Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

luận văn thạc sỹ CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế NÔNG NGHIỆP HUYỆN lâm hà (TỈNH lâm ĐỒNG) THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.33 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Chí Tuấn

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP HUYỆN LÂM HÀ (TỈNH LÂM
ĐỒNG): THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Chí Tuấn

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP HUYỆN LÂM HÀ (TỈNH LÂM
ĐỒNG): THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
Chuyên ngành: Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên)
Mã số: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012




MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................... 6
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU.................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ........................................... 2
MỞ ĐẦU.................................................................................... 3
1.Tính cấp thiết của đề tài....................................................................... 3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................4
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài.....................................................................5
5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu.......................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................... 8
7. Cấu trúc của đề tài............................................................................... 8

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP........9
1.1. Các khái niệm....................................................................................9
1.1.1. Cơ cấu kinh tế...................................................................................... 9
1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp................................................................ 12
1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................ 13
1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp............................................ 14

1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................................15
1.2.1 Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử nhất định......................................... 15
1.2.2 Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính khách quan............................16
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một q trình và ln vận
động............................................................................................................. 16


1.3. Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...................... 18
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.............................................................................................19
1.4.1 Nhóm nhân tố tự nhiên....................................................................... 19
1.4.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội............................................................. 20


1.5. Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một số nước
trên thế giới và Việt Nam.......................................................................22
1.5.1. Trung Quốc........................................................................................ 23
1.5.2 Hàn Quốc............................................................................................ 24
1.5.3. Thái Lan............................................................................................. 25
1.5.4 Ở Việt Nam......................................................................................... 26

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM
ĐỒNG....................................................................................... 33
2.1 Khái quát huyện Lâm Hà................................................................33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................... 33
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 34

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Lâm Hà............................................................................35
2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................... 35
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 41

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng.........................................................................46
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành...................46
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế.....63

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ.............65

2.3. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.................................................... 76
2.3.1 Những kết quả đạt được...................................................................... 76
2.3.2. Những tồn tại yếu kém – nguyên nhân.............................................. 78

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN LÂM HÀ TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG
THỜI GIAN TỚI.....................................................................85
3.1 Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng.......85
3.1.1 Mục tiêu.............................................................................................. 85
3.1.2 Những định hướng và nhiệm vụ chủ yếu............................................. 86


3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện
Lâm Hà....................................................................................................88
3.2.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lâm Hà
88
3.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới
92

3.3. Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của huyện Lâm Hà trong thời gian đến năm 2020...............102
3.3.1. Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập
trung chuyên môn hoá................................................................................ 102
3.3.2. Giải pháp về thị trường.................................................................... 104
3.3.3. Giải pháp về vốn.............................................................................. 105
3.3.4. Giải pháp về ruộng đất..................................................................... 107

3.3.5. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.....................107
3.3.6. Giải pháp đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở, công nghiệp chế
biến phục vụ sản xuất nông nghiệp............................................................ 108
3.3.7. Giải pháp ổn định đời sống và chính sách định canh định cư với đồng
bào dân tộc................................................................................................. 109
3.3.8. Giải pháp về lao động...................................................................... 110
3.3.9 Đẩy mạnh khuyến nông.................................................................... 111
3.3.10. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.......112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................119


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế .......................................................

43

Bảng 2.2: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm – thủy sản huyện Lâm Hà
thời kì 2000 – 2010.......................................................................................................... 45
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà ............................ 48
Bảng 2.4: Cơ cấu diện tích gieo trồng huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010 ..................

50

Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ......................................................... 52
Bảng 2.6: Cơ cấu diện tích cây lương thực thời kì 2000 - 2010 ....................................


53

Bảng 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất lương thực thời kì 2000 - 2010 .................................

53

Bảng 2.8: Diện tích cây cơng nghiệp huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010 ....................

54

Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp huyện Lâm Hà thời kì 2000 –
2010 ............................................................................................................................... 55
Bảng 2.10: Số lượng vật ni chính huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010 ...................... 56
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất chăn nuôi huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010 ....................

57

Bảng 2.12: Giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010 ................

