Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÀI THU HOẠCH hợp tác trong asean và những đề xuất cho hợp tác thanh niên asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.87 KB, 23 trang )

1

BÀI THU HOẠCH
MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

HỢP TÁC TRONG ASEAN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
CHO HỢP TÁC THANH NIÊN ASEAN


MỞ ĐẦU
Năm 1967, Tuyên bố Bangkok đã khai sinh Hiệp hôi các Quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) với mục tiêu “thúc đẩy hợp tác, tạo dựng nền tảng vững chắc cho một
cơng đồng hịa bình và thịnh vượng của2 các quốc gia khu vực”. 48 năm sau, vào
ngày 22/11/2015, tại Hôi nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra ở thủ đô Kuala
Lumpur của Malaysia, Lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt bút ký
Tuyên bố hình thành Cơng đồng ASEAN 2015, và ngày 31/12/2015, Cơng đồng
ASEAN đã được chính thức thành lập, hiện thực hóa mục tiêu sáng lập của ASEAN
về “một cơng đồng hịa bình và thịnh vượng của các quốc gia khu vực”.
Năm 2020, Việt Nam đảm nhân cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN. Việt
Nam đã chọn chủ đề “Gắn kết và Chủ đơng thích ứng” và 5 ưu tiên đó là phát huy
vai trị và đóng góp tích cực của ASEAN vào cơng cuộc duy trì hịa bình, an ninh,
ổn định ở khu vực; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích
ứng và tân dụng các cơ hôi của Cách mạng công nghiệp 4.0; Thúc đẩy ý thức công
đồng và bản sắc ASEAN; Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hịa bình và phát triển bền
vững; Nâng cao năng lực thích ứng, hiệu quả hoạt đơng của ASEAN.
Với hơn 50 năm hình thành và phát triển, Asean đã trải qua nhiều giai đoạn
khó khăn, nhưng tình hình đã thật sự được cải thiện kể từ khi Việt Nam (và các
nước Đông Dương, Myanmar) gia nhập Asean, và hiện đang trên đường xây dựng
Công đồng Asean hợp tác vì hồ bình, ổn định và phát triển. Việt Nam, với đường
lối đối ngoại của mình, ngày càng ‘đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng
đong Asean và Hiến chương Asean” với tư cách là một thành viên tích cực và có


trách nhiệm của Hiệp hơi.
Trong khn khổ hợp tác Asean, hợp tác thanh niên cũng được
đề cập đến và được xúc tiến trên thực tế. Tuy nhiên, với tư
cách là một đối tượng thụ hưởng và là một lực lượng quan
trọng trong thực hiện ba trụ cột của Cơng đồng Asean và hiện
thực hóa Tầm nhìn cơng đồng Asean đến năm 2025, thì


3

thanh niên cần được đặt ở vị trí trung tâm trong mọi hoạch
định của Hiệp hôi và hợp tác thanh niên trong Asean cần được
định vị và đầu tư đúng mức hơn nữa. Với ý nghĩa đó, là một
cán bơ Đồn tham mưu về cơng tác thanh niên tơi xin mạnh dạn
chọn đề tài “Hợp tác trong Asean và những đề xuất cho hợp tác Thanh niên
Asean” cho bài thu hoạch kết thúc môn học Quan hệ Quốc tế.


NỘI DUNG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN
1. Lich sử hình thành Asean
Ngày 08-8-1967, với Tuyên bố Băng Cốc, 5 nước Đông Nam Á gồm
Indonesia, Malaysia, Philipines, Thailand và Singapore đã thành lập nên Asean. Đến
tháng 01-1980, Brunei được kết nạp vào Asean và lần lượt Việt Nam được kết nạp
vào tháng 7-1995, Lào và Myanmar vào tháng 7-1997 và Campuchia vào tháng 41999. Đến nay, Asean đã gồm 10 quốc gia, với diện tích là 4,46 triệu km (chiếm 3 /o
2

o

tổng diện tích trái đất), dân số trên 600 triệu người (chiếm 8,8 /o tổng dân số thế

o

giới).
Tơn chỉ, mục đích của Asean được nêu trong Tuyên bố Băng Cốc là thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, tiến bơ xã hơi và phát triển văn hóa trong khu vực nhằm củng
cố nen tảng cho một công đồng thịnh vượng và hịa bình của các quốc gia ở Đơng
Nam Á; bảo đảm hịa bình và ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lý và
pháp luật trong quan hệ giữa các quốc gia và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến
chương Liên hiệp quốc; thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hôi, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính; duy trì sự hợp
tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có những mục tiêu giống
nhau.
Với hơn 50 năm hình thành và phát triển, Asean đã trải qua nhiều thăng trầm.
Sự hình thành Asean, tại thời điểm đó, là bước đi phù hợp theo xu hướng khu vực
hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa1, với những mục tiêu tốt đẹp; tuy nhiên, do ra đời
tại điểm nóng của thời kỳ chiến tranh lạnh khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh tại
Đông Dương nên mục tiêu hợp tác ve kinh tế và xã hôi chưa được quan tâm thực
hiện đầy đủ, mà vấn đề chính trị và an ninh đã trở thành mục tiêu đặc biệt quan
trọng, chi phối hoạt đông của Asean cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc. Việc Việt
Nam gia nhập Asean (tháng 71995) đã kết thúc thời kỳ căng thẳng và đối đầu, mở ra
một thời kỳ phát triển mới ở Đơng Nam Á - thời kỳ hịa nhập cùng phát triển. Đen
nay, Asean với quyết tâm và sự đóng góp tích cực của các quốc gia thành viên đang
1 Asean là tổ chức khu vực thứ 3 được thành lập trên thế giới tính tới thời điểm đó, sau EEC-1957, OAU1963 và trước SAARC-1985, MERCOSUR-1991, NAFTA-1992...


5
trên đường hiện thực hóa xây dựng Cơng đồng Asean với ba trụ cột: Cơng đồng
Chính trị - An ninh (APSC), Công đồng Kinh tế (AEC) và Công đồng Văn hóa - Xã
hơi (ASCC).
2. Các thành tựu trong hợp tác Asean

