Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

DU AN TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM 100HA HOA BINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.75 MB, 113 trang )

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN

THUYẾT MINH DỰ ÁN

TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DỊCH VỤ
DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VÀ NGHỈ DƯỠNG
Địa điểm:
Xã Xăm Khịe, Huyện Mai Châu,
Tỉnh Hịa Bình

Tháng 06/2022


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
-----------  -----------

DỰ ÁN
TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DỊCH VỤ
DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VÀ NGHỈ DƯỠNG
Địa điểm: Tỉnh Hịa Bình

CHỦ ĐẦU TƯ
CƠNG TY TNHH TƯ VẤN
Giám đốc


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................2


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU.........................................................................................6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

6

II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

6

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 7
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 9
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 10
5.1. Mục tiêu chung

10

5.2. Mục tiêu cụ thể

10

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.........................12
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN 12
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án12
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

14

II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 15
2.1. Quan điểm du lịch Việt Nam


15

2.2. Tổng quan du lịch Việt Nam 202216
2.3. Xu hướng du lịch giai đoạn ‘mở cửa phục hồi’ 2022 17
2.4. Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm
2.5. Thị trường rau quả

19

20

III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

23

3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án

23

3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

33
2


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381


4.1. Địa điểm xây dựng 33
4.2. Hình thức đầu tư

33

V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO33
5.1. Nhu cầu sử dụng đất 33
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 35
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ.....................36
I. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 36
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp

38

38

2.2. Khu thương mại dịch vụ nhà hàng44
2.3. Khu ẩm thực, dịch vụ ăn uống

47

2.4. Khu nông trại trải nghiệm, du lịch sinh thái
2.5. Khu trưng bày sản phẩm nông sản

55

2.6. Hạng mục nhà kính cơng nghệ cao


57

51

2.7. Khu trồng rau sạch, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic) 70
2.8. Khu trồng cây truyền thống73
2.9. Khu nuôi trồng thủy sản

74

2.10. Khu hồ cảnh quan, điều tiết nước, câu cá

78

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN................................81
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
81
1.1. Chuẩn bị mặt bằng 81
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

81
3

81


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381


II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
2.1. Các phương án xây dựng cơng trình
2.2. Các phương án kiến trúc

81

81

84

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 85
3.1. Phương án tổ chức thực hiện

85

3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 86
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................88
I. GIỚI THIỆU CHUNG 88
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

88

89

IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MƠI TRƯỜNG
89
4.1. Giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình 89

4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

91

V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
93
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG

94

6.1. Giai đoạn xây dựng dự án 94
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

95

VII. KẾT LUẬN 97
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN.............................................................................................98
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.

98

II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN. 100
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.

100

2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 100
4



Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:

100

2.4. Phương ánvay.101
2.5. Các thơng số tài chính của dự án 101
KẾT LUẬN 104
I. KẾT LUẬN.

104

II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.104
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...............................105
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 105
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.

106

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dịng tiền hàng năm.

107

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm. 108
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. 109
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn giản đơn. 110

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn có chiết khấu.

111

Phụ lục 8: Bảng Tính tốn phân tích hiện giá thuần (NPV).

112

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR). 113

5


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

CHƯƠNG I.
I.

MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CƠNG TY TNHH TƯ VẤN
Mã số doanh nghiệp:
Thơng tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên: Chức danh:Giám đốc
Sinh ngày:
Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:
Ngày cấp:
Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
I. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Địa điểm thực hiện dự án:, Tỉnh Hòa Bình.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 1.061.000,0 m2 (106,10 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án:
130.412.726.000 đồng.
(Một trăm ba mươi tỷ, bốn trăm mười hai triệu, bảy trăm hai mươi sáu nghìn
đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%)
+ Vốn vay - huy động (70%)

: 39.123.818.000 đồng.
: 91.288.908.000 đồng.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Bán vé tham quan

57.240,
0

lượt
khách/năm

6


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

Dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng
Kinh doanh nhà hàng, thương mại dịch
vụ
Kinh doanh khu vui chơi giải trí
Trồng trọt

