Chương 6:
Tác động của ô nhiễm môi
trường
do chất thải rắn
Chương 6:
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG
DO CHẤT THẢI RẮN
Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý
CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng. Trong chương này sẽ đề cập
đến các tác động của chất thải rắn đến mơi
trường đất, nước, khơng khí, sức khỏe con
người và sự phát triển kinh tế, xã hội.
6.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR
tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi,
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ
thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện
thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật
và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các
điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung
chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng
mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực,
hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu
cầu vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình
trạng tồn đọng CTR trong khu dân cư. Nhìn
chung,
Khung 6.1. Tác động tiềm tàng của các chất khí phát
sinh từtấtbãicảráccác giai đoạn quản lý CTR từ
khâu
thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý
Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu
vực kín.
lấp,
đốt)
Gây thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng đến hệ thực(chôn
vật do tác
động
đến đều
lượng gây
oxy ơ nhiễm mơi
trường.
6.1.1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí do chất
thải rắn
trong đất. Một số loại khí (như NH3, CO,
đặc
biệt
sinh
có vật.
và các axit hữu cơ bay hơi) tuy phát sinh ít nhưng rất độc hại đối với thực vậtCTR,
và có khả
năng
hạnlàchếCTR
sự phát
triểnhoạt,
của thực
phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới
Gây khó chịu do mùi hôi thối từ các bãi rác sản sinh ra các khí NH3, H2S, CHthành
3.
tác động
độ, độ ẩm và các vi sinh
Gây tiếng ồn do vận hành các máy ép của hệ thống thu khí, các xe vận chuyển
và nhàcủa
máynhiệt
xử lý rác.
Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH4 và CO2.
vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra
các chất
khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số
khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu
phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 19%),
đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu
chơn lấp.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác
chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ
không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí
phát thải
Báo cáo môi trường quốc gia
2011:
Chất thải rắn
Chương 6:
Tác động của ô nhiễm môi
trường
do chất thải rắn 99
tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải
trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với
các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất
khí phát sinh trong q trình phân hủy rác
có thể thốt lên trên mặt đất mà không cần
một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát
sinh mùi do quá trình phân hủy các chất
hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
Các khí phát sinh từ q trình phân hủy
chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi
khai, phân có mùi hơi, Hydrosunfur mùi
trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối
rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn,
Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol
mùi ốc đặc trưng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc
xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng
góp phần đáng kể gây ơ nhiễm mơi trường
khơng khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh
khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có
thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo,
lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải
một lượng khơng nhỏ các chất khí độc hại
hoặc có tác dụng ăn mịn. Mặt khác, nếu
nhiệt độ tại lị đốt rác khơng đủ cao và hệ
thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh
khơng đảm bảo, khiến cho CTR khơng
được tiêu hủy hồn tồn làm phát sinh các
khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là
các chất rất độc hại đối với sức khỏe con
người. Một số kim loại nặng và hợp chất
chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có
thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi
trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là
lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận
biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây
ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các
hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và
furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào
khơng khí.
100
Khung 6.2. Ơ nhiễm khơng khí do mùi
hơi tại KCN thuỷ sản Thọ Quang
Tại KCN thuỷ sản Thọ Quang, hiện mới
chỉ có 10 doanh nghiệp đầu tư, hoạt động,
nhưng đã có đến 7 doanh nghiệp gây ơ
nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Ngồi cả
ngàn mét khối nước thải ơ nhiễm đổ trực
tiếp từ các nhà máy chế biến ra sông Hàn,
gây mùi hôi thối nồng nặc cả vùng trời,
việc phơi phóng thuỷ - hải sản, xác tơm
cá... khi xay chế biến thức ăn gia súc cũng
góp phần gây ơ nhiễm nghiêm trọng bầu
khơng khí. Hàng trăm hộ dân gần KCN
thuỷ sản Thọ Quang cũng đã phản ứng dữ
dội khi nhà máy chế biến thức ăn A Zet thải
khói trắng cùng mùi hôi thối quá mức ra
môi trường, ảnh hưởng đến 400 hộ dân
khu vực xung quanh.
