Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.66 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TIỂU LUẬN MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề bài: Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên
hệ ở Việt Nam?

Sinh viên:

Nguyễn Đình Thịnh

Lớp :

KTCTML-1-1-22(N08)

Mã SV :

21010710

HÀ NỘI, THÁNG 09/2022


BÀI LÀM
I. Mở đầu
Đời sống xã hội lồi người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có quan hệ
mật thiết với nhau như: chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tơn giáo,… Xã hội càng phát
triển thì các hoạt động ấy càng phong phú và đạt tới trình độ cao hơn. Nhưng để
tiến hành các hoạt động đó, con người phải có thức ăn, quần áo mặc,… để đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt. Để có những thứ đó, con người cần phải sản xuất.
Sản xuất tự cung tự cấp tồn tại phổ biến trong các phương thức sản xuất


trước chủ nghĩa tư bản, khi mà lực lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội
cịn kém phát triển. Lúc đầu, người ta trao đổi những sản phẩm vượt quá nhu cầu
tiêu dùng trực tiếp của họ, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên giữa các cơng xã
hoặc giữa các thành viên của các công xã. Dần dần trao đổi trở nên thường xuyên
hơn và cùng với thời gian, ít nhất cũng có một phần sản phẩm lao động được sản
xuất ra với ý đồ phục vụ cho mục đích trao đổi. Khi trao đổi hàng hóa trở nên phổ
biến, thường xuyên và trở thành mục đích của người sản xuất thì nền sản xuất hàng
hóa ra đời.
1. Khái qt những đặc trưng của nền sản xuất:
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó
sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người
chuyên làm ra một sản phẩm nhất định, thành thứ muốn thỏa mãn các nhu cầu của
xã hội thì cần có mua bán sản phẩm (vì vậy sản phẩm trở thành hàng hóa) trên thị
trường.
Lịch sử phát triển của xã hội đã từ sản xuất tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự nhiên: Lực lượng sản xuất có trình độ phát triển đến một mức độ
nhất định, bớt lệ thuộc vào tự nhiên. Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm chỉ đủ


cung ứng một nhóm nhỏ cá nhân. Ngành sản phẩm chính từ săn bắt, hái lượm,
nơng nghiệp thủ cơng.
Sản xuất hàng hóa giản đơn: Xuất hiện ngay từ thời kỳ tan rã của chế độ
công xã nguyên. Đặc trưng cơ bản là dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất; có quy mơ nhỏ, năng suất lao động thấp.
Dù vậy, ở bất kỳ nền sản xuất nào thì cũng có những đặc trưng nhất định.
Như sản xuất hàng hóa là để trao đổi, mua bán; hay với mục đích là giá trị, lợi
nhuận,…
2. Khái quát những đặc trưng của nền sản xuất ở Việt Nam:
Sau khi miền Bắc hồn tồn được giải phóng, bước ngoặt lịch sử của nền
kinh tế hành hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà

nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển quá độ của xã hội
cùng với những công nghệ tiên tiến vượt bậc. Việc phân công lao động xã hội với
tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những không mất đi, trái lại ngày một phát triển
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền
kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những
người sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động. Sự phân công lao động của ta
ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ sở. Hiện nay đã có hàng loạt các thị
trường được hình thành từ sự phân cơng lao động, tạo đà cho nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần phát triển giúp ta nhanh chóng hịa nhập được với kinh tế trong
khu vực và thế giới.


II. NỘI DUNG
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó
những người sản xuất ra sản phẩm với mục đích trao đổi, mua bán. Nói cách khác,
sản phẩm làm ra khơng phải để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của chính người
trực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người khác.
1. Phân tích những đặc trưng của nền sản xuất:
Sản xuất hàng hóa có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản
xuất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức
kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
chính bản thân người sản xuất. Trái ngược với khái niệm đó, sản xuất hàng hóa là
kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán, trao đổi nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác.
Sản xuất hàng hóa khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân
công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao, thị
trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành ngày càng chặt chẽ. Sự phát

