Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIEU LUAN_thực trạng và giải pháp trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.19 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đất nước chiến tranh, vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình
Định nói riêng và cả nước nói chung thường là căn cứ địa cách mạng của
Đảng ta để đấu tranh đánh giặc. Sau khi đất nước giải phóng nhân dân bắt đầu
tham gia xây dựng phát triển kinh tế đất nước đời sống nhân dân có nhiều
thay đổi tích cực, từ nhu cầu đủ ăn đủ mặc chuyển sang nhu cầu ăn ngon mặc
đẹp. Tuy nhiên tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì trình độ phát triển
kinh tế - xã hội vẫn còn chậm so mới sự phát triển chung của đất nước,
nguyên nhân khách quan chính từ phương thức sản xuất của ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số vẫn còn lạc hậu, tập quán du canh, du cư chủ yếu sống dựa
vào tự nhiên đã trở thành nếp sống của người dân. Do đó việc thực hiện các
chính sách để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là
một nhiệm vụ có ý nghĩa thiết thực của Đảng và Nhà nước giúp bà con vùng
dân tộc thiểu số góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cả về vật
chất lẫn tinh thần, nâng cao tình đồn kết dân tộc trong tại tỉnh Bình Định nói
riêng và cả nước nói chung.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, xác định mục tiêu
của việc thực hiện chính sách dân tộc đó là “Phát triển kinh tế, chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hố, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc”.
Đối với tỉnh Bình Định là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên
hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 6.025km2. Dân số tồn tỉnh là
1.656.294 người, trong đó có người Kinh 1.176.145 người (chiếm 2,36 %) và
người dân tộc thiểu số 39.142 người (chiếm 2,36%) sinh sống. Vùng dân tộc
thiểu số chủ yếu tập trung sinh sống tại các huyện miền núi là Vân Canh,
Vĩnh Thạnh và An Lão, là những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, canh
tác, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Số lượng hộ dân tộc thiểu số là 8.151 hộ,
với 3 dân tộc thiểu số đang sinh sống là Bana, Chăm, Hrê. Số hộ nghèo dân
tộc thiểu số trên địa bàn 3 huyện là 6.126 hộ, chiếm 64,19%, giảm 2,6% so
với đầu năm 2014. Các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân


tộc thiểu số tại tỉnh được tổ chức thực hiện hàng năm theo các Chương trình
134, Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ và Nghị quyết 39 của


Bộ Chính trị….. được triển khai thực hiện có hiệu quả góp phần làm cho kinh
tế-xã hội vùng miền núi, vùng dân tộc có bước phát triển, đời sống nhân dân
từng bước được nâng cao. Do đó, việc nghiên cứu q trình thực hiện chính
sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Định sẽ
làm rõ những mặt thuận lợi và những mặt khó khăn trong q trình thực hiện
chính sách tại tỉnh, từ đó đề xuất ra những biện pháp, giải pháp khắc phục
những khó khăn cịn tồn tại góp phần từng bước nâng cao, cải thiện đời sống
cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: thực trạng và giải pháp trong quá trình
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số
tỉnh Bình Định.
Việc nghiên cứu đề tài tiểu luận dựa trên phương pháp phân tích, tổng
hợp đặc điểm ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thống kê số liệu qua
các năm từ 2013 đến 2014.
Kết cấu của tiểu luận:
Gồm 2 phần chính:
1. Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách phát triển
kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định.
2. Những giải pháp trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định.


CHƯƠNG 1
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG DÂN
TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Bình Định có 33 xã, thị trấn có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống

