Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm rút ra ý nghĩa đối với bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 26 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

---  ---

TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:
SỰ GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU VÀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA NHẬN THỨC VÀ TÌNH CẢM. RÚT RA Ý
NGHĨA ĐỐI VỚI BẢN THÂN
Giảng viên

: Trần Thị Minh Ngọc

Họ và tên

: Phan Thanh Thủy

Lớp

: Quản lý hành chính nhà nước K38

Mã sinh viên : 1852050047

HÀ NỘI – 2021

1


MỤC LỤC


A. LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................3
B. NỘI DUNG.................................................................................................4
Chương 1: Hệ thống lý luận chung về nhận thức và tình cảm..........................4
1.1 Nhận thức là gì?.......................................................................................4
1.1.1 Khái niệm...........................................................................................4
1.1.2 Các giai đoạn của quá trình nhận thức...............................................5
1.2 Tình cảm là gì?.........................................................................................8
1.2.1 Khái niệm...........................................................................................8
1.2.2 Đặc trưng của tình cảm......................................................................9
Chương 2 Phân tích sự giống nhau và khác nhau của nhận thức và tình cảm 11
2.1 Sự giống nhau giữa nhận thức và tình cảm............................................11
2.2 Sự khác nhau giữa nhận thức và tình cảm.............................................15
Chương 3: Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm......................................19
Chương 4: Liên hệ ý nghĩa bản thân...............................................................20
C. KẾT LUẬN...............................................................................................24
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................26

2


A. LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi loài người sinh ra trên Trái đất xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn
mới mẻ - hiện tượng tâm lý người mà nền văn minh cổ đại gọi là linh hồn.
Khoa học nghiên cứu này gọi là Tâm lý học.
Tâm lý học ln có một vị trí to lớn trong cuộc sống và hoạt động con người.
Có thể nói rằng mọi thời kỳ lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có sự
đóng góp của tâm lý học. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi,
tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và
hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể

chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của
con người cũng như trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là trong đời sống nhận
thức và tình cảm.
Trong sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, con người
không chỉ nhận thức thế giới mà cịn tỏ thái độ của mình với nó nữa. Những
hiện tượng tâm lí biểu thị thái độ của con người với những cái mà họ nhận
thức được hoặc làm ra được như vậy gọi là tình cảm và nhận thức. Đời sống
tình cảm của con người rất phong phú, đa dạng, thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời
sống tâm lý con người. Đó chính là một trong những nội dung trong bộ môn
tâm lý học này đem lại, khiến tôi cảm thấy thích thú nhất trong q trình học.
Vì vậy, tơi đã chọn vấn đề “Sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa
nhận thức và tình cảm. Rút ra ý nghĩa đối với bản thân” làm chủ đề của bài
tiểu luận này.

3


B. NỘI DUNG

Chương 1: Hệ thống lý luận chung về nhận thức và tình cảm

Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý, phản ánh hiện thực khách quan vào đầu
óc con người đưa lại sự hiểu biết cho con người về hiện thực khách quan.

1.1 Nhận thức là gì?

1.1.1 Khái niệm
Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư

duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có
tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Nhận thức là q trình tâm lý, nó phản ánh chính bản thân của sự vật hiện
tượng.
Nhận thức là quá trình phản ánh năng động và sang tạo hiện thực khách quan
vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, không khí “cái bên ngồi
mà cản bản chất bên trong, các mối quan hệ mang tính quy luật chi phối sự
vận động, phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ oahnr ánh cái hiện tại
mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác

4


nhau, thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại
những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.
1.1.2 Các giai đoạn của quá trình nhận thức
Sau khi tìm hiểu về nhận thức là gì thì chúng ta cần quan tâm đến các giai
đoạn của quá trình nhận thức. Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động
nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện
qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến
trừu tượng, từ hình thức bên ngồi đến bản chất bên trong.
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành
2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
 Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính hay cịn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh
thuộc tính bên ngồi thơng qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của
q trình nhận thức.