59

Bảng 2.13: Sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản thời kì 2000 – 2010 ............... 60
Bảng 2.14: Giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế huyện Lâm Hà...................... 60
Bảng 2.15: Diện tích và sản lượng lương thực có hạt phân theo khu vực huyện Lâm
Hà ...................................................................................................................................

63

Bảng 2.16: Cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực có hạt huyện Lâm Hà phân

theo khu vực lãnh thổ ......................................................................................................

63

Bảng 2.17: Số lượng gia súc phân theo khu vực huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010 .. 68
Bảng 2.18: Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản phân theo khu vực huyện Lâm
Hà thời kì 2000 – 2010 .................................................................................................... 70
Bảng 3.1: Dự kiến phát triển trồng trọt năm 2020 ..........................................................

93

Bảng 3.2: Dự kiến phát triển chăn nuôi, thủy sản năm 2020 ..........................................

96


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
Hình 1: Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời
kì 2000 – 2010.............................................................................................................................................. 27
Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Lâm Hà năm 2010............................................................. 35
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010............................. 45
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện diện tích cây trồng huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010.........51
Hình 2.4: Diện tích cây cơng nghiệp lâu năm huyện Lâm Hà phân theo khu vực thời
kì 2000 – 2010.............................................................................................................................................. 64
Hình 2.5: Diện tích chè và cà phê phân theo xã năm 2010......................................................... 66
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện diện tích mặt nước ni trồng thủy sản phân theo khu
vực huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010............................................................................................. 71
Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo khu vực huyện Lâm
Hà năm 2000 – 2010.................................................................................................................................. 72
Hình 3.1: Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2020............90

Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất huyện Lâm Hà năm 2020............................................................. 93
Hình 3.3: Số lượng vật ni huyện Lâm Hà thời kì 2000 2 – 2020......................................... 95
Hình: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng....................................... 30
Hình: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Lâm Hà năm 2010............................................... 34
Hình: Bản đồ nơng nghiệp huyện Lâm Hà năm 2010................................................................... 47
Hình: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lâm Hà năm 2020............................................... 93


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại
sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội. Nông nghiệp cũng là thị trường rộng lớn
của nền kinh tế, tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nơng nghịêp đóng vai trị to lớn trong
sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo
sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền
tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, 70% dân số sống ở
nông thôn và 48,2% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chỉ chiếm
20,6% GDP của cả nước (số liệu 2010 – Tổng cục thống kê), năng suất khai thác
ruộng đất và năng suất lao động cịn thấp. Do đó, nâng cao hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp cũng như thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng đối với nước ta, đặc biệt trong thời kì hậu gia nhập WTO hiện
nay.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lí, qua
đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, thúc đẩy nền nơng nghiệp phát triển. Do đó,
thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước
cũng như với từng địa phương là rất cần thiết.
Lâm Hà là một huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng với ngành nơng nghiệp đóng
vai trị cơ bản. Đời sống của nơng dân cịn khó khăn, thu nhập thấp, tỉ lệ hộ nghèo

còn cao. Trong những năm gần đây, huyện Lâm Hà đã chú trọng phát triển và
chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, nhưng sự chuyển dịch cịn chậm và chưa thật hợp
lí, hiệu quả chưa cao. Hiện nay, trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao, tình trạng độc
canh cây công nghiệp, phát triển manh mún, tự phát vẫn tồn tại trong khi đó nhiều
tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này
địi hỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện
Lâm Hà một cách hợp lí.


Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng): thực trạng và định
hướng” làm luận án tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đúc kết cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh
nghiệm phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và một số nước.
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lâm Hà.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hố cơ sở lí luận và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp. Từ đó rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lâm Hà.
- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp huyện Lâm Hà.
- Khảo sát, thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lâm Hà.
- Đánh giá thành tựu và hạn chế CDCC KTNN huyện Lâm Hà, từ đó đưa ra
định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp

hợp lí.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện Lâm Hà.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện Lâm Hà. từ năm 2000 đến năm 2010.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu CDCCKTNN huyện Lâm Hà và
CDCCKTNN ở các xã.


