Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(TIỂU LUẬN) bài tập NHÓM môn tài CHÍNH DOANH NGHIỆP đề tài PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------

BÀI TẬP NHĨM
MƠN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK)

GVHD: Hoàng Thọ Phú
SVTH: Nhóm

Tp Hồ Chí Minh, 15/05/2021
i


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

MSSV

1

Đinh Văn Tâm


K194091297

Tỷ lệ hoàn thành
(%)
100%

2

Nguyễn Thị Thảo

K184050602

100%

3

Nguyễn Thị Quỳnh Như

K194091291

100%

4

Võ Phương Thành Chí

K194091255

100%


5

Nguyễn Thị Thuỳ Linh

K184050580

100%

2|Page


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng


năm 2021

Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên)

3|Page


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH.........................4
1. Giới thiệu về Vietcombank:....................................................................4
1.1. Tổng quan về ngân hàng Vietcombank..........................................4
1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank.....................5
1.3. Sự phát triển của Vietcombank sau hơn 5 thập kỷ qua:.................7
2. Khái quát về lĩnh vực ngân hàng............................................................8
2.1. Ngân hàng là gì?............................................................................8
2.2. Hoạt động ngân hàng là gì?...........................................................8
2.3. Khái quát chung về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng
Việt Nam

…………………………………………………………………..10

CHƯƠNG II. TÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CỦA VIETCOMBANK13
1. Sơ lược về tình hình hoạt động của Vietcombank những năm gần đây.13
2. Tìm hiểu về ROE..................................................................................15
2.1. Khái quát về ROE........................................................................15
2.2. Ý nghĩa của ROE.........................................................................15
2.3. Những lưu ý khác về chỉ số ROE................................................16
3. Tính ROE năm 2020 của Vietcombank.................................................17
4. Phân tích Dupont..................................................................................18

5. So sánh với các DN cùng ngành...........................................................21
CHƯƠNG III. KHUYẾN NGHỊ ĐỂ CẢI THIỆN ROE CỦA VIETCOMBANK
THỜI GIAN TỚI .................................................................................................. 23

4|Page


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH
1. Giới

thiệu về Vietcombank:

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Tên Tiếng Anh:
Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam ), cịn được gọi là
“Vietcombank”, là cơng ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính
theo vốn hóa.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và
chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối
(trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủ
lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 02/6/2008,
Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ
phần. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức
được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

1.1.

Tổng quan về ngân hàng Vietcombank



Loại hình : Doanh nghiệp cổ phần



Ngành nghề : Ngân hàng

5|Page




Thể loại : Tài chính



Thành lập : 01/04/1963



Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam



Nhân viên chủ chốt : Nghiêm Xuân Thành – chủ tịch hội đồng quản trị,
Phạm Quang Dũng – Tổng giám đốc



Sản phẩm : Dịch vụ tài chính




Website : www.vietcombank.com.vn

1.2.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank

1.2.1

Cá nhân

1.2.2



Tài khoản



Thẻ Tiết kiệm & đầu tư



Chuyển & Nhận tiền



Cho vay cá nhân


Doanh nghiệp


Dịch vụ thanh toán



Dịch vụ séc



Trả lương tự động



Thanh toán Billing



Dịch vụ bảo lãnh



Dịch vụ cho vay



Thuê mua tài chính




Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài



Kinh doanh ngoại tệ

6|Page


1.2.3

1.2.4

1.2.5

1.2.6

Định chế tài chính


Ngân hàng đại lý



Dịch vụ tài khoản



Mua bán ngoại tệ




Kinh doanh vốn



Tài trợ thương mại



Bao thanh toán

Ngân hàng điện tử


Ngân hàng trực tuyến



SMS Banking



Phone Banking



VCB-Money




VCB-eTourVCB-eTopup

Những công ty con của Ngân hàng Vietcombank


Cơng ty Chứng khốn Vietcombank



Cơng ty Cho th tài chính Vietcombank



Cơng ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank



Cơng ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông



Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.