Ví dụ: khi nhìn thấy mơ t{ chiếc máy tính xách tay thì nhân{ thức cảm tính cho
chúng ta thấy được màu sắc, kích thước, nhãn hiê {u của chiếc máy tính
Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng
các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.
Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
-Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ
của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của

5


con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự
chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngồi thành yếu tố ý thức.
VD: Khi ta chạm tay vào những vật đang nhiễm điện, bàn tay sẽ có cảm giác
có một luồng điện chạy qua và có phản ứng co lại.
-Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối tồn vẹn sự vật
khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là
sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức
đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc
trưng và khơng đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận
thức địi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính
khơng đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó khơng cịn trực tiếp
tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên
hình thức nhận thức cao hơn.
VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thơng qua các giác quan ta sẽ nhận biết
được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.
-Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hồn chỉnh
sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật khơng cịn tác động trực
tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa
chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp,

bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích,
tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi
trội của các sự vật.
VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai
bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.

6


 Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính hay cịn gọi là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên
trong, bản chất của sự việc) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái
quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đốn, suy
luận. Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:
-Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc
tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát,
tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.
Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có
mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát
triển. Khái niệm có vai trị rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở
để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
VD: Thời điểm nhà nước chưa ra đời, mọi vấn đề của xã hội hầu hết được
điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức hay cảm tính. Tuy nhiên, khi nhà nước ra
đời đã ban hành nhiều luật lệ, mệnh lệnh buộc người dân phải tuân thủ. Trải
qua nhiều giai đoạn lịch sử, các quy định trên đã phát triển thành pháp luật.
Khái niệm pháp luật đưuọc hiểu như sau “pháp luật là quy tắc xử sự chung do
nhà nước ban hành hoắc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
mong muốn, ý chí của nhà nước”.
-Phán đốn là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để

đưa ra các khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính cảu đối
tượng.
VD: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hung” là một phán đốn vì có sự
liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.

7


- Suy luận là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau
để rút ra một phán đốn có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
VD: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim
loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết
hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến
mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngồi suy
luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hienj ra tri thức mới một cách
nhanh chóng và đúng đắn.

1.2 Tình cảm là gì?

1.2.1 Khái niệm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những
sự vật, hiện tượng của hiện thực phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên
quan với nhu cầu và động cơ của con người.
Tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý mới – phản ánh cảm xúc. Sự phản ánh
cảm xúc, ngoài những đặc điểm giống với sự phản ánh nhận thức – đều là sự
phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội –
lịch sử, mang lại những đặc điểm khác căn bản với sự phản ánh nhận thực.
- Xét về nội dung phản ánh: Trong khi nhận thức chủ yếu phản ánh những
thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới thì tình cảm phản ánh mối
quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người.


8


- Về phạm vi phản ánh: Mọi sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan của
con người ít nhiều được nhận thức (ở mức độ đầy đủ, sang tỏ khác nhau),
song không phải mọi tác động vào giác quan đều được con người tỏ thái độ,
mà chỉ có những sự vật hiện tượng nào liên quan đến sự thảo màn hay không
thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người mới gây nên cảm xúc. Nghĩa là
phạm vi phản ánh của tình cảm có tính lựa chọn.
- Về phương thức phản ánh: Nhận thức phản ánh thế giới bằng hình ảnh, biểu
tượng, khái niệm, cịn tình cảm phản ánh thế giới dưới hình thức rung cảm.
1.2.2 Đặc trưng của tình cảm
-Tính nhận thức: Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con
người trong quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận
thức, rung động và phản ứng cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm.
Trong đó, nhận thức được xem là “cái lí” của tình cảm, nó làm cho tình cảm
có tính đối tượng xác định.
VD: Khi ta bắt gặp một người ăn xin tới xin tiền thì ta sẽ sẽ cho người đó
trong mức có thể của mình, nhưng nếu người đó có đủ sức lao động thì ta sẽ
cân nhắc lại.
-Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức
năng xã hội và được hình thành trong mơi trường xã hội, chứ không phải là
những phản ứng sinh lí đơn thuần.
VD: Khi chúng ta tham gia các hoạt động thiện nguyện, ta được trải nghiệm
và gặp được nhiều người có hồn cảnh khó khăn. Ta sẽ cảm thấy cuộc sống
của chúng ta thật đủ đầy và thương cảm cho những người có hồn cảnh khó
khăn kia.