25.758,
0
40.068,
0
17.172,
0
1.465,8

lượt
khách/năm
lượt
khách/năm
lượt
khách/năm
tấn/năm

II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Về nông nghiệp

Nước ta hiện là một nước nơng nghiệp, trong q trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách
mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy
nhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó
trồng trọt và chăn ni đóng vai trị quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm
gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hồnh hành, giá cả mặt hàng nơng
nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương
thực, thực phẩm khơng cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng
đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp
luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề
đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi
từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của
nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh
tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự
phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, không được
kiểm tra, kiểm sốt. Các khâu trong sản xuất cịn thiếu tính liên kết, chưa gắn
sản xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung –
cầu; giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ
7


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

gia đình cịn nhiều nên việc áp dụng cơng nghệ cao, tiên tiến cịn gặp khó khăn.
Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên
kết trồng trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động
cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành lập một hệ

thống nơng nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho
việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển mơi trường trồng trọt chun nghiệp.
Hịa Bình có tiềm năng rất lớn về ngành nông nghiệp rau củ quả. Hiện nay
chính quyền địa phương và nơng dân đang có nhu cầu rất lớn về giống cây rau
củ quả, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật rải vụ; cần có đơn vị kết nối bao tiêu để giải
quyết đầu ra cho sản phẩm, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này.
Về du lịch kết hợp
Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Quan điểm phát triển du lịch ở
Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác
tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực
vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của
nước ta" Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm
2020 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực;
ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp,
hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc
văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển
sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa
lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa
Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt
vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư
phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát
triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...". Như vậy, du lịch cộng đồng khai

8


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381


thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững cho ngành du
lịch nước nhà.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang
trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”tại
Tỉnh Hịa Bìnhnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng
thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để
đảm bảo phục vụ cho ngànhnơng nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệmcủa tỉnh
Hịa Bình.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;

 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
giá sơ bộ tác động môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
9


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
IV.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải
nghiệm và nghỉ dưỡng” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản
phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao
chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông kết hợp khai thác du lịch sinh thái hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như
của cả nước.  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Hịa Bình.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Hịa Bình.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hố
mơi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
IV.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mơ hình nơng nghiệp, du lịch trải nghiệm tại các khu trồng trọt,
vườn cây ăn trái kết hợp tạo nên sự đa dạng cho du lịch tỉnh nhà. Đem lại sản
phẩm về nông nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
10


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

 Khi đưa vào hoạt động, dự án dự kiến cung cấp các sản phẩm trồng trọt
cho du khách đến tham quan tại trang trại, cho thị trường khu vực tỉnh Hịa Bình
và khu vực lân cận.
 Thúc đẩy du lịch chung cho khu vực.
 Cung cấp các sản phẩm như cho thuê nhà nghỉ, bungalow nghỉ dưỡng,
cung cấp nhà hàng ăn uống phục vụ các món ăn đặc sản tại địa phương.
 Dự án cung cấp địa điểm tham quan du lịch sinh thái, nông nghiệp trồng
trọt và đưa vào khai thác du lịch sinh thái hiệu quả.
 Hình thành mơ hình điểm trong sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao phục
vụ cho nhu cầu địa phương và cung cấp nguồn thực phẩm sạch an toàn cho toàn.
 Phát triển nông nghiệp gắn kết du lịch mang lại hiệu quả tích cực, vừa
quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm

du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
57.240,
lượt
Bán vé tham quan
0
khách/năm
25.758,
lượt
Dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng
0
khách/năm
Kinh doanh nhà hàng, thương mại dịch
40.068,
lượt
vụ
0
khách/năm
17.172,
lượt
Kinh doanh khu vui chơi giải trí
0
khách/năm
Trồng trọt
1.465,8
tấn/năm
 Mơ hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Hịa
Bìnhnói chung.

11


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Tỉnh Hồ Bình là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 20 o19' - 21o08' vĩ độ
Bắc, 104o48' - 105o40' kinh độ Ðông, cách thủ đơ Hà Nội 73 km. Phía Bắc giáp
tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Ðơng giáp tỉnh Hà
Tây; phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.
Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 4.662,5 km 2, chiếm 1,41% tổng diện tích tự
nhiên cả nước.
Bản đồ hành chính tỉnh Hịa Bình

Ðịa hình
Ðịa hình tỉnh Hịa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, khơng có các cánh
đồng rộng (như các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn và theo hướng Tây BắcÐông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi cao (phía Tây Bắc) có độ cao
trung bình từ 600-700m, độ dốc trung bình 30-350, có nơi có độ dốc trên 400.
Ðịa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Diện tích tồn vùng là 2.127,4km2, chiếm
12



Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

46% diện tích tự nhiên tồn tỉnh; vùng trung du (phía Ðơng Nam) có độ cao
trung bình từ 100-200m, độ dốc trung bình từ 20-250, địa hình là các dải núi
thấp, ít bị chia cắt với diện tích tồn vùng là 2.535,1km 2, chiếm 54 % diện tích
tự nhiên tồn tỉnh.
Khí hậu
Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mưa trung
bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường
xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,7 0C; cao nhất 41,20C; thấp
nhất 1,9oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-29 0C; tháng
lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,5 0C. Tần suất sương muối xảy
ra: 0,9 ngày/năm.
Tài nguyên thiên nhiên
Hịa Bình là mảnh đất có nguồn tài ngun phong phú như: tài nguyên
rừng, tài nguyên du lịch, khoáng sản, nước khống và hệ động vật
Tài ngun rừng: Hịa Bình có trên 200 nghìn ha rừng với hệ thực vật
phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ có giá trị lớn như: lim, táu, sến, chò chỉ,
nghiến, lát hoa,... Trong rừng cịn có nhiều loại cây cho củ, quả, nuôi sống con
người và làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay, rừng Hịa Bình có 400 lồi cây thuốc
có giá trị.
Nằm trong khu vực giáp ranh của 03 khu hệ động vật của miền Bắc là khu
hệ Tây Bắc, khu hệ Trường Sơn Bắc và khu hệ Đông Bắc, hệ động vật của rừng
Hồ Bình khá đa dạng. Trong đó, đại đa số các lồi động vật (thú, chim, bị sát,
ếch nhái) là những loài định cư.
Tài nguyên du lịch: Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng
nhiều di tích lịch sử, văn hố, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sơng Đà và Nhà
máy thuỷ điện Hồ Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương.
Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mơng,...),

Hịa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hố
lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong
phú, độc đáo.
Khoáng sản: trong lịng đất Hồ Bình có chứa nhiều loại khoáng sản quý
như: than, kẽm, a-mi-ăng, diêm trắng, vàng, đá vơi,... Trong đó đáng chú ý là
than mỡ ở Kim Bơi có trữ lượng tương đối lớn, là ngun liệu rất cần cho nghề
luyện kim. Vàng sa khống có rải rác tại nhiều địa bàn trong tỉnh. Đá vôi, đá
xanh có trữ lượng dồi dào phân bố ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ
và thị xã Hồ Bình.
Nước khống cũng là nguồn tài ngun q của Hịa Bình, được phân bố ở
các vùng Hạ Bì, Sào Báy (huyện Kim Bơi), Q Hồ (huyện Lạc Sơn). Thành
13


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

phần nước khoáng chia làm 02 loại: nước khoáng Bicacbonat- Sunphatcanxi và
nước khoáng Sunphatcanxi, nhiệt độ 37 - 410C.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Sáu tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều
diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến
tích cực, một số lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng khá.
Cụ thể, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng
16,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng
3,57%; cơng nghiệp-xây dựng tăng 32,22%; dịch vụ tăng 5,51%; thuế sản phẩm
tăng 8,09%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản 19,92%; công nghiệp-xây dựng 44,45%; dịch vụ 30,55%; thuế
sản phẩm 5,08%.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 8.631,7 tỷ đồng, tăng

7,12% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 64.000
ha, bằng 100% kế hoạch. Tình hình chăn ni phát triển ổn định. Cơng tác chăm
sóc, khoanh nuôi và phát triển rừng được quan tâm, đã trồng được trên 451.000
cây phân tán và cây ăn quả các loại phục vụ Tết trồng cây và trên 4.845 ha rừng
tập trung, đạt 85,7% kế hoạch năm. Tiếp tục ni trồng thủy sản trên 2.700 ha
diện tích mặt nước và trên 4.700 lồng nuôi cá, sản lượng thu hoạch ước đạt
3.880 tấn. Đến nay, có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 46 khu dân cư
kiểu mẫu, 151 vườn mẫu; có 58/131 xã đạt chuẩn nơng thơn mới (chiếm 44,3%
tổng số xã), bình quân đạt 15,4 tiêu chí/xã.
Chỉ số sản xuất cơng nghiệp ước tăng 25,89% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 22.344,6 tỷ đồng, tăng 24,29% so với cùng
kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt
21.657 tỷ đồng, tăng 14,93% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,71% kế hoạch
năm. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt kết quả tích cực. Giá trị xuất khẩu ước đạt
578,88 triệu USD, tăng 29,64% so với cùng kỳ năm trước, bằng 47,54% so với
kế hoạch năm. Nhập khẩu ước đạt 506,05 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ
14