tập trung theo cộng đồng làng, thôn thuộc 06 huyện miền núi và trung du: An
Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hồi Ân, Tây Sơn, Phù Cát. Có 3 huyện nghèo
thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, 26 xã đặc biệt khó khăn (gồm 141
thơn) và 47 thơn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II.
Dân số dân tộc thiểu số ở vùng miền núi khoảng 9.500 hộ, 36.500
người. Hiện có 27 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có 3 dân tộc chiếm số
đơng 9.300 hộ, 35.700 nhân khẩu cư trú lâu đời là Chăm, Bana và H’rê và
một số dân tộc mới nhập cư khoảng 200 hộ và 800 khẩu. Đồng bào các dân
tộc thiểu số tỉnh Bình Định có truyền thống cách mạng, đồn kết một lịng,
tương thân, tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; có lịng u nước, tin tưởng
và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Địa bàn vùng miền núi tỉnh Bình Định có vị trí chiến lược xung yếu cả
về phát triển kinh tế - xã hội, thế trận quốc phịng-an ninh, mơi trường sinh
thái; đây là vùng căn cứ địa cách mạng của 2 cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ.
1.1 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CĨ MỤC
TIÊU Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Trong những năm qua từ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước như hỗ trợ đầu tư Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ, chương trình 134, chương trình
135, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến
năm 2010, Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
ngày 14/01/2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc. Bình Định đã ban hành
các chính sách lồng ghép cùng với các chính sách, dự án, chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững cho các hộ nghèo miền núi trong đó chú ý đến phát



triển kinh tế - xã hội cho bà con vùng dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống tại
các huyện miền núi như:
Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 của UBND tỉnh ban
hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa
bàn 3 huyện nghèo của tỉnh Bình Định.
Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh
Bình Định Phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Bình
Định giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng giảm nghèo đến năm 2020.
Quyết định số 371/QĐ-CTUBND ngày 24/02/2010 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc quy định hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc
hộ nghèo ở vùng khó khăn thực hiện theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg
ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh về việc
ban hành chính sách đối với đồng bào DTTS theo Nghị quyết 39-NQ/TW của
Bộ Chính trị.
Quyết định số 2112/QĐ -UBND ngày 02/8/2013 của UBND tỉnh Kế
hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 755/QĐTTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định số 3593/QĐ –UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh về
việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Chiến lược cơng tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh về
việc ban hành một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị
quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị.
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg và tín dụng đối với hộ cận
nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg.

Chương trình nước sạch, vệ sinh mơi trường nơng thơn; Chương trình
mục tiêu quốc gia Y tế; Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hóa; Chương


trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo; Chương trình mục tiêu quốc gia
đưa thơng tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo;
Chương trình nơng thơn mới; Chính sách hỗ trợ tiền trợ cấp khó khăn; Chính
sách hỗ trợ tiền điện; Chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí theo Nghị định
49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
1.1.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc, thơng qua chủ
chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu
số, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh đã được các cấp các ngành quan tâm chỉ
đạo và hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là tư duy về tập quán sản xuất từ tự phát, nhỏ
lẻ chuyển sang sản xuất theo chủ trương, kế hoạch của huyện; sản xuất hàng
hóa theo cơ chế thị trường và sự nỗ lực của bà con dân tộc trong việc tiếp
nhận, thụ hưởng các nguồn vốn một cách hiệu quả. Đây là những cơ sở để
nhân dân phát triển nhanh và bền vững, an ninh quốc phòng được giữ vững
trên vùng miền núi trong thời gian qua.
Trong thời gian qua được sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội,
sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân nên tình hình KT-XH miền núi,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2014 tiếp tục ổn định và phát triển, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh (như Vĩnh Thạnh giảm 5,14%, Vân Canh và An Lão giảm 2,83%, Hoài
Ân giảm 2,62%, Tây Sơn giảm 2,29%).
Chương trình 135 giai đoạn II, III từ năm 2009-2014
Kế hoạch vốn 197.828,7 triệu đồng bao gồm ngân sách Trung ương và
ngân sách của tỉnh.
Đã tổ chức 46 lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật với 2.238 người tham dự;

xây dựng 23 mơ hình, hỗ trợ 90.600 kg lúa, ngô lai; 300.599 cây giống keo
lai; 114.354 kg phân NPK; 600 máy móc và cơng cụ sản xuất; 350 con giống:
bị, heo, dê; xây dựng 466 cơng trình kết cấu hạ tầng cơ sở như: giao thơng,
thủy lợi, nước sinh hoạt, kênh mương hóa, điện, xây nhà sinh hoạt công đồng,
xây dựng tường rào cổng ngõ, bê tông xi măng sân nền trường mẫu giáo...
Đào tạo cho cán bộ xã, thôn 24 lớp với 2.456 người tham dự; cho người dân:
228 lớp với 22.319 người tham dự; hỗ trợ học bổng 25.000 học sinh. Đã cấp