Nguồn: Cổng thông tin Bộ NN&PTNT, 2011
6.1.2. Ơ nhiễm mơi trường nước do chất thải rắn
Khung 6.3. CTR gây ơ nhiễm thuỷ vực
tại Bình Định
CTR khơng được thu gom đã góp
phần gây ơ nhiễm ở khu vực hạ lưu các
con sông và đầm phá trên địa bàn tỉnh
Bình Định là nguy cơ ảnh hưởng đến
nguồn cấp nước sinh hoạt đơ thị. Trong
đó, đối với các thuỷ vực sông, nồng độ
chỉ tiêu hữu cơ BOD vượt tiêu chuẩn từ
1,4 - 3,4 lần; đối với các đầm, hồ ngồi
chỉ tiêu hữu cơ vượt từ 2- 4 lần cịn có
các chỉ tiêu kim loại cũng vượt chuẩn
cho phép.
Nguồn: Sở TN&MT Binh Định, 2011
CTR không được thu gom, thải vào
kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc nghẽn đường nước
lưu thơng, giảm diện tích tiếp xúc của nước
với khơng khí dẫn tới giảm DO trong nước.
Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước
gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn
nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn
nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và
các chất ơ nhiễm khác biến đổi màu của
nước
màu đen,
có
mùithành
khó chịu.
Thơng thường các bãi chơn lấp chất
thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống,
kênh rạch thu gom nước thải và các bể
chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra
môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi
chôn lấp hiện nay đều không được xây
dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong
tình trạng q tải, nước rị rỉ từ bãi rác
được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm
môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất
hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là
một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng
kể.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước
rỉ rác có chứa hàm lượng chất ơ nhiễm cao
(chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật,
các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ
bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu
gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước
dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước
nghiêm trọng. Dưới đây là một số dẫn
chứng minh hoạ của các địa phương:
- Tỉnh Hà Nam: Ơ nhiễm mơi trường do
chất thải chăn nuôi đang là một trong
những vấn đề bức xúc của người dân, ở
thơn Bạch Xá (xã Hồng Đơng), thơn Nhi
(xã Bạch Thượng) của huyện Duy Tiên.
Thôn Bạch Xá:
101
Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt, chăn nuôi
và chất thải nguy hại (gia súc, gia cầm chết
do dịch,...) chưa có giải pháp xử lý hợp vệ
sinh. Nước thải chăn nuôi mang theo chất
thải rắn chảy ra các ao hồ của thơn; Tổng
diện tích đất ở của thơn là 115.859 m 2, tổng
diện tích ao hồ là 29.977 m2, 100% diện
tích ao hồ bị ơ nhiễm khơng sử dụng được
cho mục đích sinh hoạt của người dân như
trước đây (gồm tắm, giặt,...); tổng diện tích
ao hồ đang bị phú dưỡng là 8.250 m2.
- Tỉnh Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra từ
bãi rác và nhà máy xử lý rác chảy đến hồ
Bảy Mẫu (xóm Đơng Vinh, xã Hưng Đơng,
thành phố Vinh). Trước đây, hồ là nơi giặt
giũ, lấy nước tưới cho hoa màu nhưng khi
bãi rác và nhà máy xử lý rác xuất hiện thi
nguồn nước bị ô nhiễm; Chuyển sang ni
cá, cá chết trắng bụng. 120 hộ dân trong
xóm dùng giếng khoan, giếng nóng để lấy
nước sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn
ngấm vào.
- Tỉnh Quảng Trị: Bãi rác ngày càng cao lên,
tràn ra cả đường đi, bốc lên mùi hơi rất khó
chịu đối với các gia đinh sống trên địa bàn
khu phố 1 và 2A, phường 1, thị xã Quảng
Trị. Những ngày mưa, nước từ bãi rác
không thấm được xuống đất đã tràn về các
khu dân cư, chảy xuống hồ Tích Tường,
nơi có nguồn nước cung cấp phục vụ đời
sống, sinh hoạt của người dân thị xã.