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

năm trước, bằng 51,64% so với kế hoạch năm. Tổng lượt khách du lịch đến tỉnh
Hịa Bình trong 6 tháng đầu năm ước đạt 690.000 lượt khách, bằng 20,1% kế
hoạch năm; tổng doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng, bằng 24,1% kế hoạch năm.
I. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
I.3. Quan điểm du lịch Việt Nam
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền
vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh,
có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát

triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta" Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển
của du lịch Việt Nam làđưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp
trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chun nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang
đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện mơi trường.
Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến
các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản
phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao
như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những
khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu
tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa...".
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” với các nội dung:
1. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động
lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
2. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng
xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững
của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo
đảm quốc phòng, an ninh.
15


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

3. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn,
phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
4. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy

mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú
trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
5. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất
khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài
nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị
trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
I.4. Tổng quan du lịch Việt Nam 2022
Thực tế, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã "tàn phá"’ ngành du lịch
suốt hơn 2 năm qua. Cụ thể, nếu như năm 2019 (chưa xảy ra COVID-19), tổng
thu từ khách du lịch 755.000 tỷ đồng, đến năm 2020 chỉ cịn 312.00, giảm
58,7% so với năm trước đó, năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 180.000 tỷ đồng,
giảm 42,3% so với năm 2020.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, năm 2022 ngành Du lịch đặt mục tiêu
đón 65 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế và 60
triệu khách nội địa. Tổng thu từ ngành du lịch ước đạt 400.000 tỷ đồng.
Hiện nay, đã có những tín hiệu tích cực ban đầu về lượng khách quốc tế
đến Việt Nam, đặc biệt sau mốc 15/3 vừa qua khi ngành du lịch chính thức mở
cửa hồn tồn đón khách quốc tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa cơng
bố về tình hình kinh tế-xã hội quý 1 năm nay.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Ba tăng 41,4% so với tháng
trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước, do Việt Nam đã mở cửa du lịch
và nhiều đường bay quốc tế được khơi phục trở lại.
Tính chung q 1 năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 91.000
lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng tháng Ba vừa qua, khách
quốc tế đến Việt Nam đạt 41.700 lượt người, tăng 41,4% so với tháng trước và
gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý 1 vừa qua tăng 1,2%; doanh thu
du lịch lữ hành tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam bắt đầu mở
cửa du lịch.
16



Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

Theo dữ liệu từ cơng cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination
Insights, từ đầu năm đến cuối tháng Ba vừa qua, lượng tìm kiếm quốc tế về du
lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng rất nhanh, được
xếp vào nhóm tăng cao nhất trên thế giới, đạt trên 75%.
Các điểm đến của Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất có thể kể đến
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An,
Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu… Đây đều là những trung tâm du lịch, điểm đến nổi
tiếng của Việt Nam.
Theo Tổng cục Du lịch, việc mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3 vừa
qua và xu hướng phục hồi trên thế giới, Việt Nam hiện đang nhận được chú ý
ngày càng tăng của du khách trên thế giới từ các thị trường quốc tế trọng điểm.
Dù vẫn cịn các quy định để đảm bảo an tồn phòng dịch, tuy nhiên với
định hưởng mở cửa trở lại, đặc biệt với khách quốc tế của Việt Nam, đồng thời
với việc mở cửa dần dần của các quốc gia khác trên thế giới, triển vọng hồi phục
của ngành kể từ năm 2022 đang trở nên rõ ràng hơn.
Số lượt khách khó có thể quay lại ngay mức trước dịch tuy nhiên có thể
xác định thời điểm khó khăn nhất của ngành du lịch đã rơi vào 2021.
I.5. Xu hướng du lịch giai đoạn ‘mở cửa phục hồi’ 2022
Không chỉ ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, COVID-19
còn liên tục sắp xếp lại “trật tự xê dịch” theo cách riêng của nó với những xu
hướng nhiều lần thay đổi trong hai năm qua.
Giữa bối cảnh đại dịch vẫn chuyển biến phức tạp, bằng quyết tâm giám
sát và kiểm sốt chặt chẽ, Việt Nam đang dần khơi phục lại các hoạt động du
lịch đồng thời bước đầu nới lỏng các yêu cầu về kiểm dịch kể từ cuối năm 2021,
để tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế.

