Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm , rút ra ý nghĩa đối với bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 14 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: Sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức
và tình cảm , rút ra ý nghĩa đối với bản thân

Họ và tên: Đỗ Thị Phương Thảo
Lớp: QLHCNN K39
MSV: 1955370052

HÀ NỘI. 2021


Mục lục
Mở đầu........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài..........................................................2
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
5. Bố cục.....................................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬN THỨC VÀ TÌNH CẢM....3
I. Nhận thức................................................................................................3
1. Khái niệm nhận thức...............................................................................3
2. Các giai đoạn nhận thức.........................................................................3
2.1. Nhận thức cảm tính..............................................................................3
2.2. Nhận thức lý tính.................................................................................4
3. Vai trị nhận thức.....................................................................................4
II. Tình cảm................................................................................................4
1. Khái niệm...............................................................................................4


2. Mối liên hệ tình cảm với xúc cảm..........................................................5
3. Vai trò.....................................................................................................5
CHƯƠNG II: SO SÁNH VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NHẬN THỨC VÀ
TÌNH CẢM................................................................................................6
I. So sánh nhận thức và tình cảm................................................................6
1. Sự giống nhau giữa nhận thức và tình cảm............................................6
2. Sự khác nhau giữa nhận thức và tình cảm..............................................7
II. Mối quan hệ của nhận thức và tình cảm..............................................10
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA NHẬN THỨC VÀ TÌNH CẢM ĐỐI VỚI
BẢN THÂN..............................................................................................11
I. Ý nghĩa của nhận thức...........................................................................11
II. Ý nghĩa của tình cảm...........................................................................12
Kết luận....................................................................................................13

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tâm lý học đại cương, Nguyễn Xuân Thức(chủ biên), nxb
đại học sự phạm

1


Mở đầu
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Những vấn đề về tâm lý của con người luôn là vấn đề nhận được nhiều
sự quan tâm của xã hội ở Việt Nam và cả trên toàn thế giới. Nhận thức,
tình cảm là những mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, bất kì ai
cũng có nhận thức có tình cảm đối với các các sự vật hiện tượng xảy ra
trong cuộc sống . Nhận thức và tình cảm ln đóng vai trị vơ cùng quan
trọng trong đời sống hàng ngày. Nhận thức và tình cảm ln hiển hiện
trong đời sống mỗi người những không phải ai cũng hiểu rõ về nhận thức

và tình cảm , lẫn lộn giữa nhận thức và tình cảm. Để làm rõ nhận thức và
tình cảm, trong bài tiểu luận này em đã chọn đề tài: “ Phân tích sự giống
nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, rút ra ý
nghĩa đối với bản thân ”
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích và tìm hiểu về nhận thức và tâm lý
Làm rõ được sự giống và khác nhau giữa nhận thức và tâm lý
Mối quan hệ của nhận thức và tâm lý
Ý nghĩa nhận thức và tình cảm
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng : Nhận thức , tình cảm
Phạm vi : Trong đời sống của con người
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp, Phương pháp quy nạp và diễn giải,
Phương pháp phân tích logic, Phương pháp lịch sử,…
5. Bố cục
Chương I: Lý luận chung về nhận thức và tình cảm
Chương II: So sánh và mối quan hệ của nhận thức và tình cảm
Chương III: Ý nghĩa của nhận thức và tình cảm đối với bản thân

2


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬN THỨC VÀ TÌNH CẢM
I. Nhận thức
1. Khái niệm nhận thức
Nhận thức là cơ sở, nền tảng, điều kiện để con người tiến hành các hoạt
động. Vì khi muốn tiến hành bất cứ loại hoạt động nào thì con người
trước tiên phải nhận thức được hoạt động đó. Hoạt động nhận thức chính
là một loại hoạt động tâm lý của con người.

Nhận thức là q trình tâm lý nó phản ánh hiện thực khách quan đó là
chính bản thân của sự vật hiện tượng để đưa lại sự hiểu biết cho con
người về sự vật hiện tượng.
2. Các giai đoạn nhận thức
2.1. Nhận thức cảm tính
Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức đầu tiên , giai
đoạn nhận thức thấp bao gồm:
+) Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ
từng thuộc tính, bề ngồi của sự vật hiện tương đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của con người. Đây là mức độ nhận thức thấp, sơ khai,
là mức độ nhận thức đầu tiên của con người. Nhưng cảm giác đóng vai
trị rất quan trọng, khơng có cảm giác thì sẽ khơng có mức độ nhận thức
tiếp theo.
Ví dụ như khi muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng nào đó có
đặc điểm hình thù màu sắc như thế nào, thời tiết hơm nay nóng hay lạnh
thì phải có cảm giác thơng qua các giác quan như xúc giác, thính giác, thị
giác,… Vì vậy nếu như một người bị tổn thương bất kì một giác quan nào
thì đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, như khi một người bị điếc
bẩm sinh thì thường sẽ dẫn đến bị câm vì người đó khơng tiếp nhận được
âm thanh từ đó khơng nói được.
+) Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngồi
của các sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Tri
giác dựa trên cơ sở của các thông tin do cảm giác đem lại. Ví dụ qua các

