Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

VH XD10 LINK02 huong dan thi cong va nghiem thu cong tac be tong cot thep 13 09 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.19 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC
BÊ TÔNG CỐT THÉP
Mã số:
Đơn vị phát hành:
Ngày phát hành:
Phạm vi áp dụng:

Các từ viết tắt
CĐT

VH_XD10
Công ty Cổ phần Vinhomes
Phát hành ngày 13/09/2019
Công ty Cổ phần Vinhomes

Chủ đầu tư

Danh mục thuyết minh:
A. Công tác cốp pha, đà giáo
o Yêu cầu kỹ thuật chung
o Cốp pha cột, vách

o Cốp pha dầm sàn, đài giằng, sàn hầm.
o Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ thi công
B. Công tác cốt thép
o Điều kiện bắt đầu thi cơng
o Trang thiết bị an tồn thi cơng cốt thép
o Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ thi công
o Yêu cầu kỹ thuật
C. Công tác bê tông
o Điều kiện thi cơng


o Trang thiết bị an tồn thi cơng bê tơng
o Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ thi công
o Yêu cầu kỹ thuật
D. Công tác trắc đạc
E. Công tác đào đất
F. Đổ bù Sika cổ cột Topdown
o Điều kiện thi cơng

o Trang thiết bị an tồn thi cơng bê tơng
o Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ thi công
o Yêu cầu kỹ thuật
G. Phá bê tông đầu cọc
H. Hệ thống biên bản nghiệm thu và biểu mẫu (kèm theo)

1


I.

Sơ đồ Quy trình thi cơng và nghiệm thu (kèm theo)
o Quy trình thi cơng và nghiệm thu cột vách
o Quy trình thi cơng và nghiệm thu dầm sàn
o Quy trình thi cơng và nghiệm thu đài giằng sàn.

A. Cơng tác cốp pha, đà giáo
1. Yêu cầu kỹ thuật chung
- Bề mặt nhẵn, phẳng và không bị thấm nước trong suốt q trình thi cơng.
- Đảm bảo vững chắc, khơng bị biến hình khi chịu áp lực của bê tơng, các tải trọng khi thi công như
người đi lại, đầm…
- Đảm bảo kín khít, bằng phẳng.

- Cốp pha phải đảm bảo để dùng được nhiều lần.
- Các cốp pha sử dụng lại lần sau đều phải vệ sinh sạch sẽ.
- Với cốp pha trên nền đất yếu: đảm bảo có lớp cát 30 – 50cm đầm chặt, đóng cọc cừ tràm gia cố
nền, tạo phẳng bề mặt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn mới tiến hành lắp dựng ván khuôn.
Nền không ứ đọng nước.
- Với cốp pha trên nền đất tốt: Sử dụng lớp cát dày khoảng 10 cm để tạo phẳng bề mặt đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn mới tiến hành lắp dựng ván khuôn.
2. Cốp pha cột vách, đài giằng
a. Điều kiện bắt đầu thi công
- Bản vẽ biện pháp thi công được phê duyệt.
- Đã triển khai, nghiệm thu hệ tim trục, lưới trắc đạc.
- Đã được nghiệm thu công tác thi công thép, chi tiết đặt chờ (nếu có).
b. Trang bị an tồn thi cơng
- Cơng nhân được trang bị đầy đủ mũ bảo hộ, quần áo, găng tay, khẩu trang, dây đeo an tồn khi làm
việc độ cao >2m.
- Cơng nhân các tổ đều trang bị đồ bảo hộ chuyên dùng cho nhiệm vụ của mình: thợ hàn có kính hàn,
găng tay hàn… Thợ điện có túi đeo dụng cụ, ủng, găng tay cách điện, kìm cách điện…
- Sử dụng sàn thao tác cho các công tác trên cao, căng lưới an toàn, lan can an toàn, lưới chống bụi
cho các công tác trên cao…
- Sử dụng các biển cấm, biển báo, biển hướng dẫn… ở các vị trí nguy hiểm, các vị trí cần thơng báo.
- Các loại dây diện, dây hàn, bóng chiếu sáng... được treo cao, cách ly và sử dụng attomat chống giật
cho các tủ điện... Nối điện bằng phích cắm, máy hàn sử dụng dây mát đúng chủng loại.
- Phía dưới dầm sàn đài giằng thi cơng có hố thu nước, máy bơm 24/24h, đèn chiếu sáng…
c. Trang thiết bị vật tư, máy móc
- Vật tư chính như: Cốp pha 12 – 18mm, hộp 5x5, hộp 10x10, hộp 5x10, giáo chống tam giác 0,75m1m-1,5m, ống nối, chân kích, bát kích, giằng ngắn-dài, giáo hồn thiện, sàn thao tác, tơn định
hình…
2