4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho tới nay có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT trong đó
có đề cập tới CCKT và CDCCKTNN. Có thể kể ra các cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu sau đây:
- Nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT, lao động trong xu hướng hội nhập quốc
tế của PGS.TS Phạm Quý Thọ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội
nhập quốc tế”(2006), Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ : “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” (1999).
- Trong:“Bàn về phát triển kinh tế” (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang) của
tác giả PGS.TS Ngơ Dỗn Vịnh bàn về vấn đề lí luận và thực tiễn cơ cấu của nền
kinh tế Việt Nam như cơ cấu của nền kinh tế, phân tích và đánh giá CCKT và
CDCCKT.
- Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung Ương, “Kinh tế Việt Nam 2005”, các tác
giả có những phân tích, đánh giá nền kinh tế và CDCCKTNN theo các khía cạnh
ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế năm 2005.
- Phân tích các khái niệm CCKT, CDCCKT, thực trạng và phương hướng CDCCKT
NN của các địa phương cụ thể có các cơng trình nghiên cứu như: Trương Thị Minh

Sâm, “CDCCKT nông nghiệp vùng nông thơn ngoại thành thành phố Hồ Chí

Minh” (2002); Lê Quốc Sử, “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh
tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá từ thế kỉ XX
tới Thế kỉ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” (2001)…
Ngoài ra, cịn có khá nhiều tổng luận phân tích, khảo luận, bài viết tại các hội
thảo khoa học có liên quan đến các khía cạnh khác nhau đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp và nhìn chung các nghiên cứu này tập trung phản ánh các nội
dung chủ yếu sau:
- Làm rõ những vấn đề lí luận về cơ cấu kinh tế nơng nghiệp; tính tất yếu khách
quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.


- Vai trò và nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trong q trình
chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp thành nền nơng
nghiệp hàng hóa sản xuất lớn.
- Trình bày về các nhân tố chủ quan và khách quan tác động trực tiếp và gián
tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp. Trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến vai trò và xu hướng tác động của khoa học và cơng nghệ cũng như của
q trình tồn cầu hóa và khu vực hóa.
- Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta và kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những xu hướng mang tính quy
luật, những nội dung có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn tại thời điểm nghiên cứu; xác định phương hướng và giải pháp nhằm thúc
đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cả nước hay một vùng, một
địa phương.
Ở huyện Lâm Hà thì chưa có đề tài khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống
về vấn đề cơ cấu và CDCCKTNN.

5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm
5.1.1. Quan điểm hệ thống

CCKT NN chính là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng bậc, bản thân nó là
sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời lại là bộ phận của hệ thống
lớn hơn. CCKT NN có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm
cả môi trường tự nhiên và môi trường KT - XH.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Cơ cấu lãnh thổ kinh tế NN Lâm Hà được coi như một thể tổng hợp tương đối
hồn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, KT - XH có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động chi phối lẫn nhau tạo nên một lãnh thổ NN riêng biệt. Ngoài ra, ngay trong
chính địa bàn huyện Lâm Hà, sản xuất nơng nghiệp cịn có sự phân hóa rõ nét theo
từng địa bàn xã, cụm xã.
5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh


Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào trong nghiên cứu đề tài, để thấy được
nguồn gốc phát sinh, quá trình diễn biến của các yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn,
trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Sự phát triển kinh tế không những chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong hiện tại mà
cịn khơng làm tổn hại đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Vì thế, yêu cầu
phát triển bền vững là một yêu cầu tất yếu thể hiện không những về hiệu quả kinh tế
- xã hội mà còn cho thấy sự tăng trưởng và phát triển gắn với bảo vệ môi trường.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tư liệu từ các nguồn khác nhau, trong
đó chủ yếu là nguồn số liệu từ Niên giám Thống kê của địa phương, từ báo cáo
thường niên của Phịng Nơng nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành các phương
pháp nghiên cứu trong phịng, xử lí số liệu để có được hệ thống các số liệu có đủ độ
tin cậy phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Thực trạng cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của huyện qua phân tích các mối quan hệ

về không gian và thời gian, về các ngành và các lĩnh vực kinh tế. Đề tài chú ý các
mối quan hệ tự nhiên và nhân văn, mối quan hệ hình thức và bản chất.
5.2.3. Phương pháp thống kê tốn học
Trên cơ sở số liệu đã thu thập được từ các nguồn, tác giả sử dụng phương pháp
thống kê như một cơng cụ tính tốn sự tăng trưởng và phân tích sự CNCCKTNN.
5.2.4. Phương pháp bản đồ
Q trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng bản đồ như một phương tiện phản
ánh các kết quả nghiên cứu về các hiện tượng KT - XH của nông nghiệp nông thôn
Lâm Hà.
5.2.5. Phương pháp thực địa
Giúp ta đánh giá, xác định lại một cách đầy đủ, chính xác tài liệu đã có, nhằm
tránh những kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tế..