3


cảm giác khi tiếp xúc với viên đá ta thấy viên đá rất lạnh, có hình vng,
khơng vị,..
2.2. Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo, cao hơn về chất so với nhận
thức cảm tính. Giúp con người nhận thức được bản chất của sự vật hiện
tượng, nhận thức được các mối quan hệ, liên hệ bên trong của sự vật hiện
tượng Nhận thức lý tính bao gồm:
+) Tư duy: Là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản
chất những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng
khách quan mà trước đó ta chưa biết.
+) Tưởng tượng: Là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa
từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình
ảnh mới trên cở sở những biểu tượng đã có.
Ví dụ như khi thấy một người bị ho, hắt hơi, sốt,… ta chưa thể biết
được người đó bị dị ứng thời tiết, cảm cúm hay nhiễm covid. Để biết
người đó mắc bệnh gì thì phải khám bệnh, test covid.
3. Vai trị nhận thức
Thơng qua nhận thức con người hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu
được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự việc. Nhờ nhận thức mà con
người biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật,
hiện tượng. Ngồi ra, nhận thức còn cung cấp cho con người một lượng
lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc
sống. Con người dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa và khái niệm
trong thế giới quan của mình. Từ những điều này cùng khái niệm nhận
thức là gì ta hiểu được nhận thức đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong sự
tồn tại của mỗi người.
II. Tình cảm
1. Khái niệm
Khi phản ánh thế giới khách quan, con người khơng chỉ nhận thức thế
giới đó mà cịn tỏ thái độ của mình đối với nó. Những hiện tượng tâm lí

4



biểu thị thái độ của con người đối với những cái mà họ thận thức được,
hoặc tìm ra được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người.
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với
những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng
trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ cửa con người. Như vậy, tình
cảm là một dạng phản ánh tâm lí mới - phản ánh cảm xúc.
2. Mối liên hệ tình cảm với xúc cảm
Xúc cảm là: Là những rung cảm xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ
và rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính chất
khái quát hơn và được chủ thể ý thức ít nhiểu rõ rệt hơn so với màu sắc
xúc cảm của cảm giác.
Xúc cảm là thái độ và những rung động của một con người đối với một
người khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó bất kỳ trong cuộc sống
Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành từ q trình
tổng hợp hóa, khái qt hóa, những xúc cảm đồng loại.
Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình
thành thì tình cảm lại thể hiện qua xúc cảm phong phú đa dạng và chi
phối xúc cảm
3. Vai trò
Đối với hoạt động: Tình cảm tạo ra động lực và là nhân tố điều chỉnh
hành vi của con người. Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động giúp con
người vượt qua nhũng khó khăn trở ngại gặp phải.
Đối với đời sống: Xúc cảm, tình cảm có vai trị to lớn trong đời sống
con người, con người khơng có cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi
con người bị thiếu thốn tình cảm thì đời sống con người bị rơi vào tình
trạng rối loạn và con người bị ảnh hưởng về tâm lí.
Đối với cơng tác giáo dục con người: Xúc cảm, tình cảm vừa là điều
kiện, vừa là phương tiện giáo dục, đồng thời cũng là nội dung và mục
đích của giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào

lịng u nghề và tình thương u tuổi trẻ, thiếu lịng u nghề, u học
sinh thì người thầy khó trở thành người thầy tốt.
5


