Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn kinh tế đầu tư đề bài phân tích vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.57 KB, 23 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

BÀI TẬP LỚN
Môn: Kinh Tế Đầu Tư
Đề bài: Phân tích vai trị của Đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu

kinh tế
Lớp: Kinh tế đầu tư CLC 59
Nhóm: 02
Thành viên
Nguyễn Hà Phương
Kiều Lan Nhi
Nguyễn Ngọc Ly
Lê Hoài Anh
Nguyễn Ngọc Lan

Mã SV
11173799
11173539
11172932
11170141
11172449
Hà Nội, 2019
MỤC LỤC


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

6

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN



8

1. Cơ cấu kinh tế

8

2. Đầu tư

10

III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ

11

1. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành

11

2. Vai trò của đầu tư đối với việc chuyển dịch cơ cấu vùng – lãnh thổ

13

3. Vai trò của đầu tư đối với việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

15

IV. LIÊN HỆ VIỆT NAM

17


1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam

17

2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

20

I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua nhiều thế kỷ, kinh tế - xã hội Việt Nam đã có rất nhiều chuyển biến đáng
kể về mọi mặt. Đặc biệt là từ thời đại mở cửa hội nhập tốc độ thay đổi ngày càng
nhanh chóng đem lại nhiều mặt tích cực cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp, đất
nước ta. Những hệ lụy kéo dài từ các thời kỳ trước đó khiến chúng ta gặp rất nhiều
rào cản, khó khăn và đã có những giai đoạn chúng ta ở trong nhóm những đất nước
chậm phát triển trong khu vực và thế giới. Tuy chúng ta có tài nguyên đa dạng và
phong phú, nguồn nhân lực trẻ nhưng chúng ta lại thiếu vốn, cơ sở vật chất, thiếu
công nghệ khoa học,… Đó chính là những thách thức đặt ra cho Việt Nam – đất
nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước truyền thống lâu đời. Khi thế giới đã
tiến rất xa, sở hữu, tiếp cận và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất vào
5


các ngành sản xuất thì chúng ta vẫn chưa có cơ hội để làm điều này. Nếu chúng ta
không nhanh chóng nắm bắt được điểm này và có những chính sách thay đổi phù
hợp thì chúng ta sẽ càng ngày càng lùi lại phía sau. Nhận thức được tầm quan trọng
của đầu từ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chủ
trương, chính sách, pháp luật tốt nhất nhằm thúc đẩy đầu tư và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Nhằm tạo ra một môi trường đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hấp dẫn,
an toàn, tiềm năng và hiện đại, đổi mới toàn diện mọi mặt sao cho thu hút được

nhiều nhất các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhưng vẫn phải đảm bảo về cả mặt
chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó thì Đảng và Nhà nước ta cũng xác định
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố (CNH HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam
nhanh thốt khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển nhanh chóng trở thành một
quốc gia văn minh, hiện đại, hịa mình với tốc độ phát triển của thế giới. Nội dung
và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành
công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi
chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nơng nghiệp). Cùng
với q trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi
kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng
kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối
nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại.

6


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1, Cơ cấu kinh tế
a) Cơ cấu kinh tế:
- Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của
chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và
trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất.
- Phân loại:
+ Cơ cấu ngành là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các
ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ
cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân cơng lao động xã hội chung của nền
kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ

cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. Bao gồm 3 nhóm ngành
chính:
 Ngành nơng nghiệp, trong nông nghiệp bao gồm 3 ngành nhỏ là nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
 Ngành công nghiệp , bao gồm ngành công nghiệp và xây dựng.
 Ngành dịch vụ bao gồm ngành thương mại , bưu điện và du lịch,…
+ Cơ cấu vùng là sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước.
Cơ cấu vùng – lãnh thổ được coi là nhân tố hàng đầu để tăng trưởng và phát triển
bền vững các ngành kinh tế được phân bố ở vùng. Phát triển kinh tế dựa trên
những lợi thế, tiềm năng về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, điều kiện tự nhiên,
phong tục, tập quán… ở nhiều vùng lãnh thổ.
+ Cơ cấu thành phần là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ
hệ cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu của nền kinh tế đã hình thành nên 03
7