Cơng ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khốn Vietcombank

Giá trị cốt lõi của thương hiệu Ngân hàng Vietcombank



Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách
hàng.

7|Page




Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh
mục khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của
Vietcombank.



Lấy sự Chu đáo – Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn
đấu.



Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia
sánh tầm với khu vực và thế giới.



Luôn nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng
và giá trị cao nhất.




Đề cao tính An toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của
khách hàng, cổ đông.

1.3.

Sự phát triển của Vietcombank sau hơn 5 thập kỷ qua:
Trải qua 56 năm hình thành và phát triển (1/4/1963 – 1/4/2019),

Vietcombank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, sẵn sàng vươn mình cùng hệ
thống ngân hàng hội nhập với kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế.
Tính đến nay, Vietcombank có một trụ sở chính, một trung tâm đào tạo, một
trung tâm xử lý tiền mặt và 106 chi nhánh trên toàn quốc cùng với hơn 16.000 cán
bộ nhân viên.
Hệ thống đơn vị của Vietcombank hiện bao gồm: 4 công ty con tại Việt Nam,
3 cơng ty con tại nước ngồi, 3 cơng ty liên doanh, một công ty liên kết, một ngân
hàng con tại Lào, một văn phòng đại diện đặt tại Singapore, một văn phòng đại diện
tại Mỹ và một văn phòng đại diện tại TP HCM. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ
trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới…
Với những nỗ lực khơng ngừng của mình, hình ảnh, thương hiệu và cái tên
Vietcombank từ lâu đã trở nên quen thuộc với hàng triệu người dân, khách hàng, đối
tác trong và ngồi nước. Khẳng định vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng ngân hàng
thương mại uy tín nhất Việt Nam.

8|Page


2. Khái


2.1.

quát về lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng là gì?
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp

thứ 2 thơng qua năm 1997, ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ
hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh tốn.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng khơng bị hạn chế phạm vi thực hiện
nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức
tín dụng là ngân hàng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan.Cịn tổ chức tín dụng phi ngân hàng khơng được nhận
tiền gửi khơng kì hạn, khơng được làm dịch vụ thanh tốn.

2.2.

Hoạt động ngân hàng là gì?

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc
một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn qua
tài khoản.
+ Hoạt động nhận tiền: Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm
2010 thì hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới
hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo
ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại
Ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng

huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.
+ Hoạt động cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng
năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có
hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

9|Page


Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức
hay cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên
khách hàng và ngân hàng đó
+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản
15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh
toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện
dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân
hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách hàng thơng qua tài
khoản của khách hàng.
+ Hoạt động cho vay: Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng
năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên
cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn
trả cả gốc và lãi.
Đặc điểm của hoạt động ngân hàng
– Hoạt động ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp
– Hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện
– Chủ thể quản lý nhà nước là ngân hàng nhà nước
– Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bằng Luật Ngân hàng
– Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tính đặc thù thể

hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giám sát..
Hệ thống ngân hàng
Ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trị quản lý tổ chức tín dụng nói chung
gồm có:
- Ngân hàng
+ Ngân hàng thương mại( thương mại nhà nước, thương mại cổ phần…)
+ Ngân hàng chính sách(Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển)
+ Ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng

10 | P a g e


+ Ngân hàng khác
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
+ Cơng ty tài chính: khơng nhận được tiền gửi của cá nhân, khơng làm dịch
vụ thanh tốn qua tài khoản.
+ Cơng ty cho th tài chính
– Quỹ tín dụng nhân dân với mục đích tương trợ giữa các thành viên, cho các
thành viên cay hoặc các đối tượng ngoài thành viên gửi.

2.3.