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở khoa học của sự chuyển dịch
CCKTNN dưới góc độ địa lí.
- Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự chuyển dịch CCKTNN huyện
Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN huyện Lâm Hà giai đoạn 2000 – 2010.
- Tìm hiểu định hướng từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả
chuyển dịch CCKTNN huyện Lâm Hà thời kì 2011 – 2020.

7. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày qua
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Các định hướng và những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp của huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đến năm 2020.


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Các khái niệm
Để hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế, trước hết cần làm rõ khái niệm cơ cấu. Theo
quan điểm triết học duy vật biện chứng, “cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách
thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan
hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện
chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện
tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật. hiện tượng”. Như vậy, có thể
thấy có nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống.

1.1.1. Cơ cấu kinh tế
“Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh
tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về
số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể,
chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định”. Cơ cấu kinh tế là tổng thể
các bộ phận hợp thành của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó
trong q trình tái sản xuất xã hội.
Một cách tiếp cận khác cho rằng:
“ Cơ cấu kinh tế là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động lẫn nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định và
trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nó thể hiện đầy đủ cả hai mặt định
tính và định lượng, cả hai mặt chất lượng và số lượng, phù hợp với mục tiêu xác
định của nền kinh tế”.
Như vậy, về mặt bản chất cơ cấu kinh tế biểu hiện trên các mặt:
- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một quốc
gia.

- Số lượng và tỉ trọng của các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống
kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.


- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố… hướng
vào các mục tiêu đã xác định.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế thể hiện 3 khía cạnh:
- Tính khách quan của cơ cấu kinh tế: Một cơ cấu kinh tế hợp lí là một cơ cấu
kinh tế phù hợp với quy luật vận động khách quan của nền kinh tế quốc dân.
- Tính lịch sử cụ thể về thời gian, không gian và điều kiện kinh tế xã hội: Mỗi
quốc gia, mỗi vùng miền, địa phương khác nhau thì cơ cấu kinh tế khác nhau. Việc
xây dựng cơ cấu kinh tế phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,
vùng miền, địa phương trong một thời kì nhất định.
- Tính có mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển nhất định: Mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, vùng miền, địa phương trong từng giai đoạn quyết
định hình thành cơ cấu kinh tế trong thời kì đó. Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý
nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của
nền kinh tế, phản ánh số lượng và chất lượng của các phần tử hợp thành trong mối
liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên hệ thống kinh tế vận động và phát triển khơng
ngừng. Cơ cấu kinh tế biểu hiện hình thức của nó thơng qua tỉ trọng của các phần tử
tạo nên cơ cấu và biểu hiện qua nội dung, các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa
các phần tử hợp thành. Chính quan hệ này sẽ chi phối sự phát triển hài hòa, nhịp
nhàng của tất cả các phần tử tạo nên cơ cấu. Và cuối cùng là đem lại kết quả và hiệu
quả cho nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế thường có ba phương diện hợp thành. Đó là:
-

Cơ cấu ngành kinh tế

-


Cơ cấu thành phần kinh tế

-

Cơ cấu lãnh thổ

Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành hợp thành tương quan tỉ lệ , biểu
hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế
phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
giữa của quốc gia.


