Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

“phong cách” “xu hướng” “mốt” và phong cách nội thất Art Deco,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.11 KB, 10 trang )

Đề 4: Phân tích các đặc điểm giống và khác nhau của các khái niệm “phong
cách” “xu hướng” và “mốt”.
Trình bày quan điểm của em về phong cách thiết kế nội thất mà em thích?
I. Khái niệm về “phong cách” “xu hướng” và “mốt”.
1.1 Khái niệm:
Các thuật ngữ “phong cách” “xu hướng” và “mốt” là những thuật ngữ chỉ chung trong các
ngành thiết kế.
Các thuật ngữ có thể được hiểu như:
1.1.1 Phong cách:
Là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác
của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát).
Phong cách kiến trúc: là cách thức biểu hiện cùng với những đặc điểm có tính chất hệ thống
của nghệ thuật kiến trúc trong một thời kì với những đặc trưng phân biệt với thời kì khác.
Ví dụ :
- Phong cách kiến trúc thời phục hưng.
- Phong cách kiến trúc vùng Bắc Phi.
- Phong cách kiến trúc của Kenzo Tange.
1.1.2 Xu hướng:
Có thể coi xu hướng là sự “hùa vào”, ngả theo về một phía hay một điều gì đó. Trong thiết
kế, xu hướng là một hướng đi mang tính thời đại. Xu hướng dẫn dắt và chi phối phong cách
của từng thời kì, vùng hay cá nhân.
1.1.3 Mốt:
Là một gu thẩm mĩ thị giác xuất hiện theo từng thời kì, nó mang tính trào lưu và giai đoạn.
Mốt được lưu truyền rộng rãi và được số đông người biết đến trong một khoảng thời gian nhất
định. Mốt là hiện tượng tự nhiên khi con người hướng tới sự cải tiến và cải thiện.
1.2 Bảng so sánh
Phong cách Xu hướng Mốt
Là cá tính sáng tạo, tạo sự mới mẻ chung trong thiết kế.
Tạo ấn tượng, khởi đầu cho một trào lưu, phục vụ và lôi cuốn thị hiếu.
Tạo một chuẩn mực để so sánh và đánh giá nghệ thuật.
- Mang tính chất cá nhân,


phụ thuộc vào gu thẩm mĩ
cá nhân.
- Mang tính thời đại, bao
trùm chung cho xã hội.
- Mang tính trào lưu.
- Là sự hệ thống về tư
tưởng và nghệ thuật.
- Là sự “hùa vào”, ngả theo
về một phía hay một điều gì
đó.
- Là hiện tượng tự nhiên khi
con người hướng tới cái
mới mẻ hơn.
- Được biểu hiện trong sáng
tác của một nghệ sĩ hay các
sang tác nói chung thuộc
cùng một thể loại.
- Được biểu hiện qua từng
thời kì hay thời đại .
- Được biểu hiện qua số
đông trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Có thể tồn tại lâu dài và
xuyên suốt.
- Tồn tại theo từng thời kì
nhất định.
- Tồn tại theo từng giai đoạn
trong một khoảng thời gian
nhất định.
II. Phong cách thiết kế nội thất Art deco thiết kế nội thất:

Thiết kế nội thất là việc tổ chức tất cả sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng vào trong không
gian, sao cho không gian hài hòa về tổng thể, bố cục, màu sắc, ánh sáng và tính công
năng cao. Những yếu tố cần thiết cho một không gian nội thất: Công năng, ích dụng, thẩm
mỹ.
Trang trí nội thất còn cần đến nhu cầu sử dụng của từng đối tượng cụ thể, từng công việc cụ
thể. Vì vậy khi làm thiết kế cần tuân thủ các bước như trên.
Trang trí nội thất là một bộ môn trong mỹ thuật ứng dụng hay còn gọi là mỹ thuật công
nghiệp. Vì vậy yếu tố thẩm mỹ, cách nhìn, sự sáng tạo của sản phẩm phù hợp cho từng không
gian là quan trọng và rất cần thiết.
Trang trí, thiết kế nội thất đòi hỏi những kiến thức rất sâu, rất căn bản về phong thủy và kiến
trúc. Do đó, thông thường khi muốn thiết kế một phòng họp, gian hàng, showroom, nội thất
nhà cửa, cửa hàng, phòng hát, Người ta thường tìm đến những công ty thiết kế nội thất
chuyên nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay hoạt động thiết kế nội thất đã trở nên chuyên nghiệp, tại các thành phố
lớn đã có rất nhiều công ty lớn của nước ngoài đang hoạt động. Thiết kế nội thất là một lĩnh
vực nghệ thuật và kỹ thuật phức tạp, nó được chia nhỏ đến từng không gian sống của ngôi
nhà:
2.2 Phong cách nội thất hiện đại.
2.2.1 Lịch sử phong cách thiết kế nội thất hiện đại:
Nói về kiến trúc hiện đại, đó là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công
trình khác nhau có đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ
chức mặt bằng tự do, mặt đứng… loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái
cổ điển cũng như việc sử dụng các vật liệu hiện đại như kính,thép,nhôm,bê tông,gạch
Đối với nền kiến trúc thế giới,kiến trúc hiện đại bắt nguồn từ châu Âu,phát triển đầu thế kỉ
XX đến thập niên 70 dần thay thế trường phái kiến trúc cổ điển có quá nhiều các trang trí cầu
kì diêm dúa và vô nghĩa,không phản ánh trung thực lại bối cảnh của thời đại công nghiệp.
Hiện đại bắt đầu trong thời gian cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX và là một thuật ngữ phổ
biến, chủ yếu áp dụng cho các nhà thiết kế suy nghĩ về tương lai. Họ là những người biết chấp
nhận cái mới và né tránh phong cách lịch sử.
Thiết kế hiện đại là một phần của phong trào lớn trong chủ nghĩa hiện đại. Về cơ bản, hiện đại

được kết hợp với tư duy hiện đại. Nó được bắt đầu như một phong trào trí thức nhưng sau đó
tràn vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Từ chính trị đến quảng cáo, văn học, nghệ thuật,
âm nhạc, thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất. Thiết kế dưới tiêu đề của chủ nghĩa hiện đại
bao gồm chủ nghĩa vị lai, Bauhaus, Neo-Dada, Cubism, Minimalisn và chủ nghĩa trừu tượng.
Kiến trúc hiện đại có ưu điểm là dây chuyền công ăng được đề cao,mang tính hợp lí.Không
gian giao thông và vật liệu được tiết kiệm tối đa,không có những trang trí phí phạm và áp
dụng được các thành tựu của khoa học kĩ thuật
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại là một sự từ chối của khởi sắc trang trí công phu của các
phong cách thiết kế khác như Gothic, phục hưng và phong cách Victoria.
2.2.2 Phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Màu sắc:
Phong cách này sử dụng các màu trung tính, đen và trắng là những gam màu chủ đạo trong
thiết kế nội thất và được làm nổi bật, nhấn mạnh bởi những màu sang và táo bạo.
Sử dụng đường thẳng và không gian:
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của phong cách này là các đường thẳng. Các đường thẳng này có
thể tìm thấy trong chi tiết kiến trúc, sử dụng các hình khối có màu mạnh, trần cao, cửa sổ trần
và các khối hình học trong các tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc trang trí trong nhà.
Vật liệu sử dụng:
Sử dụng kim loại sáng màu như chrome,
nickel và thép không gỉ. Sở dĩ kim loại được
sử dụng ở đây vì nó có đặc điểm là bền trong
sử dụng và bề mặt kim loại góp phần tạo nên
vẻ sáng bong của trường phái hiện đại.
Thiết bị chiếu sáng và sử dụng ánh sáng:
Đây là thành phần rất quan trọng trong phong
cách nội thất đương đại. Để tạo được hiệu quả
ánh sáng phải tạo được sự thu hút bởi cách lắp
đặt ánh sáng trong căn phòng.
Ví dụ như cách dùng chùm sáng halogen để
tạo một chùm sáng điểm lên mặt bàn nước