- T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc
dù sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại
nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch
Ráng, rạch Bún Seo và rạch Ngã Cậy;
Nước trong rạch chuyển sang màu xanh,
đục và hôi; Mùi hôi và ruồi muỗi ảnh hưởng
trên một phạm vi rộng, nhất là vào những
ngày mưa; Tơm cá cũng khơng cịn.
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông
(nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước
rỉ rác và
102
Khung 6.4. Nước ngầm tại Hà
Nội bị ô nhiễm amoni
Hàm lượng amoni trong nước của
Nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l.
Nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có
lúc lên đến 40mg/l. Nhà máy nước Pháp
Vân là 25-30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l.
Trong khi đó, tiêu chuẩn vệ sinh nước
ăn uống do Bộ Y tế ban hành yêu cầu
hàm lượng amoni không quá 1,5mg/l,
nitrit không quá 3mg/l.
Hầu hết giếng khoan (có phép hoặc
khơng phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc
biệt các giếng khoan do người dân tự
thuê làm tại địa bàn quận Hoàng Mai,
Gia Lâm, Hai Bà Trưng. Hiện đã khẳng
định được nước ở 500 giếng khoan tại
các trạm cấp nước cục bộ của một số cơ
quan đồn thể... có nồng độ amoni vượt
tiêu chuẩn cho phép.
Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường,
Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010
của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên khơng
có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.
6.1.3. Ơ nhiễm mơi trường đất do chất thải rắn
Các chất thải rắn có thể được tích lũy
dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ
tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây
dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa,
dây cáp, bê-tơng... trong đất rất khó bị phân
hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim
loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken,
Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai
thác mỏ, các khu cơng nghiệp. Các kim loại
này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ
thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất
thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là
các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công
nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp
sản xuất hóa chất...
Tại các bãi rác, bãi chơn lấp CTR khơng
hợp vệ sinh, khơng có hệ thống xử lý nước
rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật
từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm
đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động
và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu
đất xét
Bảng 6.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác
Địa điểm
Số trứng giun trong mẫu
đất (trứng/100g)
Giá trị thấp nhất
Số Coliform trong mẫu đất
(khuẩn lạc/10 g)
Giá trị cao Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất
nhất
Bãi rác Lạng Sơn
5
15
40
2.000.000
Bãi rác Nam Sơn
8
120
300
20.000.000
Nguồn: Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường, 2006
103
Khung 6.5. Tác
hại củatại
túi bãi
nilon
nghiệm
rác Lạng Sơn và Nam Sơn
Túi nilon là loại
chất
khó
phân
khi giun
thải ra
trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hồn tồ
đều bị ơ nhiễmhủy,
trứng
vàmơi
Coliform.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa
nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng,
phóng xạ... nếu khơng được xử lý đúng
cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông
thường thì nguy cơ gây ơ nhiễm mơi
trường đất rất cao.
Trong khai thác khống sản, q trình
chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh chất
thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim
loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến
môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải
quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất bị
ảnh hưởng xấu.
