Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tieu luan cao học thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.53 KB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU
Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi có hiệu lực năm 1988 đến
nay, dịng vốn FDI ln là động lực quan trọng trong q trình phát triển kinh
tế - xã hội của nước ta. Trong những năm qua, mặc dù bối cảnh chung của nền
kinh tế thế giới cịn khó khăn, nhưng khu vực kinh tế có vốn FDI tại Việt Nam
vẫn tiếp tục đạt được kết quả khả quan; Việt Nam vẫn là điểm thu hút vốn đầu
tư hấp dẫn…
Với tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư, trong những năm qua đã có nhiều nhà
đầu tư nước ngồi đến tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, nhất là tại Khu kinh tế
Dung Quất. Đây là Khu kinh tế được Chính phủ cho áp dụng chính sách vượt
trội, tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi và đầu tư hàng nghìn tỷ đồng phát
triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào Khu kinh tế Dung Quất
thời gian qua còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
Khu kinh tế. Trước áp lực cạnh tranh thu hút FDI trên toàn cầu và “sức ép” từ
hàng loạt khu kinh tế khác, việc tìm ra những giải pháp giúp Khu kinh tế Dung
Quất tăng cường thu hút FDI là vấn đề rất đáng quan tâm.
Đây là lý do tôi thực hiện tiểu luận nghiên cứu: “Thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi”.


2

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU KINH TẾ

1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI



1.1.1. Khu kinh tế và phân loại khu kinh tế
1.1.1.1. Khu kinh tế
Khu kinh tế ở Việt Nam là khu vực có khơng gian kinh tế riêng biệt, với
mơi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu
chức năng, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các cơng trình dịch vụ và
tiện ích cơng cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và
cơ chế quản lý thơng thống tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.
1.1.1.2. Phân loại khu kinh tế, khu công nghiệp
Bao gồm: Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp tập trung,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp thông thường.
1.1.2. Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1. Khái niệm về FDI


3

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình
thức vốn sản xuất thơng qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một
nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức
sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý...
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.1.2.2. Đặc điểm của FDI
- Đây là hình thức đầu tư chủ yếu bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu
tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ, lãi.
- Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý... mà các hình thức đầu tư

khác khơng đáp ứng được.
- FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài.
- FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển.
1.1.2.3. Vai trò FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã
hội
FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế; cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển; giúp phát triển nguồn nhân lực
và tạo việc làm; giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu; thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hoàn thiện và nâng cao kết cấu hạ tầng xã
hội.
1.1.2.4. Tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế Việt Nam những
năm qua
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần tích cực chuyển dịch vụ cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển lực lượng sản
xuất.
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.


4

- FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà Nước.
1.2. NỘI DUNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút là việc tạo nên ấn tượng mạnh mẽ để các tổ chức, cá nhân quan
tâm và dồn sự chú ý vào đối tượng cần thu hút.
Thu hút vốn đầu tư nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nói

riêng là tập hợp các biện pháp, cơng cụ, chính sách, điều kiện thuận lợi để tạo
ra mơi trường hấp dẫn… nhằm kích thích và khuyến khích các nhà đầu tư bỏ
vốn ra để đạt được mục tiêu của nhà đầu tư và mục tiêu chung của nền kinh tế.
1.2.2. Nội dung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế
1.2.2.1. Môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố về pháp luật, kinh tế, tài
chính, chính trị, văn hóa - xã hội, cơ sở hạ tầng, thị trường, lợi thế so sánh, các
điều kiện khách quan, chủ quan bên ngồi, bên trong có mối quan hệ tương tác
lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu tư kinh
doanh, sự tồn tại và phát triển của các nhà đầu tư tại một quốc gia hay khu vực
nào đó.
1.2.2.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư và những khoản trợ cấp của chính
phủ
- Chính sách thuế và những ưu đãi tài chính.
- Các chi phí tổ chức và tiền vận hành.
- Tái đầu tư.
- Trợ cấp đầu tư.
- Các khoản khấu trừ khác.
- Tín dụng thuế đầu tư.
- Các khoản tín dụng thuế khác.
1.2.2.3. Cơng tác xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư là chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư
vào những dự án đã được xác lập, đã theo quy hoạch.


5

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
- Tổng số vốn FDI thực hiện trong kỳ.

- Số dự án và quy mô vốn trên một dự án.
- Tỉ lệ vốn FDI thực hiện so với nhu cầu.
- Tốc độ gia tăng vốn đầu tư.
- Cơ cấu vốn đầu tư.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO CÁC
KHU KINH TẾ

1.3.1. Nhóm nhân tố mơi trường vĩ mơ
- Xu hướng vận động của FDI thế giới.
- Điều kiện tự nhiên.
- Sự ổn định chính trị- xã hội.
- Tình hình phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.
- Khung pháp lý về thu hút FDI vào khu kinh tế.
- Ngành công nghiệp phụ trợ.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong Khu kinh tế
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Thủ tục hành chính đối với FDI.
- Cơng tác giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư.
- Nguồn nhân lực.
- Môi trường tài chính, kinh tế.
Chương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO
KHU KINH TẾ DUNG QUẤT
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

2.1.1. Đặc điểm hình thành Khu kinh tế Dung Quất
Khu kinh tế Dung Quất được thành lập trên cơ sở Khu công nghiệp
Dung Quất, theo Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ



6

tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu
kinh tế Dung Quất.
Đảng và Chính phủ Việt Nam đã quyết định xây dựng Khu kinh tế Dung
Quất với điểm đột phá là Nhà máy Lọc dầu số 1. Đây là cơng trình có ý nghĩa
đòn bẩy quan trọng nhất của miền Trung và Tây Nguyên, là trọng điểm kinh tế
của khu vực trong sự phát triển hài hoà của cả nước, trở thành chiến lược tăng
trưởng của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
2.1.2. Quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất
Dung Quất là Khu kinh tế tổng hợp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực:
Phát triển công nghiệp nặng bao gồm cơng nghiệp lọc - hố dầu, cơng nghiệp
luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị nặng, sản
xuất lắp ráp ô tô,... Phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện-điện
tử, vật liệu công nghệ cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu,... Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính, ngân hàng; bảo
hiểm; giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi - giải trí, du lịch,...(gắn liền với thành
phố Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp - dịch vụ).
Theo Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, diện tích điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025 lên tới 45.332ha,
bao gồm phần diện tích Khu kinh tế hiện nay (10.300ha), phần diện tích mở
rộng khoảng 24.280ha và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển.
Theo mục đích sử dụng đất, Khu kinh tế Dung Quất có:
- Đất cơng nghiệp: 2.428,9 ha
- Đất hạ tầng kỹ thuật: 1.779,1 ha
- Đất dân cư: 1.415,8 ha
- Đất nông nghiệp, đồi núi, mặt hồ, bãi cát: 3.930,2 ha
- Mặt nước: 746,0 ha

Theo khu chức năng, Khu kinh tế Dung Quất có:
- Khu cơng nghiệp phía Tây (CN nhẹ): 2.100,0 ha


7

- Khu cơng nghiệp phía Đơng (CN nặng): 4.316,0 ha
- Thành phố Vạn Tường: 3.800,0 ha
- Cảng Dung Quất: 746,0 ha
- Khu Bảo thuế: 300,0 ha
Định hướng phát triển: Phát triển khu kinh tế Dung Quất thành Thành
phố công nghiệp.
Theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt đến năm 2025, trong giai đoạn
đến 2010 tại Khu kinh tế Dung Quất: Hồn thành Nhà máy lọc dầu, nhà máy
hố dầu PolyPropylen, phát triển cảng dầu khí và cảng hàng hố container cho
tàu đến 30.000 DWT, phát triển đô thị Vạn Tường ở diện tích khoảng 200 ha,
Nhà máy đóng tàu giai đoạn 1, Nhà máy luyện cán thép, Nhà máy Nghiền
clinker, Nhà máy chế tạo thiết bị nặng, các dự án công nghiệp nhẹ và các dự
án dịch vụ - phụ trợ... Giai đoạn II (2010-2015): Mở rộng Dung Quất lên diện
tích 46 ngàn ha. Xây dựng Dung Quất theo mơ hình đặc khu kinh tế hoặc
thành phố Cơng nghiệp. Mở rộng Nhà máy lọc dầu lên 10 triệu tấn/năm, thu
hút thêm Nhà máy lọc dầu mới và phát triển tổ hợp hóa dầu tương ứng; hồn
thành 2 Nhà máy luyện cán thép 10 triệu tấn/năm, hồn thành các nhà máy
cơng nghiệp nặng khác (nhiệt điện, đóng tàu, chế tạo thiết bị nặng...), phát
triển Cảng giai đoạn II cho tàu dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng hoá 50.000
DWT; từng bước phát triển các dự án công nghệ cao... Phát triển đô thị Vạn
Tường trên diện tích khoảng 500 ha.
2.1.3. Vai trị của Khu kinh tế Dung Quất đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất đã

góp phần thúc đẩy kinh tế Quảng Ngãi và khu vực miền Trung phát triển.
Cùng với sự hoạt động ổn định của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các dự án
khác, Khu kinh tế Dung Quất giúp Quảng Ngãi từ một tỉnh thuần nông sang
phát triển công nghiệp, dịch vụ. Từ cơ sở này, đến năm 2020, Quảng Ngãi
phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.


8

Tính đến cuối năm 2014, tồn Khu kinh tế Dung Quất có 121 dự án
được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD. Trong
đó, vốn thực hiện khoảng 4,85 tỷ USD.
Sau 5 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Khu kinh tế Dung Quất đạt
1,91 tỷ USD. Nếu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu tỉnh Quảng Ngãi đạt
650 triệu USD thì Khu kinh tế Dung Quất đã chiếm tới 80%. Do vậy, có thể
khẳng định, Khu kinh tế Dung Quất là khu vực xuất khẩu chủ yếu của Quảng
Ngãi, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ dự án vốn FDI.
Năm 2010, thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi đạt 14.500 tỷ đồng; đến
năm 2011 Quảng Ngãi đạt 17.860 tỷ đồng, Khu kinh tế Dung Quất chiếm 86%
với hơn 15.500 tỷ đồng. Riêng trong năm 2014, số thu ngân sách của Khu
kinh tế Dung Quất chiếm 88% tổng thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi với
hơn 23.000 tỷ đồng. Sau 5 năm, Khu kinh tế Dung Quất đóng góp hơn 70%
tổng số nguồn thu ngân sách của tỉnh, chiếm 70% trong tổng giá trị sản xuất
công nghiệp. Đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những tỉnh có nguồn thu
ngân sách cao nhất cả nước.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 18 định
hướng phát triển công nghiệp ở Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2011 - 2015,
trọng tâm là thu hút đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực lọc dầu,
cơ khí, chế tạo và một số ngành công nghiệp chủ lực khác gắn với lợi thế cảng
nước sâu…