trong không gian phòng khách hay dải ánh
sáng chiếu dọc theo một mảng tường. Việc sử
dụng các đồ trang trí nghệ thuật bằng kim loại
có độ phản quang cũng góp phần vào việc tạo
hiệu quả trong chiếu sáng.
Đồ nội thất trong phong cách hiện đại:
Sử dụng đồ nội thất trong phong cách hiện đại
thường là những độ nhẵn mịn cắt sắc góc. Việc
sử dụng các hình khối hình học là những đặc
điểm cơ bản của đồ nội thất. Đồ nội thất cũng
dung màu trung tính và có chất liệu nhìn tự
nhiên. Các đồ nội thất nên đơn giản và không
rườm rà, không có đường trang trí cầu kì. Có thể
sử dụng đồ nội thất và đồ dung để tạo nên điểm
nhấn táo bạo.
Sàn nhà theo phong cách đương đại
thường để không và nhẵn, lát gỗ, gạch
hoặc các tấm vinyl. Nếu cần dung thảm
vì mục đích hút ẩm thì nên dùng loại phổ
thông.
Có thể kết luận phong cách thiết kế nội thất hiện đại bao gồm:
-Đơn giản, đường thẳng
-Vật liệu sử dụng chủ yếu là thép không gỉ, crom và các kim loại khác.
-Thiếu sự lộn xộn và phụ kiện trang trí.
-Màu trung tính với những điểm nhấn là màu sắc táo bạo.
2.3 Phong cách thiết kế nội thất Art deco.
Art deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung được bắt đầu tại
thành phố Paris vào năm1920 và phát triển ra toàn thế giới đến năm 1930.Phông cách này ảnh
hưởng đến mọi lĩnh vực của kinh tế,bao gồm kiến trúc và thiết kế nội thất,thiết kế công
nghiệp,trang trí, trang sức và cả lĩnh vực nghệ thuật thị giác như hội họa,nghệ thuật tạo hình

và điện ảnh.Khái niệm “ art deco” được nhắc đến rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1966 sau một
cuộc triển lãm tại Paris mang tên “les annees 25” và đề dưới art deco,kỉ niệm triển lãm thế
giới về công nghiệp hiện đại và mĩ nghệ năm 1925.Nghệ thuật art deco tiêu biểu bởi tính
thanh lịch,quyến rũ,công năng và hiện đại.
Thiết kế phong cách nội thất Art deco phổ biến từ đầu những năm 1920 của thế kỉ XX và phát
triển mạnh trong khoảng 20 năm.Vào thời điểm đó,Art deco được miêu tả với những tính từ
như tao nhã,thực dụng và rất hiện đại.Nghệ thuật trang trí này được coi là một hình thức đa
dạng trang trí hiện đại với những ảnh hưởng chiết trung đến từ nghệ thuật nguyên thủy Aztce
Mexico, châu Phi và Ai Cập với những hình ảnh mạnh mẽ của thời đại công nghệ cao.
2.3.1 Lịch sử Art deco:
Art Deco là một nghệ thuật chiết trung và phong cách thiết kế mà có nguồn gốc của nó ở Paris
trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Ngày nay, phong cách này được cho là đã hoạt động tích cực
từ khoảng 1910 cho đến khi sự bùng nổ của Thế chiến II. phong cách này được đặt tên trong
thập niên 1960. Năm 1925 là đỉnh điểm của phong cách hiện đại cao cấp tại Paris. Dẫn đầu
bởi các nhà thiết kế tốt nhất trong nghệ thuật trang trí như thời trang và thiết kế nội thất .
Art Deco bị ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực thiết kế trong suốt những năm 1920 và 30, bao gồm
kiến trúc và thiết kế công nghiệp, cũng như các nghệ thuật thị giác như vẽ tranh , các đồ họa
nghệ thuật và phim ảnh. Vào lúc đó, phong cách này được coi là thanh lịch và quyến rũ, chức
năng sử dụng và hiện đại.
Art Deco thoát khỏi nền tảng cơ bản chấp nhận ảnh hưởng từ nhiều phong cách khác nhau từ
đầu thế kỷ 20, trong đó có tân cổ điển, tạo dựng, lập thể, hiện đại và chủ nghĩa vị lai của nó
đạt vị trí phổ biến ở Châu Âu và Mỹ trong suốt những năm 20 và 30 cho đến ngày nay.
Cấu trúc của Art Deco được dựa trên toán học và hình học, hình dạng. Nó được phổ biến rộng
rãi và được coi là một hình thức chiết trung của sự tao nhã kết hợp phong cách hiện đại, Art
deco ảnh hưởng tới nhiều thể loại nghệ thuật khác nhau trong cuộc sống.
Không nhiều người cảm nhận art deco như là biểu tượng của nhu cầu thay đổi, năng lực vận
động để tìm kiếm những giá trị mới. Sứ mạng đầu tiên của nó là thể hiện ý thức phản kháng.
Nỗ lực lớn nhất của Art deco là sự trối bỏ những tàn tích, định ước xưa cũ, những khuôn vàng
thước ngọc của kiến trúc cổ điển. Và như một quy luật tự nhiên, những thành quả của Art
deco tiếp tục đặt nền tảng cho những bước phát triển không ngừng của kiến trúc hiện đại. Art