khu vực sở hữu chính: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tư nhân,
kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Khu vực kinh tế nhà nước: gồm hệ thống các doanh nghiệp nhà nước là trụ cột
của nền kinh tế vĩ mô ngành sản xuất kinh doanh quan trọng trong các lĩnh vực: hạ
tầng cơ sở, an ninh quốc phịng, đảm bảo xã hội, các ngành cơng nghiệp mũi nhọn.
Cung cấp sản phẩm dịch vụ quyết định lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh
tế. Tuy nhiên, khu vực này bộc lộ những điểm hạn chế như khả năng cạnh tranh
yếu, hiệu quả đầu tư thấp và cơng nghệ lạc hậu.
Khu vực kinh tế ngồi nhà nước: quy mô nhỏ năng động tuy nhiên hạn chế là
cơng nghệ thơ sơ yếu và có ít cơ hội thực hiện quá trình hợp tác phát triển với các
nước như các quốc gia khác.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: có khả năng cạnh tranh lớn, tiếp cận
thị trường tốt tiềm năng huy động vốn lớn, khả năng hợp tác phát triển cao. Khu
vực này địi hỏi chi phí đầu tư thường lớn, ít hiểu biết về thị trường cũng như

những thế mạnh về tài nguyên lao động.
b, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang
trạng thái khác cho phù hợp với phân cơng lao động xã hội, trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất các điều kiện kinh tế xã hội trong những giai đoạn phát triển
kinh tế nhất định. Thực chất, cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạc
hậu, chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu tiên tiến hoàn thiện phù hợp hơn.
- Chuyển dịch cơ cấu ba hướng chủ yếu chuyển dịch theo ngành theo khu vực kinh
tế, chuyển dịch theo vùng kinh tế, chuyển dịch theo thành phần kinh tế.
- Sự cần thiết: Cơ cấu nền kinh tế mặc dù đã có những chuyển biến tích cực song
vẫn còn bất hợp lý, sản xuất đạt hiệu quả thấp, chưa phát huy được hết tiềm năng

8


của đất nước - nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề chưa được phát
triển.
2, Đầu tư
- Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn
lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
- Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức
hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư
để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi
nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Bản chất của đầu tư
nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá.
- Tác động của đầu tư tới những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế:
cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và
bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
+ Khu vực kinh tế trong nước (bao gồm các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể,

tư nhân, cá thể và kinh tế hỗn hợp). Cơ cấu của các thành phần đã có sự chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và giảm tỷ
trọng của kinh tế nhà nước phù hợp với chủ trương đa dạng hoá các thành phần
kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi FDI cũng ngày càng có
những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước.

9


III. VAI TRỊ CỦA ĐẦU TƯ
1. Vai trị của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành các tương quan tỷ lệ,
biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân.
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định
hướng và dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, cùng với việc
áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này
sang trạng thái khác, hợp lý và hiệu quả hơn
Chuyển dịch cơ cấu ngành phải được coi là điểm cốt tử, một nọi dung cơ bản lâu
dài trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu xác định phương hướng và
giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát
triển. Ngược lại sẽ phải trả giá đắt cho những sự phát triển về sau .
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế thành công hay thất bại phụ thuộc rất
nhiều vào khâu quyết định chủ trương chuyển dịch và tổ chức thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ đã xác định. ở đây, nhà nước có vai trị quyết định trong việc hoạch
định chủ trương và chính sách kinh tế vĩ mơ, cịn các doanh nghiệp thì có vai trò
quyết định việc thực thi phương hướng, nhiệm vụ chuyển dịch.
Một nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau. Do đó, 1 quốc
gia muốn phát triển và đạt được tốc độ tăng trưởng cao phải có 1 cơ cấu ngành hợp
lý. Chính vì vậy, việc đầu tư vào chuyển dịch cơ cấu ngành, tạo sức bật cho nền

kinh tế đóng 1 vai trị hết sức quan trọng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở
những khía cạnh sau:
 Thứ 1: Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các
ngành: Đây là 1 hệ quả tất yếu của đầu tư. Đầu tư vào ngành nào càng nhiều
thì ngành đó càng có khả năng đóng góp lớn hơn vào GDP. Việc tập trung
đầu tư vào ngành nào phụ thuộc vào chính sách và chiến lược phát triển của
10