Bảng 6.2. Ước tính diện tích đất bị ảnh hưởng bởi khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Hiện trạng khai thác tới 2002
Triển vọng khai thác tới 2020
Khu vực khai thác
khống sản
Ước tính đất
Khống sản đã
Khống sản sẽ được
bị ảnh hưởng
và đang được khai
khai thác bổ sung
xấu (ha)
thác
Cao Bằng, Hà
Thiếc, sắt, chì, kẽm, 4500-5600 Mở rộng quy mơ khai
Giang, Tun Quang antimon, mangan,
thác các khống sản
đá vơi
này
Ước tính đất
bị ảnh hưởng
xấu (ha)
4200-4500
Lào Cai, n Bái
Đồng, sắt, apatit,
graphit,
caolin,
felspat, đá vôi
6300-8500
Đồng và sắt sẽ được
khai thác với quy mơ
hàng triệu tấn/năm
8600-12000
Thái Ngun,
Bắc Kạn
Thiếc, chì, kẽm, sắt,
mangan,
than,
vàng, đá vơi
5400-6500
Tiếp tục mở rộng quy
mơ khai thác các
khống sản này
5800-6400
Quảng Ninh
Than
Mở rộng quy mơ khai
thác than
5200-6200
Thanh Hố, Nghệ
An, Hà Tĩnh
Cromit,
thiếc,
sa khống titan,
mangan, vàng, đá
vôi
6600-8200
Quặng sắt sẽ được k/t
quy mô hàng chục
triệu tấn/năm
8500-12500
5200-6800
Bôxit sẽ được khai
thác quy mô hàng
chục triệu tấn/năm
6600-8200
1250015500
Lâm Đồng, Đắk Lắk Thiếc, bôxit, caolin,
đá vôi, sắt
Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Cơng nghiệp - Bộ Cơng thương, 2010
104
6.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI
Khung 6.6. Sự cố tràn bùn đỏ tại Cao Bằng
VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
Sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa
quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt
Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng
(thuộc Cơng ty khống sản luyện kim Cao
Bằng). Việc vỡ đập là do trong quá trình
xây dựng đập, công ty này đã không lu lèn,
chỉ đổ đất lấp xuống khe đồi chắn nước lại
thành đập. Sự cố tràn bùn đỏ (bùn thải
chứa ơxit sắt nên có màu đỏ) trên đã gây
ngập bùn khoảng 4 ha diện tích lúa gây
thiệt hại đáng kể cho người dân Cao Bằng.
Nguồn: Sở TN&MT Cao Bằng, 2011
Biểu đồ 6.1. Tỷ lệ triệu chứng bệnh tật
của nhóm nghiên cứu và nhóm đối
chứng
Chú thích:
-
Nhóm nghiên cứu: xã Quảng Lạc và xã Hoàng Đồng (Lạng
Sơn)
- chịu ảnh hưởng của bãi rác thải
-
Nhóm đối chứng: xã Hợp Thịnh và xã Mai Pha (Lạng Sơn) +
không chịu ảnh hưởng của bãi rác thải
Nguồn: Báo cáo “Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác
tập trung đến sức khỏe khu dân cư xung quanh, xây dựng
hướng dẫn tiêu chuẩn vệ sinh bãi rác”, Viện Y học Lao
động
và Vệ sinh môi trường, 2009
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp
lý khơng những gây ơ nhiễm mơi trường
mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ
con người, đặc biệt đối với người dân
sống gần khu vực làng nghề, khu công
nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp
vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm
phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn
những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng
Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các
bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại
khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao
hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh
hưởng (Biểu đồ 6.1).
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ
về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới
sức khỏe của những người làm nghề nhặt
rác thải. Những người này thường xuyên
phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi,
mầm bệnh, các chất độc hại, cơn trùng
đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong
suốt q trình làm việc. Vì vậy, các chứng
bệnh thường gặp ở đối tượng này là các
bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu
chảy, và các vấn đề về đường ruột khác.
Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề
này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm
kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy
hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm
một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi
họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay
chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là,
do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm
nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở
thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt
vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại
nặng và
105
chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có
khả năng tích lũy sinh học trong nơng sản,
thực phẩm cũng như trong mô tế bào động
vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong
môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy
hiểm đối với con người như vô sinh, quái
thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ
miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt
hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất
trong máu, ung thư và có thể di chứng di
tật sang thế hệ thứ 3...
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải
chăn nuôi đang là một trong những vấn đề
bức xúc của người nông dân. Có những
vùng, chất thải chăn ni đã gây ơ nhiễm
cả khơng khí, nguồn nước, đất và tác động
xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn.
Trong một điều tra tại tỉnh Thái Ngun đối
với 113 hộ gia đình chăn ni từ 20 con lợn
trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà
ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước
gần chuồng lợn
- 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun
móc và số trứng giun trung bình của người
chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm
ký sinh trùng đường ruột của người không
chăn nuôi; và có sự tương quan thuận
chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường
ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ
chăn nuôi (Đại học Y khoa Thái Nguyên,
2008).