Giai đoạn 2016 - 2020, Khu kinh tế Dung Quất sẽ có những dự án mang
tính chất tạo tiền đề cho giai đoạn đột phá mới. Đó là dự án mở rộng Nhà máy
Lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đầu tư lên đến 1,84 tỷ USD; dự án nhiệt điện
Semcorp 1.200MW với số vốn 2,3 tỷ USD, những dự án tiềm năng như hóa
dầu, khí… Với những dự án lớn và nhiều tiềm năng còn hứa hẹn, 5 năm tới sẽ
là giai đoạn Quảng Ngãi có điều kiện tăng tốc để đạt kết quả cao trong công
nghiệp.
2.2. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO
KHU KINH TẾ DUNG QUẤT


9

2.2.1. Vị trí địa lý của Khu kinh tế Dung Quất
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi. Khu kinh tế có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đường bộ, hàng hải
cũng như hàng khơng.
Khu kinh tế Dung Quất có thể được xem là vị trí trung tâm điểm của
Việt Nam và của Đơng Nam Á. Khu kinh tế có đơ thị mới được quy hoạch
phát triển là thành phố công nghiệp, dịch vụ, phát triển theo tiêu chuẩn của
một đô thị hiện đại, văn minh. Có chiều dài bờ biển trên 50 km hướng ra biển
Đông với nhiều tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ…
Như vậy, Dung Quất có những lợi thế so sánh: nằm ở vị trí trung điểm
của Việt Nam và khu vực; gần sân bay quốc tế Chu Lai, cảng biển nước sâu;
có thành phố mới với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao; được
hưởng những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản
lý thơng thống, phù hợp với thơng lệ quốc tế và thích ứng với tính chất tồn
cầu hố kinh tế hiện nay… Do đó, Chính phủ đang tập trung ưu tiên đầu tư- hỗ
trợ đầu tư để đưa Dung Quất trở thành Khu liên hợp công nghiệp lớn nhất Việt
Nam.

2.2.2. Sự ổn định chính trị - xã hội
Tình hình chính trị - xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi nói chung và Khu kinh
tế Dung Quất nói riêng ổn định, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Lãnh đạo tỉnh
cởi mở, thân thiện, quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu
tư. Đa phần nhân dân đồng tình ủng hộ nhường đất xây dựng Khu kinh tế
Dung Quất.
2.2.3. Ngành cơng nghiệp phụ trợ
Ngồi Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi cịn có 3 khu cơng
nghiệp và 14 cụm công nghiệp, làng nghề. Mặc dù chưa nhiều, nhưng các
doanh nghiệp hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp cũng góp phần cung
ứng, bổ sung nguồn nguyên liệu, sản phẩm… cho hoạt động của các doanh
nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất.
2.2.4. Bộ máy hành chính


10

Quản lý, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế
Dung Quất là Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất. Ban này trước đây trực
thuộc Thủ tướng Chính phủ, sau đó được chuyển về trực thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ngãi. Với đội ngũ cán bộ năng động, có kinh nghiệm, trách
nhiệm, hoạt động của Ban Quản lý đã hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư, doanh
nghiệp đến tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn tại Khu kinh tế Dung Quất.
2.2.5. Sử dụng nguồn nhân lực
Tồn tỉnh Quảng Ngãi có dân số hơn 1,2 triệu người, lực lượng lao động
là tương đối dồi dào. Trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động tại tỉnh Quảng
Ngãi ngày càng được nâng cao, ý thức, trách nhiệm, tác phong của người lao
động cũng dần thay đổi theo hướng tích cực. Với sức hấp dẫn từ Khu kinh tế
Dung Quất trong nhiều năm qua đã thu hút được một lực lượng lao động trong
cả nước có trình độ, tay nghề ngày càng cao. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi rất

quan tâm, chủ động trong việc chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực cho các khu
cơng nghiệp, Khu kinh tế nên nhìn chung đã, đang và sẽ đáp ứng được nhu
cầu nguồn lực lao động cho Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp
trên địa bàn.
2.3. KẾT QUẢ THU HÚT FDI VÀO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

2.3.1. Số lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động của các dự án
Về thu hút trực tiếp vốn đầu tư nước ngồi, tính đến thời điểm cuối năm
2014, tồn tỉnh Quảng Ngãi có 32 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
4.049,98 triệu USD, trong đó có 12 dự án đã hồn thành đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tổng vốn đã thực hiện là 524,5 triệu USD, bằng 13% so với
tổng vốn đăng ký.
Riêng tại Khu kinh tế Dung Quất, vào thời điểm cuối năm 2010, Ban
quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án,
với tổng vốn đăng ký đầu tư 53,783.00 tỷ đồng. Trong 12 dự án FDI đã được
cấp phép, nhìn chung phần lớn là các dự án nhỏ, đang trong giai đoạn đền bù,
giải phóng mặt bằng. Có 02 dự án có qui mơ lớn là Cơng ty TNHH Guang
Lian Steel Việt Nam 3 tỷ USD và dự án Công ty công nghiệp nặng Doosan