CHƯƠNG II: SO SÁNH VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NHẬN THỨC
VÀ TÌNH CẢM
I. So sánh nhận thức và tình cảm
1. Sự giống nhau giữa nhận thức và tình cảm
Thứ nhất nhận thức và tình cảm đều phản ánh hiện thực khách quan cụ
thể trong điều kiện xã hội cụ thể. Ví dụ như việc học tập trong thời điểm
dịch covid phức tạp hiện nay. Bản thân mỗi học sinh sinh viên đều nhận
thức được tình hình dịch nguy hiểm khơng thể tụ tập đông người để tránh
việc lây lan bệnh nên không đến trường để học tập được. Nhưng việc học
thì rất quan trọng khơng thể trì hỗn vì vậy mỗi bản thân người học sinh,
sinh viên sẽ phải tự giác ý thức, chủ động trong việc học online. Việc chủ
động học tập chứng tỏ sự quan tâm yêu thích đến môn học và tôn trọng
thầy cô, đồng thời cũng để thực hiện mong muốn, được tiếp thu đầy đủ
kiến thức, được thành tích tốt phục vụ cho những ước mơ dự định của
tương lai.
Thứ hai đều mang tính xã hội lịch sử, đều được thúc đẩy bởi nhu cầu
xã hội. Bản chất tâm lý con người mang tính lịch sử xã hội. Như trong xã
hội ở đất nước Việt Nam từ xa xưa đã luôn đề cao những phẩm chất tốt
đẹp của con người như đoàn kết, yêu thương, lá lành đùm lá rách,…
Những việc làm tốt như giúp đỡ người gặp khó khăn ln được đề cao.
Vì vậy con người Việt Nam đã dần hình thành nhận thức trong suy nghĩ
khi thấy người nào gặp khó khăn sẽ cố gắng hết sức có thể để giúp đỡ họ
và khi thấy người gặp nạn mà không giúp sẽ tự cảm thấy hổ thẹn có lỗi.
Đến nay thì phẩm chất đó vẫn ln hiển hiện trong mỗi người Việt Nam
vì nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức tạo nên tình cảm yêu thương giữa

người với người, sự đồng cảm, thương xót. Hay là ở Việt Nam các phong
tục, luật lệ cũng khác ở nước khác như khi tham gia giao thông người
Việt sẽ đi ở phần đường bên phải cịn người Anh thì đi ở phần đường bên
trái mới đúng luật
Thứ ba đều mang tính chủ thể. Mỗi con người đều có nhận thức, có
tình cảm khác nhau. Ví dụ như hiện nay trước sự lây lan mạnh của đại
dịch covid 19 có người nhận thức được sự nguy hiểm, nghiêm trọng, họ
chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách nghiêm túc
chấp hành chỉ thị của nhà nước, nhưng bên cạnh đó lại có một số người

6


lại có nhận thức suy nghĩ khác là dịch covid 19 không nghiêm trọng, tỉ lệ
chết rất thấp nên họ không sợ bị nhiễm bệnh và không thực hiện nghiêm
túc chỉ thị của nhà nước. Hay là trong tình cảm bản thân mình sẽ rất yêu
thương bố mẹ của mình, nhưng những người khác họ khơng thể có tình
cảm đối với bố mẹ giống như mình được, họ có thể q mến, tơn trọng
hoặc cũng có thể là ghét.
Thứ tư đều là các hoạt động tâm lý cơ bản của con người. Trong đó
nhận thức là cơ sở là nền tảng của tình cảm con người trên cơ sở con
người nhận thức sâu sắc về sự vật hiện tượng thì con người sẽ tỏ thái độ
đối với sự vật hiện tượng mình nhận thức được. Đây là hai hoạt động tâm
lý xảy ra và diễn ra hằng ngày trong các hoạt động, đời sống của mỗi cá
nhân. Nhận thức và tình cảm khơng tách bạch nhau vì trong mỗi hoạt
động đều chứa đựng cả mặt nhận thức và mặt tình cảm.
2. Sự khác nhau giữa nhận thức và tình cảm
Tiêu
chí Nhận thức
phản ánh

Đặc điểm

Tình cảm

+) Là quá trình tâm lý nghĩa +) Là thuộc tính tâm lý nghĩa
là hiện tượng tâm lý có mở là hiện tượng tâm lý ổn định.
đầu, diễn biến và kết thúc rõ bền chặt.
ràng.
+) Trải qua hai giai đoạn là +) Được hình thành và biểu
nhận thức cảm tính và nhận hiện qua xúc cảm
thức lý tính.
+) Mức độ tồn tại: diễn ra +) Mức độ tồn tại : diễn ra
nhanh, dễ hình thành dễ mất chậm, khó hình thành nhưng
đi.
một khi đã hình thành thì lại
rất khó để mất đi.
Ví dụ trong trong học tập ở
cấp 3 thì ta được thầy cơ
hướng dẫn chỉ các nội dung
kiến thức công thức của môn
học. Khi được thầy cơ giảng
ta có thể nhớ và vận dụng