2.1-

Trong lĩnh vực chính trị, an ninh
Sau chiến tranh lạnh, hợp tác chính trị - an ninh Asean đã có sự thay đổi mạnh

mẽ theo hướng thúc đẩy hịa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế, củng cố độc lập chủ quyền và hịa giải xung đột của các thành
viên. Hiệp hơi đã thực hiện tương đối hiệu quả ZOPFAN, TAC, ASEAN Concord 2,
ARF, SEANWFZ, DOC, Hiến chương Asean và Chương trình hành đơng xây dựng
Cơng đồng Asean.
Hợp tác chính trị - an ninh trong Hiệp hơi cũng đã có nhiều nỗ lực trong tìm
giải pháp giải quyết các tranh chấp trong nôi bô khối và giữa khối với các thành
viên bên ngoài, nhất là tranh chấp lãnh thổ giữa một số thành viên trong khối và vấn
đề biển Đông. Hiệp hôi đã đạt được kết quả nhất định khi ký DOC tuyên bố về ứng
xử của các bên ở Biến Đông, và đang cùng các bên liên quan đàm phán để đi đến ký
kết COC3. Việc phát huy và ln có sáng kiến để cải thiện các cơ chế giải quyết
tranh chấp, phát huy ARF, TAC... là rất quan trọng. Đặc biệt, với sáng kiến thành
lập ARF, Asean đã tạo ra một diễn đàn để các nước có quyền lợi tại khu vực trình
bày ý kiến, nhất là các quốc gia đối thoại của Asean. Asean và các nước thành viên
đang tích cực chuyển ARF sang giai đoạn 2 trong lơ trình 3 giai đoạn được hoạch
định và quyết định nâng cao hơn nữa vai trò của ARF.
Một bước tiến nữa là việc xác định và cụ thể hóa thực hiện Cơng đồng Chính
trị - An ninh Asean (APSC). Tun bố Bali II đã xác định “phải đưa hợp tác an ninh
chính trị của Asean lên một tầm cao mới” nhằm tạo ra mơi trường hịa bình và ổn
định cho phát triển ở khu vực để các nước có điều kiện tân dụng tối đa các cơ hôi để
phát triển một cách hài hịa và bền vững. Kế hoạch hành đơng xây dựng APSC
(được thông qua tại Hôi nghị cấp cao Asean-10, tháng 11/2004) đã khẳng định lại
các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hôi và đe ra 6 lĩnh vực hợp tác chính
2 Tuyên bố về sự hòa hợp Asean
3 Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông



gồm: (i) Hợp tác chính trị; (ii) Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; (iii) Ngăn
ngừa xung đột; (iv) Giải quyết xung đột; (v) Kiến tạo hịa bình sau xung đột; và (vi)
Cơ chế thực hiện. Kèm theo đó là danh mục 75 hoạt đơng cụ thể để xây dựng
APSC. Hầu hết các biện pháp đã hoàn tất và đang được triển khai nằm trong 3 lĩnh
vực đầu, trong đó tiến triển mới đáng chú ý là hồn tất xây dựng Hiến chương
Asean, hình thành cơ chế Hơi nghị Bơ trưởng Quốc phịng Asean, ký kết Cơng ước
Asean về chống khủng bố, ... Tuy nhiên, đối với 2 lĩnh vực còn lại (Giải quyết xung
đột và Kiến tạo hịa bình sau xung đột) hầu như chưa có hoạt đơng nào được triển
khai chủ yếu do các nước cịn dè dặt, vì đây là những lĩnh vực mới và có phần phức
tạp, nhạy cảm. Đe triển khai Ke hoạch tổng thể, Hôi đồng APSC họp lần thứ hai
tháng 7/2009 tại Phuket, Thái Lan, đã nhất trí tập trung thực hiện 13 lĩnh vực ưu
tiên, trong đó có triển khai DOC và triển khai SEANWFZ.
2.2- Trong lĩnh vực kinh tế
Trên lĩnh vực này, Hiệp hơi đã thực thi có hiệu quả Thỏa thuận về thuế quan
ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) và đặc biệt là quyết tâm xây dựng và triển khai
Khu vực mâu dịch tự do Asean (AFTA). Việc thực hiện cắt giảm thuế quan được
chia ra thành 2 nhóm nước (Asean-6 và Asean-4) với những lơ trình khác nhau, đến
nay về cơ bản đã thực hiện đảm bảo lơ trình đề ra. Quyết định thực hiện AFTA phản
ánh sự cố gắng lớn nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế nơi khối, góp phần tạo nên một thị
trường khu vực tự do thống nhất cho các sản phẩm hàng hóa, là điều kiện tiên quyết
để tạo sức hấp dẫn kinh tế và đông lực phát triển của Asean.
Hợp tác về đầu tư Asean cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ với sự ra đời của
Hiệp định khu vực đầu tư Asean (AIA). Cùng với việc thực thi
AFTA, việc ra đời và thực thi AIA đã góp phần tối đa hóa lợi nhuận và phân phối nó
một cách cơng bằng, nhất là giữa các thành viên cũ và mới trong Hiệp hôi. Asean
đang tăng cường các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện AIA, đồng thời
xác định các ưu tiên cần tập trung là thu hút đầu tư và tự do hóa dịch vụ.
Hợp tác kinh tế trong Asean cũng hướng tới việc thu hẹp khoảng cách phát

triển giữa các thành viên. Với việc thành lập các Nhóm đặc trách Campuchia, Lào,
Myanmar, Việt Nam và hàng loạt biện pháp như Diễn đàn hợp tác và phát triển AIA


7
(IDCF), Hệ thống ưu đãi thống nhất (AISP), xác định các lĩnh vực ưu tiên và triển
khai nhiều dự án trên các lĩnh vực này (như đường sắt, bô xuyên Đông Nam Á Trung Quốc, hành lang Đông - Tây.), Asean đang quyết tâm thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các thành viên, tạo sự công bằng và đông lực mới cho sự phát triển
chung của khối.
Nhằm thúc đầy mạnh mẽ hợp tác liên kết kinh tế trong khu vực, Asean đã chủ
trương xây dựng đồng kinh tế (AEC) vào năm 2020 (và sau này rút xuống vào năm
2015) nhằm “hình thành một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng và có khả năng
cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn
được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch
kinh tế - xã hôi được giảm bớt vào năm 2020. AEC sẽ đưa Asean trở thành thị
trường và khu vực sản xuất thống nhất, biến sự đa dạng đặc thù của khu vực thành
những cơ hôi hỗ trợ kinh doanh, biến Asean thành một bô phân năng đông và vững
chắc hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu”4 .
Trụ cột kinh tế Asean đạt được những tiến triển cụ thể và thực chất trong hợp
tác, liên kết kinh tế nôi khối cũng như kết nối kinh tế tồn cầu. Cơng đồng Kinh tế
ASEAN là sự mở rông về phạm vi và nâng cao về mức đơ tự do hóa của Hiệp định
Thương mại tự do ASEAN (AFTA), trong đó cơ bản khơng cịn thuế quan đối với
hàng hóa và có sự lưu chuyển thơng thống hơn về dịch vụ, đầu tư, vốn và lao đơng
có tay nghề, có sự hợp tác khá chặt chẽ trong các lĩnh vực kinh tế ngành và kết nối
đáng kể với nen kinh tế toàn cầu (thông qua các Hiệp định Thương mại Tự do với
nhiều nen kinh tế lớn trên thế giới). Kết quả hợp tác và liên kết kinh tế ASEAN đã
giúp mở rông thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh nôi khối,
đồng thời tạo sự hấp dẫn thu hút đầu tư-kinh doanh từ bên ngoài vào ASEAN.
2.3- Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
Asean coi trọng hợp tác về văn hóa - xã hơi nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn

nhau, quá trình hình thành bản sắc văn hóa và đồn kết khu vực. Sự hợp tác thu
được những kết quả tích cực trên lĩnh vực văn hóa - thơng tin, giáo dục - đào tạo,
khoa học công nghệ, môi trường.
4 Hiệp ước Bali II