Khái quát chung về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng

Việt Nam:
Cho đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã có sự
phát triển khá mạnh mẽ xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất: Nếu như đầu những năm
1990, tại Việt Nam, 4 NHTMNN chiếm gần như toàn bộ thị trường tiền gửi và cho
vay ở Việt Nam thì cho đến nay, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN),
hiện cả nước có hơn 100 ngân hàng hoạt động.


Cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt cơng ty tài chính và
cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng từ trung ương tới địa phương (906 QTDND

11 | P a g e


cơ sở, 1 QTDND TW và 23 chi nhánh). Có thể nói, với thời gian trên 20 năm thực
hiện quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng và định chế phi ngân hàng đã có
sự phát triển vượt bậc, đóng góp những vai trị to lớn đối với những thành tựu về
kinh tế – xã hội nước ta những năm qua. Bên cạnh các tổ chức tín dụng (TCTD) cịn
có sự hiện diện và ngày càng phát triển của các TCTD phi ngân hàng. Nếu như từ
1992 trở về trước, cả nước chỉ có 2 cơng ty tài chính, 2 cơng ty bảo hiểm thì đến
năm 2001 đã có 7 cơng ty tài chính; 8 cơng ty cho th tài chính; 18 cơng ty bảo
hiểm; 8 cơng ty chứng khốn. Ngồi ra, cịn có các cơng ty đầu tư, quĩ đầu tư, quĩ
tiết kiệm bưu điện (Quĩ này đã sáp nhập vào NHTMCP Liên Việt). Số lượng các
định chế tài chính phi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam thường xuyên
thay đổi theo thời gian, và đã có sự tăng lên đáng kể so với đầu những năm 2000.
Tính đến nay, tại Việt Nam có sự hiện diện của 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho
th tài chính, 105 cơng ty chứng khốn, 78 cơng ty mơi giới chứng khốn, 2 cơng
ty bảo hiểm nhà nước, 16 công ty cổ phần bảo hiểm, 3 công ty liên doanh bảo hiểm,
17 công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngồi, 1 cơng ty cổ phần tái bảo hiểm quốc
gia, 10 công ty môi giới bảo hiểm. Các định chế tài chính này đã và đang có sự cạnh
tranh khá quyết liệt với các NHTM trong một số lĩnh vực dịch vụ ngân hàng truyền
thống. Một thực tế là sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong lĩnh vực huy
động vốn và cho vay diễn ra rất quyết liệt, khiến mơi trường tín dụng trong nhiều
giai đoạn là rất bất ổn. Hơn nữa, cũng cần một lưu ý là sự cạnh tranh quá mức lại
chủ yếu tập trung tại một số khu vực đô thị lớn như TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí
Minh, trong khi đó tại hầu hết các khu vực nơng thơn thì sự hoạt động của các tổ
chức tín dụng lại rất mờ nhạt. Ðiều này được thể hiện trên một số góc độ sau đây:

Thứ nhất, mức độ đa dạng hóa loại hình dịch vụ khơng cao, chủ yếu tập
trung vào cung ứng các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động vốn, cho vay
và thanh toán, các loại hình dịch vụ khác, nhất là các dịch vụ mới nhiều tiện ích lại
khó triển khai. Ðiều này xuất phát từ cả nguyên nhân do khách quan lẫn chủ quan:
Lý do khách quan: Trình độ phát triển của kinh tế Việt Nam chưa cao, nền
tảng hạ tầng kỹ thuật chung chưa cho phép các NHTM triển khai các loại hình dịch
vụ ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, một bộ phận khơng nhỏ khách hàng trong nền kinh
tế chưa có sự nhận thức đúng về vai trị và vị trí của các dịch vụ ngân hàng mới, nên
các NHTM sẽ khó triển khai.