9



-Tính ổn định: Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống, thì tình
cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và
đối với bản thân. Chính vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc
trưng quan trọng của nhân cách con người.
VD: Khi hai người quen nhau dù gần hay xa vẫn luôn quan tâm, nhớ về nhau
tình cảm đó khó mất đi và rất bền vững, nó dựa trên tiềm tang của nhân cách.
-Tính chân thực: Tính chân thực của tình cảm được thể hiện là: Tình cảm
phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố che
giấu (ngụy trang) bằng những “động tác giả” (vờ như không buồn, nhưng
thực ra buồn đến nẫu ruột).
VD: Khi nghe tin trượt đại học dù đó là sự thật nhưng vẫn cố gắng mỉm cười
trước mọi người.
-Tính đối cực (tính hai mặt): Tính đối cực của tình cảm gắn liền với sự thảo
mãn nhu cầu của con người. Trong một hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu
được thỏa mãn, còn một số nhu cầu lại bị kìm hãm hoặc khơng được thỏa
mãn tương ứng với điều đó, tình cảm của con người đưuọc phát triển và mang
tính đối cực: Yêu - ghét, vui - buồn, tích cực - tiêu cực…
VD: Hai chị em sinh đôi cùng trứng dù rất giống về mặt ngoại hình nhưng lại
mang hai tính cách khác nhau.

10


Chương 2 Phân tích sự giống nhau và khác nhau của nhận thức và tình
cảm

2.1 Sự giống nhau giữa nhận thức và tình cảm


-Đầu tiên, nhận thức và tình cảm đều phản ánh hiê Fn thực khách quan cụ thể
trong điều kiện xã hội khách quan cụ thể. Tình cảm và nhận thức chỉ phản ánh
khi có hiê {n thực khách quan tác đơ {ng vào mới có tình cảm và nhân{ thức.
Điển hình như trong cuộc sống ngày nay đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp
tục là một thách thức đặc biệt không chỉ với riêng Việt Nam và đối với tồn
nhân loại. Nó đã gây đảo lộn cuộc sống của toàn cầu và lấy đi biết bao nhiêu
sinh mạng của con người. Biết bao nhiêu gia đình đã phải li tán, những đứa
con mất cha, những người mẹ mất con, những người bạn đời mất đi một nửa
của mình. Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng an toàn và
sức khỏe của nhân dân ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề,
đặc biệt là với những người dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm,
hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh… Đặc biệt hiện nay, Việt
Nam bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại
với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần.
Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua,
chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Đợt
bùng phát dịch bệnh lần này rất nguy hiểm do chủng virus mới đang lây lan
rất nhanh...Nhưng chính trong thời điểm này, chúng ta tiếp tục được chứng
kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lịng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cùng
11


với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát
sao và kịp thời của Ðảng, Chính phủ. Mỗi địa phương, tổ chức, cá nhân đều
có những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế để nỗ lực cùng nhau vượt
qua và quyết tâm chiến thắng đại dịch. Hơn ai hết, mỗi người dân chúng ta
nhờ có được sự hiểu biết đúng đắn về đại dịch này, ai ai cũng đều có ý thức để
phòng ngừa ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh, để rồi giảm thiểu mức tối đa tránh
bị lây bệnh từ bên ngồi. Mỗi người dân đều thực hiện “Thơng điệp 5K” của
Bộ Y Tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo

y tế. Dần dần mọi người đều hiểu rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và bảo
vệ bản thân là bảo vệ cộng đồng.
Chính vì vậy, phản ứng hiện thực khách quan cụ thể ở đây chính là sự hiểu
biết, ngăn chặn, đẩy lùi, thái độ và trách nhiệm của mỗi người dân về đại dịch
COVID-19 trước những diễn biến khôn lường và vơ cùng nguy hiểm của nó.
– Tiếp đến, nhận thức và tình cảm đều mang tính chH thể. Tình cảm và nhân{
thức đều mang những đă {c điểm riêng của mỗi người: cùng mô {t vấn đề nhưng
đă {c vào mỗi người khác nhau thì có những nhâ {n thức và bơ {c lơ { tình cảm khác
nhau. Cùng mơ {t vấn đề nhưng trong những hồn cảnh khác nhau thì cũng có
những nhâ {n thức và bơ {c lơ { nhũng tình cảm khác nhau.
Mội ví dụ, dẫn chứng kinh điển cho vấn đề này đó chính là nhận thức về cái
chết, tư duy và suy nghĩ về cái chết cho cuộc đời của mỗi con người. Có
nhiều người nói rằng chết là khi tim ngừng đập, chết là hết, là sự kép lại cuộc
đời của một con người “cát bụi trở về với cát bụi” và cát bụi trở về hư khơng.
Bên cạnh đó, một số người khác lại cho rằng, chết là sự chuyển tiếp cõi sống,
là sự chuyển nghiệp. Đây chính sự khác nhau về trạng thái sống, từ một cá thể
bằng xương bằng thịt, giờ đây say khi chết họ sẽ trở thành một linh hồn. Theo
quan niệm của nhà Phật, tiếp dẫn linh hồn đến cõi An lạc ( hay còn gọi là Tây

12


Phương Cực Lạc) hay Ngã quỷ (địa ngục) còn tùy thuộc vào lúc đương thời,
người cịn sống có sống tốt đẹp, lợi lạc cho đời hay không, hoặc sống bất
nhân bất nghĩa, khơng có ích cho xã hội, gây xấu cho mọi người.
Chính vì vậy, tính chủ thể ở đây chính là mỗi người đều có những quan điểm,
suy nghĩ và nhận định riêng về cái chết bên cạnh cái chung là sự kết thúc
phần đời ở cõi thực tại này.
– Tiếp theo, cả nhận thức và tình cảm đều mang tính xã hội: Nhận thức và
tình cảm đều mang bản chất xã hội. Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch

sử, xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.
VD: Trong thời kì phong kiến quy định cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, cấm đốn
đơi lứa yêu nhau. Vì vậy mọi người đều nhận thức như vậy và tuân theo,
những đôi lứa yêu nhau được cho là sai và bị mọi người kì thị, cấm đốn.
Hoặc VD: Người Việt Nam đi bên phải mới đúng, người Anh đi bên trái mới
đúng. Hay người Việt quan trọng thuần phong mỹ tục vì vậy nếu mặc đồ hở
hang vào chùa hay gặp mặt người lớn được cho là thiếu ý tứ, thiếu tế nhị và
sai sót.
-Đều là các hoạt động tâm lý cơ cản cHa con người. Trong đó nhận thức là cơ
sở là nền tảng của tình cảm của con người. Trên cơ sở con người nhận thức
sâu sắc về sự vật hiện tượng thì con người tỏ thái độ với những sự vật hiện
tượng mà con người nhận thức được. Đây là hoạt động tâm lý diễn ra hằng
ngày trong đời sống của mỗi cá nhân con người, nó khơng tách bạch nhau bởi
mỗi cá nhân, mỗi hành động của mỗi con người đều chứa đựng cả những mặt
nhận thức và thái độ con người, chứ không tách bạch riêng lẻ.
VD: Buồn, thương, giận, ghét, …
-Cả nhận thức và tình cảm đều mang tính xã hội và đều được thúc đẩy bởi
nhu cầu xã hội. Thực tế ngày nay cho thấy, đi cùng với sự phát triển của đời
sống kinh tế, xã hội con người là sự đi xuống của môi trường tự nhiên. Môi