11

Vina 261 triệu USD. Đến cuối năm 2014, trong số 32 dự án hiện tại của tỉnh
thì Khu kinh tế Dung Quất có 22 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 3.968 triệu
USD.
Hiện nay, trong các nhà đầu tư FDI tại tỉnh Quảng Ngãi, nổi bật lên là
02 nhà đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, đó là: Cơng ty TNHH
Cơng nghiệp nặng Doosan Việt Nam và Công ty liên doanh TNHH KCN Việt
Nam - Singapore:
- Công ty Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam là một điển hình cho sự

thành cơng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Đến nay, Doosan
Vina đã thu hút hơn 2.500 lao động, trong đó có khoảng 80% lao động người
Quảng Ngãi. Sản phẩm của Công ty sản xuất tại Khu kinh tế Dung Quất đã
được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã được
định vị trong nhận thức của một số quốc gia mà sản phẩm của Doosan được sử
dụng. Năm 2014 là năm thứ 5 Doosan Vina chính thức đi vào sản xuất và là
năm gặt hái được nhiều thành công, năng suất sản xuất đạt 106% và doanh thu
vượt kế hoạch 14%. Tổng cộng gần 25.000 tấn thiết bị công nghệ cao “Made
in Vietnam” trị giá 4,3 ngàn tỷ đồng (tương đương 200 triệu đô) đã được xuất
khẩu đến thị trường của 9 quốc gia trên thế giới bao gồm: Chile, Đức, Thái
Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Lybia, Malaysia, Algieria, Ấn Độ và Ả rập Saudi. Bên cạnh
đó, một phần lớn sản phẩm cũng đã được cung ứng cho các dự án cơ khí trọng
điểm quốc gia như Nhiệt điện Mông Dương II, cảng Đà Nẵng và nhiều dự án
nội địa khác. Một vài thành tựu khác cũng không kém phần quan trọng trong
năm 2014 là việc Doosan Vina đã hoàn thành và được cấp chứng nhận trở
thành nhà cung cấp thiết bị hạt nhân ASME đầu tiên tại khu vực Đơng Nam Á.
Với chứng nhận này có nghĩa rằng Doosan Vina đủ năng lực sản xuất các thiết
bị sử dụng trong ngành cơng nghiệp điện hạt nhân. Tính từ khi đi vào hoạt
động năm 2009 đến nay Doosan Vina đã chi gần 110 tỷ đồng cho các hoạt
động từ thiện xã hội. Ngoài việc thu hút lao động, Doosan cịn đóng góp vào
nguồn thu cho tỉnh Quảng Ngãi từ việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
nặng.


12

- Công ty liên doanh TNHH KCN Việt Nam - Singapore đầu tư dự án
Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi từ tháng 4/2012 và
chính thức khởi công vào tháng 9/2013. Đây là dự án VSIP đầu tiên tại miền
Trung và thứ 5 tại Việt Nam.

Hiện tại, Khu Công nghiệp này thu hút 9 dự án FDI và 1 dự án trong
nước với tổng vốn đầu tư 164,3 triệu USD, gồm URC Central, Liwayway
(Philippines), King Riches Footwear, Maystar Footwear, Wing Fung Shing,
New Manson (Hong Kong), Boiler Master (Singapore), Xindadong Textiles
(Trung Quốc), MDC Sourcing (Hàn Quốc), và Công ty Cổ phần cấp nước
Quảng Ngãi (Việt Nam). Trong đó, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã cấp
giấy chứng nhận đầu tư cho 07 dự án FDI. Các sản phẩm chủ yếu là nước giải
khát-bánh kẹo, dệt sợi, giày, thực phẩm, nồi hơi công nghiệp nặng, may mặc.
Trong thời gian gần đây đã có nhiều nhà đầu tư đang tiếp tục khảo sát,
đàm phán với VSIP Quảng Ngãi để thống nhất việc đầu tư vào khu công
nghiệp này. Dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ có 6 dự án hoàn thành và đưa vào
hoạt động. Nhu cầu lao động dự kiến của 6 công ty đăng ký đã lên đến gần
8.000 người.
2.3.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành
nghề kinh tế
Khu kinh tế Dung Quất thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu.
Qua thực tế cho thấy, trong giai đoạn đến cuối năm 2010 số lượng dự án
tập trung vào công nghiệp chiếm tỷ trọng là 50% trên tổng 12 dự án, nhưng
chiếm gần 99.72 % tổng vốn đầu tư với giá trị là 53,631.50 tỷ đồng, nhưng
đầu tư thực hiện chỉ chiếm 12.93% với giá trị là 6,932.76 tỷ đồng, vì các dự án
vào cơng nghiệp mới được cấp phép đang còn ở giai đoạn đầu của đầu tư là
giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở chưa đi vào hoạt động và có hoạt động
thì ở mức cầm chừng và các dự án đã đi vào hoạt động là các dự án nhỏ.
Dịch vụ có 6 dự án, chiếm 50% trong tổng số dự án trên địa bàn Khu
kinh tế Dung Quất, nhưng chỉ chiếm 0,28% tổng vốn đầu tư với lượng vốn là