cho 4.100 hộ có nhu cầu làm nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi; duy tu,
bảo dưỡng hơn 40 cơng trình giao thơng thủy lợi, nước sinh hoạt...
Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tụcj
thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt đến hết năm 2011 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 134
kéo dài)
Xây dựng mới 09 cơng trình nước sinh hoạt tập trung đã hoàn thành;
nâng cấp sửa chữa, tiếp tục mở rộng và xây dựng mới 39 cơng trình hệ thống
nước sinh hoạt tập trung phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào
dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg
Theo kế hoạc Trung ương giao từ năm 2009-2014. Đã thực hiện hoàn
thành 04 dự án định canh, định cư tập trung ổn định chỗ ở cho 187 hộ và hiện
nay đang thực hiện 01 Dự án định canh, định cư làng Cam, xã Tây Xuân,
huyện Tây Sơn, dự kiến ổn định 355 hộ.
Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó
khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (20102014)
Tổng kinh phí Trung ương giao: 25.63,98 triệu đồng; số người dân thụ
hưởng: 337.955 người; Mức hỗ trợ: 80.000/người/năm đối với người dân
thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã bãi ngang, hải đảo và 100.000
đồng/người/năm đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III. Các địa

phương đã thực hiện đúng, đủ cho người thụ hưởng
Thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số
327/QĐ-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-TW của
Bộ Chính trị
Tổng kinh phí cấp từ năm 2011-2014: 59.956,47 triệu đồng. Thực hiện
cấp không thu tiền muối I ốt mức 6 kg/người/năm cho đồng bào DTTS ; hỗ
trợ tiền điện sinh hoạt 5 lít dầu hỏa/hộ/năm; cấp 4m vải người/năm (bằng hiện
vật) với giá 20.000 đồng/m vải (loại vải thông thường) cho các đối tượng là
hộ nghèo dân tộc thiểu số hoặc bằng loại giống cây trồng vật nuôi, vật tư sản
xuất và các loại hàng hóa phục vụ cho dân sinh phù hợp với yêu cầu của đồng
bào ngang mức hỗ trợ bằng giá trị 4m vải (tuy theo tình hình thực tế ở từng


địa phương UBND huyện quyết định); hỗ trợ học bổng cho học sinh mẫu giáo
dân tộc thiểu số 70.00 đồng/em/tháng; học sinh dân tộc thiểu số phổ thông các
cấp 140.000 đồng/em/tháng.
Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững
Có 3 huyện nghèo:Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão được thụ hưởng
chính sách thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; từ năm
2009-2014, tổng nguồn vốn Trung ương bố trí 650.885 triệu đồng, trong đó
vốn đầu tư phát triển 520.965 triệu đồng và hỗ trợ để phát triển sản xuất thuộc
kinh phí sự nghiệp 192.920 triệu đồng. Đã đầu tư 368 công trình, gồm 44
cơng trình cấp huyện và 324 cơng trình cấp xã, duy tu bảo dưỡng 27 cơng
trình. Tổ chức 163 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, thú y,
bảo vệ thực vật...,thu hút 16.977 lượt người tham gia; đào tạo nghề 3.867
người và đã bố trí tạo việc làm từ 70% đến 75% lao động có việc làm...
Thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biết khó khăn, Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng sửa đổi một

số điều của Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, Chính sách vay vốn phát triển
sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định
số54/2012/QĐ-TTg và tín dụng đối với hộ cận nghèo theo Quyết định số
15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả cho vay vốn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, Quyết định
số 126/2008/QĐ-TTg và Quyết định số54/2012/QĐ-TTg với doanh số cho
vay từ 2009-2014 là 8.388 triệu đồng với 1.456 lượt hộ vay.
Kết quả cho vay đồng bào dân tộc thiểu số ở các chương trình tín dụng
khác: hộ nghèo, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động,
nước sạch vệ sinh môi trường, hộ nghèo về nhà ở, sản xuất kinh doanh vùng
khó khăn, xuất khẩu lao động theo Quyết định số 671/QĐ-TTg, hộ cận nghèo,
Dự án phát triển nghành lâm nghiệp là 162.609 triệu đồng/12.927 lượt hộ ...
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở


Tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ từ năm 2009-2012 là
1.764 hộ, xóa 1.764 nhà ở đơn sơ với tổng kinh phí hỗ trợ là 52.082 triệu
đồng.
Thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách ngưới có uy tín và Chỉ thị số 06/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về phát huy người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
UBND tỉnh Bình Định đã ban hành và triển khai thực hiện Quyết định
số 175/QĐ-UBND ngày 06/4/2012 về thực hiện chính sách đối với người có
uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh; bên cạnh việc sử dựng nguồn
kinh phí do Trung ương hỗ trợ thực hiện chính sách cho 121 người uy tín,
UBND tỉnh Bình Định đã trích nguồn kinh phí địa phương để thực hiện chính
sách cho 227 người uy tín cịn lại. Từ năm 2012 đến nay đã thực hiện chính
sách cung cấp thơng tin và hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần cho người uy

tín với kinh phí: 1.692 triệu đồng; ngồi ra cịn cấp hàng trăm tấn gạo và kinh
phí để lực lượng Cơng an và chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, giúp
đõ đồng bào và người có uy tín khi gặp khó khăn do thiên tai, bão lũ; vận
động nhiều tổ chức, các nhân hoạt động từ thiện, nhân đạo đến thăm khám,
cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào; hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hàng
hóa nhu yếu phẩm, nhiều người được hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng nhà ở, bố trí
tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngồi tỉnh. Chính những việc làm
thiết thực nói trên đã tạo động lực mạnh mẽ, động viên người có uy tín nêu
cao tinh thần trách nhiệm, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, gắn bó máu thịt với Đảng, Nhà nước, củng cố thêm niềm tin tốt
đẹp vào chế độ ta.
Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
đến năm 2020”
Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng và phục hồi
như: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc, các làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống
của đồng bào các dân tộc thiểu số, lễ hội đâm trâu, lễ cưới, lễ mừng nhà mới,
lễ mừng lúa mới, các kiểu kiến trúc nhà sàn, các nhạc cụ cồng chiêng, đà Tơ
rưng, đàn Plơng khong, các điệu xoang, hát Homon, hát ru....đang dần được


khôi phục. Các lễ cưới, lễ tang, lễ hội được tổ chức với hình thức gọn nhẹ, tiết
kiệm, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Các hủ
tục lạc hậu, mê tin dị đoan từng bước được đẩy lùi. Công tác tôn tạo, bảo vệ
và quản lý các di tích trên địa bàn vùng dân tộc, miền nú được quan tâm,
không để xảy ra hiện tượng xâ hại di tích.
Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015
Hệ thống thông tin trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi được quan tâm

đầu tư phát triển tồn diện thơng qua các loại hình phát thanh, truyền hình,
sách bào, internet, bưu điện văn hóa xã...Có 100% cán bộ thơng tin truyền
thơng được bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật vận hành,
khai thác trang thiết bị đài truyền thanh. 100% xã, thị trấn được phủ sóng phát
thanh và truyền hình; 100% xã, thị trấn được cung cấp các dịch vụ thông tin
tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp
luật của Nhà nước.
Dự án hộ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó
khăn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo.
Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo
của tỉnh được bố trí từ năm 2009-2014: 79.528 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ
học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, đầu tư trang thiết bị đồ gỗ cho dự án
xây dựng mới, tăng cường cơ sở vật chất trường học.
Thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức
công tác ở vùng dân tộc miền núi
Tỉnh đã ban hành và đưa vào đào tạo, bồi dưỡng 3 bộ tài liệu tiếng dân
tộc Chăm, Hre và Bana được biên soạn theo chương trình khung của Bộ giáo
dục và Đào tạo; từ năm 2011 – 2031 tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 02 lớp
tiếng dân tộc Hre với 125 học viên tại huyện An Lão, 01 lớp tiếng Chăm 54
học viên tại huyện Vân Canh và năm 2014 tổ chức 01 lớp tiếng Bana cho 50
học viên tại huyện Vĩnh Thạnh.


Thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyền chọn 600 tri thức trẻ ưu tú, có
trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch xã thuộc 62 xã nghèo.
Tỉnh đã tổ chức phỏng vấn và tuyển chọn 20 trí thức trẻ ưu tú, có trình
độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn thuộc 3 huyện nghèo; trong đó, An Lão 8 đội viên, Vân Canh 5

đội viên và Vĩnh Thạnh 7 đội viên.
Sau 3 năm thực hiện trên cương vị Phó Chủ tịch UBND xã, mặc dù cịn
gặp khơng ít khó khưn trong q trình cơng tác và sinh hoạt, song với lịng
nhiệt huyết của tuổi trẻ, trình độ chun mơn, kỹ thuật được đào tạo, các đội
viên Dự án đã từng bước khắc phục khó khăn, bắt kịp với cơng việc và hịa
mình vào cuộc sống tại địa phương, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao,
bước đầu đã có những đóng góp tích cực và mang lại hiệu quả đáng khích lệ,
giúp cấp ủy Đảng UBND xã trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của dự án.
Thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 193/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo và bảo hiểm y tế.
100% đối tượng là người dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT, từ năm
2009 đến năm 2014 đã caaps.188 thẻ bảo hiểm y tế. Thủ tục cấp thể BHYT đã
đơn giản hơn, giúp cho người nghèo dễ dàng tiếp cận và thực hiện. Nhờ chính
sách bảo hiểm y tế đã chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đặc biệt là những
người nghèo mắc bệnh nan y, tần tật, thời gian điều trị kéo dài, khả năng phục
hồi lâu có cơ hội chữa bệnh, tái hịa nhập và vượt lên thoát nghèo.
Thực hiện nghị định số 64/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách
đối với cán bộ, viên chức y tế cơng tác ở vùng có điều kiện khó khăn, Quyết
định số 75/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ
phụ cấp đối với nhân viên y tế thơn bản và chính sách tăng cường bác sỹ về
các trạm y tế miền núi.
Từ năm 2008 đến nay đã có 11 nhân viên y tế xã đã cử đi đào tạo bác sĩ,
11 bác sĩ tuyến xã được cử đi đào tạo sau đại học. Ngồi chế độ chính sách đối
với nhân viên y tế theo quy định của Trung ương như tiền lương theo nghạch,
bậc, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút ở vùng đặc biệt khó


khăn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND về chế độ đãi

ngộ đối với bác sĩ công tác tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh.
1.2 NHỮNG THUẬN LỢI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
Tình đồn kết trong Đảng bộ các cấp, cán bộ, quân và dân các dân tộc
thiểu số trong tỉnh được giữ vững thành một khối đoàn kết thống nhất, nỗ lực
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững
an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội được ban hành và triển khai thực
hiện trên địa bàn đã tạo ra bước chuyển biến mới về kinh tế - xã hội vùng
miền núi của tỉnh.
Các Chương trình hành động và Quyết tâm thư được cả hệ thống chính
trị từ tỉnh đến cơ sở quan tâm quán triệt và tổ chức thực hiện bằng nhiều giải
pháp phong phú đa dạng; cụ thể trong từng năm; được cán bộ, nhân dân đồng
báo các dân tộc đồng lòng quyết tâm thi đua thực hiện.
1.3 NHỮNG KHĨ KHĂN, TỒN TẠI VÀ NHỮNG NGUN
NHÂN CHỦ YẾU
Cơng tác tuyên truyền câc chủ trương, chính sách đến với nhân dân
chưa được đồng bộ và thường xuyên có nơi cịn mang tính hình thức. Một số
nơi người dân chưa hiểu được đầy đủ các chính sách và mục tiêu đề ra nên
chưa chủ động tham gia, cịn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà
nước và cộng đồng.
Một số chương trình, dự án Trung ương khơng bố trí đủ vốn theo chính
sách, định mức đầu tư còn thấp nên thường bị kéo dài thời gian thực hiện và
chưa đạt mục tiêu đề ra. Công tác chuẩn bị đầu tư, tiến độ triển khai thực hiện
một số cơng trình xây dựng cơ bản cịn chậm.
Một số cơng trình nằm rải rác ở vùng sâu, vùng xa do điều kiện thiên
nhiên và ý thức bảo vệ của nhân dân còn hạn chế nên sau thời gian sử dụng bị
xuống cấp nhưng thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng.
Đặc điểm của địa bàn miền núi thích hợp cho việc chăn nuôi đại gia
súc, nhưng với hạn mức hỗ trợ của các chính sách và vốn vay ưu đãi tối đa
cịn thấp khơng đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư chăn nuôi đại gia súc.