Cho đến nay, về cơ bản thế giới có hai hệ thống phân ngành kinh tế. Đó là Hệ
thống sản xuất vật chất (Material Production System – MPS) – được áp dụng với
nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung hóa và Hệ thống tài khoản quốc gia (System of
National Accounts – SNA) – được áp dụng với nền kinh tế thị trường.
Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế được phân thành 3 khu vực:
+ Khu vực I là nhóm ngành nơng lâm thủy sản.
+ Khu vực II là nhóm ngành cơng nghiệp, xây dựng.
+ Khu vực III là nhóm ngành dịch vụ.
Trong mỗi khu vực lại phân chia thành các ngành kinh tế cấp 1, dưới ngành cấp
1 lại phân cấp thành cấp 2, cấp 3, cấp 4 … Sự phân chia các ngành như trên khơng
phải là cách duy nhất mà có sự khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, trình độ phát
triển của nền kinh tế và cơ chế quản lí của mỗi nước nhưng có một điểm chung là
thơng qua q trình vận động và mối liên hệ giữa các ngành, có thể tìm được cách
duy trì một cơ cấu hợp lí và có thể lựa chọn những lịnh vực cần ưu tiên đầu tư các
nguồn lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển hiệu quả.
Đối với nước ta, theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ngày 22/1/2007 của Thủ
Tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nền kinh tế nước ta

được chia thành 21 ngành kinh tế cấp 1, 88 ngành kinh tế cấp 2, 242 ngành kinh tế
cấp 3, 437 ngành kinh tế cấp 4 và 642 ngành kinh tế cấp 5.
Cơ cấu thành phần kinh tế gắn liền với hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và
xu hướng chung là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, các hình thức sở hữu
ngày càng đa dạng. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế.
tuy nhiên, ngày nay giữa các hình thức sở hữu có sự đan xem lẫn nhau, tùy thuộc
vào sự phát triển của các nền kinh tế, dẫn đến sự phân chia nền kinh tế theo các
thành phần kinh tế ngày càng phức tạp. Từ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế
trong quá trình vận động người ta có thể thấy được xu hướng phát triển và vai trò
của từng thành phần kinh tế để từ đó có thể đưa ra các giải pháp tác động phù hợp
với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế.


Cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt khơng gian địa
lí. Thực chất của việc phân chia này là để làm cơ sở cho hoạch định chiến lược, xây
dựng kế hoạch phát triển, thực thi chính sách sát thực và phù hợp với đặc điểm của
từng vùng nhằm đạt hiệu quả cao trên từng vùng và tồn lãnh thổ.
Tùy theo mục đích quản lí mà có thể phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành
các vùng với những đặc trưng về mặt kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp, việc
phân chia lãnh thổ thành các vùng sinh thái khác nhau mang ý nghĩa hết sức quan
trọng vì đó là cơ sở để xác lập được cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lí, cho phép
khai thác có hiệu quả các thế mạnh của lãnh thổ từ đó xây dựng vùng sản xuất với
quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố
kinh tế - xã hội ở từng vùng trong từng thời gian và khả năng tổ chức sản xuất, quản
lí kinh tế, trên cơ sở đó khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên, đất đai,
sức lao động, tư liệu sản xuất, tạo ra sự phát triển trên mọi vùng đất nước.


1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống cơ cấu kinh tế quốc
dân, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế quốc dân, nhưng nó cũng mang tính độc lập
tương đối. Vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
là tổng thể các mối quan hệ theo tỉ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định
của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng
thời gian và khơng gian nhất định.
Q trình hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với các
hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng khơng thể tách rời với q trình hình thành
và biến đổi của cơ cấu nền kinh tế. Do đó, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp vừa có đặc
điểm chung, vừa có đặc điểm riêng so với cơ cấu nền kinh tế.


1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội là quá trình biến đổi diễn ra trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế - xã hội nhưng trước hết là sự gia tăng năng lực sản xuất và sự
chuyển dịch các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất của các ngành. Xu
hướng chung trong thực tế là khi thu nhập bình qn đầu người tăng lên thì tỉ trọng
sản phẩm nơng nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân sẽ giảm xuống, tỉ trọng sản
phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đến một trình độ nhất định thì tỉ trọng dịch
vụ sẽ tăng nhanh hơn so với cơng nghiệp. Để lí giải cho q trình này, có hai lí do
chính:
Từ cuối thế kỷ XIX, E. Engel đã nhận thấy rằng, khi thu nhập của các gia đình
tăng lên, tỉ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm sẽ giảm xuống và cho sản
phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, dẫn tới tỉ trọng của nông nghiệp trong tổng sản
phẩm quốc nội giảm xuống.
- I. Fisher (1867 - 1947) quan sát thấy, tiến bộ kĩ thuật có tác động đến thay đổi
phân bố lao động vào ba khu vực của nền kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân tăng
năng suất lao động. Kết quả là để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội, không
cần đến lượng lao động như cũ và tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm dần, có thể từ