13


151.50 tỷ đồng, vì các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ vốn rất nhỏ như dự
án của Công ty TNHH Aden Services Miền Trung Việt Nam chỉ có 2,4 tỷ
đồng.
Từ năm 2011 trở lại đây, nhất là khi Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ
VSIP Quảng Ngãi ra đời, các dự án thuộc lĩnh vực thương mại tiếp tục có
nhiều nhà đầu tư chọn sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, là một số dự án lĩnh
vực công nghiệp tiếp tục được triển khai các thủ tục đến đầu tư xây dựng, như
dự án nhiệt điện Semcorp 1.200MW với số vốn 2,3 tỷ USD.
2.3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngồi theo địa phương
Hiện nay, có hơn 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Khu kinh
tế Dung Quất, trong đó đa phần là các nước châu Á, nhất là các dự án của các
nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THU HÚT FDI TẠI KHU KINH
TẾ DUNG QUẤT

2.4.1. Một số thành cơng
- Với tính chất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực vào loại
bậc nhất của đất nước Việt Nam, cảng biển nước sâu Dung Quất đóng vai trị
rất quan trọng. Đó là xuất nhập khẩu, giao lưu với các nước tiểu vùng sơng Mê
Kơng và Châu Á Thái Bình Dương. Do đó, Dung Quất cần được quy hoạch
chi tiết đậm nét về hệ thống cảng với đầy đủ 3 cụm cảng biển: Cảng trung
chuyển container, cảng tổng hợp và cảng chuyên dụng.
- Với những ưu thế vượt trội, việc đặt cảng nước sâu Dung Quất II tại
vịnh Mỹ Hàn sẽ là điểm nhấn, là lực nam châm thu hút các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến với khu vực này. Ngồi vai trị là đầu mối để phục vụ
nhập ngun, nhiên liệu sản xuất và xuất sản phẩm cho các nhà máy cơng
nghiệp nặng, cảng Dung Quất II cịn thực hiện hoạt động tạo giá trị gia tăng
cho cả khu vực. Các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ công nghiệp nặng,
các trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ hàng hải,... cũng sẽ được hình
thành xung quanh hệ thống cảng mới này. Bên cạnh đó, Nhà máy lọc dầu

Dung Quất hiện có cũng là một tiền đề thuận lợi cho việc thu hút tiếp tổ hợp


14

cơng nghiệp lọc hóa dầu thứ 2 tại khu Dung Quất II và phát triển đồng bộ từ
chế biến, trung chuyển, tàng trữ, vận chuyển tiến tới xây dựng các căn cứ hậu
cần, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ dầu khí...
- Cơ chế, chính sách phát triển KKT Dung Quất: Để đáp ứng yêu cầu
phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong tình hình mới, trong thời gian qua,
ngoài các ưu theo quy định của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi đã kịp thời ban hành một số cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư phát
triển Khu kinh tế, như: (1) Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơng
trình của dự án đầu tư trong khu quy hoạch đô thị mới Vạn Tường; (2) Đề án
Đào tạo, giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho các hộ dân nhường
đất cho các dự án trong Khu kinh tế Dung Quất; (3) Nghị quyết phân loại đô
thị Vạn Tường, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đạt tiêu chí đơ thị loại V; (4)
Quy định ký quỹ cam kết thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn KKT Dung Quất,
tỉnh Quảng Ngãi; (5) Quy chế thưởng cho người có cơng vận động đầu tư vào
KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
- Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã
quan tâm đúng mức đến công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước,
nhất là tại các nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Chảng hạn, trong năm 2014, tỉnh
tiếp tục làm việc với nhà đầu tư để triển khai các bước tiếp theo đối với một số
dự án: Nhà máy nhiệt điện Dung Quất (của Tập đoàn Sembcorp), Nhà máy bột
giấy (Liên doanh giữa Tập đồn JK [Ấn Độ] và Cơng ty Sojitz [Nhật Bản] và
Tổng Công ty Vinafor); hỗ trợ và cung cấp thơng tin cho các nhà đầu tư đang
tìm hiểu và nghiên cứu đầu tư dự án tại KKT Dung Quất, như: Tập đoàn STF
(Italia), Tập đoàn Exxon Mobile và PVN, Công ty TNHH Trument và
Hanwha, Công ty VIJAGAS (Nhật Bản), Cơng ty Sanyi Resources Pte Ltd

(Singapore), Tập đồn Mitsui, Tập đoàn Hanes Brand (Mỹ), Hanvina (Hàn
Quốc),... Thường xuyên tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Trong đó, tập trung vào các
lĩnh vực: Đào tạo, cung ứng lao động; các vấn đề liên quan đến ưu đãi về thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng đất...