Các địa phương chưa phối hợp kiểm tra, ra soát nên việc cấp thẻ bảo
hiểm y tế nhiều trường hợp bị cấp trùng thẻ BHYT gây lãng phí, thất thốt.


Một số nội dung, cơ chế, chính sách của Nghị quyết 30a/CP còn bất cập
như: cơ sở hạ tầng ở thị trấn không được đầu tư, việc hỗ trợ giống cây trồng
chỉ hỗ trợ 1 lần không hỗ trợ hàng năm, định mức hỗ trợ khai hoang tạo diện
tích đất sản xuất cịn thấp...
Chính sách đào tạo nghề nơng thơn, xuất khẩu lao động, giải quyết việc
làm còn hạn chế, nhiều con em đồng bào dân tộc, miền núi đã qua đào tạo
những chưa bố trí việc làm.
Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ chuyên trách và công chức
cấp xã, nhất là các xã vùng cao chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác
kiểm tra nắm chắc tình hình việc thực hiện các chính sách dân tộc ở cơ sở
chưa sâu và thường xuyên vì nằm rải rác ở các nghành, các cấp; việc phát
hiện xử lý các vấn đề phát sinh ở cơ sở còn bị động.
Sự phối hợp giữa các ban, nghành từ tỉnh đến cơ sở có lúc, có nơi chưa
chặt chẽ, thường xuyên nên việc tổ chức thực hiện các chính sách đôi khi
thiếu nhịp nhàng; công tác thông tin, báo cáo, kiến nghị, đề xuất giải quyết
nhiều lúc chưa kịp thời.
Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (như An Lão 50,93%, Vĩnh Thạnh 43,40%, Vân
Canh 42,56%), một bộ phận hộ thoát nghèo thiếu bền vững và có nguy cơ tái
nghèo cao, nhiều hộ dân còn thiếu đất ở và đất sản xuất.
Chất lượng dạy và học các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú,
nhìn chung cịn thấp so với u cầu. Số học sinh bỏ học giữa chừng cịn nhiều,
vì điều kiện khó khăn và năng lực học tập yếu (Trường PTDT bán trú huyện
Tây Sơn có 17/279 em bỏ học, trong đó có 10/79 em là học sinh DTTS; huyện
Vân Canh có 14/5365 em học sinh bỏ học). Việc bố trí cơng tác cho sinh viên
cử tuyển tốt nghiệp ra trường cịn khó khăn, nhiều em đến nay vẫn chưa có việc
làm (Từ 2010 đến 2012, tồn tỉnh có 72 sinh viên cử tuyển tốt nghiệp ra

trường, đã tiếp nhận được 53 hồ sơ và đã bố trí được công tác đối với 40 sinh
viên đạt 55,56% (gồm: sinh viên dân tộc thiểu số là 32 em chiếm 80% và sinh
viên dân tộc Kinh là 8 em chiếm 20%).
Sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, nhất là giá cả một số mặt
hàng nông sản không ổn định, giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp và xăng
dầu tăng cao.
Việc tổ chức dạy tiếng đồng bào dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức


trên địa bàn thực hiện chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương.
Phần lớn số đài truyền thanh các xã đã bị hư hỏng, xuống cấp, không hoạt
động được. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nhiều địa
phương chưa tốt, có nguy cơ bị mai một.
Trật tự an toàn xã hội, an ninh nơng thơn có lúc, có nơi cịn diễn biến
phức tạp, như tình trạng trộm cắp vặt, tệ rượu chè gây mất trật tự và tình trạng
tự tử trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn xảy ra, chưa có biện pháp ngăn
chặn kịp thời.
Việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về pháp luật đối với nhân
dân ở một số địa phương còn hạn chế. Cơ chế quản lý một số chương trình,
chính sách đầu tư trên địa bàn cịn bất cập, nhiều điểm khơng phù hợp với thực
tế của địa phương, chậm được bổ sung, điều chỉnh. Một số sở, ban, ngành thực
hiện công tác phối hợp tham mưu UBND tỉnh giải quyết một số khó khăn,
vướng mắc chưa được chặt chẽ và kịp thời. Trình độ, năng lực quản lý của cán
bộ cấp xã nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao;
trình độ dân trí thấp, một bộ phận nhân dân cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự
hỗ trợ của Nhà nước, thiếu ý thức vươn lên để thoát nghèo một cách bền vững.
Vốn đầu tư cho miền núi cịn thấp so với kế hoạch, cơng trình đầu tư còn dàn trải,
hiệu quả đầu tư một số cơng trình chưa cao. Kinh phí khốn chăm sóc, bảo vệ
rừng thấp chưa thu hút người dân tích cực tham gia nhận khống chăm sóc và bảo
vệ rừng. Việc phân chia ranh giới giữa rừng phòng hộ, rừng xung yếu với rừng sản