mỗi quốc gia. Thơng qua các chính sách và chiến lược, nhà nước có thể tăng
cường khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư đối với các ngành cho phù hợp với
từng giai đoạn phát triển. Dẫn đến sự tăng đầu tư vào 1 ngành sẽ kéo theo sự
tăng trưởng kinh tế của ngành đó và thúc đẩy sự phát triển của các ngành,
các khu vực có liên quan. Vì vậy sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế chung của
đất nước. Việc xác định nên tập trung đầu tư vào ngành nào có tính chất
quyết định sự phát triển của quốc gia. Nhưng kinh nghiệm của các nước trên
thế giới đã cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ
mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực cơng
nghiệp và dịch vụ. Do đó, để thực hiện được các mục tiêu đã định, Việt Nam
cũng không thể nằm ngồi sự phát triển.
 Thứ 2: Như đã nói ở trên, đầu tư đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành
trong cả nền kinh tế. Sự thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản
xuất trong từng ngành hay nói cách khác, sự phân hố cơ cấu sản xuất trong
mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu tư. Sự phân hố này cũng là
một tất yếu để phù hợp với sự phát triển của ngành. Trong từng ngành, đầu
tư lại hướng vào các ngành có điều kiện thuận lợi để phát triển, phát huy
được lợi thế của ngành đó và làm điểm tựa cho các ngành khác cùng phát
triển.
 Thứ 3: Nhờ có đầu tư mà quy mơ, năng lực sản xuất của các ngành cũng
được tăng cường. Mọi việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua

sắm máy móc ….Suy cho cùng đều cần đến vốn, 1 ngành muốn tiêu thụ
rộng rãi sản phẩm của mình thì phải ln đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, nghiên cứu chế tạo các chức năng,
cơng dụng mới cho sản phẩm. Do đó việc đầu tư để nâng cao hàm lượng
khoa học công nghệ trong sản phẩm là 1 điều kiện không thể thiếu được nếu

11


muốn sản phẩm đứng vững trên thị trường, nhờ vậy mà nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.
2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ
a) Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế của một số vùng- lãnh thổ
Một số vùng – lãnh thổ khi có nguồn vốn đầu tư vào sẽ có thể có nhiều cơ hội để
sản xuất kinh doanh, tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế của mình. Tác động này của
đầu tư có thể xem xét trên 2 khía cạnh như sau:
 Thứ nhất là: Đầu tư giúp các vùng – lãnh thổ phát huy được tiềm năng, thế
mạnh kinh tế của vùng.
Với nhưng vị trí địa lý, đặc thù tự nhiên khác nhau mỗi vùng – lãnh thổ sẽ có
những thế mạnh kinh tế khác nhau, nhưng để phát triển kinh tế thì khơng chỉ dựa
vào những tài ngun vị trí địa lý sẵn có đó, mà phải có đủ điều kiện để khai thác
và sự dụng nó có hiệu quả. Điều này địi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư. Vì khi được
đầu tư thích đáng các vùng sẽ có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc
cơng nghệ hiện đại, xác định các phương hướng phát triển đúng đắn để tận dụng,
phát huy sức mạnh của vùng. Như một số vùng miền núi có địa hình đồi núi cao
( Sơn La – Hồ Bình ) trước khi được đầu tư vùng khơng có cơng trình nào lớn
mạnh thực sự, nhưng nhờ đầu tư khai thác thế mạnh sông núi của vùng nhà máy
thuỷ điện đã được xây dựng, góp phần làm phát triển nền kinh tế của vùng.
 Thứ hai là: Đầu tư góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp vào GDP của các
vùng – lãnh thổ được đầu tư.

Như phân tích trên đầu tư giúp các vùng tận dụng được thế mạnh của mình, tạo đà
cho sự phát triển kinh tế của vùng. Khi nền kinh tế phát triển hơn thì khả năng
đóng góp vào GDP cũng sẽ cao hơn so với trước kia.