Ve văn hóa - thơng tin, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Văn hóa Thơng tin Asean
(COCI), các hoạt đơng về phát thanh - truyền hình, hợp tác về in ấn và thông tin
công công, hợp tác về văn học và nghiên cứu Asean, thiết lập mạng thông tin khu
vực đang được triển khai rất hiệu quả. Chính những kết quả này đã góp phần to lớn
vào sự hiểu biết và tin cây lẫn nhau giữa các nước thành viên Asean, làm cho q
trình xây dựng lịng tin trong Asean nhanh và hiệu quả hơn.
Ve giáo dục - đào tạo, các hoạt đông hợp tác hướng vào việc giúp chính phủ
các nước trong việc định hướng phát triển giáo dục quốc dân và thúc đẩy phát triển
nguồn nhân lực bền vững nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hôi của mỗi
quốc gia. Các hoạt đông hợp tác đã tập trung vào việc nâng cao năng lực tổ chức,
hoạch định và quản lý, đổi mới và phát triển đôi ngũ cán bô quản lý và những nhà
hoạch định chính sách; cung cấp các chương trình thích hợp trong đào tạo, nghiên
cứu và phát triển, phổ biến các thơng tin và phân tích chính sách, đáp ứng các yêu
cầu cần thiết riêng cho từng quốc gia một cách hiệu quả. Với Chương trình hành
đơng Hà Nơi, Asean đang tập trung củng cố mạng lưới các trường đại học Asean và
thúc đẩy quá trình chuyển mạng lưới này thành trường đại học Asean; tăng cường
liên kết giữa các trung tâm dẫn đầu về đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực, nâng
cao năng lực kế hoạch hóa đào tạo nguồn nhân lực và theo dõi thị trường lao đông;
xúc tiến chứng nhân chun mơn, khuyến khích sự di chuyển các nhà chuyên môn
trong khu vực và công nhân lẫn nhau văn bằng kỹ thuật và chuyên môn.
Ve khoa học công nghệ (KHCN), nhu cầu hợp tác trên lĩnh vực này đã được đề
cập ngay khi thành lập Hiệp hôi. Hiện nay, nôi dung hợp tác về KHCN Asean gồm 8
mục tiêu: thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin Asean (AII); xây dựng nôi dung thông tin
cho AII; nghiên cứu nhằm áp dụng CNTT trong thấm định các khía cạnh văn hóa và

xã hơi của xã hơi thơng tin Asean; hình thành mạng lưới các trung tâm KHCN và
viện nghiên cứu dẫn đầu; nghiên cứu và triển khai các công nghệ chiến lược, nền
tảng và tăng chuyển giao công nghệ; thể chế hóa hệ thống các chỉ tiêu KHCN;
khuyến khích và thúc đẩy tư nhân tham gia phát triển KHCN, nhất là CNTT; đổi
mới quản lý chương trình nghiên cứu khoa học và tạo nguồn kinh phí cho phát triển
KHCN Asean.


9
Ve môi trường, Asean xác lập cơ chế các hôi nghị và tổ chức quan chức theo
các cấp khác nhau, đồng thời thành lập 6 nhóm cơng tác trong khn khổ Tổ chức
các quan chức cấp cao về môi trường (ASOEN). Asean đang thực hiện Ke hoạch
hành đông chiến lược ve môi trường bao gồm 10 chiến lược và 27 mục tiêu cụ thể
nhằm cải thiện môi trường, thống nhất các tiêu chí ve mơi trường, thúc đẩy chuyển
giao và phát triển công nghệ phù hợp với môi trường, gắn môi trường vào phát
triển, trao đổi thông tin, xây dựng các thiết chế, hợp tác về công nghiệp, nâng cao
nhân thức công chúng về môi trường nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một Asean
phồn thịnh, xanh và sạch.
Với mục tiêu tăng cường hơn nữa hợp tác về văn hóa - xã hôi, Asean đã xác
định tập trung xây dựng Cơng đồng văn hóa - xã hơi Asean (ASCC). Chương trình
hành đơng Viên chăn (VAP) và Ke hoạch hành đơng ve ASCC đã xác định 4 lĩnh
vực hợp tác chính là : (i) Tạo dựng công đồng các xã hôi đùm bọc; (ii) Giải quyết
những tác đông xã hôi của hôi nhập kinh tế; (iii) Phát triển môi trường bền vững;
(iv) Nâng cao nhân thức và bản sắc Asean. Theo đó, hợp tác Asean đã và đang được
đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hóa - thơng tin, giáo dục - đào tạo,
khoa học - công nghệ, mơi trường, y tế, phịng chống ma t, bn bán phụ nữ và
trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch, ... Tương tự trong thực hiện xây dựng các trụ cột
khác, Kế hoạch tổng thể xây dựng Cơng đồng Văn hóa - xã hôi đang được Asean
đẩy mạnh triển khai, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: phát triển nguồn
nhân lực, phúc lợi và bảo trợ xã hôi, quyền và công bằng xã hôi, đảm bảo môi

trường bền vững, xây dựng bản sắc Asean...
2.4- Trong khuôn khổ hợp tác đa phương
Hợp tác đa phương cũng là nôi dung được Asean quan tâm phát triển với các
cơ chế như ASEM, hợp tác tiểu vùng, Asean+, Diễn đàn đối thoại hợp tác Châu Á
(ACD), hợp tác giữa Asean với MERCOSUR. Với các cơ chế này, đã thúc đẩy sự
hiểu biết, tăng cường lòng tin và hợp tác giữa Asean và các nước ve an ninh chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hơi, góp phần tạo mơi trường thuận lợi và nguồn lực cho sự
phát triển chung của Asean. Nổi bật là cơ chế Asean+3 và Hợp tác tiểu vùng
Mêkông mở rông.