12 | P a g e


Lý do chủ quan: Ðể có thể triển khai thành cơng các loại hình dịch vụ mới
ln địi hỏi điều kiện về hạ tầng kỹ thuật công nghệ ở mức tương thích, nhưng để
có thể triển khai được các kỹ thuật cơng nghệ hiện đại ln địi hỏi chi phí cao,
trong khi năng lực tài chính của hầu hết các NHTM cịn rất thấp.
Ngồi yếu tố kỹ thuật cơng nghệ thì cũng khơng thể khơng đề cập đến những
bất cập về chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM. Do kinh doanh ngân hàng là
kinh doanh trên cơ sở chấp nhận rủi ro, nhưng suy cho cùng thì mọi rủi ro đều xuất
phát từ yếu tố con người, nên để giảm thiểu rủi ro thì chất lượng nguồn nhân lực
trong hệ thống ngân hàng luôn phải hết sức được coi trọng. Thực tế thì chất lượng
nguồn nhân lực ở khơng ít NHTM Việt Nam chưa thực sự tương thích với việc triển
khai các loại hình dịch vụ mới tuy có nhiều tiện ích nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Hơn nữa, bản thân nhiều loại hình dịch vụ lại chủ yếu dựa trên cơ sở chất lượng
nguồn nhân lực của các NHTM phải cao, thí dụ các dịch vụ về mơi giới hay tư
vấn… Rõ ràng là có khơng ít NHTM Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt cho vấn đề
này
Thứ hai, hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, đặc biệt là hoạt động
tín dụng. Hầu hết các NHTM tập trung vào lĩnh vực tín dụng, thể hiện ở tốc độ tăng

trưởng tín dụng khá cao. Cụ thể: năm 2007 tăng 51%; năm 2008: 30%; năm 2009:
37%; năm 2011: 12%. Tuy vậy, có vẻ như trong năm năm 2012 tốc độ này đang bị
kìm hãm khá mạnh3. Theo thống kê, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế hiện ở mức
khoảng 125 tỷ USD (tương đương 120% GDP) – Một mức dư nợ cho vay quá cao
so với hầu hết các nước khác (Thái Lan 100%, Hàn Quốc 80%…). Dư nợ tín dụng
cao trong khi chất lượng tín dụng lại khá thấp do có khơng ít NHTM thực hiện các
hoạt động đầu tư có độ rủi ro cao.

13 | P a g e


CHƯƠNG II. TÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CỦA
VIETCOMBANK
1. Sơ

lược về tình hình hoạt động của Vietcombank những năm
gần đây

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức của năm 2020 đầy biến động với dịch
Covid 19, hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn bảo đảm an toàn, hiệu quả và
trở thành điểm sáng trong toàn ngành ngân hàng, tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng
vượt trội về hiệu quả kinh doanh và lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp niêm yết có
quy mơ vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán. Tổng tài sản vượt 1,3 triệu tỷ
đồng, tăng 8,5% so năm 2019; huy động vốn thị trường I đạt 1.053.451 tỷ đồng,
tăng 10,9% so năm 2019, đạt 104,6% kế hoạch năm 2020; thu nợ ngoại bảng đạt
2.418 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD),
tương đương mức năm 2019, tiếp tục giữ vị trí quán quân là ngân hàng kinh doanh
hiệu quả nhất và là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào nhóm 200 ngân hàng có
quy mơ lợi nhuận lớn nhất toàn cầu.
Các lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng tiếp tục đạt hiệu quả cao như: Doanh số

thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt 83 tỷ USD, hoàn thành 101% kế hoạch
năm 2020, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 15,3% thị phần cả nước; doanh số mua bán
ngoại tệ đạt 53,6 tỷ USD, hồn thành 102,5% kế hoạch năm 2020; doanh số thanh
tốn thẻ và sử dụng thẻ lần lượt đạt 100% và 98% kế hoạch năm 2020; phát triển
2,85 triệu khách hàng E-Banking mới và 1,67 triệu khách hàng cá nhân mới, tăng
lần lượt là 21,8% và 3,1% so năm 2019…
Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 838.220 tỷ đồng,
tăng xấp xỉ 14% so 2019, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm. Trong đó, có các lĩnh
vực tăng trưởng nổi bật như: Tín dụng bán lẻ tăng trưởng cao, đạt mức 20,4%. Tín
dụng cho vay tại phịng giao dịch tăng 25,3% so cuối năm 2019. Dư nợ cho vay FDI
tăng 16,7% so cuối năm 2019. Với quy mô tăng trưởng hơn 100.000 tỷ đồng dư nợ
trong năm 2020, Vietcombank chính thức được ghi nhận là ngân hàng có quy mơ tín
dụng tăng trưởng lớn nhất ngành ngân hàng.
Kết thúc năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chỉ còn ở mức 0,6%. Kết
quả này tiếp tục ghi nhận Vietcombank là tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất,

14 | P a g e


chất lượng tài sản tốt nhất trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Đồng thời,
Vietcombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ dự phịng bao nợ xấu cao nhất trong các tổ
chức tín dụng với tỷ lệ gần 380%, tức là với một đồng nợ xấu thì Vietcombank có
tới 3,8 đồng để dự phịng, bảo đảm được sự an toàn, chắc chắn và hoạt động ổn định
cho ngân hàng trước những rủi ro, bất trắc của thị trường.
Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế là
doanh nghiệp có quy mơ nộp ngân sách nhà nước lớn nhất. Cổ phiếu VCB đã vượt
lên trở thành cổ phiếu có quy mơ vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt
Nam (khoảng 370 nghìn tỷ đồng, tương đương 16 tỷ USD).

Năm 2019, Vietcombank đã ban hành tài liệu để trình đại hội đồng cổ đông

thường niên thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt 20.500 tỉ đồng
trong năm 2019, tăng 12,2% so với kết quả của năm 2018. Con số này vượt rất xa
mục tiêu của ngân hàng có mức lợi nhuận lớn thứ hai là Techcombank, với 11.750 tỉ
đồng, đứng đầu trong số các ngân hàng thương mại trong ngành.
Hai ngân hàng thương mại quốc doanh khác là Vietinbank và BIDV, từ trước
đến nay được xem là các đối thủ chính của Vietcombank, gặp nhiều khó khăn với
các vấn đề nội bộ. Câu chuyện của Vietinbank là thiếu hụt nguồn vốn tự có dẫn tới
hệ số an tồn vốn tối thiểu (CAR) chạm mức sàn cho phép của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN).
Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã chạm
ngưỡng trần 30% và cổ đông lớn nhất là NHNN lại không thể cấp thêm vốn cho
ngân hàng này. Do vậy, VietinBank gần như không thể mở rộng quy mô để cải thiện
hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nếu thực trạng này không sớm được giải quyết thì
nguy cơ thụt lùi là hiện hữu khi mà nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của các ngân hàng khác.
Vấn đề của BIDV là việc xử lý nợ xấu tồn đọng từ nhiều năm trước. Nợ xấu
của BIDV cịn có đặc thù hơn so với thơng thường, đó là các khoản nợ liên quan
nhiều đến các vụ án hình sự. Có thể tóm gọn lại là cả VietinBank và BIDV đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn cần tìm lối thốt.

15 | P a g e


Theo tính tốn thì chi phí huy động vốn bình quân của Vietcombank hiện
nay chỉ vào khoảng 3,5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với con số từ 4,5-5,5%/năm
của nhiều ngân hàng.
Do đó, chỉ ngân hàng này khi cho khách hàng vay với lãi suất từ 7-8%/năm thì
vẫn đạt được biên lợi nhuận (NIM - Net interest margin) khoảng 3-4%, con số mơ
ước của rất nhiều ngân hàng cả trong và ngồi nước.
Chi phí huy động vốn thấp, cho vay các doanh nghiệp tốt với mức lãi suất thấp

nhằm hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu chính là câu trả lời cho thành cơng
của Vietcombank hiện nay.
2. Tìm

2.1.

hiểu về ROE

Khái quát về ROE

ROE (Return On Equity) là một chỉ số đo lường mức độ hiệu quả trong việc
sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nó được tính bằng tỷ số giữa Lợi nhuận
rịng/Vốn chủ. Đây là một chỉ số rất quan trọng giúp chúng ta biết được tình hình sử
dụng nguốn trong doanh nghiệp.