6.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI
VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI
6.3.1. Chi phí xử lý chất thải rắn ngày càng
lớn
Trong 5 năm qua, lượng CTR của cả
nước ngày càng gia tăng. Chi phí thu gom,
vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng
lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi
trường liên quan đến CTR. Các chuyên gia
về kinh tế cho rằng, với điều kiện kinh tế
hiện nay
106
Khung 6.7. Các điểm nóng ơ nhiễm
Dioxin và tác động đến sức
khỏe
Tại các khu vực có lượng tồn dư của
Chất độc hóa học/Dioxin cịn rất cao như
các sân bay: Biên Hịa (Đồng Nai), Phù
Cát (Bình Định) và Đà Nẵng, nghiên cứu
của Học viện Quân y năm 1998 cho thấy
các loại bệnh tim mạch, thần kinh,
xương khớp, răng, hô hấp, tai mũi họng
và mắt ở nhóm người sống gần điểm
nóng đều cao hơn nhiều so với nhóm
sống xa khu vực ơ nhiễm. Bên cạnh đó,
thử nghiệm về rối loạn miễn dịch và các
chỉ số ung thư đều cho thấy nguy cơ bị
ảnh hưởng ở nhóm sống gần điểm nóng
là cao hơn đáng kể so với nhóm đối
chứng.
Theo nghiên cứu điều tra trên 445 phụ
nữ sống gần vùng ô nhiễm và 261 phụ
nữ ở vùng đối chứng, cho thấy tỷ lệ các
tai biến sinh sản ở nhóm sống gần điểm
nóng là 36,16 % (so với vùng đối chứng
là 14,44%). Các tai biến sinh sản ở nhóm
phơi nhiễm thường là sảy thai, đẻ nhẹ
cân, chửa trứng.
Tần suất sinh con dị tật bẩm sinh ở
nhóm nghiên cứu cao gấp 10,3 lần so
với nhóm đối chứng ở Hà Nội. Thậm chí,
ở nhóm phơi nhiễm, 15,4% số gia đình
có cả hai con bị dị tật bẩm sinh.
Tại khu vực sân bay Đà Nẵng, nghiên
cứu của Học viện Quân y đối với cộng
đồng sống gần điểm nóng ô nhiễm cho
thấy một số ảnh hưởng như tăng rối loạn
tạo máu, tăng tỷ lệ người mắc ung thư
(AFP+ và CEA+). Chỉ số thông minh (IQ)
ở lứa tuổi 7 - 12 ở trường tiểu học gần
sân bay Đà Nẵng cũng cho thấy thấp
hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng.
Nguồn: Báo cáo “Ơ nhiễm chất độc hóa
học/dioxin ở Việt Nam”, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 Bộ TN&MT,
2010
Khung 6.8. Thành phố Hồ Chí
Minh nặng gánh chi phí... xử lý
rác
Theo tính tốn chi phí xây dựng, vận
hành ở bãi rác Phước Hiệp thì giá thành
xử lý mỗi tấn rác khoảng 20 USD. Trong
đó, chi phí xây dựng khoảng 160.000
đồng
-180.000 đồng/tấn, chi phí xử lý nước rỉ
rác khoảng 90.000 đồng/m³, chi phí phủ
đỉnh khoảng 140.000 đồng/tấn, chi phí
giám sát chất lượng mơi trường khoảng
10.000 đồng/ tấn, chi phí bảo trì khoảng
30.000 đồng/ tấn (ước tổng kinh phí là
430.000 đồng/tấn, tương đương 20
USD/tấn).
