; SX lắp ráp xe máy, đồ nhựa, SX thiết bị văn phịng
và gia đình.
Khu cơng nghiệp Nguyễn Đức Cảnh
- Địa điểm: xã Phú Xuân và phường Tiền Phong, TP Thái Bình (ven quốc lộ 10).
- Diện tích đất quy hoạch: 102 ha.
- Ngành nghề: sản xuất sợi, dệt, tẩy nhuộm, may mặc và dịch vụ ngành may.
Khu công nghiệp Sơng Trà:
- Địa điểm: xã Tân Bình, TP Thái Bình (ven đường vành đai tránh thành phố).
- Diện tích quy hoạch: 480 ha.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: là khu cơng nghiệp tổng hợp đa ngành, ít
độc hại và các dịch vụ phục vụ công nghiệp.
Khu công nghiệp Tiền Hải:
- Địa điểm: xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải (cách TP Thái Bình 25 km).
- Diện tích quy hoạch: 250 ha.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ
tinh, pha lê và công nghiệp chế biến khác.

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

21


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
Khu công nghiệp Sơn Hải:

- Địa điểm: thuộc 2 huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng (ven quốc lộ 10).
- Diện tích quy hoạch: 450 ha
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: là khu cơng nghiệp tổng hợp đa ngành, ít
độc hại và các dịch vụ phục vụ công nghiệp.
Khu công nghiệp Gia Lễ:
- Địa điểm: huyện Đông Hưng (ven quốc lộ 10) cách TP Thái Bình 6 km.
- Diện tích quy hoạch: 85 ha.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: may mặc, công nghiệp nhẹ, chế biến
nông sản thực phẩm, cơng nghiệp điện tử.
Khu cơng nghiệp Cầu Nghìn:
- Địa điểm: xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ (ven quốc lộ 10, cách TP Thái
Bình 25 km và cách TP Hải Phịng 45 km).
- Diện tích quy hoạch: 250 ha.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất thép, phôi thép, công nghiệp
nhẹ, cơng nghiệp điện tử, cơ khí chính xác.
Khu cơng nghiệp An Hồ:
- Địa điểm: TP Thái Bình và huyện Vũ Thư (gần quốc lộ 10).
- Diện tích quy hoạch: 400 ha.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: chế biến nông sản thực phẩm, may mặc,
công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử.
Cụm công nghiệp Garden Pals:
- Địa điểm: huyện Vũ Thư (ven đường vành đai quốc lộ 10 tránh Thành phố,
gần ngã ba xuất phát đường vành đai).
- Diện tích quy hoạch: 110 ha.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: cơ khí chế tạo gia cơng kim loại, đèn
nghệ thuật, sản xuất loa, nhựa điện tử, dập cụm điện tử...
Tổng hợp các khu, cụm công nghiệp như sau:
Bảng 4: Tổng hợp các khu, cụm công nghiệp
Tên khu, cụm CN


Địa điểm DT QH (ha)

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

22

Chủ đầu tư

Ghi chú


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất

I

Khu công nghiệp

2.557,0

1

KCN Phúc Khánh

Thành phố 200

Công ty cổ phần hữu hạn
phát triển khu cơng nghiệp Chính phủ
Đài Tín

2


KCN Nguyễn đức cảnh Thành phố 102

Cơng ty phát triển hạ tầng
Chính phủ
khu cơng nghiệp tỉnh

3

KCN Tiền Hải

Tiền Hải

250

Chưa có

Chính phủ

4

KCN Sơng Trà

Vũ Thư

480

Cơng ty TBS Sơng Trà

Chính

phủ

5

KCN Gia Lê

Đơng Hưng 85

Cơng ty phát triển hạ tầng
Chính phủ
khu cơng nghiệp tỉnh

6

KCN Cầu Nghìn

Quỳnh Phụ 200

C ty đầu tư phát triển đơ
Chính
thị và khu cơng nghiệp VN
phủ
(IDICO)