- Vật tư phụ: đinh các loại, búa, ti chuồn, vít gỗ, tiren các loại, tăng đơ, dây cáp lụa, xà gồ, cọc cừ

tràm…
- Máy móc: máy bơm nước, máy khoan cầm tay, máy cắt gỗ, máy bắt vít, máy hàn, máy đầm cóc...
d. Sai số cho phép về cốp pha cột vách
Theo bảng 2, Điều 3.5.2 TCVN 4453 – 1995

3. Cốp pha dầm, sàn
a. Điều kiện bắt đầu thi công
- Bản vẽ shop được phê duyệt.
- Đã nghiệm thu vị trí cao độ mốc gửi, vị trí tim trục, cao độ dầm sàn.
- Đã nghiệm thu cốt thép chờ cột, chờ dầm, chờ sàn phân đoạn thi công trước.
- Đối với dầm sàn, đài giằng thi công trên nền đất: nghiệm thu cao độ bề mặt đất nền – bê tơng lót,
cát lót, cốp pha lót nền, xà gồ, cọc cừ tràm, hố thu nước.
b. Trang bị an toàn khi thi công (như điều A.2.b)
c. Trang thiết bị vật tư, máy móc (như điều A.2.c)
d. Sai số cho phép của cốp pha dầm sàn
Theo bảng 2, Điều 3.5.2 TCVN 4453-1995

4. Tháo dỡ cốp pha đà giáo:
- Đối với cốp pha tại các khu vực mà khơng cịn chịu lực khi bê tơng đã đóng rắn như cột, vách, đài
giằng, thành dầm biên: Có thể tháo dỡ sau khi kết thúc đổ bê tông 12 – 24h tùy thuộc vào từng loại
bê tông được sử dụng.
- Đối với cốp pha dầm sàn: tháo cốp pha theo “nguyên tắc 2,5 sàn”. Yêu cầu phải có 2 tầng cốp pha
giáo chống + 01 tầng chống điểm cho sàn sắp đổ. Đối với sàn mái cốp pha, đà giáo chỉ được tháo
dỡ khi bê tông đạt cường độ để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động
khác giai đoạn thi công sau.
B. Công tác cốt thép
1. Điều kiện bắt đầu thi cơng
Cốt thép phải được thí nghiệm tại các Phịng thí nghiệm hợp chuẩn và nghiệm thu theo các quy
định liên quan. Cốt thép được sử dụng phải có kết quả thí nghiệm Đạt.
1.1 Đối với cốt thép lắp dựng trước như đài giằng, cột vách, sàn đáy hầm

- Bản vẽ shop được phê duyệt.
- Đã nghiệm thu cao độ đất nền, chiều dày bê tơng lót, mốc gửi, kiểm tra tim trục.
- Nghiệm thu cốt thép – bê tông ngàm vào đài của cọc nhồi, thép chờ đài giằng, sàn cột vách, thép sử
dụng ren và coupler chờ sẵn.
- Nghiệm thu vệ sinh chân cột vách, vệ sinh kingpost, đục tẩy mạch ngừng, gioăng chống thấm phân
đoạn thi cơng trước.
- Kích thước, vị trí các lỗ mở kỹ thuật đảm bảo theo hồ sơ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.
1.2 Đối với cốt thép lắp dựng sau khi vào cốp pha như dầm sàn B0 – B1 – B2...
3