xuất, cũng như ranh giới giữa các địa phương với nhau còn nhiều bất cập.
Nguồn vốn Trung ương chưa đáp ứng theo như các chương trình, đề án
đã phê duyệt; cấp vốn thường bị chậm; một số chính sách mức hỗ trợ cịn thấp
duy trì qua nhiều năm nhưng chưa có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho phù
hợp với thực tế.
Tình hình kinh tế vùng dân tộc thiểu số còn chậm phát triển so với mặt
bằng chung của tỉnh, lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nơng nghiệp
cịn chiếm tỷ trọng lớn so với công nghiệp, thương mại và dịch vụ; quy mô
sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung thâm canh, phần lớn lệ thuộc vào thiên nhiên
nên chưa nâng cao giá trị sản phẩm và khi có thiên tai, hạn hán xảy ra thì khả
năng tái nghèo rất lớn. Việc xác định giống cây con chủ lực của từng vùng,
miền để xây dựng mơ hình phát triển kinh tế cịn hạn chế nên hiệu quả nhân


rộng điển hình giảm nghèo chưa cao.
Một số văn bản hướng dẫn của một số bộ, ngành của Trung ương chưa
kịp thời, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện chủ trương, chính
sách, đề án.
Việc triển khai tổ chức thực hiện các chính sách của các cấp, các ngành
chưa kịp thời; sự phối kết hợp chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; việc chỉ đạo xử
lý một số vấn đề tồn tại, yếu kém chưa tập trung, thiếu kiên quyết


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỈNH
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng cho người dân
vùng dân tộc thiểu số về mục đích, ý nghĩa, nội dung của các chương trình,

dựa án phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo bền vững, từng
bước vận động người dân tự chủ trong việc tham gia sản xuất phát triển kinh
tế - xã hội tại địa phương.
Thực hiện tốt các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất các xã, thơn
đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 giai đoạn 2012-2015, chương trình
giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQQ-CP của
Chính phủ. Quy hoạch sắp xếp, phân bổ lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, gắn với
đảm bảo an ninh quốc phịng. Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn phục vụ
công tác giảm nghèo, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ
cấu kinh tế.
Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và lòng ghép các chương trình
mục tiêu quốc gia với triển khai Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững của 3
huyên miền núi của tỉnh theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo
từng vùng, tập trung vào các vùng có lợi thế về tài nguyên, đất đai và lao
động. Hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện
cho người dân tộc thiểu số tham gia sả xuất có thu nhập ổn định. Chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; xây dựng mơ hình trình diễn, tổ chức
các đợt tham quan học tập kinh nghiệp một số mơ hình sản xuất mới có hiệu
quả tại các địa phương trong tỉnh hoặc ngồi tỉnh.
Thành lập các nhóm hộ sản xuất để quản lý, sử dụng có hiệu quả các
loại cơng cụ, thiết bị, máy móc được các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ để
góp phần đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp, nhằm
giảm lao động chân tay nặng nhọc, nâng cao năng suất, sản lượng.


Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân
tộc thiểu số; khuyến khích, vận động thanh niên dân tộc thiểu số tham gia
xuất khẩu lao động để tăng thu nhập, cải thiện ngày càng tốt hơn đời sống vật

chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Hỗ trợ đào tạo,
tập huấn kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng mơ hinh sản xuất
mới, tín dụng, thông tin thị trường, dịch vụ bền vững để thay đổi tập quán sản
xuất lạc hậu.
Tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ cấp xã đã
làm việc tại các vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng quản lý,
năng động nắm bắt tình hình trong chỉ đạo thực hiện chương trình, dự án đạt
hiệu quả cao hơn.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe nhân
dân ổn định định canh, định cư, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và thực hiện tốt việc lồng ghép
các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự
án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai thực hiện trên địa bàn cùng với vốn tự
có của đồng bào, góp phần đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới tại
các xã miền núi,vùng cao có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc;
tránh thất thốt, lãng phí, đầu tư khơng hiệu quả. Tun truyền sâu rộng các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số để người dân nắm rõ và tạo sự đồng thuận cao, tạo thuận lợi trong tổ
chức thực hiện.
Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở. Cần tập trung
xây dựng cơ sở đảng và chính quyền cơ sở vững mạnh, gần dân, sát dân, hoạt
động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, chủ động giải quyết những vấn đề
phát sinh từ cơ sở. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Sớm giải
quyết về tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân tộc cho phù hợp. Nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội. Tích cực xây dựng cốt cán, thực lực chính trị trong quần
chúng nhân dân, nghiên cứu xây dựng mơ hình bn làng, dịng họ tự quản;
đề cao trách nhiệm người có uy tín trong cộng đồng.



KẾT LUẬN
Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại vùng dân tộc thiểu số
đã có nhiều thay đổi rõ nét, người dân tộc thiểu số bước đầu đã có thu nhập từ
hoạt động trồng trọt, chăn ni. Trong điều kiện khó khăn của vùng dân tộc
thiểu số sinh sống chủ yếu ở các vùng miền núi, khó khăn trong việc tiếp cận,
giao thơng chưa thuận lợi, điều kiện về cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ nhưng việc
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại vùng của các cấp chính
quyền địa phương đạt được những kết quả tích cực. Dựa trên mặt bằng chung
thì trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số còn thấp dẫn đến nhận thức
chưa đầy đủ về các chính sách giúp cho người dân có cơ hội tự lực, tư chủ
làm kinh tế để thoát nghèo, vẫn cịn một số hộ nghèo có tâm lý ỷ lại, trơng
chờ và sự hỗ trợ của chính quyền, khơng tự lập trong việc sản xuất, chăn ni.
Do đó, việc nâng cao nhận thức mới cho người dân tộc thiểu số hiểu được về
các chủ trương, chính sách của Đảng trong mục tiêu giảm nghèo bền vững là
việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi việc tổ chức thực hiện phải có sự kết hợp
khéo léo tác động đúng cách thiết thực, hiệu quả để người dân tộc thiểu số
nhìn thấy được những mặt tích cực của các chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước, từng bước phát huy vai trò làm chủ của người dân
tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội như
mục tiêu và Đảng và Nhà nước đã đề ra.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Ngô Văn Minh, Chuyên đề đặc điểm dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Trung – Tây nguyên .
2. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính
trị Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

đến năm 2010.
3. Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện
nghèo trong cả nước.
4. Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
07/8/2009 Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở
vùng khó khăn.
5. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về
cơng tác dân tộc.
6. Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 về công tác dân tộc thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh
Bình Định Phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Bình
Định giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng giảm nghèo đến năm 2020.
5. Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
6. Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó
khăn.
VĂN BẢN CỦA UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH:
1. Căn cứ Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND
tỉnh về việc ban hành chính sách đối với đồng bào DTTS theo Nghị quyết 39NQ/TW của Bộ Chính trị.(hết hiệu lực)
2. Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Vân
Canh giai đoạn 2009 – 2020.


3. Quyết định số 371/QĐ-CTUBND ngày 24/02/2010 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc quy định hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc

hộ nghèo ở vùng khó khăn thực hiện theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg
ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh
Bình Định Phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Bình
Định giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng giảm nghèo đến năm 2020. (có
liên quan đến vùng dân tộc thiểu số của tỉnh)
5. Quyết định số 2112/QĐ -UBND ngày 02/8/2013 của UBND tỉnh Kế
hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 755/QĐTTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Quyết định số 3593/QĐ –UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh
về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
7. Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh về
việc ban hành một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị
quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị. (thay thế QĐ 327)
8. Tài liệu Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ
II năm 2014.


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

CĨ MỤC TIÊU Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1.1 Những kết quả đạt được
1.2 NHỮNG THUẬN LỢI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH
1.3 NHỮNG KHĨ KHĂN, TỒN TẠI VÀ NHỮNG
NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
3

3
5
11
11
15

17
18



×