80% đối với các nước chậm phát triển xuống 11 - 12% ở các nước công nghiệp phát
triển và có thể thấp hơn. Ở Mỹ, hiện chỉ có khoảng 3% lực lượng lao động làm việc
trong khu vực nơng nghiệp.
Ngồi ra hai lí do nêu trên, cịn có một lí do khác cũng làm cho tỉ trọng nông
nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm sút, đó là các lợi thế tương đối trong
nơng nghiệp, nhất là đất đai và lao động ở các quốc gia phát triển mất dần so với
các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là
quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ lạc hậu, mang tính chất tự cấp, tự túc bước vào
chun mơn hóa hợp lí, trang bị kĩ thuật, cơng nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng
suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế . Quá trình chuyển
dịch này diễn ra bắt đầu từ nội bộ của từng ngành theo những xu hướng nhất định


và trong nơng nghiệp, q trình chuyển dịch cơ cấu các ngành ở hầu hết các quốc
gia thường diễn ra theo xu hướng có tính quy luật như sau:
- Trong dài hạn, cầu nông sản chịu tác động mạnh bởi thu nhập của dân cư theo
hướng: khi mức thu nhập thấp, cầu về các nông sản thông thường lớn hơn và khi
thu nhập tăng lên, cầu về các nông sản có chất lượng cao tăng lên.
- Một nghiên cứu khác cho rằng, thịt, trứng. sữa và thủy sản là loại thực phẩm
có nguồn gốc động vật. Mức độ tiêu dùng các loại thực phẩm này có quan hệ trực
tiếp đến bồi bổ sức khỏe và phát triển trí tuệ nhân loại, vì thế hầu hết các nước đều
quan tâm đến đầu tư phát triển chăn nuôi và nghề cá.

1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.4.1 Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là q trình chuyển dịch các nguồn lực
trong nông nghiệp nhằm gia tăng sản lượng các ngành, trong đó các ngành có năng
suất lao động cao hơn sẽ có tỉ trọng tăng và xu hướng chung đối với sản xuất nông
nghiệp của hầu hết các nước là tỉ trọng giá trị sản lượng nông sản phi lương thực,

nhất là các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng khi thu nhập của dân cư
tăng lên. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là chuyển dịch cả cơ cấu ngành, cơ cấu
thành phần kinh tế và cơ cấu vùng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành
và nhóm ngành trong nội bộ ngành nơng nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp hiện nay là đang hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất thâm
canh, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có
giá trị.
- Trong ngành trồng trọt, xu hướng độc canh cây lương thực giảm dần, thay vào
đó là trồng các nhóm cây trồng khác cho năng suất cao và có giá trị hàng hóa lớn
hơn.


- Trong ngành chăn ni cũng đang có sự thay đổi về cơ cấu. Những vật ni có
giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với nhu cầu của thị trường được chú trọng phát
triển.
1.1.4.2 Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
Q trình chuyển dịch CCKTNN có ý nghĩa rất to lớn đối với mỗi quốc gia và
cả các địa phương:
- Chuyển dịch CCKTNN hợp lí sẽ phát huy được vai trị của nơng nghiệp đối với
việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu và lao động cho công
nghiệp, nguồn hàng xuất khẩu, thị trường cho công nghiệp.
- Chuyển dịch CCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa lớn sẽ tạo điều kiện để phát
triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, cân
đối sản xuất và nhập khẩu, thu nhiều ngoại tệ để đổi mới công nghệ, tăng cường đầu
tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Chuyển dịch CCKTNN sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực nhằm
khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, tăng tích lũy trong nhân dân, góp
phần hình thành nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển đất nước.
- Chuyển dịch CCKTNN góp phần thay đổi cơ cấu lao động, sử dụng hiệu quả tài

nguyên phát triển các ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân
dân, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
1.2.1 Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử nhất định
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phản ánh tính quy luật chung của q trình phát
triển kinh tế - xã hội và sự biểu hiện của nó trong những không gian, thời gian là
khác nhau. Thứ nhất, lịch sử phát triển nông nghiệp ở mỗi nước là khác nhau. Mặt
khác, xã hội lồi người khơng ngừng phát triển, phân công lao động ngày càng cao,
sự phát triển kinh tế thế giới diễn ra với tốc độ nhanh. Tất yếu, các nước phải xác
định một cơ cấu kinh tế riêng phù hợp với xu thế chung.


Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo thời gian. Nếu như trong thời kì đầu phát triển,
kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo, thì ngày nay cơ cấu kinh tế thiên về công
nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn thay đổi theo thời gian và mang tính lãnh thổ rõ
rệt. CCKT của mỗi địa phương là khác nhau, tùy vào thời gian cũng như điều kiện
phát triển, chiến lược phát triển của mỗi vùng. Xuất phát từ đây, chuyển dịch cơ cấu
lãnh thổ theo hướng đảm bảo sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế, các
thành phần kinh tế phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi vùng ấy tạo điều
kiện khai thác triệt để thế mạnh vùng.

1.2.2 Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính khách quan
Trong mỗi ngành, mỗi vùng đều có cơ cấu kinh tế riêng thùy thao điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể. Trong phạm vi một quốc gia, cơ cấu kinh tế hợp lí
phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo phát triển bền vững. điều đó khẳng định
rằng: việc xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tôn trọng tính khách quan của nó
chứ khơng thể áp đặt một cách tùy tiện.
Để xác định cơ cấu kinh tế hiệu quả phải dựa trên những yếu tố khách quan –

phải căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội – chính trị ở trong
nước và chính sách đối ngoại của đất nước. Nhận thức rõ quy luật khách quan và
phân tích đánh giá những xu hướng phát triển khác nhau để tìm ra những phương án
thay đổi cơ cấu thích ứng nhất với các điều kiện cụ thể và đem lại hiệu quả nhất
định, con người có thể tác động góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình
thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lí và ngược lại.

1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một q trình và
ln vận động
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ
của một nền kinh tế theo một mục đích và phương hướng nhất định. CDCCKT phải
là một quá trình, phải tiến hành sao cho phù hợp với trình độ và hồn cảnh cụ thể
của địa phương.


Tuy nhiên, q trình này khơng phải là một q trình tự phát mà con người có
thể và nhất thiết phải tác động và thúc đẩy, thậm chí có những can thiệp nhàm thúc
đẩy quá trình này. Sự tác động của con người phải dựa trên cơ sở nhận thức quy luật
khách quan chủa chúng để tác động đúng mục tiêu đã vạch ra từ đó xác định thời
điểm tác động, biện pháp và đối tượng tác động để gây phản ứng dây chuyền tạo ra
bước phát triển mới cho nền kinh tế.
CCKTNN luôn luôn vận động và biến đổi. Q trình phát triển và biến đổi
CCKTNN ln gắn bó chặt chẽ với sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất
cũng như sự phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,
chuyên mơn hóa phân cơng lao động xã hội ngày càng cao, tất yếu sẽ dẫn đến cơ
cấu kinh tế ngày càng hồn thiện.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao sẽ kéo theo cơ cấu kinh
tế ngày một biến đổi hoàn thiện hơn. Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất. Một cơ cấu kinh tế mới ra đời tiến bộ hơn để phù hợp với sự biến đổi đó,
phản ánh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại.


Tuy nhiên, CCKT biến đổi với mức độ ít phức tạp hơn so với sự biến đổi của
các bộ phận mặc dù có sự biến đổi sự biến đổi theo thời gian và không gian của
các bộ phận CCKT sẽ kéo theo sự biến đổi CCKT chung. Nếu CCKT vẫn cịn
thích ứng, chưa gây ra những trở ngại cho sự phát triển của từng bộ phận và tổng
thể thì chưa địi hỏi phải xác định lại CCKT, bởi sự phát triển ổn định của nền kinh
tế cũng đòi hỏi một CCKT tương đối ổn định.
Sản xuất nơng nghiệp có nhựng đặc điểm riêng, được phân biệt với các ngành sản
xuất khác bởi đối tượng, cơng nghệ và sản phẩm của nó. Đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là cây trồng, vật nuôi gắn liền với các môi trường sinh thái. Đất đai, khí hậu vừa
là nguồn lực chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt. Do vậy, CDCCKTNN là một quá
trình đi từ đơn giản đến phức tạp, chịu sự chi phối rất lớn vào điều kiện tự nhiên hình
thành, tồn tại, biến đổi và phát triển. Quá trình hình thành và phát triển của cơ cấu kinh
tế nông nghiệp gắn liền với việc bố trí và chun mơn hóa sản xuất. Chun mơn hóa
trong nơng nghiệp là một tất yếu, tuy nhiên