2.2.

Ý nghĩa của ROE
Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay

nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.
Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả.
Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu
những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.
Khi đánh giá ROE, nên đánh giá điều sau:
ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu cơng ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra
cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thơi.
ROE > Lãi vay ngân hàng: thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và
khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét cơng ty này
có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.


16 | P a g e


Ngồi ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao,
hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Tóm lại, ROE = hiệu quả sử dụng vốn
Một trong những tiêu chí đánh giá cơng ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn
quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%. Đây là tiêu chí rất quan trọng để
các nhà đầu tư lựa chọn công ty, họ thường muốn cơng ty có ROE >= 15 %
Tuy nhiên, không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3
năm. Nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì mới
thuyết phục rằng nó có vị trí trên thương trường.
Vậy: ROE >=15% duy trì ít nhất 3 năm được đánh giá doanh nghiệp làm ăn
hiệu quả
Ngoài ra, yếu tố động của ROE, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm
ROE = lợi nhuận biên X vịng quay tài sản X địn bẩy tài chính
Chính sự phân tích 3 yếu tố tạo nên chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ hiểu được lý do
và tìm ra được những cổ phiếu tăng trưởng ổn định.
Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước
đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn
ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì
nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.

2.3.

Những lưu ý khác về chỉ số ROE

– Không được coi trọng quá mức chỉ số ROE, cần kết hợp chỉ số ROE với các

chỉ số tài chính khác để được hiệu quả tốt hơn.
– Chỉ số ROE hồn tồn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ
phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng
ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE, khi đó
nhà đầu tư sẽ “mắc lừa” khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu.
– Vẫn có nhiều phân khúc khác để đầu tư, khơng nhất thiết phải có chỉ số ROE
cao.

17 | P a g e


3. Tính

ROE năm 2020 của Vietcombank

Dựa theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank đã được kiểm toán năm 2020

18 | P a g e


Ta có thể tính được ROE theo cơng thức:

ROE =

Lợi nhuận sau thuế (Net income)
x 100 %
Vốn chủ sở hữu (Common Equity)

Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp bao gồm tổng giá trị các tài sản cố

định và tài sản lưu động như đất đai, kho xưởng, hàng tồn kho và các khoản thu
nhập khác trừ đi các khoản nợ phải trả và chi phí khác.
Nếu chỉ lấy Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31.12.2020, sẽ không phản ánh đúng
bản chất thay đổi về vốn của công ty trong cả một năm, do đó sử dụng VCSH đầu
kỳ và cuối kỳ để tính VCSH bình qn cho cả năm 2020 theo công thức sau đây
Vốn chủ sở hữu bình quân =

=


80954337 + 94094979
2

ROE =

18472518
87524658

VCSH đầu năm2020+VCSH cuối năm2020
2

= 87524658 (Triệu VND)

x 100 % = 21.1 %

Với ROE = 21.1% năm 2020 và báo cáo kết quả kinh doanh bên trên của
Vietcombank, cho thấy mức độ hiệu quả tốt của doanh nghiệp này, nhà đầu tư có thể
an tâm đầu tư vào cổ phiếu của Vietcombank.

4. Phân


tích Dupont

VCB tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong năm 2019, với lợi nhuận trước thuế
tăng 26,6%, vượt mức mục tiêu của ban quản trị (cao hơn 15,6%). Nhờ đó, ngân
hàng có mức sinh lời ROA và ROE thuộc top đầu của ngành, với ROA là 1,6%,
ROE là 25,9%

19 | P a g e


Đáng chú ý, dù ngân hàng giảm hệ số nhân vốn chủ sở hữu (tổng tài sản/tổng
vốn chủ sở hữu) từ 18,4x xuống còn 16,1x để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vốn, ROE
tăng mạnh hơn ROA (42bps so với 23bps).