7

Ví dụ như tình cảm u
thương đối với bố mẹ khơng
phải vừa sinh ra là đã có tình
cảm đó với bố mẹ. Mà tình
cảm đó hình thành trong q

trình được bố mẹ nuôi nấng,


Nội dung

ngay vào làm bài tập. Nhưng
khi học xong cấp 3 lên đại
học khơng cịn tiếp xúc với
các kiến thức cũ đó nữa thì ta
sẽ qn mất đi để tiếp thu
kiến thức mới khác trong môi
trường đại học, muốn nhớ lại
các kiến thức cũ thì phải học
lại.

chăm sóc, cho ăn học. Và khi
tình cảm này đã được hình
thành thì ta sẽ không bao giờ
quên cũng không bao giờ
thay đổi.

+) Đối tương phản ánh: Phản
ánh chính bản thân sự vật
hiện tượng, đưa lại sự hiểu
biết cho con người về sự vật
hiện tượng đó.

+) Đối tượng phản ánh: Phản
ánh mối quan hệ, ý nghĩa của
sự vật hiện tượng gắn với

nhu cầu và động cơ của con
người.

Ví dụ: Khi kết thúc ngày học
ở trên trường. Mình đi về và
về đến nhà chợt nhận ra để
qn chiếc ví của mình ở lớp
học. Lúc đó bản thân mình
nhận thức được đó là qn
chiếc ví ở lớp, chiếc ví đó
bên trong có rất nhiều giấy tờ
và tiền bạc. Và mình phải
quay lại lớp tìm chiếc ví. Nếu
đến lớp mà khơng thấy thì sẽ
lại tiếp tục hình thành nhận
thức tìm chiếc ví bằng cách
hỏi cơ lao cơng, hỏi các bạn
cùng học lớp đó hoặc đăng
bài lên các nhóm trên mạng
xã hội để tìm được ví.

Ví dụ: Vẫn là việc mất chiếc
ví. Trong khi nhận thức cho
biết về thời gian, địa điểm
mất ví, và cách tìm lại ví. Thì
tình cảm sẽ thấy buồn thể
hiện sự lo gắng, cả ngày chỉ
nghĩ đến chiếc ví đó khơng
tập trung làm việc khác được
sợ sẽ mất chiếc ví rất quan

trọng mất tồn bộ giấy tờ liên
quan đến bản thân và cả tiền
tiêu trong cả tháng.

+) Phạm vi phản ánh: Ta chỉ
8


Phạm vi

+) Phạm vi phản ánh: Sự vật
hiện tượng nào tác động vào
ta đều được ta nhận thức, với
mức độ sáng tỏ, đầy đủ,
chính xác khác nhau.

có tình cảm, chỉ tỏ thái độ
bằng sự rung cảm với những
sự vật hiện tượng nào có liên
quan và gắn với nhu cầu
động cơ của con người.

Phạm vi của tình cảm hẹp, có
Phạm vi phản ánh của nhận tính chọn lọc.
thức rộng, đa dạng

Ví dụ: Bản thân em khi học
các môn học ở trường , bất kì
mơn nào khi được thấy cơ
giảng được đọc giáo trình thì

em đều hiểu dù ít hay nhiều
cũng nhận thức được phần
nào đó nội dung bài học. Có
thể vận dụng vào thực tế như
trả lời câu hỏi làm bài kiểm
tra.

Ví dụ: Cũng là các mơn học
nhưng mỗi mơn sẽ có sự
quan tâm u thích khác
nhau. Như khi định hướng
cho tương lai sẽ làm ngành
nghề sử dụng liên quan nhiều
đến tiếng anh thì bản thân sẽ
dành sự quan tâm chú ý đến
mơn học đó hơn là những
mơn khác.

Tính chủ thể +) Tính chủ thể khơng rõ
ràng. Vì phản ánh chính bản
thân sự vật hiện tượng, khơng
bóp méo sự vật hiện tượng
mà thể hiện độ nơng sâu khác
nhau

+) Tính chủ thể rõ ràng. Vì
chỉ phản ánh những gì liên
quan đến nhu cầu động cơ
mà mỗi người có nhu cầu
động cơ khác nhau


Ví dụ: Khi đọc bất kì một
quyển sách hay quyển truyện
nào đó chỉ cần đọc qua cũng
có thể nhận thức được nội
dung trong quyển sách quyện
truyện đó, biết được các mục
các nhân vật chính phụ.