triển của sản xuất hàng hóa đã xóa bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy
nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất.
Ví dụ như trước đây, hai bên tiêu dùng dùng các mặt hàng khác nhau để trao
đổi, đôi bên cùng thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của mình. Cách trao đổi này do
hai bên cùng thỏa thuận, thương lượng giá trị mặt hàng dùng để trao đổi. Ví dụ cụ
thể như 2kg khoai có thể đổi được 1 con gà, hay nửa cân gạo có thể đổi được 1 cái
áo mới ở thời điểm bấy giờ. Sau này khi đồng tiền xuất hiện và có giá trị, người
dân lại dùng tiền để đổi lấy mặt hàng, đó là mua bán. Mệnh giá tiền tỷ lệ thuận với
giá trị sử dụng sản phẩm. Có thể hiểu là bên A muốn mua gạo của bên B, thì bên A


phải trả tiền cho bên B. Bên B có tiền và lại mua mặt hàng nào đó của bên C, bên
D để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư
nhân, vừa mang tính chất xã hội và mang tính cạnh tranh quyết liệt.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm
làm ra để cho xã hôi, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự
tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời
lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì? Như thế nào? Là cơng việc
riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc
khơng phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất
hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm
mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
Ví dụ về lĩnh vực phương tiện di chuyển, khoảng 10 năm về trước phương
tiện đi lại chủ yếu là xe máy. Xã hội càng phát triển hiện đại, nhu cầu khách hàng
cũng tăng: cần phương thức di chuyển khác vừa di chuyển nhanh hơn, vừa có thể
che nắng che mưa, hay có thể chứa được cả gia đình thay vì xe máy chỉ chở được 2
người. Từ đó các nhà đầu tư nghiên cứu, phát triển ra ơ tơ. Và đó minh chứng rất
rõ ràng cho lao động của sản xuất hàng hóa mang tính xã hội, đáp ứng nhu cầu của
xã hội. Khi những chiếc ô tô được coi là hiện đại nhất thời bấy giờ xuất hiện, các

công ty doanh nghiệp, các hãng xe khác cũng ra mắt nhưng chiếc ơ tơ riêng của
mình. Tất nhiên giá trị sản phẩm cũng chênh lệch nhau, dẫn đến việc các doanh
nghiệp cạnh tranh cả về khách hàng lẫn giá cả.
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận.
Bất kỳ loại hàng hóa nào cũng đều có giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng của
riêng nó. Giá trị sử dụng của hàng hóa là tính chất có ích, cơng dụng của vật thể đó
nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân.
Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính


mà con người hoạt động tạo ra cho nó. Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất
ngày càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, các mặt hàng và
chủng loại ngày càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Sản xuất hàng hóa là để trao đổi và mua bán, vì vậy giá trị của hàng hóa
cũng là một thuộc tính của hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa cũng khác với
giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là lao động hao phí của người sản xuất để
tạo ra hàng hóa, là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó và
tính bằng thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hóa. Lợi nhuận
thu về của nhà sản xuất cũng là một yếu tố thúc đẩy nguồn sản phẩm đến với khách
hàng tiêu dùng.
Lĩnh vực sản xuất nào cũng vậy, không ai muốn bỏ thời gian công sức sản
xuất ra sản phẩm mà lại thu về lỗ hoặc “khơng lỗ cũng khơng lãi”. Có thể nhận ra
mục đích chung của mọi nhà sản xuất hàng hóa chính là lợi nhuận. Đã là sản xuất
mặt hàng để trao đổi, mua bán thì phải có lợi nhuận. Lợi nhuận về giá trị sản phẩm
cũng như lợi nhuận từ giá trị sử dụng, gọi là: đơi bên cùng có lợi. Giá trị của hàng
hóa mà thấp hơn giá trị tiêu hao để tạo ra hàng hóa, đó gọi là “lỗ”. Lỗ ảnh hưởng
trực tiếp đến nguồn lao động sản xuất, cũng như làm trì trệ sự phát triển kinh tế của
xã hội.
2. Liên hệ ở Việt Nam:
Trước kia nền kinh tế nước ta lạc hậu, lực lượng lao động sản xuất còn chưa

phát triển nên nền sản xuất hàng hóa nước ta ln đi sau cùng so với các quốc gia
khác trên thế giới. Với cơ cấu kinh tế khép kín, với tình trạng “kín cổng cao tường”
từ đó bỏ lỡ nhiều cơ hội hội nhập và mở rộng quan hệ, nền kinh tế nước ta lúc ấy
lâm vào bế tắc. Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ
chế vận hành của nền kinh tế thị trường được đồng bộ. Các loại hình doanh nghiệp
và cả bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới.