Xu hướng xê dịch năm 2022
Khảo sát du lịch mới nhất (ở 31 quốc gia và vùng lãnh thổ) từ nền tảng du
lịch Booking.com cho thấy công nghệ sẽ đóng vai trị hỗ trợ quan trọng trong
việc linh động thay đổi kế hoạch với nhiều lựa chọn hơn để đặt chỗ ngay trong
chuyến đi và tự do điều chỉnh kế hoạch, đi theo tiếng gọi của sự phiêu lưu.
Kết quả cũng cho thấy 70% khách du lịch Việt Nam đang tìm kiếm những
cải tiến cơng nghệ mới nhất nhằm gợi ý những “từ khoá” hay những cơ hội bất
17


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

ngờ dựa trên sở thích hoặc ngân sách trước đây của họ, giúp du khách có một
trải nghiệm hồn tồn mới và nắm bắt được mọi cơ hội dịch chuyển tiềm năng.
Vào năm 2021, 90% khách du lịch Hè ưu tiên khả năng thay đổi quyết
định phút chót khi đặt phịng.
Tỷ lệ đặt phịng vào phút chót đã tăng hơn 40 lần trong giai đoạn 20192021 so với giữa 2018-2019. Vào năm 2021, 90% khách du lịch Hè ưu tiên khả
năng thay đổi quyết định phút chót khi đặt phịng. Điều này được dự đoán sẽ
tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của khách du lịch đối với các chuyến đi trong năm
2022 và xa hơn.
Các ứng dụng dịch thuật tức thời được AI hỗ trợ đã giúp khách du lịch dễ
dàng thương lượng trực tiếp với chủ nhà không nói cùng ngơn ngữ về những
thay đổi vào phút chót. Có tới 79% du khách Việt Nam quan tâm đến một dịch
vụ sáng tạo có khả năng dự đốn quốc gia nào sẽ an toàn để đi du lịch, hoặc tự
động đề xuất các địa điểm du lịch dễ dàng dựa trên yêu cầu phòng chống dịch
COVID-19 hiện tại của địa phương và quốc gia đó (82%).
Du lịch nội địa chiếm ưu thế
Thời điểm du khách Việt tự tin du lịch trở lại sẽ khó có thể sớm hơn quý
2/2022. Đó là kết quả khảo sát của Cơng ty cung cấp các giải pháp nghiên cứu

và phân tích dữ liệu cho ngành du lịch và khách sạn The Outbox Company
(Outbox) về mức độ sẵn sàng trở lại du lịch của du khách Việt. Bởi họ quan ngại
về tình hình tài chính cá nhân và sức khỏe, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp,
thay đổi trong thói quen du lịch...
Cũng theo kết quả khảo sát này, du lịch quốc tế sẽ cần thời gian khá lâu để
có thể phục hồi, nên trước mắt du lịch nội địa vẫn đóng vai trị quan trọng trong
lộ trình phục hồi của ngành du lịch Việt Nam.
Đây cũng là thực tế mà nhiều chuyên gia, doanh nghiệp du lịch nhận định,
rằng ngay cả khi chúng ta có “mở toang” cánh cửa du lịch thì khách quốc tế
cũng sẽ dè dặt lên kế hoạch trở lại Việt Nam, bởi những quy định “đính kèm” về
an tồn dịch bệnh quá chặt chẽ, không đủ sức cạnh tranh với những chính sức vơ
cùng thơng thống của nhiều quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Israel,
Australia…
Nghiên cứu của Outbox cho thấy du khách ngày càng có xu hướng lựa
chọn điểm đến du lịch biển đảo hoặc nghỉ dưỡng... đồng thời bỏ qua những điểm
18