15

Nhờ đó, mơi trường đầu tư của Khu kinh tế Dung Quất ngày càng trở nên hấp
hẫn nhà đầu tư.
Nhìn chung, kể từ khi được thành lập, Khu kinh tế Dung Quất được
đánh giá là một trong những khu kinh tế đứng hàng đầu của cả nước về việc
thu hút vốn đầu tư. Đặc biệt, trong thời gian kể từ khi xây dựng hoàn thành dự
án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã có rất nhiều nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội
đầu tư. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển đó, Khu kinh tế Dung Quất trải qua
một thời kỳ thăng trầm trong thu hút vốn đầu tư do khủng hoảng tài chính và
kinh tế thế giới.
Chỉ từ khi có sự hình thành của Khu cơng nghiệp, đơ thị và dịch vụ
VSIP Quảng Ngãi, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu
kinh tế Dung Quất nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung mới nhộn nhịp trở
lại, hứa hẹn nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội sẽ đến trong
thời gian tới.
2.4.2. Hạn chế tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian gần đây, thì đầu
tư FDI tại Khu kinh tế Dung Quất cịn những hạn chế, khó khăn tiêu biểu như:
- Hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư FDI chưa cao, giá trị gia tăng tạo
ra và định hướng thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ chưa thật sự đáp
ứng yêu cầu; hiệu ứng lan tỏa của khu vực nước ngoài sang khu vực khác của
nền kinh tế còn thấp.

- Quy mô dự án FDI đầu tư vào Khu kinh tế chưa lớn. Nếu loại trừ dự
án thép Guang Lian có số vốn đăng ký quá lớn là 3 tỷ USD thì vốn đăng ký
bình quân chỉ hơn 55 triệu USD/1 dự án, nếu tính cả dự án thép Guang Lian
thì vốn đăng ký bình quân là gần 128 triệu USD... Hơn nữa, đa số các nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế trong thời gian qua là từ các
nước Châu Á, khu vực ASEAN mà nhiều nhất là Hàn Quốc nên mức độ hiện
đại, tiên tiến về công nghệ trong các dự án này cũng có thể chưa phải ở đỉnh
cao hiện nay trên thế giới; chưa có nhiều dự án từ các nước cơng nghiệp phát
triển với thế mạnh là công nghệ nguồn.


16

- Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký (chỉ khoảng 15%). Tỷ lệ
dự án FDI xin giãn tiến độ, các dự án chậm triển khai tương đối nhiều. Đặc
biệt là dự án Nhà máy thép Guang Lian; dự án này kéo dài đã nhiều năm, đi
liền với việc đề nghị dãn tiến độ, nhà đầu tư liên tục đưa ra các cam kết về
vốn, tiến độ đầu tư,... gây nhiều bức xúc, nhất là hàng trăm ha đất đã được san
ủi phục vụ việc xây dựng nhà máy vẫn đang “nằm chờ”.
- Tăng cường năng lực công nghệ từ các nước phát triển như Mỹ, châu
Âu, Nhật Bản… là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam thông qua tiếp nhận FDI, nhưng hiện nay các ngành thu hút
FDI cơng nghệ cao cịn rất ít, trong khi các ngành có hàm lượng chất xám
trắng, ít hiệu quả, sử dụng nhiều lao động… đang chiếm tỷ trọng lớn.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển công nghiệp năng lượng sạch,
công nghiệp sinh học, công nghiệp môi trường… tuy đã nằm trong định hướng
thu hút FDI nhiều năm qua, nhưng kết quả và hướng đi còn chưa rõ. Đặc biệt
là công nghiệp hỗ trợ tại Khu kinh tế Dung Quất chậm phát triển. Đây cũng là
bài toán nan giải của cả nước.
- Việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư hạ tầng KKT Dung Quất có khá

hơn những năm trước nhưng chưa tranh thủ được nguồn vốn đầu tư dự án tạo
quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.
- Một số dự án chậm tiến độ nhưng chưa kiên quyết xử lý thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng cơng tác thu hút đầu tư vào
lĩnh vực đô thị, dịch vụ chưa đem lại hiệu quả. Việc Tập đồn JFE (Nhật Bản)
chính thức rút lui, không tham gia dự án Nhà máy thép với Guang Lian đã đặt
ra những thách thức lớn đối với việc triển khai dự án này.
- Công tác hỗ trợ các doanh nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao; nhiều
khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp chưa được giải quyết kịp thời. Sự
phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất với các sở, ngành và chính
quyền địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có lúc chưa
nhịp nhàng và đồng bộ gây phiền hà cho doanh nghiệp.
2.4.3. Một số nguyên nhân chính của những hạn chế tồn tại:


17

- Kinh tế thế giới sau khủng hoảng phục hồi chậm, kinh tế trong nước
cịn khó khăn và sự cạnh tranh ngày càng cao của các khu kinh tế khác trong
cả nước cùng với tác động tiêu cực do những căng thẳng trong thời gian qua
tại Biển Đông đã phần nào ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư.
- Có sự chồng chéo và khác biệt giữa văn bản quản lý nhà nước về Khu
kinh tế; sự thiếu gắn kết giữa các cơ quan quản lý trực tiếp với hệ thống chính
quyền xã, huyện và các sở ngành cấp tỉnh; sự đang xen về thẩm quyền trách
nhiệm trong quản lý đầu tư, xây dựng đất đai, giải phóng mặt bằng, môi
trường, lao động, đô thị…
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài và hạ tầng tiện ích
trong khu kinh tế còn nhiều hạn chế; việc cải thiện mơi trường đầu tư cịn
chậm…
- Việc hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch phát triển

Khu kinh tế Dung Quất không dự lường hết được những khó khăn. Chưa xây
dựng chiến lượt trung hạn, dài hạn rõ ràng cho sự phát triển của Khu kinh tế
Dung Quất.
- Cơ chế phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất với các sở,
ngành, địa phương liên quan trong việc trong việc quản lý đầu tư và phát triển
Khu kinh tế Dung Quất chưa được phát huy đúng mức.
- Hạn chế về nguồn nhân lực cao.
- Các thủ tục về hải quan, nhất là thuế còn gây khơng ít phiền hà cho
các hoạt động của các nhà đầu tư.
- Thủ tục cấp đất còn quá phức tạp và kéo dài.


