Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài 4 sự GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU và mối QUAN hệ GIỮA NHẬN THỨC và TÌNH cảm từ đó rút RA ý NGHĨA đối với bản THÂN SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.06 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-------------------------

TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI 4: SỰ GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC VÀ TÌNH CẢM. TỪ ĐĨ
RÚT RA Ý NGHĨA ĐỐI VỚI BẢN THÂN SINH VIÊN.

Sinh viên: Nguyễn Lệ Thục Anh
Mã số sinh viên: 1756100004
Lớp: Thông tin đối ngoại K37

Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS. Trần Thị Minh Ngọc

Hà Nội, tháng 10 – năm 2021


1

MỞ ĐẦU
Sau thời gian học tập tìm hiểu bộ mơn tâm lý học đại cương, em hiểu và
tiếp thu được một số nội dung khái niệm, đồng thời cảm nhận được tầm quan
trọng và ý nghĩa của tâm lý học đối với thực tế đời sống.
Tâm lý học ln có vị trí to lớn trong đời sống và hoạt động của con
người. Có thể nói rằng mọi thời kỳ lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có
sự đóng góp của tâm lý học. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi,
tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành
động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng
thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.


Có thể nói tâm lý học giúp em nhận thức tốt hơn về con người cũng như
sự vật, sự việc trong cuộc sống ngày nay. Đặc biệt, trong số các nội dung bài
giảng em được học, em nhận thấy mình có hứng thú và thích nhất phần mối liên
hệ giữa nhận thức và tình cảm, bởi đây là mối quan hệ khơng có cái này, thì sẽ
khơng tồn tại cái cịn lại, gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Để làm rõ hơn ý
hiểu của mình về vấn đề này, em xin được trình bày rõ ràng hơn ở phần nội dung
kế tiếp.


2

NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái quát về nhận thức
a. Khái niệm nhận thức
- Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người,
có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
- Trong tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức, nhận thức thông
thường được coi là q trình xử lý thơng tin của tâm trí người tham gia hay
người điều hành hoặc của bộ não.
Theo đó nhận thức được cho là q trình phản ánh năng động và sáng tạo
hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, khơng
chỉ cái bên ngồi mà cả bản chất nên trong, các mối quan hệ mang tính quy luật
chi phối sự vận động, sự phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái
hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình
khác nhau thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại
những sản phẩm khác nhau về hiện thức khách quan.
Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu
tượng và mang tính trực giác. Q trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo

ra tri thức mới.
b. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
- Sau khi tìm hiểu về nhận thức là gì thì chúng ta cần quan tâm đến các
giai đoạn của quá trình nhận thức. Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động
nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các


3
giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ
hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.
- Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia tồn bộ hoạt động nhận thức
thành 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
+ Nhận thức cảm tính: hay còn được biết tới là trực quan sinh động
(phản ánh thuộc tính bên ngồi thơng qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu
tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận
thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật, sự việc nhằm
nắm bắt sự vật, sự việc ấy.
Ví dụ: khi nhìn thấy một chiếc máy tính xách tay thì nhận thức cảm
tính cho chúng ta thấy được màu sắc, kích thước, nhãn hiệu của chiếc máy tính.
+ Nhận thức lý tính: hay cịn gọi là tư duy trừu tượng (phản ánh thực
chất bên trong, bản chất của sự việc) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng,
khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đốn, suy
luận.
Ví dụ: khi nhìn thấy chiếc máy tính xách tay, bằng nhận thức lý tính
ta biết được chất lượng của chiếc máy tính.
1.2. Khái qt về tình cảm
a. Khái niệm tình cảm
- Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm ổn định của con người
đối với sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Đây là

một hình thức phản ánh tâm lý mới – phản ánh cảm xúc (rung cảm). Tình cảm là
những thái độ cảm xúc ổn định; là sản phẩm cao cấp của sự phát triển quá trình
cảm xúc trong những điều kiện xã hội.