Hợp tác Asean+3 (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) đã đạt nhiều kết
quả quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hôi nhập kinh tế, phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hoạt đông của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Ngoài ra, hợp tác Asean+3 cũng mang lại sự cân bằng trong quan hệ giữa
Asean với Trung Quốc, cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản, góp phần đảm bảo an
ninh khu vực và khẳng định vai trò hạt nhân của Asean. Trong hợp tác Asean Trung Quốc, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi
truyền thống (11-2000), Tuyên bố chung ve quan hệ đối tác chiến lược (11-2003),
xây dựng Khu mâu dịch tự do Asean - Trung Quốc, thực hiện Hiệp định khung ve
hợp tác kinh tế tồn diện, thực hiện lơ trình cắt giảm thuế và các hợp tác khác về
nông nghiệp, giao thông vân tải, hạ tầng CNTT, buôn bán điện. Trong hợp tác Asean
- Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung và Khn khổ quan hệ đối tác kinh tế
tồn diện, Tun bố Tokyo về Quan hệ đối tác năng đông và bền vững trong thế kỷ
21, Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố.; Nhật Bản cũng là quốc gia tài trợ
Quỹ phát triển Asean. Trong hợp tác Asean - Hàn Quốc, hai bên đã ký Tuyên bố
chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn
diện, xác định mục tiêu thành lập Khu vực mâu dịch tự do Asean - Hàn Quốc; trong
khn khổ hợp tác này, Asean có thể đóng vai trị nhất định trong giải quyết các vấn
đề liên quan đến Triều Tiên.
Hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) được khởi đông từ năm 1992 giữa

6 nước có chung sơng Mêkơng là Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam. GMS, với địa - kinh tế của mình, đã trở thành cầu nối với
hai nen kinh tế đang nổi lên ở Châu Á là Trung Quốc và Ân Đô, và với sự đầu tư
phát triển hiện nay (nhất là về giao thông) GMS đang dần kết nối ba khu vực Đông
Nam Á - Đông Bắc Á - Nam Á. Hợp tác trong GMS khá đa dạng về thành phần, nôi
dung và cấp đô tham gia; trong đó, gia o thơng, năng lượng, viễn thơng, nơng
nghiệp, mơi trường, du lịch, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư là những lĩnh vực
được ưu tiên. Hợp tác thanh niên cũng được quan tâm trong hợp tác GMS. Lãnh đạo
6 nước đều bày tỏ hy vọng lực lượng thanh niên sẽ đóng góp nhiều hơn vào tiến
trình hợp tác tiểu vùng, nhất là tham gia tích cực vào thị trường lao đông. Hợp tác


1
1
GMS trên thực tế đã góp phần thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa 2 nhóm nước
trong Asean, thu hút đầu tư từ bên ngoài để phát triển cơ sở vật chất đẩy nhanh cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa.
3. Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác Asean
Ngay từ khi gia nhập, Việt Nam đã thể hiện là một thành viên ‘chủ đơng, tích
cực và có trách nhiệm’ trong xây dựng một Asean vững mạnh, đoàn kết và liên kết
chặt chẽ vì hịa bình, ổn định và phát triển chung ở khu vực, cũng như lợi ích của
mỗi quốc gia thành viên.
3.1- Về chính trị, an ninh
Việt Nam đã để lại những dấu ấn đầu tiên trong việc góp phần hiện thực hóa
ý tưởng mở rơng Asean-10, tổ chức thành công Hôi nghị cấp cao Asean-6 và thông
qua Chương trình hành đơng Hà Nơi 1998, hồn thành tốt nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy
ban thường trực Asean 2000-2001 và đảm nhân thành cơng vai trị Chủ tịch Asean
năm 2010. Ngồi ra, Việt Nam đã cùng các thành viên khác đề ra nhiều định hướng
quan trọng thúc đẩy việc xây dựng Công đồng Asean và nâng tầm đối ngoại của

Asean trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc đề ra các sáng
kiến nhằm tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau, kiên trì bảo vệ các nguyên
tắc cơ bản của Hiệp hôi, đặc biệt là khéo léo xử lý các vấn đề nhạy cảm trong khu
vực. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cùng các nước Asean phát huy TAC và SEANWFZ
nhằm đảm bảo hịa bình, an ninh khu vực. Đối với van đe biển Đông, Việt Nam luôn
kiềm chế và xử lý hợp lý các tranh chấp, tích cực trong việc xúc tiến xây dựng
COC. Đối với các nước đối thọai, Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình trong phát
triển quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với các đối tác.
3.2-

Về kinh tế
Việt Nam thực hiện nghiêm túc lơ trình thực hiện CEPT/AFTA và tích cực

hợp tác trên các lĩnh vực tiền tệ, dịch vụ, công nghiệp, năng lượng và giao thông
vân tải. Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến xây dựng hành lang Đông - Tây và đóng
góp tích cực vào thực hiện IAI, Chương trình hợp tác Mêkơng... nhằm góp phần thu
hẹp khoảng cách phát triển trong Asean. Hiện tại, Việt Nam đang tích cực đề ra các


giải pháp thúc đẩy triển khai Hiệp định khung về 12 lĩnh vực ưu tiên hôi nhập của
Asean, hướng tới mục tiêu xây dựng Công đồng kinh tế Asean.
3.3-

về văn hóa - xã hội
Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt đơng hợp tác trên lĩnh vực văn

hóa - xã hơi và chun ngành như: văn hóa thơng tin, giáo dục, khoa học công nghệ,
quản lý thiên tai, mơi trường, phịng chống SARS, HIV/AIDS, ma túy, tơi phạm
xun quốc gia và khủng bố, tư pháp, xuất nhập cảnh, quản lý ô nhiễm, hợp tác phụ

nữ, thanh niên và trẻ em. Việt Nam đang tỏ rõ tính chủ đơng và tích cực trong tham
gia các hoạt đơng hợp tác trên lĩnh vực văn hóa - xã hơi và chun ngành của Asean
cũng như các nước đối thoại, tích cực đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xây dựng
Công đồng văn hóa - xã hơi Asean.
3.4-

Về hợp tác song phương với các thành viên Asean

Trong khuôn khổ hợp tác Asean, Việt Nam đã tăng cường cải thiện và mở rông
quan hệ hợp tác với các nước thành viên. Việt Nam tiếp tục coi trọng củng cố và
tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện
với Lào theo tinh thần đổi mới; phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện
với Campuchia (phương châm 16 chữ); ký Tuyên bố chung về khn khổ hợp tác
hữu nghị và tồn diện với Indonesia; ký hiệp định quan trọng về kinh tế - thương
mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật với Malaysia, Đảng Cơng sản Việt Nam cũng có
quan hệ chính thức với Đảng UMNO cầm quyền của Malaysia; ký kết nhiều hiệp
định thỏa thuận với Philipines, nhất là Thỏa thuận về 9 điểm nguyên tắc ứng xử cơ
bản giữa hai nước ở biển Đông; ký nhiều hiệp định, nhất là thương mại - đầu tư với
Singapore (Singapore là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam với trên 600 dự án với
tổng vốn trên 6 tỷ USD); đạt được thỏa thuận về vấn đề Việt kiều nhập quốc tịch
Thái Lan, hợp tác Mêkông, lập lại trật tự trên Vịnh Thái Lan...với Thái Lan; ký hiệp
định thương mại, hàng hải và ghi nhớ ve hợp tác du lịch với Brunei; ký các hiệp
định quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, hàng không. với
Myanmar.
II. HỢP TÁC THANH NIÊN ASEAN