18

Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
THU HÚT FDI VÀO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT
3.1. Xây dựng hình ảnh “biểu tượng” của Khu kinh tế Dung Quất
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cần tuyên truyền quảng bá hình
ảnh hấp dẫn của Khu kinh tế với các nhà đầu tư.
3.2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc thu hút đầu tư
- Công tác vận động, xúc tiến FDI trong thời gian đến cần tập trung làm
nổi bật hình ảnh của Khu kinh tế Dung Quất như cảng nước sâu của Miền
Trung, sự phát triển nhanh chóng và đầy triển vọng của Khu VSIP Quảng
Ngãi.
- Nâng cao chất lượng, hình ảnh, mẫu mã của các ấn phẩm tuyên truyền,
tài liệu quảng bá sử dụng cho công tác vận động, xúc tiến FDI.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường và
đối tác đầu tư nước ngoài, nên thường xuyên cập nhật, lưu trữ đầy đủ và có hệ
thống thơng tin - dữ liệu của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng để làm cơ

sở xúc tiến theo từng giai đoạn.
- Thực hiện các chương trình vận động, xúc tiến FDI theo từng lĩnh vực,
địa bàn, đối tác và dự án cụ thể.
- Lựa chọn lĩnh vực để xúc tiến FDI: nên tập trung thu hút FDI vào các
ngành, lĩnh vực mà Khu kinh tế Dung Quất có lợi thế so sánh như dịch vụ
cảng biển, lọc dầu, cơng nghiệp nặng, đóng tàu biển,… Đặc biệt, Ban Quản lý


19

cần hợp tác với các cơ quan liên quan để xác định danh mục các dự án hóa dầu
- hóa chất, tập trung thu hút các dự án dịch vụ và phụ trợ cho Nhà máy lọc dầu
Dung Quất; ưu tiên khai thác các dự án của ngành dầu khí để từng bước phát
triển Khu kinh tế Dung Quất thành một trong những điểm quan trọng của
ngành dầu khí; tiến tới hình thành Tổ hợp lọc hóa dầu, hóa chất phù hợp với
quy mô, chủng loại nguyên liệu của nhà máy lọc dầu.
- Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài để xúc tiến FDI.
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác bền vững với những cơ quan,
đối tác, cá nhân trung gian trong nước và quốc tế có thể hỗ trợ, phối hợp triển
khai hiệu qủa công tác vận động, xúc tiến FDI vào Khu kinh tế Dung Quất.
- Quan hệ với các ngân hàng, tổ chức dịch vụ tài chính trong và ngồi
nước nhằm vận động các doanh nghiệp FDI là khách hàng của họ đầu tư vào
Khu kinh tế Dung Quất.
- Nâng cao chất lượng danh mục dự án kêu gọi FDI vào Khu kinh tế
Dung Quất.
- Nâng cao hiệu qủa công tác vận động, xúc tiến FDI ở nước ngoài.
- Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư nước
ngoài tiềm năng.
- Nâng cao hiệu qủa và chất lượng các dịch vụ trợ giúp các nhà đầu tư
hiện tại lẫn các nhà đầu tư tiềm năng.

- Tăng cường công tác kiểm tra để sàn lọc, lựa chọn đúng đối tác nước
ngồi phù hợp, có quyết tâm và đủ năng lực để tiến hành xúc tiến và cấp giấy
phép đầu tư.
- Tăng cường phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của Cục Đầu tư nước
ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư Miền Trung.
3.3. Đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất địi hỏi phải có sự đồng bộ trong và
ngồi Khu kinh tế, xu thế hiện tại trong việc xây dựng Khu kinh tế Dung Quất
hiện nay với chú ý đến xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài Khu kinh tế Dung Quất.
Nhất là khẩn trương hoàn thành dự án đường Trì Bình - cảng Dung Quất,


20

đường trục nối Khu kinh tế Dung Quất 1 và Dung Quất 2, Cầu Trà Bồng, Kè
chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu
thuyền - đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng; Khu dân cư Tây Bắc Vạn Tường,
Nghĩa địa Bình Trị mở rộng...
3.4. Cải thiện chính sách ưu đãi FDI
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất tiếp tục áp dụng có hiệu quả các
chính sách ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất mà Chính phủ đã cho phép, đồng thời
nghiên cứu, đề xuất nhằm hoàn thiện đồng bộ từ chính sách thuế, đất đai đến
chính sách đào tạo lao động, giải quyết việc làm và hỗ trợ nơi ở cho công
nhân. Đối với một số dự án gọi vốn FDI có quy mơ vốn lớn, thời gian thu hồi
vốn chậm hay có tầm quan trọng chiến lược thì Ban Quản lý Khu kinh tế nên
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đề xuất trình Chính phủ nghiên
cứu, ban hành những chính sách ưu đãi FDI mang tính chất đặc thù và khuyến
khích mạnh hơn.
Giá đất và cơ chế miễn giảm cho các dự án đầu tư vào Khu kinh tế
Dung Quất theo hướng ưu đãi và thực sự hấp dẫn so với các khu cơng nghiệp,