Nguồn: Dữ liệu cơng ty, Phịng Phân tích MASVN

Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank được tính tốn từ số liệu trên Báo cáo
tài chính, được thể hiện cụ thể như sau:

Chỉ số / Năm

2018

2019

2020

14622062


18525988

18472518

Doanh thu
thuần

39278433

45730381

49062541

Tỷ suất lợi

0,37

0,41

0,38

Lợi nhuận sau
thuế

20 | P a g e


nhuận ròng
(Lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu

thuần)
Tổng tài sản

1074026560

1222718858

1326230092

0,0366

0,0374

0,037

57368669

71531180,5

87524658

1872,15%

1709,35%

1515,26%

25,50%

25,90%


21,10%

Vòng quay tài
sản
(Doanh thu
thuần/Tổng tài
sản)
Vốn chủ sở hữu
bình quân
Số nhân vốn
chủ sở hữu
(Tổngtài
sản/Tổng vốn
chủ sở hữu bình
qn)
ROE
(Tỷ suất lợi
nhuận rịng *
Vịng quay tổng
tài sản * Số
nhân vốn chủ sở
hữu)

Qua bảng phân tích ta thấy được tỷ suất lợi nhuận ròng của năm 2019 tăng
và cao hơn năm 2018 3.3%, do lợi nhuận sau thuế lẫn doanh thu đều tăng. Nhưng
năm 2020 lại giảm nhẹ so với năm 2019 2.8% do lợi nhuận sau thuế giảm nhưng
doanh thu thuần thì tăng.

21 | P a g e



Về vòng quay tài sản, ta thấy năm 2019 tăng 0.08% so với năm 2018 nhưng
năm 2020 lại giảm nhẹ 0.04% dù doanh thu thuần và tổng tài sản qua các năm đều
tăng. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm, khâu quản lý tài sản
cố định, tiền mặt, phải thu, chính sách cho vay chưa tốt.
Về số nhân chủ sở hữu thì giảm dần qua các năm 2019 và 2018.

5. So

sánh với các DN cùng ngành

Hai ngân hàng thương mại quốc doanh khác là Vietinbank và BIDV, từ trước
đến nay được xem là các đối thủ chính của Vietcombank
Năm 2020
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
bình qn
ROE

Vietinba

Vietcomba

BIDV

nk

nk
18472518

87524658
21,1%

1375723

7223565

4

7864979

8138303
4

6,5
16,9%

9,2%

Qua bảng so sánh trên, có thể thấy rằng ROE của Vietcombank là cao nhất và
cao hơn mức trung bình ngành, ROE của BIDV lại q thấp
Từ đó, cho thấy suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Vietcombank cao và khả
năng quản trị chi phí, tài sản, nguồn vốn tốt hơn so với BIDV và Vietinbank
Vietcombank (VCB) chứng minh được mình là 1 trong những doanh nghiệp
đứng đầu trong ngành ngân hàng khi 3 năm liên tiếp có ROE cao hơn 20% điều này
giúp giá trị cổ phiếu của Vietcombank được đánh giá cao

22 | P a g e



Theo dữ liệu từ Chứng khốn Vietcombank (VCBS), có tới 21 mã cổ phiếu
ngân hàng tăng giá và chỉ 3 mã giảm giá trong năm 2020, cho thấy tình hình hoạt
động ổn định và được đánh giá cao của các nhà đầu tư đối với Vietcombank

23 | P a g e


CHƯƠNG III. KHUYẾN NGHỊ ĐỂ CẢI THIỆN ROE CỦA
VIETCOMBANK THỜI GIAN TỚI

24 | P a g e


25 | P a g e


×