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

đến phổ biến, đơng người mà thay vào đó là những nơi thư giãn riêng tư, mang
tính khám phá, trải nghiệm.
Bên cạnh đó, báo cáo “Travel in 2022-A Look Ahead” cũng chỉ ra rằng,
du lịch toàn cầu trong năm 2022 sẽ vượt trội hơn so với mức năm 2019. Trong
đó, mức chi tiêu bình quân cho mỗi chuyến đi năm 2022 sẽ vượt xa so với mức
năm 2019 khi du khách có xu hướng gia tăng trải nghiệm dịch vụ và du lịch nội
địa tiếp tục chiếm ưu thế.
Đặc biệt, qua khảo sát du khách ở 5 thị trường trọng điểm, gồm Mỹ, Anh,
Nhật Bản, Singapore và Australia cũng cho thấy, có 3 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn điểm đến của họ là hịa mình vào điểm đến mới lạ và vẻ
đẹp hoang sơ, tận hưởng trải nghiệm khác biệt, mở rộng hiểu biết về giá trị văn
hóa và lịch sử điểm đến.
Dựa vào những kết quả này, các doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành Việt
Nam sẽ có thêm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu
cầu du khách cho giai đoạn phục hồi sắp tới.
I.6. Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm
Du lịch nông nghiệp có thể được hiểu là một loại hình du lịch phục vụ du
khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nơng nghiệp với mục tiêu giải trí
hoặc giáo dục. Khách du lịch nông nghiệp sẽ được trải nghiệm các hoạt động
như tham quan trang trại nuôi trồng các sản phẩm nơng nghiệp, thu hoạch trái
cây hoặc rau, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trình sản xuất nông
nghiệp.
Du lịch nông nghiệp phải đảm bảo bao gồm 4 yếu tố sự kết hợp giữa
ngành du lịch và nông nghiệp, thu hút du khách đến tham quan các hoạt động
nông nghiệp, được phát triển để gia tăng thu nhập của người làm nông nghiệp và
mang đến trải nghiệm giải trí hoặc giáo dục cho du khách.
Du lịch nơng nghiệp được xem là một loại hình phát triển du lịch bền
vững bởi những lợi ích mà loại hình này mang lại cho ngành du lịch, nông
nghiệp và cộng đồng vùng nông thôn. Sự kết hợp giữa du lịch và nơng nghiệp có
thể đa dạng hóa các hoạt động thương mại và giải quyết các vấn đề về thiếu thị
trường tiêu thụ trong ngành nông nghiệp, tạo ra việc làm tại các vùng nông thôn
và gia tăng giá trị sản xuất nơng nghiệp cho nơng dân dưới nhiều hình thức
thương mại khác nhau. Hơn nữa, du lịch nông nghiệp cũng kích thích các doanh
19


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381


nghiệp tại địa phương được thành lập và tham gia vào hoạt động phân phối sản
phẩm nông nghiệp.
Việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh sẽ tạo thêm một nguồn thu
nhập cho nông dân, bên cạnh trọng tâm sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, vào
những thời điểm không phải vụ thu hoạch hoặc mùa màng kém, giảm giá, hoạt
động du lịch nông nghiệp sẽ là một cách cải thiện thu nhập của các trang trại.
Ngồi ra, du lịch nơng nghiệp cịn mang lại lợi ích về mặt văn hóa xã hội
như duy trì và quảng bá lối sống nơng thôn, nâng cao nhận thức về các phong
tục tập quán và bảo tồn các phương thức canh tác truyền thống mang tính đặc
trưng của địa phương.
Theo một báo cáo của Fortune Business Insights, quy mô thị trường du
lịch nông nghiệp toàn cầu trị giá 69,24 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt
117,37 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là
7,42% trong giai đoạn dự báo 2020 – 2027.
Xu hướng du lịch xanh đang nhận được sự chú ý nhiều hơn từ du khách
cũng như các nhà làm du lịch trong những năm gần đây là một dấu hiệu tốt cho
tiềm năng phát triển của du lịch nông nghiệp. Du khách ngày càng mong muốn
có những trải nghiệm độc đáo, được tham gia vào việc học hỏi, sáng tạo trong
các chuyến đi của mình và đóng góp cho các hoạt động bảo tồn hơn là chỉ nghỉ
dưỡng đơn thuần. Do đó, các hình thức du lịch bền vững, các điểm đến và hoạt
động thân thiện với môi trường mà du lịch nông nghiệp là một điển hình sẽ có
tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Ngồi ra, chính phủ các nước cũng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến du lịch nông nghiệp, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Chẳng hạn như tại
Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã cùng với Bộ Du lịch và Thể Thao đã
phối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động thúc đẩy du lịch nông nghiệp của nước
này. Hay chiến dịch “It’s more fun in Philippine farms” (2017) nhằm mục tiêu
quảng bá du lịch nông nghiệp của Philippines là những hoạt động đáng chú ý
của loại hình du lịch này trong những năm qua.
I.7. Thị trường rau quả