Như vậy, chỉ tính riêng ở Phước Hiệp,
mỗi ngày thành phố đã phải tốn đến
60.000 USD tiền xử lý rác. Tại Đa
Phước, khoảng 48.000 USD. Đây thực
sự là một gánh nặng cho thành phố
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Nguồn: Sở TN&MT TP. HCM, 2011
Khung 6.9. Chi phí xử lý chất thải rắn y
tế tại một số thành phố lớn
Chi phí xử lý chất thải rắn y tế thông
thường tại Hà Nội dao động từ 160.000
đồng/tấn đến 421.000 đồng/tấn. Chi phí
xử lý chất thải rắn y tế thơng thường tại
Hải Phịng và Tp. Hồ Chí Minh tương
ứng là 420.000 đồng/tấn và 100.000
đồng/tấn.
Chi phí xử lý chất thải rắn y tế nguy
hại ở Hải Phòng tương đối thấp là
7.900.000 đồng/tấn. Chi phí trung bình
xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở thành
phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế là
12.000.000 đồng/tấn trong khi đó chi phí
tại Hà Nội và Đà Nẵng tương ứng là
9.400.000 đồng/ tấn và 8.100.000
đồng/tấn.
Nguồn: Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại
Việt Nam - Tập 6. Nghiên cứu về quản lý CTR ở Việt
Nam,
JICA, tháng 5 - 2011
(năm 2011) thì mức phí xử lý rác là 17 - 18
USD/tấn CTR dựa trên các tính tốn cơ
bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành,
chi phí quản lý, khấu hao, lạm phát, v.v...
Hàng năm ngân sách của các địa
phương phải chi trả một khoản khá lớn cho
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
CTR. Chi phí xử lý CTR tuỳ thuộc vào cơng
nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho cơng
nghệ hợp vệ sinh là 115.000đ/tấn 142.000đ/tấn và chi phí chơn lấp hợp vệ
sinh có tính đến thu hồi vốn đầu tư 219.000
- 286.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí Minh
tổng chi phí hàng năm cho thu gom, vận
chuyển, xử lý CTR sinh hoạt khoảng 1.200
- 1.500 tỷ VNĐ). Chi phí xử lý đối với công
nghệ xử lý rác thành phân vi sinh khoảng
150.000đ/tấn - 290.000đ/ tấn (Thành phố
Hồ Chí Minh 240.000đ/tấn; thành phố Huế
đang đề nghị 230.000đ/tấn; thành phố Thái
Bình
190.000đ/tấn,
Bình
Dương
179.000đ/tấn). Chi phí đối với cơng nghệ
chế biến rác thành viên đốt được ước tính
khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn. (Cục
Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, 2010).
Chỉ tính riêng chi phí vận hành lò đốt
CTR y tế đối với các bệnh viện có lị đốt,
mỗi tháng bệnh viện tuyến trung ương chi
phí trung bình khoảng 26 triệu đồng, bệnh
viện tuyến tỉnh 20 triệu đồng, bệnh viện
huyện 5 triệu đồng. Đối với các bệnh viện
thuê Trung tâm thiêu đốt chất thải y tế vận
chuyển và đốt rác, chi phí khoảng 7.500
đồng/kg.
Chi phí vận hành lò đốt cho xử lý chất
thải cho cụm bệnh viện là khoảng 10.000 15.000 đồng/kg CTR y tế nguy hại. Đối với
một số bệnh viện đa khoa lớn, chi phí cho
xử lý CTR y tế lên tới 100 triệu đồng/tháng.
107
6.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản do chất thải rắn
Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR khơng hợp lý cịn gây ơ nhiễm mơi
trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử
văn hố và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển
du lịch. Các địa danh thu hút khách du lịch như chùa Hương, vịnh Hạ
Long, các bãi biển,... cũng đang gặp phải vấn đề ơ nhiễm mơi trường
do tình trạng xả rác thải bừa bãi.
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng
phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô
nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các
hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,...
dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng
nghề.
Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm
bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản.