1
3 thanh niên ở Asean Với 60 /o dân số
1. Tình hình thanh niên và các tổ chức

o

trong khu vực ở đơ tuổi dưới 30, có thể khẳng định thanh niên Asean là tương
lai của Công đồng Asean; thanh niên sẽ là những nhà lãnh đạo tương lai của
đất nước và khu vực, là nguồn nhân lực quan trọng hiện thực hóa các kế
hoạch hành đơng xây dựng Cơng đồng Asean. Tuy nhiên, thanh niên Asean
cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn như vấn đề trình đơ học vấn
và nghề nghiệp, việc làm và thu nhập, tác đông tiêu cực của những van đe xã
hôi khác. Do vây, để thanh niên Asean thực hiện được vai trò người chủ
tương lai của mình, thì họ phải được đặt vào vị trí trung tâm trong tất cả mọi
sự hoạch định và thực thi các kế hoạch của Asean, và hợp tác thanh niên phải
là một bô phân không thể thiếu trong hợp tác Asean.
Các cơ quan phụ trách công tác thanh niên ở Asean:
Tên quôc gia
1. Brunei
2. Campuchia

rpA 1 Ả 1 r

Tên tơ chức

Bơ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao
Bô Giáo dục, Thanh niên và Thể thao/ Hôi Liên hiệp thanh niên

3. Indonesia

CPC
Bô Thanh niên và Thể thao

4. Lào


Đồn Thanh niên nhân dân cách mạng

5. Malaysia

Bơ Thanh niên và Thể thao

6. Myanmar

7. Philipines
8. Singapore

9. Thái Lan
10. Việt Nam

Liên đồn lao đơng và Bơ Phúc lợi xã hơi, Cứu trợ và Tái định

Hôi đồng quốc gia về thanh niên
Bô Văn hóa, Xã hơi và Thanh niên/ Hơi đồng quốc gia về thanh
niên
Bô Phát triển xã hôi và Con người
Ủy ban quốc gia ve thanh niên/ Đồn TNCS Hồ Chí Minh

2. Các cơ chê và nội dung hợp tác thanh niên ở Asean
2.1-

Các cơ chế hợp tác


Trong khuôn khổ Asean và Asean+, gồm: Hôi nghị Bô trưởng Thanh niên

Asean (AMMY) và AMMY+3, AMMY+1 được tổ chức luân phiên tại các nước
Asean (năm 2011, AMMY-7 được tổ chức tại Việt Nam); Hôi nghị quan chức cấp
vụ về thanh niên Asean (SOMY) được tổ chức hàng năm (trước đó là Hơi nghị Tiểu
ban Thanh niên Asean - ASY), SOMY thảo luân và thống nhất các sáng kiến và
hoạt đông hợp tác cụ thể trong Asean; Ngày thanh niên Asean (AYDM) được tổ
chức hàng năm nhằm tôn vinh các thanh niên hoặc tổ chức thanh niên có thành tích
xuất sắc trong một số lĩnh vực (đến nay, Asean đã tổ chức được 18 kỳ AYDM).
Ngoài ra, các Diễn đàn thanh niên Asean thường được tổ chức bên lề AMMY và
SOMY.
Khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông: Các hôi nghị quan chức khu vực tiểu
vùng Mêkông, các diễn đàn thành niên khu vực tiểu vùng nhằm đề ra các sáng kiến
thúc đẩy hợp tác thanh niên và phát triển thanh niên trong khu vực, và các chương
trình, dự án được triển khai trong các nước thành viên.
Khuôn khổ hợp tác Tam giác phát triển: Hôi nghị lãnh đạo các tổ chức thanh
niên 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam đề ra các chương trình hợp tác, phát triển
thanh niên tập trung vào: giao lưu thanh niên, hợp tác tình nguyện, hợp tác doanh
nhân trẻ, hợp tác đào tạo.
Hợp tác song phương: Diễn ra ở những mức đô khác nhau, nhiều quốc gia đã
có những hoạt đơng đến cấp cơ sở, nhưng cũng có các thành viên chỉ phối hợp hoạt
đơng trong khn khổ chung ở cấp khu vực, chưa có những hợp tác đáng kể từ
phương diện song phương.
2.2-

Các hoạt động hợp tác thanh niên ASEAN
-

Hôi nghị Bô trưởng Thanh niên ASEAN (AMMY) được tổ chức luân phiên
02 năm/lần tại các nước ASEAN. Năm 2011, Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên
ASEAN được tổ chức tại Việt Nam. Năm 2019, Hôi nghị Bô trưởng Thanh
niên ASEAN đã được tổ chức từ ngày 18 - 20/7/2019 tại Lào.


-

Hôi nghị quan chức cấp vụ về thanh niên ASEAN (SOMY) được tổ chức
hàng năm, lần đầu tiên năm 2003 tại In-đơ-nê-xi-a (Trước đó là Hôi nghị
Tiểu ban Thanh niên ASEAN ASY). SOMY thảo luân và thống nhất các sáng


1
5
kiến và hoạt đông hợp tác cụ thể trong
ASEAN. Việt Nam chủ trì tổ chức
SOMY tại Hà Nơi vào năm 2010. SOMY 2019 đã được tổ chức từ ngày 16 18/7/2019 tại Lào.
-

Ngày thanh niên ASEAN (AYDM) được tổ chức nhằm tôn vinh các thanh
niên hoặc tổ chức thanh niên có thành tích xuất sắc trong một số lĩnh vực.
Hoạt đông thường được lồng ghép vào các sự kiện lớn như Hôi nghị Bô
trưởng Thanh niên ASEAN và được nước Chủ tịch Thanh niên ASEAN
đương nhiệm chủ trì. Năm 2019, Ngày thanh niên ASEAN lần thứ 23 đã
được lồng ghép tổ chức trong thời gian diễn ra Hôi nghị Bô trưởng Thanh
niên ASEAN tại Lào từ ngày 17 - 19/7/2019.

-

Lễ tiếp kiến lãnh đạo cấp cao ASEAN: Hàng năm, tại Hôi nghị thượng đỉnh
lãnh đạo cấp cao ASEAN, nước chủ nhà sẽ tổ chức Lễ tiếp kiến giữa đại diện
thanh niên của các nước với lãnh đạo cấp cao ASEAN. Năm nay, Lễ tiếp kiến
và các hoạt đông bên lề đã được tổ chức từ ngày 20 - 24/6/2019 tại Thái Lan
bên le Hôi nghị thượng định ASEAN lần thứ 34. Trong năm 2020, Lễ tiếp

kiến lãnh đạo cấp cao ASEAN sẽ được tổ chức tại Việt Nam bên lề Hôi nghị
thượng định ASEAN lần thứ 36.