deco chính là một cuộc cách mạng.
Art deco là một sắp xếp hợp lý với phong cách hình học thường thấy là các mảnh đồ nội thất
với mặt cong, gương, những đường thẳng, phần cứng chrome và kính. Phong cách thanh lịch
này bắt đầu như một phản ứng đối lập với phong cách Art Nouvean đặc trưng xây dựng hiện
đại, dạng tự nhiên và mềm mại.
Nghệ thuật trang trí là việc sử dụng góc cạnh, hình dạng cân bằng hình học giống như hình
ảnh đường chân trời cổ điển của những năm 1930 mà tòa nhà Chrisler và tòa nhà Empire stale
là một trong những ví dụ điển hình. Các nghệ sĩ nổi tiếng đã giúp xác định phong cách Art
deco bao gồm Erte, Adolphe, Mouron (Aka cassandre) và Tamara de Lempicka.
Thuật ngữ “Art deco” được lấy từ các triển lãm internationale desarts Decoratips et
INDUSTRIELS Modernes là một hội chợ thế giới tổ chức tại Pari- Pháp vào năm 1925, mặc
dù tên không được sử dụng cho đến sau năm 1960. Do đó nó còn được gọi là US moderne
1925 US.
Bầu không khí trước thế chiến I châu Âu là một ảnh hưởng lớn trên phong cách này, đó là
một phản ứng đối với sự tiến bộ xã hội và chủ nghĩa mới của thế kỉ XX.
Pari là trung tâm của phong cách Art deco, một phần do những sáng tạo nghệ thuật của
Jacques-Emile Ruhlmanm, Jean Jacques Ratean, Eileen Gray, Edgan Brandt, Jean Dunand,
Rene Lalique, Maurice Marinot và Cartien
Nghệ thuật phong cách Art deco đã được phát triển sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cung cấp
cho mọi người một phong cách quyến rũ cho một kỉ nguyên mới. Sự lạc quan của châu Âu và
Mỹ sau chiến tranh hình thành cơ sở cho sự quyến rũ và thanh lịch của phong cách này.
Nghệ thuật trang trí sử dụng vật liệu độc đáo như:
• Nhôm
• Dát gỗ
• Sơn mài
• Da cá mập dung đánh bóng cho láng
• Thép không gỉ
Thiết kế các yếu tố của nghệ thuật trang trí có liên quan đến:
• Zigzagged và bước mô hình.
• Sweeping đường cong và đường

