Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận cuối kì môn cơ sở văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.26 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

Đề bài: Trình bày hiểu biết của mình về quá trình truyền bá du nhập Phật giáo vào
Việt Nam; nhận xét về vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa
tinh thần Việt Nam.


A. Mở đầu.
Trong lịch sử tôn giáo thế giới, Phật giáo là một tơn giáo có lịch sử lâu đời (thế kỷ
VI TCN) và phổ biến trên toàn thế giới. Phật giáo Việt Nam kế thừa đặc điểm của
Phật giáo nguyên thủy và đã phát triển thêm để thích ứng với văn hóa của nước ta.
Chính vì thế, Phật giáo có vai trị quan trọng cũng như ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam năm 2008, cả nước có gần 4,5 triệu tín đồ đã quy y Tam
bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 4.448 tăng ni; hơn 1.475 tự, viện,
tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước1.
B. Quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đơng Dương, đóng vai trị như địa
điểm giao thương giữa các quốc gia đồng thời là cầu nối của các nền văn hóa cổ
đại, điển hình là Ấn Độ và Trung Quốc. Chính vì ngun nhân đó mà Phật giáo có
thể du nhập và Việt Nam từ rất sớm (khoảng cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III).
Theo nhiều tài liệu lịch sử, văn hóa và nghiên cứu của học giả thì Phật giáo du
nhập vào Việt Nam theo hai con đường: hang hải và đất liền (hay trực tiếp và gián
tiếp).
1. Con đường hàng hải.
Con đường hàng hải mà Phật giáo du nhập Việt Nam chính là con đường biển giao


thương giữa các quốc gia. Xuất phát từ Nam Ấn, các thương nhân đi qua Srilanka,
Indonesia, Việt Nam,... trên những chiếc thuyền buồm. Và trong các chuyến đi viễn
dương đó, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện
1 Theo Wikipedia, bài viết “Tôn giáo tại Việt Nam”, phần Phật giáo.


cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các
dân tộc ở Đơng Nam Á.
Dưới thời vua A-dục trị vì tại Ấn Độ (273 – 232 TCN), nhờ sự ủng hộ của nhà vua
nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ. Các thương nhân
người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới
mẻ đến xứ này. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp phần
lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương
Đông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay
thuộc Trung Quốc)2.
Bên cạnh đó, trong một số điển tích lại cho thấy rằng, vào đời Hùng Vương thứ 3
(triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên), Chử Đồng Tử mới là người
Việt đầu tiên trở thành Phật tử, theo học đạo với nhà sư Phật Quang 3. Qua dữ kiện
này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam
khá lâu trước công ngun.
Chính vì Phật giáo được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam từ đầu công
nguyên nên từ “Buddha” tiếng Phạn đã được phiên âm sang tiếng Việt thành “Bụt”.
Vào thời đó, Phật giáo nước ta có những đặc điểm của Phật pháp tiểu thừa và trong
mắt của người dân Việt Nam, “Bụt” đã trở thành biểu tượng như một vị thần có
mặt khắp nơi để giúp đỡ người tốt và trừng trị kẻ xấu..

2 Theo Wikipedia, bài viết “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”.
3 Theo truyện “Nhất Dạ Trạch”, trích “Lĩnh Nam chích quái”, Trần Thế Pháp.



Tiếp đó, vào khoảng thế kỉ IV - V, Phật giáo đại thừa từ Trung Hoa tràn vào nước
ta và nhanh chóng thay thế Phật giáo tiểu thừa xuất hiện trước. Từ “Buddha” tiếng
Phạn vào tiếng Hán được phiên âm thành “Phật-đà”, “Phật-đồ” và sau khi vào Việt
Nam được rút gọn thành “Phật”; từ đây, từ “Phật” dần dần thay thế từ “Bụt”4.
2. Con đường đất liền.
Con đường đất liền để Phật giáo du nhập vào Việt Nam có tên khác là con đường
tơ lụa nối liền Đông Tây. Với điểm xuất phát từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, con đường
đi qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng
phương tiện lạc đà.
Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông
Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam. Các thương nhân xuất phát từ
Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông
Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền
cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam.
Chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của
vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập
trước cơng ngun. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con
đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ
An5.
Nói chung chúng ta có thể khẳng định rằng Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng
đầu công nguyên bằng hai con đường là hàng hải và đất liền. Ngay sau khi được du
nhập và hình thành, Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo
bởi những giá trị tốt đẹp của nó.
4 Theo cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1996.
5 Theo cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Viện Triết học, NXB Khoa học Xã hội, 1989


C. Vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam.
1. Vai trị của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần người Việt.

Phật giáo đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền tảng tư tưởng văn hóa Việt Nam.
Trước hết Phật giáo đã đóng vai trị tích cực trong các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn, đạo
đức, hành vi cư xử của người Việt, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Phật
giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực cho nền văn hóa nước nhà. Phật giáo truyền bá
những tư tưởng bình đẳng, bắc ái, vô ngã, vô thường, những tư tưởng này đã làm
dịu những xung đột giai cấp trong xã hội. Và hơn thế nữa, Phật giáo góp phần
hướng thiện cho con người.
2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt.
2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo về tư tưởng:
Giáo lí nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của đạo Phật đã được truyền vào nước
ta rất sớm. Giáo lí này đã trở thành nếp sống tín ngưỡng đối với người Việt Nam có
hiểu biết, có suy nghĩ. Giáo lí nghiệp báo luân hồi đã in dấu ấn đậm nét trong văn
chương bình dân, văn chương chữ Hán, chữ Nôm từ xưa cho đến nay để dẫn dắt
từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lí nhân quả nghiệp báo mà
hành động sao cho tốt đẹp, đem lại hịa bình an vui cho mọi người.
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo về đạo lí:
Ví dụ: Thể hiện qua các câu ca dao tục ngữ:
- Lá lành đùm lá rách.
-

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo qua phong tục tập quán:


Ví dụ: Tập tục đi lễ chùa, thờ cúng tổ tiên, ăn chay,…
2.4. Ảnh hưởng qua các loại hình văn hóa nghệ thuật:
a. Ảnh hưởng qua ca dao, thơ:

Ví dụ:
Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
b. Thể hiện qua nghệ thuật sân khấu:
Ví dụ: Các vở kịch, chèo, tuồng: “Quan Âm Thị Kính”, “Phạm Cơng Cúc Hoa”,
“Tấm Cám”,…
D. Kết luận.
Qua phần trình bày ở trên, ta có thể thấy Phật giáo du nhập vào Việt Nam qua hai
con đường là hàng hải và đất liền. Với những giá trị tốt đẹp của Phật giáo, nhân
dân ta nhanh chóng tiếp nhận và hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Đồng thời ta
cũng thấy qua rất nhiều năm du nhập và phát triển, Phật giáo đã có vai trị rất quan
trọng với nền văn hóa Việt Nam, góp phần tạo nên giá trị nhân văn của quốc gia và
dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2006.
2. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nxb TP Hồ Chí Minh,
1996.
3. Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Viện Triết học, Nxb KHXH, 1992.
4. Wikipedia.




×