Hiện nay, Đảng và Nhà nước theo chủ trương tích cực và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế của nước ta. Việt Nam đã tham gia Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),…. Việt Nam đã có quan hệ
thương mại với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ; ký hơn 90 hiệp định thương mại
song phương với các nước, tạo ra bước phát triển mới quan trọng đối với nền kinh
tế nước ta.
Với nền kinh tế hiện nay, Việt Nam là một đất nước đang phát triển, mọi
dịch vụ, nhu cầu đều tăng cao. Khi nhu cầu đời sống xã hội tăng cao, con người
cũng thay đổi lối sống “Ăn ngon mặc đẹp” thay vì “Ăn no mặc ấm” như trước kia,
từ đó những cơng ty, nhãn hàng thời trang hay những nhà hàng sang trọng, dịch vụ
ăn uống dần lớn mạnh và mở rộng. Những công ty, doanh nghiệp cũng dựa vào
nhu cầu của khách hàng mà sửa đổi, quản lý công ty theo hướng phù hợp. Cũng
chính vì các thương hiệu khác nhau mở rộng nên cũng dẫn đến tình trạng cạnh
tranh đấu đá nhau, thu hút lượng khách hàng lớn nhất có thể về bên mình. Khiến
thị trường sản xuất hàng hóa trở nên nghiêm túc, và tấp lập hơn do khách hàng
cơng nhận, đón nhận sản phẩm.
Hay khi đại dịch Covid bùng phát, những nhu cầu về du lịch trong xã hội bị
hạn chế để đảm bảo tính ổn định, an tồn cho tồn xã hội thì các doanh nghiệp theo
đó cũng buộc phải ngưng hoạt động. Những nhu cầu về mặt hoạt động, học tập và
giải trí online được nâng cao, các nhà đầu tư và phát triển dần nghiên cứu sang
những lĩnh vực mới để phù hợp với nhu cầu xã hội.

Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần
ngày càng được tăng cao, phong phú và đa dạng. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan
hệ thị trường ngày càng được chủ thể sản xuất hàng hố vận dụng có hiệu quả hơn
và từ đó ngồi các quan hệ kinh tế phát triển mà các quan hệ pháp lý xã hội, tập
quán, tác phong cũng thay đổi. Bình quân GDP của Việt Nam tăng trưởng qua các


năm, các thời kỳ. Cụ thể về lĩnh vực Dịch vụ, năm 2000 GDP tăng trưởng 38%,
năm 2005 tăng 40,3%, năm 2010 tăng 36,94%, năm 2015 tăng 38,29% và năm
2020 GDP ngành dịch vụ tăng 38,67%. Sản xuất hàng hóa làm cho Việt Nam từ
một đất nước kém phát triển trở thành một đất nước đang phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất càng ngày càng đầy đủ cũng như
đời sống tinh thần được cải thiện và ngày càng phong phú.

III. KẾT LUẬN
Qua các nội dung được đề cập đến ở phần trên, đã làm rõ được đặc trưng của
nền sản xuất hàng hóa. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người được sản xuất ra nhằm mục đích trao đổi và mua bán.
Hàng hóa cũng có hai mặt giá trị của nó. Đó là giá trị sản phẩm và giá trị sử dụng.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là phát kiến quan
trọng của C.MÁC, giúp luận giải triệt để và khoa học về nguồn gốc, bản chất của
giá trị - điều mà các nhà kinh tế học trước C.MÁC chưa giải quyết được. Làm nổi
bật tính chất tư nhân, tính chất xã hội và có tính cạnh tranh nhau trong sản xuất
hàng hóa. Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận chứ không đơn
thuần là giá trị sử dụng.

HẾT


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin.
2. Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa:
/>3. Khái niệm cơ bản của giá trị hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa:
/>4. Thống kê GDP của Việt Nam: />


×