Khung 6.10. Rác thải tại các điểm du lịch
Trong mùa lễ hội tại Chùa Hương, số lượng rác thải ra lên tới 5,4 tấn/ ngày, còn các ngày khác trong năm số lượng rác xả từ các hộ d
Dọc các bãi biển được đánh giá là đẹp và hấp dẫn như Cà Ná, Bình Sơn - Ninh Chữ, Bình Tiên (Ninh Thuận),... bên cạnh những hàng
Nguồn: Báo Ninh Thuận, 21/06/2011
108
6.3.3. Xung đột
môi trường do chất thải rắn
Khung 6.11. Mất kế sinh nhai vì
nước rỉ rác
Nước rỉ rác từ bãi rác Đa Phước - xã
Đa Phước huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh thải tràn ra đường vào lúc
mưa lớn và triều cường lên cao gây ơ
nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng mùi hôi
thối phát sinh từ bãi rác trong phạm vi
rộng lớn
Ngồi những ảnh hưởng xấu về mơi
trường như mùi hơi, nạn ruồi, người dân
địa phương cịn bị thiệt hại về kinh tế vì
các con kênh, rạch ở khu vực bị ơ nhiễm,
khơng thể ni thủy sản. Chính vì tình
trạng ô nhiễm này, nhiều người dân địa
phương trước đây nuôi thủy sản như
tơm, cá, cua thì nay phải bỏ nghề.
Nguồn: VietNamNet, 11/06/2009
Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội
khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế chưa dung hòa được với nhau.
Trong những năm gần đây, khi xã hội càng
phát triển, nhận thức của cộng đồng càng
cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được
đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe
cộng đồng thì số các vụ xung đột môi
trường càng nhiều.
Trong quản lý CTR, xung đột môi trường
chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận
chuyển, xả thải chôn lấp CTR không hợp
vệ sinh. Những xung đột giữa các doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng
đồng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt
và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt
động văn hoá, du lịch và cảnh quan khác
cũng là loại xung đột mơi trường có tính
phổ biến.
Trong q trình hoạt động, sản xuất, các
làng nghề sản sinh nhiều chất thải rắn gây
ảnh hưởng tới môi trường không những tại
nơi diễn ra các hoạt động sản xuất mà còn
ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Chính vì
vậy, tại đây đã nảy sinh nhiều vấn đề xung
đột môi trường. Xung đột môi trường giữa
các nhóm xã hội trong làng nghề, giữa
cộng đồng làm nghề và không làm nghề,
giữa các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và
hoạt động nông nghiệp, giữa hoạt động
sản xuất và mỹ quan, văn hoá,...
109
Xung đột giữa các nhóm xã
hội trong làng nghề do CTR. Đây
là loại xung đột phổ biến nhất.
Sự hình thành các cơ sở sản
xuất nghề nằm trong các khu dân
cư, đặc thù hơn là tổ chức sản
xuất ngay tại trong nhà mình.
Các loại chất thải rắn phát sinh
đã ảnh hưởng trực tiếp đến các
hộ xung quanh, gây ra những
xung đột, dẫn đến những khiếu
kiện.
Xung đột giữa các hoạt động
sản xuất tiểu thủ công nghiệp và
hoạt động nông nghiệp. Trong
khi các cộng đồng làm nghề
công nghiệp, thủ công nghiệp thu
được lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất của mình thì các cộng đồng
sản xuất nông nghiệp bị tác động
của ô nhiễm môi trường làm cho
năng suất cây trồng giảm, vật
nuôi chết và mất đất sản xuất
nông nghiệp. Dạng xung đột này
xảy ra ở hầu hết các làng sản
xuất gạch, ngói, gốm sứ,... Song
song với sự phát triển của làng
nghề, diện tích dành cho hoạt
động sản xuất của làng nghề
ngày càng được mở rộng thì diện
tích nơng nghiệp lại càng ngày bị
thu hẹp. Xung đột xảy ra khi
người sản xuất khai thác đất sét
từ các ruộng lúa, rồi các loại phế
phẩm từ gạch ngói, xỉ than lại bị
thải bỏ xuống các ruộng đồng
khiến cho ruộng sản xuất nông
nghiệp trở thành bãi rác.