7

KCN An Hồ

Vũ thư


Chưa có

8

KCN Son Hải

Quỳnh Phụ 450

9

KCN Minh Hịa

Vũ thư

II Cụm cơng nghiệp

400

390
623,5

1

CCN Phong Phú

Thành phố 77,77

2

CCN Phương La


Hưng Hà

10,20

3

CCN Đồng Tu

Hưng Hà

36,17

4

CCN TT Hưng Nhân

Hưng Hà

25,40

5

CCN Garden Pals

Vũ Thư

110,00

6


CCN Thị trấn Vũ Thư Vũ Thư

35,61

7

CCN Tam Quang

Vũ Thư

39,52

8

CCN Đông La

Đông Hưng 59,80

9

CCN Quỳnh Côi

Quỳnh Côi 33,40

1
0

CCN Thụy Hà


Thái Thụy 52,00

11 CCN Vũ Quý

Kiến

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

17,00

23


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất

Xương
1
2

CCN Vũ Ninh

Kiến
Xương

41,00

1
3

CCN Cầu Bùi


Kiến
Xương

12,00

1
4

CCN Trà Lý

Tiền Hải

38,30

1
5

CCN Cửa Lân

Tiền Hải

35,33

Tổng

3.180,5

2.2. Sự phát triển các làng nghề tại Thái Bình
Đối với tỉnh Thái Bình có đến 90% lao động là làm nơng nghiệp, việc phát

triển nghề và làng nghề có vai trò hết sức quan trọng, làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại
hố nơng nghiệp nơng thơn.
Với ý nghĩa đó những năm qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo
phát triển nghề và làng nghề, coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng để
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 -2010 .
Năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 82 làng nghề, ở hầu hết các huyện đều có xã
trắng nghề. Đến năm 2009 tồn tỉnh có 173 làng nghề (trong đó đã có 140 làng
nghề đã được cấp bằng cơng nhận), 100% số xã có nghề. Đa số các nghề kể cả nghề
truyền thống và nghề mới du nhập đều có bước phát triển tốt như: Dệt, thêu, thảm,
mây tre đan, đệm cói ..... Tuy nhiên có một số nghề có xu hướng giảm sút như: sản
xuất cơ khí, chạm bạc... nguyên nhân chủ yếu là do biến động tăng giá của các loại
nguyên liệu đầu vào, đồng thời thị trường xuất khẩu thu hẹp, đặc biệt là nhóm nghề
ươm tơ, dệt chiếu có chiều hướng suy giảm. Các huyện, thành phố đã có nhiều hoạt
động tích cực khơi phục và phát triển nghề hiện có, chủ động du nhập nghề mới.
Sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần đáng kể thay đổi tỷ trọng cơng
nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của tồn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực nghề và

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

24


Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất
làng nghề hàng năm chiếm khoảng 65 - 70% giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh.
Sản phẩm làng nghề tại Thái Bình tuy mẫu mã chưa đa dạng, chất tượng cịn
chưa thật cao nhưng đã có nhiều sản phẩm được xuất khẩu. Điển hình như: Khăn,
vải đũi các loại, hàng mây tre đan, các sản phẩm lừ cói, các loại hàng thêu, chạm
bạc, hàng thủ cơng, mỹ nghệ.

Khụ vực nghề, làng nghề đã giải quyết được lực lượng lao động rất lớn, với
mức thu nhập tương đối ổn định. Năm 2000 (trước khi có Nghị quyết 01/NQ-TU
của Tỉnh uỷ), tổng số lao động trong khu vực nghề, làng nghề toàn tỉnh là 78.781
người, cuối năm 2002 là 126.712 người, năm 2003 số lao động đã tăng lên khoảng
142.000 người và hiện nay có trên 16 vạn lao động trong khu vực này.
Phát triển nghề và làng nghề là một trong 5 trọng tâm tạo bước đột phá để
phát triển kinh tế của tỉnh nhà đã được Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI xác định.
Trong những năm qua, nghề và làng nghề phát triển đã góp phần rất lớn vào tăng
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh và giải quyết
được rất nhiều vấn đề xã hội.
3 Tác động của q trình đơ thị hóa - cơng nghiệp hóa tới người dân
3.1 Tác động tích cực
Sự ra đời và phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ kích thích sự
tăng trưởng và phát triển của chính vùng, lãnh thổ đó và các vùng, lãnh thổ xung
quanh, và sự phát triển ấy có tính chất lan truyền từ vùng này sang vùng khác..
-Với sự phát triển của hệ thống khu cơng nghiệp, khu đơ thị từng bước hình
thành những vùng lãnh thổ phát triển không chỉ đảm bảo nhận chức năng động lức
thúc đẩy sự phát triển của tồn nền kinh tế-xã hội mà cịn đảm nhận chức năng hợp
tác và hội nhập quốc tế, tiếp nhận những thông tin, các thành tựu về phát triển khoa
học công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, các khu đơ thị lớn thực sự là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại của các vùng trên cả
nước. Các hoạt động dịch vụ quan trọng như xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ, vận
tải, du lịch, khoa học cơng nghệ…
-Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và đơ thị hóa đang là mục tiêu phát triển của
hầu hết các nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam quá trình

Đỗ Thị Thủy – Kế Hoạch 48A

25



×