Ví dụ: trong các quyển sách
quyển truyện đã đọc đó sẽ có
quyển u thích và tiếp tục
theo dõi tìm hiểu sâu hơn kĩ
hơn về nó. Cũng có quyển
khơng thích chỉ đọc sơ để
biết nội dung sau đó khơng
tiếp tục đọc nữa nếu khơng

9

Thể hiện thái độ tình cảm con
người khác nhau.


có nhu cầu.
Sản phẩm

+) Hình tượng, khái niệm, +) Sự rung động
biểu tượng.
VD: màu sắc, hình dạng VD: thương, nhớ, giận hờn,

vng trịn , cơng thức tốn hi vọng, ….
lý hóa, ….

II. Mối quan hệ của nhận thức và tình cảm
Nhận thức và tình cảm có sự khác nhau nhưng lại liên hệ chặt chẽ với
nhau không thể tách rời nhau. Trong đó nhận thức là cơ sở, là phương
hướng của tình cảm. Nhận thức càng đúng đắn bao nhiêu thì tình cảm
càng sâu sắc bền vững bấy nhiêu, nhận thức sai thì tình cảm cũng sai.
Ví dụ như trước tình hình dịch người nhận thức đúng về sự nghiêm
trọng khả năng lây lan cao, nhận thức được sự vất vả của các y bác sĩ
tuyến đầu chống dịch. Và từ đó nảy sinh tình cảm q trọng, thương các
bác sĩ và sẽ tự giác ý thức phòng chống dịch theo chỉ thị của nhà nước.
Hay tình cảm yêu thương của con cái đối với bố mẹ xuất phát từ nhận
thức đúng được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ giành cho mình.
Nhưng ngược lại khi mà có nhận thức sai suy nghĩ lệch lạc, nhận thức
rằng bố mẹ quát mắng khi mình làm sai hay cấm chơi game,… là ghét
mình khơng quan tâm mình sau đó tình cảm cũng bị sai lệch theo là trở
nên căm ghét bố mẹ căm ghét chính người đã ni nấng chăm sóc mình.
Tình cảm chi phối thúc đẩy nhận thức. Có tình cảm thì quá trình nhận
thức sẽ diễn ra nhanh hơn. Có lúc tình cảm có thể làm biến đổi sản phẩm
của nhận thức.
Ví dụ như ngay chính bản thân em thời điểm học cấp 3 em rất u
thích mơn Vật lý và em đã dành phần lớn thời gian để học và giải các bài
tập môn Vật lý , và có thể ngồi cả ngày để học mơn đó mà khơng thấy
chán. Nhờ đó mà mơn Vật lý có thành tích tốt hơn hẳn các mơn khác. Khi
nghe giảng trên lớp cũng hiểu nhanh hơn, làm được các dạng nâng cao.
Nhưng ngược lại bản thân lại khơng thích mơn Hóa, khi thầy giáo giảng
bài không tập trung, nghe giảng cũng không vào đầu, không giành thời

10



gian làm bài tập mà chủ yếu đi hỏi bài các bạn mà vì vậy dần dần mất
kiến thức mơn Hóa, thành tích điểm số kém đi.
Hay hiện nay thời diểm dịch covid 19 diễn biến phức tạp xuất hiện một
số tình trạng trốn cách ly đi gặp người yêu. Rõ ràng là bản thân họ nhận
thức được là mình khơng được ra ngồi nhưng họ lại lựa chọn cách là
trốn ra . Lúc đó họ đã bị tình cảm chi phối quá nhiều, trong đầu chỉ nghĩ
đến đối phương chỉ nghĩ làm sao có thể gặp nói chuyện với đối phương
nên không phân biệt được đúng sai hoặc biết sai mà vẫn bất chấp để làm.
Có thể thấy nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh
quan thống nhất của con người, mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm
có sự gắn kết vô cùng chặt chẽ. Chúng không chỉ tác động qua lại với
nhau mà cịn định hướng ý chí.

CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA NHẬN THỨC VÀ TÌNH CẢM ĐỐI
VỚI BẢN THÂN
I. Ý nghĩa của nhận thức
Nhận thức là một phần trong cuộc sống của mỗi người. Giai đoạn nào
của nhận thức cũng có ý nghĩa rất lớn trong hình thành tư duy của bản
thân. Nhận thức giúp ta định hướng cuộc sống. Nhận thức đúng sẽ giúp
cho hành động việc làm của ta đúng. Giúp bản thân có cở sở, kiến thức
sáng tạo ra cái mới phục cho nhu cầu của xã hội và chính bản thân mình
Nhận thức giúp ta biết phân biệt đúng sai phải trái, tìm kiếm các mối
quan hệ trong xã hội như bạn bè, công việc,…
Nhận thức giúp con người ta biết cách hòa nhập với cộng đồng. Biết
được những điều từ cơ bản tất yếu nhất trong cuộc sống. Có nhận thức thì
mới tồn tại được, bảo vệ được cho bản thân, gia đình và cả xã hội.
Giúp tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập, các kinh nghiệm thiết
yếu trong cuộc sống.