Xuất khẩu rau quả năm 2022: Sẽ có nhiều khó khăn, thách thức

20


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

Bất chấp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, xuất
khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ
năm 2020.
Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều thách thức đối với nhóm
hàng rau quả xuất khẩu, địi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước, DN cần linh hoạt
thực hiện các giải pháp duy trì mục tiêu tăng trưởng.
Tăng trưởng mạnh, đa dạng thị trường
Thông tin Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, xuất khẩu
hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm
2020. Kết quả đạt được là do tình hình xuất khẩu tiếp tục xu hướng phục hồi từ
tháng 10/2021, đặc biệt là tình hình sản xuất hàng rau quả trong những tháng
cuối năm đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần
Thanh Hải, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có thuận lợi khi DN tiếp tục
khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với nhu cầu thị
trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Dự kiến, hàng rau quả xuất khẩu
trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quan hơn.
Không chỉ tăng mạnh về kim ngạch, xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn
ghi nhận sự đa dạng về thị trường. Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới hầu
hết các thị trường chính đều tăng trong quý IV/2021như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, song

tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so
với cùng kỳ năm 2020.
Lý giải về việc này, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường
nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin, do Việt Nam và Trung
Quốc chưa ký Hiệp định thư xuất khẩu nông sản, nên hiện nay 100% hàng rau
quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đều phải chờ cơ quan hải quan phía Trung
Quốc kiểm tra. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng rau quả
của Việt Nam sang Trung Quốc. “Do phải kiểm tra toàn bộ nên hàng được thơng
quan chậm hơn, tiêu thụ ít hơn nguồn cung thực tế. Nếu có ký kết Hiệp định thư,
hàng rau quả của Việt Nam phải được đóng gói một cách chuyên nghiệp, truy
xuất nguồn gốc tốt, bảo đảm đủ quy định Trung Quốc. Như vậy, hàng rau quả

21


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

của nước ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn sang thị trường 1,4 tỷ dân này” - ông
Nguyễn Quốc Toản phân tích.
Đối mặt nhiều thách thức
Nhận định về thị trường rau quả năm 2022, ông Trần Thanh Hải lưu ý:
“Từ này 1/1/2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông
sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi.
Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát
triển. Vì thế, DN cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu của
nước này để tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu".
Đối với EU, được kỳ vọng là thị trường tiềm năng lớn của hàng rau quả
Việt Nam, bởi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm rau, quả mới lạ có dinh dưỡng cao
của EU từ khu vực nhiệt đới rất lớn và đang có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế,

trong năm 2021, các DN trong nước đã năng động, kết nối xuất khẩu sang thị
trường EU một số sản phẩm như: Nhãn, vải, mít, xồi tươi. Tuy nhiên, nhiều
chun gia cho rằng, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
EU là không dễ, ngay cả khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) đang tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho hàng Việt.
Đó là những rào cản do Việt Nam chưa có vùng trồng đủ lớn bảo đảm
chất lượng, nguồn cung ổn định cho xuất khẩu sang EU. Các DN được chứng
nhận quốc tế, chứng nhận đạt tiêu chuẩn vào EU cịn ít. Cơng nghệ bảo quản,
chế biến cịn hạn chế, bao bì nhãn mác đóng gói thiết kế chưa thực sự phù hợp
thị hiếu của người EU. Ngồi ra, chi phí cho vận chuyển cao, ảnh hưởng tới giá
thành phân phối sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng
loại của các nước khác tại thị trường EU.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, sức tiêu thụ ở thị
trường nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn là thách thức lớn. Do đó,
Bộ Cơng Thương đang tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT phân tích và đưa ra
nhận định cụ thể về các thị trường, từ đó giúp người sản xuất và DN có định
hướng trong sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh, tận dụng lợi thế từ các
FTA.
Đầu tư cho chế biến, nâng cao chất lượng
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng,
xuất khẩu ngành hàng rau quả đang đi đúng định hướng, đó là khơng chạy theo
số lượng, nâng cao chất lượng; duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, khai
22


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

thác thị trường lớn, tiềm năng; đồng thời, chủ động xây dựng vùng sản xuất,
thương hiệu, tập trung cho chế biến.