không thể tiến hành một cách cao độ, triệt để như trong công nghiệp được mà cần
thiết phải kết hợp đa dạng hóa vì:
- Trong một vùng có nhiều loại đất với thành phần khác nhau, phù hợp với
những loại cây khác nhau, do vậy, kết hợp phát triển tổng hợp để sử dụng được các
tiềm năng đa dạng.
- Các ngành sản xuất trong nơng nghiệp có mối quan hệ hữu cơ làm điều kiện hỗ
trợ cho nhau vì vậy cần kết hợp chúng lại một cách hợp lí để đem lại hiệu quả cao
trong sản xuất nông nghiệp.
- Để khắc phục tính thời vụ trong nơng nghiệp và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực khác.
- Kinh doanh tổng hợp góp phần giải quyết nhu cầu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận
chuyển cho tồn xã hội.
- Hạn chế rủi ro sự biến động của thị trường và tự nhiên gây ra.


1.3. Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hợp thành bởi ba phương diện, đó là:
- Cơ cấu theo ngành
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu theo lãnh thổ
Do đó, chuyển dịch CCKTNN cũng diễn ra với sự chuyển dịch tương ứng:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp với xu hướng
chung là chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực lâm nghiệp và thủy sản.
Trong khu vực nông nghiệp lại có xu hướng chuyển dịch từ khu vực trồng trọt sang
khu vực chăn nuôi.
- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo thành phần kinh tế với xu hướng nổi bật
là chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực ngồi nhà nước và khu vực có
vốn đầu tư nước ngồi.
- Chuyển dịch CCKT nơng nghiệp theo lãnh thổ với sự thay đổi giá trị và tỉ
trọng đóng góp GDP của từng lãnh thổ riêng biệt trong cơ cấu kinh tế chung. Biểu


hiện rõ rệt nhất đó là sự hình thành các vùng, các khu vực chuyên canh trong nông
nghiệp.
Sự chuyển dịch CCKT trong ngành nông nghiệp đồng thời diễn ra cả 3 xu
hướng chuyển dịch trên. Tuy nhiên, theo từng thời kì khác nhau mà sự chuyển dịch
theo ngành, theo thành phần kinh tế hay theo lãnh thổ chiếm ưu thế. Tuy nhiên,
trong 3 xu hướng chuyển dịch trên thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
ngành là quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến những xu hướng
chuyển dịch còn lại.

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
1.4.1 Nhóm nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí: Trong sản xuất nơng nghiệp, cùng với khí hậu và thổ nhưỡng, vị trí
địa lí cũng là nhân tố quan trọng góp phần quy định sự có mặt của các hoạt động
nơng nghiệp. Vị trí địa lí thuận lợi sẽ tạo cho việc mở rộng giao lưu với các vùng
trong nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong việc huy
động vốn đầu tư từ bên ngồi.
- Khí hậu: Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, gió và các hiện
tượng thời tiết khác có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng vật
nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở
từng lãnh thổ. Mỗi loại cây trồng vật ni chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu
nhất định. ở vùng khí hậu có nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ thuận lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển cây trồng quanh năm. Các hiện tượng thời tiết xấu như bão, lũ lụt, hạn
hán … cũng gây khó khăn và làm thiệt hại đang kể cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất: Đất là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu và
khôngg thể thay thế, là cơ sở để tiến hành trồng trọt, chăn ni. Vốn đất, cơ cấu sử
dụng đất, độ phì, có nhiều loại đất với đặc tính khác nhau ,… đã ảnh hưởng đến quy
mô, vùng phân bố, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh tăng năng suất và
tổ chức sản xuất nông nghiệp.


×