-

Các hôi nghị, hôi thảo, dự án cho thanh niên ASEAN được tổ chức tại các
nước ASEAN với nhiều chủ đề đa dạng, phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của
hợp tác thanh niên ASEAN như: bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi
khí hâu, nâng cao kỹ năng cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đào
tạo lãnh đạo trẻ và nhiều lĩnh vực khác.
2.3 Các hoạt động hợp tác thanh niên ASEAN+

-

Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên ASEAN+3 (AMMY+3) được tổ chức
luân phiên 02 năm/lần tại các nước ASEAN cùng với Hôi nghị Bô trưởng
Thanh niên ASEAN (AMMY). Năm 2011, Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên
ASEAN+3 được tổ chức tại Việt Nam. Năm 2019, Hôi nghị Bô trưởng Thanh
niên ASEAN+3 đã được tổ chức từ ngày 18 - 20/7/2019 tại Lào.

-

Hội nghị quan chức cấp vụ về thanh niên ASEAN+3 (SOMY+3) được tổ
chức hàng năm song song với Hôi nghị SOMY. SOMY+3 thảo luân và thống


nhất các sáng kiến và hoạt đông hợp tác cụ thể giữa ASEAN và Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc. Việt Nam đã chủ trì tổ chức SOMY+3 tại Hà Nơi vào
năm 2010. SOMY+3 năm 2019 đã được tổ chức từ ngày 16 - 18/7/2019 tại
Lào.

-

ASEAN+Nhật Bản: Nhằm xây dựng và phát huy vị thế trong khu vực, Nhật
Bản đã đặc biệt chú trọng tới đối tượng thanh niên, những nhà lãnh đạo tương
lai thông qua việc khởi xướng nhiều hoạt đông hợp tác thanh niên khu vực,
tiêu biểu là Chương trình Tàu Thanh niên Đơng Nam Á - Nhật Bản
(SSEAYP), Chương trình Đào tạo lãnh đạo trẻ đồng sáng tạo tri thức (JICA),
Chương trình giao lưu thanh niên, sinh viên ASEAN - Đơng Á (JENESYS),
Chương trình Giao lưu Phát triển Thanh niên Quốc tế (INDEX).

-

ASEAN+Trung Quốc: Hôi nghị Bô trưởng Thanh niên ASEAN+Trung
Quốc lần thứ nhất (Bắc Kinh, 29 - 30/9/2004) đã thông qua Tuyên bố Bắc
Kinh ve hợp tác thanh niên ASEAN-Trung Quốc và Ke hoạch hành đông
chung nhằm thực hiện Tuyên bố Bắc Kinh. Theo đó, Trung Quốc đăng cai tổ
chức các hoạt đông hôi thảo, diễn đàn, giao lưu với thanh niên ASEAN hàng
năm tại Trung Quốc theo các lĩnh vực/đối tượng ưu tiên bao gồm lãnh đạo
trẻ, doanh nghiệp trẻ, công chức trẻ... Ta đã thường xun cử các đồn tham
gia các chương trình như Trại Thanh niên ASEAN - Trung Quốc, giao lưu
viên chức trẻ ASEAN - Trung Quốc, Chương trình Sáng tạo trẻ ASEAN Trung Quốc, chương trình Mê Cơng - Lan Thương...

-

ASEAN+Hàn Quốc: Trong những năm gần đây, Hàn Quốc khởi xướng và
chủ trì một số hoạt đơng hợp tác thanh niên với ASEAN, tiêu biểu là
“Chương trình giao lưu thanh niên ASEAN - Hàn Quốc hướng tới tương lai”
được tổ chức hàng năm (từ năm 1994) tại Hàn Quốc với sự tham gia của trên

100 thanh niên đến từ các nước ASEAN và Hàn Quốc hay chương trình Diễn đàn

tiên phong ASEAN - Hàn Quốc. Trong khn khổ chương trình này, Hàn Quốc
cũng cử các đoàn đại biểu thanh niên đi thăm và giao lưu với thanh niên các nước
ASEAN.


1
3. Sự tham gia của Trung ương Đoàn7 và ủy ban quốc gia về thanh niên Việt
Nam vào các hoạt động hợp tác thanh niên ASEAN:
3.1. Việt Nam đã tham gia một cách tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt
động trong khuôn khổ hợp tác thanh niên ASEAN, cụ thể như sau:
Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch Tiểu ban Thanh niên ASEAN (nay đổi thành
Hôi nghị Quan chức cấp cao ve Thanh niên ASEAN-SOMY) nhiệm kỳ 1996 - 1998.
Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Tiểu ban Thanh niên ASEAN lần thứ 14
(năm 1996); Ngày Thanh niên ASEAN lần thứ 7 (năm 1998) và lần thứ 19 (năm
2013). Đặc biệt, với tư cách là điều phối viên mảng đào tạo nghề cho thanh niên
ngoài nhà trường trong ASEAN, Việt Nam đã đăng cai và triển khai thực hiện nhiều
hoạt đơng có ý nghĩa thiết thực như: Hội thảo về đào tạo nghề cho Thanh niên
ngoài nhà trường (12/1997); Hội thảo về Đào tạo nghề cho thanh niên ngoài nhà
trường lần 2 (10/1998); Tập huấn khu vực về kỹ năng tự lập nghiệp cho thanh niên
ngoài nhà trường (5/2002); Thành lập danh bạ các Trung tâm dạy nghe cho thanh
niên trong ASEAN, tiến tới nối mạng các Trung tâm.
Năm 2015, Việt Nam đã tổ chức Đại hơi cựu thành viên Chương trình Tàu
Thanh niên Đơng Nam Á với sự tham gia của các đại biểu đến từ 10 nước Đông
Nam Á - Nhật Bản. Cũng trong năm này, Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn đàn
Doanh nhân trẻ ASEAN+3 lần thứ nhất vào tháng 12 theo Sáng kiến Hà Nôi mà
Việt Nam đe xuất tại Hôi nghị Bô trưởng thanh niên ASEAN năm 2011 diễn ra tại
Việt Nam. Diễn đàn nhân được sự tham gia của đông đảo các doanh nhân trẻ của
ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tiếp nối thành công của Diễn đàn
lần thứ nhất, tháng 12 năm 2018, Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Doanh nhân trẻ
ASEAN+3 lần thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của gần 100 đại

biểu.
Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ đơng và có trách nhiệm vào các hoạt đơng,
chương trình do các nước thành viên ASEAN tổ chức. Trung bình mỗi năm, Uỷ ban
quốc gia về thanh niên Việt Nam và Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh cử hơn
100 thanh niên tham gia vào các hoạt đông giao lưu, hợp tác, hôi nghị, hôi thảo
thanh niên do các nước ASEAN chủ trì tổ chức. Các hoạt đơng này đã tạo cơ hôi