12


Như vậy đầu tư tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, vùng nào có sự đầu
tư nhiều hơn sẽ có cơ hội phát triển kinh tế nhiều hơn, khả năng đóng góp vào
GDP của vùng tăng cao hơn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng cao hơn các
vùng – lãnh thổ ít được đầu tư khác.
b) Đầu tư tác động nâng cao đời sống của dân cư
Nguồn vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ góp phần
tạo cơng ăn việc làm cho người lao động. Nhờ có nguồn vốn đầu tư mà các vùng
mới có điều kiện để xây dựng các nhà máy, cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ của vùng.
Ngay khi những cơng trình của dự án đầu tư mới đang được xây dựng thì đã là cơ
hội tạo việc làm cho nhiều người dân của vùng, thu hút lao động nhàn rỗi của
vùng. Cho đến khi các cơ sở đó đi vào hoạt động cũng đã thu hút được nhiều lao
động trong vùng. Như hàng loạt các nhà máy đường, xi măng được đầu tư xây
dựng đã thu hút công nhân lao động trong vùng vào làm, giải quyết nhiều công ăn
việc làm cho khu vực đó.
Đầu tư giúp nâng cao thu nhập của dân cư, giúp xố đói giảm nghèo, người dân từ
chỗ bế tắc, thất nghiệp, sau khi có nguồn vốn đầu tư thu hút lao động, tạo việc làm,
người dân có thể có thu nhập cao hơn, ổn định cuộc sống, phát huy năng lực của
mình.
Có thể phân tích qua ví dụ cụ thể sau: ở huyện Thạch Thành – Thanh Hoá Trước
khi có nhà máy đường liên doanh Đài Loan – Việt Nam, người dân trồng mía chỉ
để bán lẻ hoặc bán với giá q rẻ, nhiều người dân khơng có việc làm. Nhưng sau
khi có nhà máy đường ở tại đó, người dân trồng mía có nơi tiêu thụ lại với giá cao


13


hơn, nên người dân đã có thu nhập cao hơn, nhiều người dân đã có việc làm, góp
phần nâng cao đời sống của mình.
c) Đầu tư góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế giữa các
vùng
Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm của đất
nước, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của những khu vực đó, và đến lượt mình
những vùng phát triển này lại làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát
triển. Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tư phát huy thế mạnh của mình, góp
phần lớn vào sự phát triển chung của cả đất nước, kéo con tàu kinh tế chung của
đất nước đi lên, khi đó các vùng kinh tế khác mới có điều kiện để phát triển.
Đầu tư cũng đã thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát triển, giảm
bớt sự chênh lệch kinh tế với các vùng khác. Các vùng kinh tế khó khăn khi nhận
được sự đầu tư, giúp họ có thể có đủ điều kiện để khai thác, phát huy tiềm năng
của họ, giải quyết những vướng mắc về tài chính, cơ sở hạ tầng cũng như phương
hướng phát triển,tạo đà cho nền kinh tế vùng, làm giảm bớt về sự chênh lệch với
nền kinh tế các vùng khác.
Qua những phân tích trên cho thấy , đầu tư có sự tác động quan trọng đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng - lãnh thổ, từng vùng có khả năng phát triển kinh
tế cao hơn, phát huy được thế mạnh của vùng, đời sống nhân dân trong vùng có
nhiều thay đổi, tuy nhiên trên thực tế mức độ đầu tư vào từng vùng là khác nhau,
điều đó làm cho nền kinh tế giữa các vùng vẫn ln có sự khác nhau, chênh lệch
nhau.

3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
a) Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào
GDP của các thành phần kinh tế
14



Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, trong những năm qua cơ cấu
thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và bước đầu
đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi FDI cũng ngày càng có những
đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đáng chú ý là trong khu
vực kinh tế trong nước (bao gồm các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân,
cá thể và kinh tế hồn hợp). Cơ cấu của các thành phần đã có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và giảm tỷ trọng của
kinh tế nhà nước phù hợp với chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế
nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
b) Tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồn vốn đầu tư
Nền kinh tế bao cấp đã chỉ rõ những nhược điểm của mình với 2 thành phần kinh
tế và nguồn vốn chỉ do ngân sách cấp, do đó khơng mang lại hiệu quả cao. Nhưng
từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường thì nền kinh tế khơng chỉ tồn tại 2
thành phần như trước đây là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà đã xuất hiện
thêm các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với sự xuất hiện này là sự đa dạng về nguồn vốn đầu
tư do các thành phần kinh tế mới mang lại. Các thành phần kinh tế mới đã bổ sung
một lượng vốn không nhỏ vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo nên một nguồn
lực mạnh mẽ hơn trước để phát triển kinh tế. Việc có thêm các thành phần kinh tế
đã huy động và tận dụng được các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn,
khuyến khích được mọi cá nhân tham gia đầu tư làm kinh tế.
Vốn đầu tư của họ có thể đến được những nơi, những lĩnh vực mà nhà nước chưa
đầu tư đến hoặc khơng có đủ vốn để đầu tư. Chính vì vậy, việc đa dạng hố nguồn
vốn là một yếu tố khơng thể thiếu được trong đầu tư phát triển.