Xuất khẩu nhóm ngành rau quả tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, cũng phải
thẳng thắn nhìn nhận Việt Nam chưa có nhiều mơ hình sản xuất rau quả tập
trung với quy mô lớn nên việc áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với từng hộ
nơng dân là rất khó khăn và tốn kém. Sản xuất rau quả an toàn theo hướng
VietGAP hay Global GAP còn khá khiêm tốn (chiếm khoảng 10 - 15% trên tổng
diện tích trồng trọt) nên DN gặp khó khăn trong huy động lượng hàng lớn, đạt
tiêu chuẩn để thực hiện các đơn hợp đồng xuất khẩu.
Về vấn đề này, Giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng chia sẻ,
trái cây tươi, chất lượng tốt ln có giá trị xuất khẩu cao, nhưng công nghệ thu
hoạch, bảo quản, vận chuyển của Việt Nam còn hạn chế khiến nhiều loại sản
phẩm khi đến các thị trường xa như châu Âu, Mỹ khơng cịn tươi ngon, rất khó
bán. Chính vì vậy, phát triển công nghiệp chế biến không chỉ là phát triển dây
chuyền sấy, ép nước… mà còn phải đầu tư cho công nghệ xử lý, bảo quản sau
thu hoạch và phát triển logistics phục vụ vận chuyển rau quả.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, việc đầu tư cho chế
biến sẽ giúp ngành hàng rau quả tăng giá trị xuất khẩu. Bộ NN&PTNT sẽ phối
hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để
những khu vực sản xuất tập trung, hợp tác xã và các cơ sở, đại lý thu gom lớn
đều có cơ sở sơ chế, đóng gói và kho mát bảo quản có quy mơ và trang thiết bị
phù hợp với đặc tính từng loại rau quả; đồng thời, khuyến khích đầu tư phát
triển các trung tâm chiếu xạ thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho rau quả xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao trên thế giới.
Về phía địa phương, đây cũng là thời điểm rất cần vai trò của các tỉnh,
thành phố trong tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện
thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ và có chất
lượng nguồn ngun liệu nơng sản nói chung và rau quả nói riêng phục vụ xuất
khẩu.
II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
II.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
23


Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Tư vấn dự án: 0918755356-0903034381

TT
Nội dung
I Xây dựng
A Khu du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm
Khu văn phịng, tiếp đón, kiot sản phẩm du
1
lịch
2 Nhà cộng đồng, đa năng

Diện tích
1.061.000,0
320.900,0

ĐVT
m2
m2

1.200,0

m2

1.000,0


m2

1.500,0

m2

700,0

m2

1.500,0

m2

3

Nhà hàng, dịch vụ giải khát, ăn uống nhẹ

4

Kiot bán đặc sản địa phương

5

Khu nhà hàng ăn uống

6

Nhà nghỉ lưu trú (giai đoạn 1)


15.000,0

m2

7

Nhà nghỉ lưu trú (giai đoạn 2)

60.000,0

m2

8

Cơng trình phụ trợ
Trạm xử lý nước, cấp nước, trạm điện, gom
rác, XLNT

600,0

m2

1.200,0

m2

1.200,0

m2


5.000,0

m2

50.000,0

m2

5.000,0

m2

25.000,0

m2

62.000,0

m2

5.000,0

m2

85.000,0

m2

642.900,0


m2

2.500,0

m2

3.000,0

m2

500,0

m2

5.000,0

m2

2.000,0

m2

5.000,0

m2

9

10 Bể bơi
11 Khu đốt lửa trại, cắm trại

Khu thể thao ngoài trời, xe đạp địa hình, bắn
12
súng sơn
13 Bãi đậu xe
14 Vườn hoa theo chủ đề
15 Hồ nước cảnh quan
16 Khu trồng cây ăn quả phục vụ du lịch
Cây xanh cảnh quan và đất dự phịng xây
17
dựng khác
Khu trang trại nơng nghiệp kết hợp du
B
lịch
1 Nhà điều hành chính
2

Nhà xưởng sơ chế

3

Nhà bảo vệ

4

Nhà kính, nhà màng vườn rau, quả, nấm
Nhà nghỉ lưu trú trải nghiệm nông nghiệp
(giai đoạn 1)
Nhà nghỉ lưu trú trải nghiệm nông nghiệp
(giai đoạn 2)


5
6

24


×