khu kinh tế khác.
Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, đặc biệt là cán bộ quản lý, cán
bộ khoa học.
Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cho Khu
kinh tế Dung Quất.
Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá Khu kinh tế Dung Quất đối với các nhà
đầu tư trong và ngồi nước.
Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở cho cán bộ, chuyên gia đến công tác, làm
việc và lao động tại Khu kinh tế Dung Quất.
3.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hồn thiện thủ tục đối với FDI
theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn và chuyên nghiệp
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cần chú trọng công tác cải cách
hành chính, trong đó chú ý cải cách phương pháp và lề lối làm việc; tiếp tục
kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tiến


21

hành việc sắp xếp, quy hoạch, luân chuyển hợp lý đội ngũ cán bộ, cơng chức
theo hướng chun mơn hố, tinh gọn, nâng cao hiệu quả công tác.
3.6. Nâng cao hiệu quả cơng tác giải phóng mặt bằng
Tập trung thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo
quỹ đất sạch để triển khai dự án; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và địa
phương liên quan để giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
Xác lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để tháo gỡ
vướng mắc trong giải phóng mặt bằng;
Giáo dục tuyên truyền về ý thức tư tưởng cho người dân để họ thấy
được vai trò và sự cần thiết của FDI và cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp FDI hoạt động.

3.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Nâng cao năng lực sản xuất và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để
phục vụ tốt hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngồi. Ban Quản lý Khu kinh tế
Dung Quất nên tính đến quy hoạch các vùng nguyên liệu trong các dự án
thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đầu tư lượng vốn nhất định bằng ngân
sách Nhà nước hoặc khuyến khích các thành phần kinh tế khác xây dựng các
nhà máy phụ trợ dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư nước ngồi.
3.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của Khu kinh tế Dung Quất thì
những giải pháp nhằm cân đối cung - cầu lao động như nghiên cứu nhu cầu về
lao động để lập kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp, tư
vấn cho người học lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu và năng lực cá
nhân, tổ chức đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và mở ra nhiều loại hình
đào tạo đa dạng và nâng cao vai trò cầu nối của Trung tâm hỗ trợ và giới thiệu
việc làm của Khu kinh tế là khả thi và ít tốn kém.
3.9. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư
- Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn
đầu tư nước ngoài làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư.


22

- Đổi mới, đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá trong cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh.
3.10. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất phối hợp chặt chẽ với chính quyền
địa phương, Cơng an tỉnh, Đồn Công an Dung Quất, lực lượng Biên phịng,
Cảng vụ tăng cường đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại Khu
kinh tế Dung Quất. Tập trung giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc

tranh chấp, khiếu nại xảy ra tại cơ sở. Chủ động triển khai các biện pháp
phòng ngừa, kiềm chế gia tăng các loại tội phạm. Đẩy mạnh cơng tác phịng
cháy, chữa cháy; khắc phục, xử lý ơ nhiễm, sự cố mơi trường phát sinh,…

KẾT LUẬN
Mặc dù cịn nhiều tồn đọng cần được giải quyết nhưng không thể phủ
nhận những lợi ích và thành quả do thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Khu kinh tế Dung Quất đã, đang và sẽ mang lại cho tỉnh Quảng Ngãi cũng
như góp phần cho đất nước. Rõ ràng, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
Khu kinh tế Dung Quất là con đường thích hợp, một hướng đi đúng đắn để
tiến hành cơng nghiệp hóa - hiện đại hố tỉnh Quảng Ngãi và đất nước. Sự
đóng góp của thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Khu kinh tế Dung Quất trong


23

thời gian qua đã khẳng định được vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


24

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2010), “Văn kiện Đại hội
Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015”, Cơng ty TNHH
MTV In Bình Định.
2. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 24/6/2011 về
đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 và
định hướng đến năm 2020.
3. Bùi Thị Dung (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
4. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Báo cáo số 13/BCBQLKKTDQ ngày 12/02/2015 về tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm
2014 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015.
5. Chính phủ, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 Quy định
chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
6. Chính phủ, Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Quy định về
khu cơng nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
7. Chính phủ, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi,
sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
8. Cục Thống kế Quảng Ngãi, Niên giám thống kê năm 2011, 2012,
2013.
9. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Nghị quyết số 15/2010/NQHĐND ngày 13/12/2010 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai
đoạn 2011 - 2015.
10. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Nghị quyết số 15/2011/NQHĐND ngày 22/7/2011 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
11. Quốc hội, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996.
12. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000.


25

13. Quốc hội, Luật Đầu tư ngày 29/11/2005.
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo thành tựu kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh đạt được sau 40 năm Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975
– 24/3/2015).
15. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày
11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế
hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất.

16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 10/7/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung
xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo số 292/BC-UBND ngày
02/12/2014 về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2014,
nhiệm vụ phát triển năm 2015).


×