• Chevron mẫu
• Sunburst hình dạng.
Art deco sang trọng trong tự nhiên và thường được đặc trưng trong các rạp chiếu phim, nhà
hát và tàu biển.
2.3.2 Trang trí trong phong cách Art deco:
Màu sắc trong nội thất Art deco:
Do tính chất trang trí nội thất tối giản,
màu sắc được sử dụng ít nên hầu hết
các màu sắc chủ đạo của nội thất Art
deco thường là những màu trung tính
như màu be, nâu sẫm, vàng, nâu, đen,
xám bạc và trắng hoặc các màu sử
dụng ít (thường làm điểm nhấn) như
xanh lá cây, đỏ, nâu đỏ, xanh lam,
vàng hay màu hoàng yến
Sàn phòng trong phong cách Art
deco:
Sàn đá cẩm thạch trắng hoặc đen là
điển hình trong nghệ thuật trang trí
nội thất này. Cũng có thể sàn được
trang trí bằng gạch caro đen trắng,
đá cẩm thạch hay sàn gỗ cứng bóng.
Nếu cần sử dụng thảm thì màu thảm
thường có màu nâu đen hoặc xám
với họa tiết là thiết kế hình học.
Nghệ thuật trang trí chiếu sáng:


Ánh sáng trong nội thất Art deco bao
gồm đèn trần, đèn sàn, đèn bàn và

Sconces tường.
Đèn sàn bao gồm các tor chieres cao
sắt hoặc chrome với kính thổi tay hoặc
sắt đen. Đèn bàn sáng với màu trắng rõ
ràng hoặc mờ hoặc thủy tinh nhiều
màu sắc. Sconces tường có thể là
đồng, nhôm, thép, kim loại cơ bản mạ
bạc với các gam màu thủy tinh trắng
đục hoặc nhiều màu sắc.
Kết cấu trong nghệ thuật trang trí nội thất:

Đồ nội thất có kiểu dáng đẹp, cao được tạo từ sơn
mài hoặc các đường cong thanh lịch tạo cảm giác
thoải mái nhưng quyến rũ. Đồ gỗ nội thất có thể
được làm từ gỗ hồng sắc, cây óc chó, gỗ thích, gỗ
tếch…Chrome, thép không gỉ, thủy tinh và nhựa
vinyl có thể được kết hợp với upholstery cao cấp
như da hoặc in zebra.
Phụ kiện thiết kế trong nội thất Art deco:
Thiết kế nội thất Art deco thường có thêm
những phụ kiện trang trí hoặc nhấn nhá
cho ngôi nhà như một tấm gương bằng
niken, crom hoặc bạc được trang trí với
các họa tiết đơn giản hoặc trang trí dạng
hình học.
Cũng có thể trong nội thất thường trang trí
thêm một số các tác phẩm điêu khắc bằng
đông, radio và máy phát cổ điển, đồng hồ
cổ hoặc bình gốm. Cửa sổ thường được
trang trí đơn giản nhưng hấp dẫn.

2.3.3 Một số các công trình nội thất Art deco:
Art Deco có ảnh hưởng rất rộng, không chỉ là kiến trúc mà là nghệ thuật trang trí nói chung,
chẳng hạn như nội thất, thiết kế công nghiệp và những hình thức nghệ thuật khác như thời
trang, mỹ thuật, điện ảnh Art Deco không phát triển ở châu Âu, chỉ có ở Mỹ và các quốc gia
thuộc địa ở châu Á như Ấn Độ hay Philippines.
Tòa nhà trung tâm thương mại Chrysler
Building tại New York của KTS William
Van Alen. Tòa nhà được xây dựng trong
hai năm từ 1928 đến 1930, sử dụng thép
không gỉ làm vật liệu chính và sơn phủ
bằng những vật liệu hiện đại nhất thời đó.
Chrysler Building được dành cho một
công ty sản xuất ôtô. Điểm nhấn của tòa
nhà chính là những góc cạnh được thể hiện
khá mềm mại và không có sự lặp lại.
Empire State building tại New York (Mỹ) do KTS KTS
Shreve, Lamb và Harmon thiết kế. Đây là một trong những
công trình tiêu biểu của kiến trúc thế giới, Empire State
Building biểu tượng cho sức mạnh tài chính và sức sống của
cả thành phố New York. Kiến trúc sư William Lamb đã sử
dụng hình khối rất đơn giản, từ sự mô phỏng một chiếc bút
chì để lấy cảm hứng cho thiết kế của mình. Công trình có
102 tầng, cao 381 m, theo Phong cách Art Deco, một trong
những tư tưởng chịu nhiều áp lực thời đó.
2.3.4 Phong cách kiến trúc nội thất Art deco tại Việt Nam thời Pháp thuộc:
Ở Hà Nội
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các hoạt động kinh tế trở nên nhộn nhịp hơn, một làn
sóng đầu tư của người Pháp, một phần nhỏ của người Hoa và người Việt diễn ra ở Hà Nội.
Một loạt trụ sở ngân hàng, công ty và nhiều biệt thự tư nhân được xây dựng. Vì đây là các
hoạt động đầu tư tư nhân nên chủ nhân của chúng cũng không cần nhờ tới các kiến trúc sư