Nhận biết được các sự vật hiện tượng xuất hiện trong cuộc sống, giúp
giải quyết mọi tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động.
11


Qua đó có thể thấy nhận thức chính là một phần trong cuộc sống của
bản thân mỗi người. Nhận thức cung cấp những điều thiết yếu cơ bản
nhất trong cuộc sống. Có nhận thức thì mới tồn tại được. Người bị hạn
chế một phần nhận thức cuộc sống sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với
người bình thương, khơng có nhận thức thì khơng thể tồn tại.
VD người bị mù đây họ chỉ mất 1 phần giác quan nhưng đã tác động
rất nhiều đến khả năng nhận thức. Họ sẽ bị hạn chế trong việc nhận diện
phân tích hình ảnh, lúc đó họ phải sử dụng các giác quan khác để nhận
thức có thể dẫn đến nhận thức sai hoặc phải nhờ đến sự trợ giúp của
người khác để miêu tả cái sự vật hiện tượng đó cho họ.
II. Ý nghĩa của tình cảm
Tình cảm có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của mỗi bản thân chúng ta .
Tình cảm giúp thúc đẩy ta thực hiện các hoạt động để biểu hiện tình cảm.
Giúp ta có ý chí mạnh mẽ hơn, có động lực để vượt qua mọi khó khăn trở
ngại gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Như khi bản thân gặp khó khăn
về tình u hay về vật chất thì ln có bố mẹ người trong gia đình bên
cạnh, họ là người khơng bao giờ bỏ rơi ta, nhờ đó bản thân sẽ tự tin với
những quyết định cảu mình hơn, có cảm giác an tồn hơn.
Tình cảm tạo ra , thiết lập nên các mối quan hệ xã hội có thể thân thiết
có thể là mối quan hệ hợp tác xã giao phục vụ cho nhu cầu của bản thân
mình.
Giúp ta có mục tiêu, ước mơ, có định hướng cuộc sống. Mọi sự thành
cơng đều có phần khơng nhỏ của thái độ tình cảm của ta đối với cơng
việc. Đơn giản có thể thấy rõ là khi làm việc mà bản thân yêu thích đúng
với sở trường đam mê thì chắc chắn sẽ làm tốt hơn, có nhiều sự sáng tạo

hơn so với làm cơng việc mình khơng thích.
Thúc đẩy phát triển các phẩm chất tốt đẹp, lương tâm của bản thân
Tình cảm đảm bảo sự tồn tại bình thường. Con người khơng có cảm
xúc tình cảm thì khơng thể tồn tại dược. Khơng có tình cảm sẽ giống như
là máy móc khơng tự định đoạn được cuộc sống của bản thân.

12


Kết luận
Qua những phân tích về nhận thức và tình cảm phần nào ta có thể nắm
được những diễn biến tâm lý trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta,
hiểu được ý nghĩa của nhận thức và tình cảm trong sinh hoạt đời sống
hằng ngày. Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người
tìm tịi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, chỉ
đạo tình cảm, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống
nhất trong một con người. Nhận thức và tình cảm là hai trạng thái luôn
tồn tại song song tác động lẫn nhau thúc đẩy để đưa ra ý chí đúng đắn
trong một con người . Con người khơng ai là hồn hảo, vì vậy mỗi người
ln phải nhìn nhận bản thân, kiểm sốt nhận thức và tình cảm để tránh
phát sinh tiêu cực trong mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm. Cần dựa
vào các đặc điểm, đặc trưng, mối quan hệ của nhận thức và tình cảm để
đề ra các phương hướng phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện hơn về
kiến thức, nhân cách hành vi,…Nhận thức và tình cảm là mối quan hệ căn
bản của mỗi người là căn cứ phân biệt người này với người kia. Mỗi
người đều có hình dáng, tình cảm, nhận thức khác nhau điều này làm nên
chất riêng, tính cách riêng của từng người, tạo nên một xã hội phong phú,
đa dạng nhiều màu sắc, mn hình, mn vẻ,…

Hết.


13



×