Khung 6.12. Khiếu kiện, xung đột môi trường
tại một số địa phương
- Tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Ngày 9/12/2007, người dân sống xung quanh khu vực
bãi rác mới ở Khánh Sơn, thuộc phường Hòa Khánh
Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã đồng loạt đổ ra
đường để ngăn không cho xe chở rác của Công ty Môi
trường Đô thị Đà Nẵng đến đổ rác. Tình trạng này đã
khiến rác thải ùn lại trong nội thành suốt từ sáng đến
chiều. Không chỉ trong các kiệt hẻm mà ngay cả trên các
tuyến đường lớn như đường Ơng Ích Khiêm, Lê Duẩn,...
rác thải ùn lại thành những đống lớn nhưng mãi vẫn không
thấy xe rác đến dọn, khiến người dân hết sức bức xúc.
- Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Toàn bộ rác thải của thành phố Vinh đổ vào các ô chứa
rác tạm. Lo sợ tình trạng ơ nhiễm mơi trường lại tiếp diễn
nên người dân đã ra chặn xe rác. Không phải người dân
không cho đổ rác ở Khu xử lý rác thải rắn Nghi Yên mà
với điều kiện chính họ sẽ áp tải xe rác vào hố chứa rác
chính 1A.
- Tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Hàng chục người dân phường Trảng Dài, TP. Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai đã đến trước trụ sở Công ty Cổ phần
Môi trường Đồng Xanh đề nghị ban giám đốc cơng ty giải
quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Bản thân là nhà máy
xử lý rác nhưng công ty này lại là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo phản ánh của người dân, sau những cơn mưa
lớn, nước cống cộng với nước rỉ rác từ 2 nhà máy xử lý
rác tại đây tràn vào nhà và giếng nước của các hộ, gây ô
nhiễm nghiêm trọng mơi trường và nguồn nước. Ngồi ra,
mùi hơi từ rác phát tán theo gió vào các khu dân cư xa
hàng trăm mét, khiến môi trường sống cũng bị ảnh hưởng
nặng nề.
Sau nhiều lần phản ánh khơng có kết quả, người dân
đã kéo ra đường ngăn chặn tất cả xe rác tươi, khơng cho
vào nhà máy. Trước đó, vào năm 2010 người dân cũng
nhiều lần phản đối nhưng sự việc chưa được giải quyết
dứt điểm.
Đây chỉ là một ví dụ trong rất nhiều vụ xung đột giữa
người dân địa phương với tổ chức, đơn vị quản lý hoặc
thực hiện công tác xử lý môi trường, cho thấy phản ảnh
của người dân là bức thiết và năng lực quản lý yếu kém
của nhiều địa phương.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2010
110
Khung 6.13. Mâu thuẫn giữa hoạt động
sản xuất và mỹ quan văn hóa ở làng nghề
sản xuất chỉ xơ dừa tại Mỏ Cày, Bến Tre
Bến Tre có nhiều làng nghề truyền thống
sản xuất chỉ xơ dừa, tập trung nhiều nhất ở
hai bên bờ sông Thom của huyện Mỏ Cày.
Các làng nghề chỉ xơ dừa ở xã An Thạnh,
Khánh Thạnh Tân có 150 cơ sở, hàng ngày
lượng mụn dừa thải ra khoảng 500 tấn.
Trước đây, chất thải rắn tại các cơ sở này
khơng có bãi chứa, khơng được thu gom
nên thải đổ trực tiếp xuống sông Thom ảnh
hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của
người dân và hủy diệt nguồn lợi thủy sinh
vật. Hiện nay, vấn đề này đã phần nào
được khắc phục bằng cách mụn dừa được
thu gom và tái sử dụng ép viên xuất khẩu.
Xung đột giữa hoạt động sản xuất và mỹ
quan, văn hoá. Việc thải bỏ chất thải rắn
của làng nghề không đúng cách và tùy tiện
dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa. Làng trống
da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam) với
chất thải rắn như rẻo da thừa, lơng, mỡ...
gây mùi hơi thối khó chịu cho dân trong
làng.
Nguồn: Sở TN&MT Bến Tre, 2010
111
Chương 6:
Tác động của ô nhiễm môi trường
do chất thải rắn
113