cho đại biểu thanh niên Việt Nam được tham gia vào các hoạt đông quốc tế thanh
niên trong khu vực, giúp thanh niên Việt Nam hiểu biết hơn ve thanh niên các nước
ASEAN, ve công đồng ASEAN; đồng thời cũng là cơ hôi để tranh thủ quảng bá,
giới thiệu về Việt Nam, về các tổ chức thanh niên Việt Nam và các phong trào hành
đông cách mạng thanh niên Việt Nam. Đại biểu Việt Nam tham gia các chương trình
giao lưu, hợp tác thanh niên ASEAN, ASEAN+ đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, có
chất lượng và trình đơ cao, đóng góp vào thành cơng chung của đồn đại biểu Việt
Nam trong các chương trình giai lưu quốc tế. Đặc biệt, những năm gần đây, Trung
ương Đoàn và Ủy ban thanh niên đã cải tiến phương pháp tuyển chọn, tập huấn đại
biểu, giúp cho đại biểu được trang bị kĩ càng trước khi tham gia hoạt đơng.
Nhìn chung, các hoạt đơng hợp tác thanh niên trong khn khổ ASEAN góp
phần tích cực trong việc thể hiện trách nhiệm, nâng cao vai trò của Việt Nam trong
khu vực, hỗ trợ và khuyến khích phong trào thanh niên trong nước (các hoạt động
nhằm phát triển nguồn nhân lực trẻ, Giải thưởng Thanh niên ASEAN...), tạo điều
kiện thiết lập và tăng cường hợp tác song phương về thanh niên giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực, góp phần thực hiện đường lối và chủ trương chung của
Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN và ASEAN+
3.

32TrongkhuânkhổtrụcợtVẩnhớa-Xãhổi'củaCổngđơngASEAN:
Là thành viên tham gia đóng góp vào trụ cột Văn hóa - Xã hôi của Công đồng
ASEAN tại Việt Nam, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, Trung ương Đồn

đã tham gia tích cực vào các nơi dung của trụ cột. Ta đã tham gia vào Đe án xây
dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cơng đồng Văn hóa - Xã
hơi ASEAN đến năm 2025, xây dựng Ke hoạch hành đông của Trung ương Đoàn Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam nhằm thực hiện Đe án nêu trên, tham gia
đóng góp tích cực vào các hoạt đơng do Bơ Lao đơng - Thương binh và Xã hơi, đơn
vị chủ trì trụ cột Văn hóa - Xã hơi tổ chức.
Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn đã cử đại diện lãnh
đạo tham gia vào Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, đóng góp vào sự chuẩn bị của
Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.


1
9 Việt Nam với một số quốc gia thành
3.3. Trong khn khổ song phương giữa
viên ASEAN:
Với Lào: Trung ương Đồn đã ký Thỏa thuận hợp tác với Đoàn TNND- CM
Lào trong giai đoạn 2012 - 2017 và giai đoạn 2017 - 2022. Tổ chức Đoàn thanh niên
hai nước đã phối hợp triển khai hiệu quả các nôi dung trong khuôn khổ Thỏa thuận
hợp tác và các hoạt đông hưởng ứng Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào 2012, Năm
đoàn kết hữu nghị Việt - Lào 2017. Có thể kể đến một số hoạt đông nổi bật như sau:
Trao đổi đoàn đại biểu thanh niên cấp cao hai nước; các cuộc Gặp gỡ Hữu nghị
Thanh niên Việt Nam - Lào tại Lào và Việt Nam; Hôi nghị hợp tác thanh niên các
tỉnh biên giới, kết nghĩa Việt Nam - Lào; các lớp bồi dưỡng cơng tác Đồn cho cán
bơ Đồn TNNDCM Lào (năm 2019, Ta tổ chức 02 lớp bồi dưỡng cho 100 cán bơ
Đồn TNNDCM Lào); Dự án Làng Hữu nghị Thanh niên biên giới Việt - Lào tại
tỉnh Bolykhamxay; hỗ trợ Lào xây dựng Hôi Liên hiệp thanh niên Lào; Hành trình
“Theo dấu chân lãnh tụ Trại hè thiếu nhi Việt - Lào. Các hoạt đơng tình nguyện tại
Lào được tổ chức thường xuyên, với nhiều hoạt đông thiết thực như: khám bệnh,
phát thuốc, hỗ trợ tu sửa trường học, tập huấn nâng cao kỹ năng vân đông, tổ chức
các hoạt đơng tình nguyện. Hoạt đơng hỗ trợ, chăm lo lưu học sinh Lào tại Việt
Nam được quan tâm chu đáo. Các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc, Hơi sinh viên

các cấp thường xun có hoạt đơng thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng, hỗ trợ và
giao lưu với sinh viên Lào đang theo học trên địa bàn nhân dịp Tết cổ truyền của
nước Bạn và các ngày lễ lớn của Việt Nam và Lào.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thường xun có các hoạt đơng hỗ trợ
Lào như Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã ủng hơ 500.000.000 triệu đồng
thơng qua Trung ương Đồn TNNDCM Lào để ủng hô, hỗ trợ nhân dân Lào khắc
phục hâu quả sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh A Ta Pư. Trung ương Đồn TNCS Hồ
Chí Minh hỗ trợ Trung ương Đồn TNNDCM Lào xây dựng cơng trình thanh niên
Việt - Lào (Điểm du lịch, Đài quan sát trên núi Phả Nang Mọn, huyện Viêng Xay,
tỉnh Hủa Phăn) với trị giá 1.9 tỷ đồng. Cơng trình đã được khánh thành vào tháng
2/2019 và là điểm thu hút tham quan thúc đẩy phát triển du lịch tại tỉnh Hủa Phăn.


Thời gian qua, chương trình hợp tác thanh niên Việt - Lào đã được xây dựng và
thúc đẩy tương xứng với mối quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào,
góp phần khơng nhỏ vào việc củng cố tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa
thanh niên và nhân dân hai nước.
Với Campuchia: Trong hợp tác thanh niên với Campuchia, đối tác chính của
Ta là Hơi Liên hiệp Thanh niên Campuchia.
Trong những năm gần đây, ta đã tổ chức các cuộc Gặp gỡ hữu nghị Thanh niên
Việt nam - Campuchia tại Việt nam, trao đổi các đồn cán bơ cấp cao Hơi Liên hiệp
thanh niên hai nước. Hai bên tổ chức các chương trình giao lưu thanh niên biên giới,
có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và phát huy tình đồn kết Việt Nam Campuchia vì một đường biên hữu nghị và hịa bình. Hiện, Ta đang tiếp tục triển
khai Đe án đào tạo bồi dưỡng cán bô Hôi Thanh niên Cam-pu-chia giai đoạn 20192022. Tháng 11/2019, Ta đã phối hợp với Bạn tổ chức Diễn đàn thanh niên Việt
Nam - Cam-pu-chia cho 120 đại biểu thanh niên hai nước.
Với Singapore: Năm 2017, Ta đón đồn đại biểu Hơi đồng Thanh niên Quốc
gia Singapore sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng thời ký thỏa thuận hợp tác
giữa Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam và Hôi đồng Thanh niên Quốc gia
Singapore ve hợp tác thanh niên 02 nước. Năm 2019, đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy
viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đồn,

Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia ve thanh niên Việt Nam đã dẫn đầu đoàn 10 đại biểu
sang thăm và làm việc tại Singapore. Hợp tác thanh niên Việt Nam - Singapore hiện
nay đang được thúc đẩy trên cả chiều rông lẫn chiều sâu và mang tính thực chất ở
một số lĩnh vực như hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, thanh niên tình nguyện và đào
tạo lãnh đạo trẻ.
Với Malaysia: Trên lĩnh vực cơng tác thanh niên, Malaysia có nhiều sáng kiến
hợp tác, đặc biệt là trên các lĩnh vực nâng cao năng lực lãnh đạo của thanh niên, van
đe việc làm cho thanh niên, thanh niên ngoài nhà trường v.v. Trung ương Đồn
thường xun cử các đồn cán bơ đi Malaysia để tham khảo, học tập kinh nghiệm và
tìm kiếm cơ hơi hợp tác. Ngồi ra, Ủy ban thanh niên và Trung ương Đoàn giữ liên


2
1
hệ chặt chẽ với Bô Thanh niên Thể thao Malaysia
nhằm mở rông khả năng hợp tác
thanh niên Việt Nam - Ma- laysia.
Với Thái Lan: Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam và Bô Phát triển xã hôi
và An sinh Thái Lan đã ký Thỏa thuận hợp tác cho giai đoạn 2005 - 2007. Trên cơ
sở Thỏa thuận trên, từ 2005, hàng năm, ta đã cử đoàn 10 cán bô thanh niên sang
thăm và làm việc tại Thái Lan trong thời gian 1 tuần và đón đồn 10 cán bô thanh
niên Thái Lan sang thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian 1 tuần. Việt Nam
và Thái Lan cũng rất tích cực trong tham khảo ý kiến lẫn nhau, phối hợp và tham gia
các hoạt đông thanh niên đa phương trong ASEAN và Châu Á - Thái Bình Dương.
4. Đe xuất một số nội dung tăng cường hợp tác thanh niên Asean trong thời
gian tới
4.1-

Tăng cường các hoạt đơng giao lưu thanh niên với nhiều hình thức,


trong nhiều đối tượng, ở nhiều cấp đô, gắn với công tác tuyên truyền về
xây dựng Công đồng Asean nhằm tăng cường sự hiểu biết và tình đồn
kết thanh niên, góp phần tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin trong
nhân dân và xác lập quyết tâm chung cùng nhau xây dựng Cơng đồng
Asean. Hiện nay, vấn đề lịng tin giữa các nước thành viên Asean còn khá
khác nhau, đặc biệt là niềm tin về một Cơng đồng Asean cũng cịn nhiều
hạn chế; do vây, giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra đông lực mạnh mẽ
cho sự hợp tác và phát triển Asean trong thời gian tới.
4.2-

Tăng cường các hoạt đơng tình nguyện trong thanh niên Asean, gắn

với thực hiện các mục tiêu của Cơng đồng văn hóa - xã hôi Asean và tham
gia giải quyết các vấn đề như: phát triển nông thôn, môi trường và cứu trợ
sau thảm họa, y tế, giáo dục,. Nghiên cứu hình thành mạng lưới tình
nguyện Asean trên cơ sở củng cố, kết nối và phát huy mạng lưới tình
nguyện ở mỗi nước, đồng thời kết nối với mạng lưới tình nguyện Châu Á
- Thái Bình Dương và mạng lưới tình nguyện tồn cầu.
4.3-

Thúc đẩy hợp tác chuyên ngành trong thanh niên, nhất là hợp tác

doanh nhân trẻ và sinh viên. Hợp tác doanh nhân trẻ hướng đến việc góp
phần thực hiện mục tiêu của Cơng đồng kinh tế Asean, góp phần tạo việc


làm và hỗ trợ các hoạt đông tự tạo việc làm thông qua các hoạt đông hỗ
trợ khởi nghiệp, lập nghiệp. Hợp tác sinh viên góp phần thực hiện chiến
lược nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, phát huy tính sáng tạo của
nhân lực trẻ, thực hiện kết nối các trung tâm đào tạo nhân lực, đưa nguồn

nhân lực này trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát
triển của khối và từng quốc gia.
4.4-

Tăng cường vai trò của AMMY nhằm tham vấn hiệu quả, đưa các vấn

đề thanh niên và hợp tác thanh niên vào các chiến lược, kế hoạch hợp tác
chung của Asean; phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác Asean+, hợp
tác tiểu vùng Mêkông, hợp tác khu vực tam giác phát triển... để tăng
cường nguồn lực đào tạo lãnh đạo trẻ, nguồn nhân lực trẻ và giải quyết
các vấn đề của thanh niên; tiếp tục quan tâm thúc đẩy hợp tác song
phương, nhất là giữa các nước còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu đề xuất các
dự án phát triển thanh niên, tranh thủ nguồn tài trợ từ các nước đối thoại,
các tổ chức quốc tế để triển khai các chương trình, dự án này.
KẾT LUẬN
Hợp tác, liên kết trong Asean là xu hướng phù hợp trong bối cảnh tồn cầu
hóa, và nó đã mang lại những thành tựu to lớn, góp phần xây dựng khu vực Đơng
Nam Á hịa bình, hợp tác, đoàn kết, phát triển. Việt Nam, từ khi tham gia, đã thể
hiện là một thành viên tích cực và có những đóng góp quan trọng vào những thành
tựu chung. Asean hiện đang nỗ lực hết sức mình để triển khai xây dựng thành công
Công đồng Asean vào năm 2025.
Trong hợp tác Asean, thanh niên cần được đặt ở vị trí trung tâm của mọi
hoạch định và hợp tác thanh niên là một phần không thể thiếu của hợp tác Asean.
Thanh niên, với tư cách là đối tượng thụ hưởng và là lực lượng quan trọng hiện thực
hóa các chiến lược, kế hoạch xây dựng Công đồng Asean, cần được chăm lo và phát
huy đúng mức trong hợp tác Asean theo tinh thần “Asean lấy con người làm trung
tâm”./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO



2
3 Minh: Giáo trình Quan hệ Quốc tế
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luân chính trị), Nxb.Lý luân chính trị,
H.2021.
2. Lê Hải Bình: Tác đơng của quan hệ Mỹ - Trung đến An ninh Châu Á Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh, H.2013.
3. Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh: Sổ tay Thanh niên ASean, 2020.
4. Thông tin từ các website: />; /> />


×