- Đã nghiệm thu cao độ sàn, mốc gửi dầm sàn.
- Đã nghiệm thu nền đất, độ kín khít, ổn định, vị trí kích thước, bề mặt ván khn
- Đã nghiệm thu vệ sinh ván khuôn, đục tẩy mạch ngừng, thép chờ....
* Chú ý: đối với các sàn có diện tích thi cơng lớn, cơng tác thi cơng cốp pha và cốt thép có thể tiến
hành đồng thời nhưng việc kiểm tra, nghiệm vẫn phải tuân thủ từng bước như trên cho mỗi khu vực
thi công.
2. Trang thiết bị an toàn: (Tương tự điều A.2.b)
3. Trang thiết bị vật tư, máy móc
- Vật tư chính: thép các chủng loại, coupler ...
- Vật tư phụ: que hàn, thép ly, kìm cộng lực, nắp bịt, ni long, bạt phủ, hóa chất đánh rỉ như B05,
B07, inofos...
- Máy móc: máy cắt, máy uốn, máy tiện ren, máy hàn, máy đánh rỉ, máy mài…
- Kho bãi chứa, bãi gia công được đổ bê tông, thép kê cao >10cm so mặt nền, sử dụng bạt che phủ.
4. Yêu cầu kỹ thuật chung
4.1 Về công tác lăp dựng cốt thép
- Cốt thép gia công lắp dựng đúng hình dáng, chủng loại, quy cách, số lượng, đường kính... tuân thủ
hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Việc nối và neo cốt thép tuân thủ hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Việc cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng biện pháp cơ học.

- Việc hàn cốt thép chịu lực phải được sự chấp thuận của thiết kế.
- Cốt thép sau khi lắp dựng phải đảm bảo sự ổn định, chắc chắn, chiều dày lớp bảo vệ, quy cách – số
lượng con kê.
- Cốt thép phải vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp dựng (khơng dính dầu mỡ, bùn đất, khơng có vảy sắt và
các lớp gỉ).
- Đối với những thanh thép bị giảm tiết diện do làm sạch khơng được phép q 2% đường kính. Nếu
q thì loại thép này chỉ được sử dụng với đường kính thực tế cịn lại.
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng trước khi lắp dựng.
4.2 Các sai lệch đối với cốt thép đã lắp dựng
Theo bảng 9, Điều 4.6.6 TCVN 4453-1995

5. Đối với công tác thi công cốt thép có sử dụng coupler (tuân thủ theo TCVN 8163 : 2009)
5.1 Đối với ống ren (coupler)
- Bề mặt khơng bị rạn nứt hoặc có các khuyết tật khác mà mắt thường nhìn thấy được.
- Chiều dài và đường kính ngồi phù hợp với u cầu thiết kế.
- Sai lệch đường kính đỉnh ren so với thiết kế là ± 0.15mm
- Tiết diện và đường kính chân ren: Có thể vặn vào ống ren một cách thuận lợi cả hai chiều và đạt
đến chiều dài thích hợp.
4


5.2 Đối với đầu ren tiện của thép
- Ren đều, chiều rộng phần ren bị sứt mẻ vượt quá 0,25 bước ren có tổng chiều dài khơng vượt q
chu vi của một ren trụ.
- Độ dài đầu ren phải đáp ứng được yêu cầu của thiết kế. Với kiểu nối tiêu chuẩn, độ dài này có sai
số cho phép là 1 bước ren.
- Có thể vặn vào một cách thuận lợi và đạt được chiều dài vặn một cách thích hợp.
5.3 Lắp mối nối bằng ống ren
Mối nối phải được vặn chặt. Trị số mômen lực vặn chặt phải phù hợp với quy định trong bảng
dưới đây:

Bảng trị số mômen vặn (xiết) nhỏ nhất khi lắp mối nối
Đường kính
cốt thép, mm

≤16

18 đến 20

22 đến 25

28 đến 32

36 đến 40

Mo men vặn
nhỏ nhất, N.m

100

180

240

300

360

Chú thích: Khi đường kính cốt thép khác nhau thì lấy momen vặn tương ứng với đường kính
thép nhỏ hơn.
Với những mối nối đã được lắp đặt hoàn chỉnh, ở mỗi đầu nối ren phần ren lộ ra khỏi ống nối

không được dài quá 1 bước ren.
C. Công tác bê tông
1. Điều kiện đổ bê tông
- Đã được nghiệm thu hồn thành cơng tác cốt pha, cốt thép, trắc đạc.
- Sau khi công tác cốt pha cốt thép và vệ sinh được nghiệm thu, thì tiến hành cơng tác thi cơng mạch
ngừng sàn (nếu có). Sử dụng hộp 5x5, 10x10, xà gồ, gỗ dán, lưới mắt cáo gioăng (nếu có), xốp... để
thi cơng mạch ngừng.
- Tại các vị trí mạch ngừng thì trước khi đổ bê tơng phải được đục tẩy, vệ sinh và tưới sika latex và
xi măng theo tỷ lệ 1 lít sika latex : 1 lít nước : 4 kg ximăng (hoặc theo chỉ dẫn nhà sản xuất).
- Tại vị trí cần sử dụng gioăng để chống thấm sàn đảm bảo đúng kỹ thuật: đảm bảo độ ngậm trong bê
tông, và phải được vệ sinh sạch sẽ. Nếu gioăng bị bong, hở thì phải xử lý bằng bằng giăng trương
nở.
- Báo kế hoạch về nhân sự, máy móc, nhà cung cấp và phiếu báo đổ, sơ đồ tổ chức thi công đổ bê
tông được TVGS, Chủ đầu tư phê duyệt.
2. Yêu cầu kỹ thuật
- Việc đổ bê tơng khơng được làm sai lệch vệ trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo
vệ.
- Bê tông phải được đổ liên tục tránh sự phân tầng/ tạo mạch ngừng ngoài ý muốn. Với khối đổ <200m3
thời gian đổ liên tục không quá 4h.
5