4
c. Đặc điểm của tình cảm
- Tính nhận thức của tình cảm: vì những nguyên nhân gây nên tình cảm
thường được chủ thể nhận thức rõ ràng. nhận thức là yếu tố tất yếu để nảy sinh
tình cảm. Nó làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định.
- Tính xã hội của tình cảm: vì tình cảm chỉ có ở con người, thực hiện chức
năng xã hội và hình thành trong mơi trường xã hội.
- Tính khái quát của tình cảm: vì tình cảm là thái độ của con người đối với
cả một loạt các sự vật, hiện tượng chứ không phải với từng sự vật, hiện tượng
(xúc cảm) hay với từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng (màu sắc xúc cảm của
cảm giác).
- Tính ổn định của tình cảm: tình cảm là những thái độ ổn định của con
người đối với hiện tượng khách quan và với bản thân.
- Tính chân thực của tình cảm: vì tình cảm phản ánh chính xác nội tâm
thực của con người, cho dù người ấy cố tình che giấu bằng những “động tác giả”
bên ngồi.
- Tính đối cực của tình cảm: tính đối lập của tình cảm (vui – buồn, yêu –
ghét, sợ hãi – can đảm, tích cực – tiêu cực).
d. Vai trị của tình cảm
- Tình cảm đóng vai trị quan trọng trong nhiều phương diện:
+ Đối với hoạt động nhận thức: Tình cảm là nguồn động lực mạnh
mẽ kích thích con người tìm tịi chân lý. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lý
của tình cảm, chỉ đạo tình cảm, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh
quan thống nhất trong một con người.
Ví dụ: Bác Hồ, chính vì lịng yêu nước là động lực mạnh mẽ thôi thúc

Bác ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc ta.
+ Đối với hoạt động: Tình cảm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong
số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi của con người. Tình cảm nảy
sinh và biểu hiện trong hoạt động; đồng thời tình cảm thúc đẩy con người hoạt
động giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại gặp phải.


5
Ví dụ: Ê-đi-xơn chính vì niềm đam mê phát minh mà ông đã trải qua
hơn 2000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn.
+ Đối với đời sống: Xúc cảm, tình cảm có vai trị to lớn trong đời
sống con người, con người khơng có cảm xúc thì khơng thể tồn tại được. Khi con
người bị đói tình cảm thì đời sống con người bị rơi vào tình trạng rối loạn và con
người khơng thể phát triển bình thường về mặt tâm lý.
+ Đối với công tác giáo dục con người: Xúc cảm, tình cảm giữ một vị
trí vơ cùng quan trọng vừa là điều kiện, vừa là phương tiện giáo dục, đồng thời
cũng là nội dung và mục đích của giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc
rất nhiều vào lịng u nghề và tình thương u tuổi trẻ, thiếu lịng u nghề, u
học sinh thì người thầy khó trở thành người thầy tốt.
Ví dụ: những đứa trẻ trong thời kì phát triển mà thiếu sự chăm sóc,
giúp đỡ của cha mẹ, thầy cơ, bạn bè sẽ rất dễ bị trầm cảm và cũng rất dễ sa vào
các tệ nạn xã hội.
1.3. Sự giống nhau và khác nhau giữa nhận thức và tình cảm
Nhận thức

Tình cảm

Giống nhau Hiện thực khách quan: chỉ khi có hiện thực khách quan tác
động vào con người mới xuất hiện tình cảm và nhận thức.
Tính chủ thể: cả tình cảm và nhận thức đều mang những đặc

điểm riêng của mỗi người với cách nhìn nhận, đánh giá khác
nhau
Bản chất xã hội, lịch sử: nhận thức và tình cảm đều mang
bản chất xã hội. Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch sử,
xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.
Ví dụ: Người Việt Nam đi xe làn đường bên phải mới đúng,
người Anh đi đi xe làn đường bên trái mới đúng. Hay người
Việt quan trọng thuần phong mỹ tục vì vậy nếu mặc đồ hở
hang vào chùa hay gặp mặt người lớn được cho là thiếu ý
tứ, thiết tế nhị và sai sót.


6

Khác nhau

– Về đối tượng phản ánh:
Nhận thức phản ánh thuộc
tính và các mối quan hệ của
bản thân sự vật hiện tượng
trong hiện thực khách quan.

– Về đối tượng phản ánh:
Tình cảm phản ánh các sự
vật, hiện tượng gắn liền với
nhu cầu và động cơ của con
người.

Ví dụ: A đang làm việc tại
công ty. A nhận được tin nhắn

là mẹ bị ốm. A nhận thức rõ
được việc mẹ bị ốm. Sau đó
suy nghĩ đến chuyện mẹ bị
ốm vì ngun nhân gì? Có
nặng hay khơng? Có người
chăm sóc mẹ hay chưa?..

Ví dụ: A đang làm việc tại
công ty. A nhận được tin
nhắn là mẹ bị ốm. A cảm
thấy lo lắng, hoang mang
suốt thời gian cịn lại và khó
có thể tập trung vào công
việc như mọi khi.