“cung đình” như A-H. Vildieu nữa.
Các kiến trúc sư có đầu óc cách tân hơn được trọng dụng và từ đó một phong cách thiết kế
hiện đại, giản dị và thực dụng, phù hợp với xu hướng kiến trúc đang phát triển ở Tây Âu và
Bắc Mỹ thời bấy giờ, phong cách Art Deco, được ứng dụng trong thiết kế nhiều công trình ở
Hà Nội.
Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào
những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình
khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ
tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị.
Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với
đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo. Đây cũng là hình loại
kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự hài hoà với khí hậu và cảnh
quan Hà Nội.


Nhà in IDEO
(24 Tràng Tiền)
Một số công trình tiêu biểu: Chi nhánh
ngân hàng Đông Dương , nhà in IDEO
(24 Tràng Tiền), công ty AVIA (39
Trần Hưng Đạo), Bưu điện (6 Đinh Lễ),
các toà nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng và
31 Tràng Tiền, cùng rất nhiều biệt thự
trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố
Bà Triệu, Hàng Chuối

Chi nhánh ngân hàng Đông Dương
2.4 Một ví dụ kiến trúc nội thất cách tân hiện đại theo trường phái Art deco:
Căn penthouse tọa lạc trên phố Hudson
Street, TriBeCa, thành phố New York và có

hình dáng như một khối hộp bằng kính trong
suốt.
Căn penthouse này thiết kế theo phong cách
Art Deco kinh điển, căn penthouse này có
diện tích gần 2.300 m2 với sân thượng ngoài
trời rộng hơn 1.300 m2. Nhờ những cửa sổ
cao tới 5m, chủ nhân ngôi nhà có thể thỏa
sức thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng của dòng
sông Hudson và cuộc sống sôi động tại khu
Manhattan sầm uất của New York.
Tường của căn hộ được làm từ chất liệu kính
rắn và cách nhiệt để đảm bảo nhiệt độ bình
thường vào mùa hè và mùa đông. Với hình
dáng giống như chiếc hộp vuông bằng kính,
căn penthouse này có phong cách không khác
gì các cửa hàng Apple.
Được làm từ chất liệu gỗ kỳ lạ, trang trí bằng các họa tiết hình học, là những nét đặc trưng
trong thiết kế của Roundup AD được lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc Art Deco.
Kiến trúc sư Jean-Louis Deniot lựa chọn phong cách Art Deco cho ngôi nhà ba tầng của một
gia đình ở New Delhi.
Lấy cảm hứng từ Park Avenue ở
Manhattan, ông đã kết hợp nghệ
thuật hiện đại với những đồ trang trí
bằng di vật khảo cổ như một cái đầu
La Mã từ thế kỷ thứ hai và một bức
tranh Ochiai Tam. KTS chia sẻ: “Tôi
yêu sự quyến rũ của thế giới điện ảnh
Hollywood từ những năm 1930, vẻ
đẹp lung linh huyền ảo của căn hộ
penthouse. Mục tiêu của tôi là tạo ra

một ngôi nhà là tổng hòa những nét
đẹp đó.
Các nhà thiết kế mang đến cho phòng ăn
này một hiệu ứng Tuxedo đầy ấn tượng,
với sơn tường màu đen và màu kem trang
trí. Một chiếc đèn chùm Murano bằng kính
treo phía trên bàn ăn của Pháp - model từ
những năm 1940

×