- Đối với cột, bê tông được đổ thành từng lớp, mỗi lớp cao khơng q 40(cm); Trong q trình đổ bê
tông dùng búa cao su để gõ quanh chu vi cột.
- Để tránh sự phân tầng chiều cao rơi tự do của bê tông không vượt quá 1.5m. Nếu có chiều cao rơi
tự do lớn hơn 1.5m phải dùng ống vòi voi hoặc máng nghiêng.
- Sau 12h – 24h thì có thể tiến hành cơng tác tháo dỡ cốp pha thành nhưng phải luôn đảm bảo bê
tông đã ninh kết. Bê tông sẽ được đổ cuốn chiếu từ trong ra ngoài và từ xa tới gần.
- Khi đổ bê tơng gặp trời mưa phải có biện pháp che chắn để nước mưa không lẫn vào bê tông. Nếu
phải ngừng đổ bê tơng vì một lý do nào đó phải đợi bê tông đạt cường độ tối thiểu 25kG/cm2 mới

được tiếp tục, trước khi đổ lại phải xử lý bề mặt như đã nêu ở trên. Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải
đảm bảo cho bê tơng đựợc đầm kĩ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kĩ là vữa xi măng
nổi lên bề mặt và bọt khí khơng cịn nữa.
- Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1.5 bán kính tác dụng của đầm và
phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.
- Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi cơng nên bố trí ở khoảng 1/3
đoạn giữa nhịp dầm.
- Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi cơng nên bố trí ở trong hai
khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp).
- Mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt ở vị trí bằng chiều cao cốp pha.
3. Bảo dưỡng bê tông
- Bảo dưỡng ban đầu: Sau khi đổ bê tông xong, dùng bạt nilong phủ lên bề mặt bê tông (chỉ tiến
hành tưới nước sau khi kết thúc đổ bê tông 4 – 6h để tránh phá hoại).
- Bảo dưỡng tiếp theo (đối với tất cả các kết cấu): tiến hành ngay sau khi bảo dưỡng ban đầu kết
thúc.
- Thời gian tưới nước dưỡng ẩm kéo dài đến khi bê tông đạt cường độ 50% R28. Thời gian bảo
dưỡng phụ thuộc vùng khí hậu và theo mùa.
- Trong suốt q trình bảo dưỡng, khơng được để bê tông khô trắng mặt.
4. Các sai lệch cho phép khi thi kết cấu BTCT
Theo bảng 20, Điều 7.2.2 TCVN 4453 – 1995
5. Trang thiết bị an toàn (Tương tự điều A.2.b)
6. Trang bị vật tư, máy móc
- Máy móc thi cơng: máy đầm dùi, máy đánh mặt, máy thủy bình, máy bơm nước…
- Vật tư: bay, thước cán phẳng, bạt ni long…
- Hóa chất antisol, sika latex…
D. HỆ THỐNG BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ BIỂU MẪU
Hệ thống biên bản nghiệm thu, biểu mẫu thiết lập được phê duyệt bởi Đoàn TVGS Công ty Xây
dựng Vincom và Chủ đầu tư.
6



E. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THI CƠNG VÀ NGHIỆM THU
Sơ đồ quy trình thi cơng và nghiệm thu thiết lập được phê duyệt bởi Đồn TVGS Cơng ty Xây
dựng Vincom và Chủ đầu tư.
Người soạn thảo: Trần Mạnh Hùng
Người thẩm định: Hội đồng chuyên môn khối Xây dựng
Người phê duyệt: Phó Tổng Giám đốc Khối Xây dựng

7


8


9


10



×