– Về phạm vi phản ánh:
Phạm vi phản ánh của nhận
thức mang ít tính lựa chọn và
có phạm vi rộng. Theo đó, bất
cứ sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan tác
động vào các giác quan của ta
đều được phản ánh với những
mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính
xác khác nhau.

– Về phạm vi phản ánh:
Phạm vi phản ánh của tình
cảm mang tính chọn lựa. Nó
chỉ phản ánh những sự vật

có liên quan đến sự thỏa mãn
nhu cầu hoạt động cơ của
con người mới gây nên tình
cảm.

Ví dụ: D học tốn nhiều nhất
trong các mơn học ở trường.
D cho rằng tốn là một mơn
học quan trọng. Tốn giúp
ích cho D trong việc đạt
thành tích học tập tốt hơn và
tốt cho tương lai của D sau
này.

Ví dụ: D học tốn nhiều
nhất trong các mơn học ở
trường vì D thích những con
số, thích tính tốn nên D
muốn học tốn hơn hẳn các
mơn khác.

– Về phương thức phản ánh:
Phương thức phản ánh của
nhận thức thể hiện qua những
hình ảnh (cảm giác, tri giác)
và bằng những khái niệm (tư
duy).

– Về phương thức phản
ánh: Phương thức phản ánh

của tình cảm thể hiện qua
những rung cảm, những trải
nghiệm có được.


7

Ví dụ: B thích váy sng. B
cho rằng váy sng hợp với
thân hình quả lê, mặc váy
sng có thể giúp B che đi
các khuyết điểm của bản thân
và phù hợp với môi trường
làm việc nhiều nam giới, hay
vận động của mình.

Ví dụ: B thích váy sng. B
thấy những chiếc váy sng
rất xinh xắn, thoải mái và dễ
phối đồ.

– Về tính cụ thể: Cịn thấp.

– Về tính cụ thể: Cao hơn,
đậm nét hơn.

– Về q trình hình thành:
Có thể gây ra, truyền đạt lại
cho người khác một khái
niệm, tri thức mới khơng khó

lắm. Nhưng dễ hình thành thì
cũng rất dễ mất đi.

– Về quá trình hình thành:
Quá trình hình thành của
tình cảm thường rất khó
khăn. Tuy nhiên khi đã hình
thành thì tình cảm này bền
vững và khó mất đi.

Ví dụ: Để mọi người hiểu
được thế nào là lịng u
nước thì rất dễ, chỉ cần đưa
ra khái niệm: lòng yêu nước
xuất phát từ lịng u thương
gia đình, bạn bè, người thân,
cho đến những việc lớn lao
hơn như tình u q hương,
tổ quốc.

Ví dụ: Để hình thành trong
con người lịng u nước thì
rất khó. Nhưng khi đã hình
thành lịng u nước thì nó
rất khó bị phá bỏ, Hồ Chí
Minh đã đúc kết chân lí:
“Dân ta có một lịng nồng
nàn u nước. Đó là một
truyền thống quý báu của
dân tộc ta. Từ xưa đến nay,

mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng
thì tinh thần ấy lại sơi nổi,
nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn nó
vượt qua mọi sự hiểm nguy,
khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả bè lũ bán nước và cướp
nước”.

– Có thể tự đánh lừa được bản – Diễn ra chân thật, tự nhiên.


8
thân.
– Có thể “vay mượn” được
khi cần thiết.

– Khơng thể “vay mượn”
được.

1.4. Mối liên hệ giữa nhận thức và tình cảm
- Nhận thức là điều kiện cần thiết để hình thành, củng cố và phát triển
nên tình cảm. Khơng có nhận thức thì khơng thể có tình cảm, nhận thức khơng
bình thường thì tình cảm cũng khơng thể bình thường được; khơng có cảm giác,
tri giác thì sẽ khơng có tình cảm; khơng có trí nhớ, tư duy và tưởng tượng thì sẽ
khơng có tình u hay sự căm ghét, v.v...
- Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích con
người tìm tịi đến với kết quả nhận thức. Nó làm cho hoạt động tìm tịi nhận thức
của con người tích cực hơn, q trình nhận thức diễn ra nhanh hơn, nhạy bén
hơn; kết quả nhận thức nhanh hơn, nhạy bén hơn.