15



IV, LIÊN HỆ VIỆT NAM
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam :
- Những năm đầu sau giải phóng nền kinh tế vận hành theo cơ chế bao cấp nên
khơng rõ ràng. Vào thời điểm đó, nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền
sản xuất.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 1986. Nguồn: Tổng cục Thống kê
-Với mục tiêu về cơ cấu kinh tế được đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã
hội Việt Nam 2001-2010 là đến năm 2010 nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16%,
cơng nghiệp 41%, cịn dịch vụ là 43% thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
Nam sẽ là 52o2’/năm. Còn với mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại với cơ cấu kinh tế giả định tỷ trọng
16


nông nghiệp là 5%, công nghiệp 15% và dịch vụ là 80% thì tốc độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Việt Nam phải đạt mức trung bình ít nhất là 44 o5’/năm. Tốc độ này
địi hỏi có quy hoạch phát triển ngành hiện đại và đầu tư vào những ngành cơng
nghệ cao hơn là những ngành mang nặng tính truyền thống.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2016. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
- Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH phải theo định hướng dẫn đến phát
triển bền vững khơng chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục
tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là vì mục tiêu phát triển bền vững, trong
đó có một cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu là bảo vệ môi
trường. Từ đó cho thấy, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cho đến các doanh nghiệp,
các địa phương, cơ sở… cần phải hết sức chú ý thực hiện tốt vấn đề này, tránh tình
17



trạng vì lợi nhuận kinh tế trước mắt dẫn đến phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh
thái tự nhiên như vừa qua và hiện nay công luận vẫn đang tiếp tục lên án về khơng
ít các trường hợp doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ môi
trường.

Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành Cơng nghiệp và Dịch vụ chiếm
khoảng 90% tăng trưởng toàn ngành kinh tế( khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy
sản đóng góp 8,7%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng: 48,6%; khu vực dịch
vụ: 42,7%), cao hơn giai đoạn 2006-2010. Năm 2016, ngành Dịch vụ đóng góp

18


gần 50% vào tăng trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010
với mức đóng góp 40%.
2.Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế:
Khi việc thu hút đầu tư thành công hơn, nguồn vốn trở nên phong phú, đa dạng và
dồi dào hơn kết hợp với các chính sách nhìn nhận, đánh giá, hoạch định con đường
phát triển cho đất nước thì cơ cấu đầu tư cũng thay đổi theo hướng phù hợp hơn
dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáng kể của Việt Nam.
a) Cơ cấu kinh tế ngành:
- Theo Báo cáo Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018 của Tổng cục
Thống kê, trong năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích
cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Cụ thể, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; Khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 34,28%; Khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm chiếm 9,98%.
- Tổng cục Thống kê dự báo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế khơng chỉ diễn ra giữa các

ngành kinh tế mà cịn có xu hướng chuyển đổi tích cực trong nội bộ ngành sẽ góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và chất lượng trong thời gian tới.
 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 7
năm qua. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ loại cây có
giá trị thấp sang loại cây có giá trị cao (giống lúa mới chất lượng cao đang dần
thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mơ hình theo tiêu chuẩn VietGap cho
giá trị kinh tế cao. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm nay giảm
nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu
tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017); nuôi trồng thủy sản tập trung chuyển
sang các loài trọng điểm dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu (nuôi tôm

19


nước lợ) từ đó nâng cao giá trị sản xuất gấp 2,3 lần, trong đó riêng chuyển đổi 1
ha đất canh tác lúa sang nuôi tôm nước lợ sẽ nâng cao giá trị gấp khoảng 5 lần

Bảng 1. Cơ cấu đầu tư theo ngành giai đoạn 2012-2018 (Đơn vị tính:%)
2012
Tổng vốn đầu tư 100

2013
100

2014
100

2015
100


2016
100

2018
100

tồn xã hội
Nơng Lâm Ngư 24,6

23,24

23,03

22,54

21,81

20,70

Cơng nghiệp – 36,7

38,13

38,49

39,47

40,21

40,8


3
38,6

38,63

38,48

37,99

37,98

38,5

nghiệp

Xây dựng
Dịch vụ

4

2

20


Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp là hình ảnh thường thấy tại nhiều đồng
ruộng của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây - Nguồn: vinhphuc.gov.vn

Cà Mau là vựa tôm lớn nhất vùng ĐBSCL.

 Lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có
giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn (công nghiệp chế biến, chế tạo,..) sẽ
tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng năm 2019 với sự hỗ trợ tích cực
của khu vực doanh nghiệp FDI, đặc biệt là từ các tập đoàn kinh tế lớn, có chuỗi
giá trị tồn cầu như Samsung, LG, Fomosa, Toyota…
 Dịch vụ: tăng 7,03%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012-2016, trong đó
các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăngtrưởng GDP như
bán bn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và
ăn uống; vận tải, kho bãi... đều đạt mức tăng trưởng khá. Hoạt động thương mại
dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 đạt 4.395,7 nghìn tỷ
đồng, tăng 11,7% so với năm 2017.

21


b) Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ:
 hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng
Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế
trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
 Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các
khu cơng nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, ni trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất
hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Điều này
tạo thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về
xuất khẩu.
Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế (Đơn vị tính:%)
Trung du và miền


2003 - 2007
7

2007 - 2011
7,1

2012 - 2016
7,05

núi phía Bắc
Đồng bằng Bắc

28,3

27,7

28

Bộ
Tây Ngun
Đơng Nam Bộ
Bắc Trung Bộ và

16,4
4,1
31,3

17,4
4

30,6

16,9
4,05
30,95

12,9

13,2

13,05

Duyên hải miền
Trung
Đồng bằng sông
Cửu Long
- Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ là chuyển dịch đầu tư theo khơng gian, thể hiện
tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của các
vùng kinh tế
22


- Cơ cấu đầu tư của các vùng kinh tế đang dịch chuyển theo hướng ngày càng hợp
lý hơn với chiều hướng phát triển kinh tế cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay
của nước ta, phù hợp với yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi
thế sẵn có của vùng, đồng thời đảm bảo hỗ trợ sự phát triển chung của các vùng
kinh tế khác.
- Sự dịch chuyển diễn ra ngày càng cân đối hơn giữa các vùng kinh tế.
- Theo thống kê những năm gần đây, ba vùng kinh tế trọng điểm đóng góp tới gần
50% GDP của nền kinh tế, thu hút phần lớn lượng vốn đầu tư, lao động và các

nguồn lực khác của nền kinh tế.
- Tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm lại hình thành nên các tam giác phát triển kinh tế
liên kết, hỗ trợ nhau phát triển thúc đẩy nhanh sự phát triển của vùng.
- Cụ thể:
+ Vùng KTTĐ phía Bắc: Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh
+ Vùng KTTĐ phía Trung: Liên Chiểu – Đà Nẵng – Dung Quất
+ Vùng KTTĐ phía Nam: TP HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu
-Sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các vùng cũng gây ra nhiều khó khăn lớn,
gây mất cân đối trong sự phát triển giữa các vùng kinh tế, gia tăng khoảng cách
phát triển giữa các vùng.
Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây, với các chủ trương được thông qua
tại các kỳ Đại hội Đảng, nguồn vốn đầu tư đã có sự dịch chuyển sang các vùng
trước đây kém phát triển hơn nhằm khai thác những thế mạnh vốn có của các vùng
này, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

23


c) Cơ cấu về thành phần kinh tế:
Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động
trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Từ những định hướng đó,
khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường,
nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả,
tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng giữ vững vai trị chủ
đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà
nước.
Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011- sơ bộ
2018


Với chủ trương giữ vững vai trò kinh tế Nhà nước, gia tăng đóng góp của kinh tế
ngồi nhà nước thì cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế cũng có những biến
chuyển theo xu hướng này.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư vào thành phần kinh tế nhà nước tăng đều từ 2011 - 2014 sau
đó giảm dần từ 2015 - 2018
24


+ Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư vào thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng
đáng kể từ 38,5% năm 2011 lên đến 43,3% năm 2018, điều này chứng tỏ kinh tế
ngoài nhà nước đang ngày càng được chú trọng.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khá ổn định, dao động trong
khoảng 21-24% trong giai đoạn 8 năm gần đây.
Không chỉ vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghệ hóa, hiện đại hóa
gắn với q trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với q
trình đơ thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đơ thị, trung tâm kinh
tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã
hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q
trình phân cơng lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa
triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn hiện nay, đồng thời là hệ
quả tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ hóa,
hiện đại hóa

Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2016;
2. Các báo cáo của Quốc hội và Chính phủ về những vấn đề liên quan đã công
bố trên báo Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng khác từ năm

3.

/>fbclid=IwAR0BkuPSEX3eu2Of9d2otcKRd65IZBuUA8AXq75Xa2FdFEZd
F4qg6UonB0w 2006 đến nay.

25


26



×