- Song tình cảm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực:
+ Tình cảm có thể làm nhuốm màu, biến dạng thậm chí làm biến đổi
cả những sản phẩm của q trình nhận thức (làm cho kết quả nhận thức khơng
hồn tồn đúng kết quả nữa hoặc nơng cạn, hời hợt).
+ Tình cảm cũng có thể làm cho người ta "u mê tăm tối”, khơng nhìn
ra cái đúng (tình cảm lấn át nhận thức, lý trí).
2. LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI BẢN THÂN
Qua những nội dung lý thuyết trên, ta có thể thấy rằng, nhận thức của bản
thân trong mọi sự việc của cuộc sống là hết sức quan trọng. Ví dụ như với sinh
viên, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức là việc mà mỗi sinh
viên cần phải thực hiện, để từ đó có được sự tự ý thức nhìn nhận bản thân. Phải


9
có nhận thức đúng đắn thì những hành động, việc làm ta làm ra mới đúng với
chuẩn mực chung của xã hội.
Hiện nay, hầu hết mỗi chúng ta đều nhận thức được việc học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức tốt là một trong những yếu tố quan trọng để chính bản
thân mình có thể hồn thiện hơn, phát triển trong xã hội đang phát triển. Bản
thân em vẫn luôn nhắc nhở bản thân phải tách bạch rõ ràng giữa tình cảm riêng
và cơng việc, hay bất cứ hoạt động nhận thức nào của mình. Có một điều rất
quan trọng khơng chỉ đối với riêng em, mà cịn là với các đối tượng là học sinh sinh viên, đó là phải ln giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học hỏi không
ngừng chứ không phải học theo kiểu “được chăng hay chớ”. Nghị lực học tập
phải được thể hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ từng ngày chứ không thể học dồn
một lúc, học cho xong, “học tới đâu hay tới đó” hoặc chỉ cần tặc lưỡi lười biếng
một thời gian là tinh thần và ý chí học tập sẽ đi xuống, khó kéo lại được rồi dần
trở nên an phận, tụt hậu.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật làm cho cái mới cũng trở
nên cũ rất nhanh. Trong thời kỳ cả nhân loại phải chống chọi và đối phó với đại
dịch COVID-19 như hiện nay, việc học tập và làm việc trực tuyến gần như đã trở

thành việc bắt buộc với đa số người. Bản thân em cũng trải nghiệm hình thức
học này và phải rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân. Mặt tốt của hình thức
học trực tuyến là giúp tất cả mọi người kết nối được với nhau và hoàn thành học
phần ở bất cứ đâu mà không cần phải lo lắng về vấn đề giữ an tồn mùa dịch.
Nhưng mặt trái của nó là bởi vì quá tiện, nên sinh viên sẽ có thể bị lơ là, chểnh
mảng vì khơng nhận thức được hình thức học mới này sẽ cần đến sự cố gắng hơn
gấp nhiều lần hình thức học thơng thường.


10
Ta cần nhận thức rõ ràng rằng, chỉ cần bản thân ta buông xuôi không cập
nhật, không thúc ép bản thân tiến lên phía trước, ta sẽ lập tức trở nên lạc hậu so
với với thời cuộc, xu thế và công nghệ.


11

KẾT LUẬN
Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống
nhất với nhau. Nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng
hướng.
Trong khi đề ra những con đường, những biên• pháp xây dựng, giáo dục
tình cảm đúng đắn cho học sinh cần chú trọng tới tâm lí của mỗi người. Tránh sử
dụng những biê •n pháp hình thành tri thức vào viêc• hình thành tình cảm: “dạy
khoa học tự nhiên ta có thể dùng định lý, dùng cơng thức. Nhưng xây dựng con
người, không thể theo công thức được.
Đặc biệt, mỗi chúng ta cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề tạo dựng mơi
trường sống lành mạnh trong viêc• hình thành nhân cách, tình cảm của bản thân
mỗi người.



12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), NXB
Đại học Sư phạm.
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên), NXB
Đại học Sư phạm.
3. Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung Ương, truy cập trang website:
www.tuyengiao.vn


13

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.........................................................................1
1.1. Khái quát về nhận thức...........................................................................1
1.2. Khái quát về tình cảm.............................................................................1
1.3. Sự giống nhau và khác nhau giữa nhận thức và tình cảm......................1
1.4. Mối liên hệ giữa nhận thức và tình cảm.................................................1
2. LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI BẢN THÂN......................................................1
KẾT LUẬN...........................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................1
MỤC LỤC.............................................................................................................1




×