13


trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể, hữu cơ, có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau giữa đất, nước khơng khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự
rối loạn bất ổn định ở khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hệ quả nghiêm
trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên
nhiên. Thơng qua q trình lao động, con người khai thác, bảo vệ bồi đắp cho
thiên nhiên, nhưng qua q trình đó, con người xã hội dần dần có sự đối lập,
hủy hoại mơi trường sống tự nhiên của mình. Hiện nay, trái đất ngơi nhà

chung của chúng ta hiện nay với gần 8 tỷ người đang sinh sống, đang phải
oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề gắn với thực trạng hành tinh xanh
đang kêu cứu, do tình trạng ơ nhiễm, suy thối môi trường ngày càng gay gắt.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể, hữu cơ, có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau giữa đất, nước khơng khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu.
Sự rối loạn bất ổn định ở khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hệ quả nghiêm
trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên
nhiên. Thơng qua q trình lao động, con người khai thác, bảo vệ bồi đắp cho
thiên nhiên, nhưng qua q trình đó, con người xã hội dần dần có sự đối lập,
hủy hoại môi trường sống tự nhiên của mình. Hiện nay, trái đất ngơi nhà
chung của chúng ta hiện nay với gần 8 tỷ người đang sinh sống, đang phải
oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề gắn với thực trạng hành tinh xanh
đang kêu cứu, do tình trạng ơ nhiễm, suy thối mơi trường ngày càng gay gắt.
Vì thế cho nên, hiểu được vấn đề mơi trường tự nhiên “ngơi nhà chung của
mọi lồi” đang đứng trước sự nguy hiểm, biết được vấn đề xã hội đó, mỗi
người dân, mỗi quốc gia đã nâng cao mức báo động và từ đó đưa ra các biện
pháp chặt chẽ hơn, tuyên truyền sâu rộng hơn để bảo vệ môi trường tự nhiên
này.

14


2.2 Sự khác nhau giữa nhận thức và tình cảm

Tiêu chí phản
ánh
Đặc điểm

Nhận thức


Tình cảm

Là q trình tâm lý nghĩa là

Là thuộc tính tâm lý nghĩa là

hiện tượng tâm lý có mở đầu, hiện tượng tâm lý ổn định,
diễn biến và kết thúc rõ rang. bền chặt, khó hình thành và
Là q trình giải qua hai giai

khó mất đi.

đoạn nhận thức là nhận thức
cảm tính và nhận thức lý
tính.
VD: Để cho mọi người hiểu

VD: Để hình thành trong long

được thế nào là long u

u nước thì rất khó. Nhưng

nước thì rất dễ chỉ cần đưa ra khi hình thành long u nước
khái niệm: long u nước

rồi thì rất khó bị phá bỏ.

xuất phát từ long yêu thương
gia đình, bạn bè, người thân

dẫn đến việc lớn lao hơn như
Nội dung

tình yêu quê hương tổ quốc.
Phản ánh chính bản thân sự

Phản ánh ý nghĩa của sự vật

vật hiện tượng đưa lại sự

hiện tượng với nhu cầu và

hiểu biết cho con người về sự động cơ của con người.
vật hiện tượng đó.
VD: Bên cạnh học ngoại ngữ VD: Khi bạn ngồi trên lớp
ở trường, khơng chỉ dừng lại

học, nhận được tin máy tính

học để biết. Nhận thức được

của bản bị mất. Ngay lúc đó

15


ngoại ngữ vơ cùng quan

bạn sẽ buồn, giật mình, lo


trọng trong cuộc sống ngày

lắng và hoang mang, ngồi học

nay. Ngoại ngữ giúp cho ta

khơng tập trung, đầu óc chỉ

giao tiếp được với nhiều bạn

nghĩ về máy tình và mong sao

bè ngoại quốc hơn và đôi khi

cho hết tiết học để ra chơi cịn

giúp cho ta lập nghiệp, có

tìm lại máy tính đang bị mất

thêm thu nhập cao hơn thì

của mình.

việc thành thạo ngoại ngữ
này. Chính hiểu được rõ bản
chất sự việc nhận thức như
vậy, con người ta càng ngày
càng chú trọng học tập và
nâng cao ngoại ngữ hơn, bên

cạnh những giá trị của tiếng
mẹ đẻ sẵn có. Nhờ có đó,
người ta sự hứng thú, hăng
say và chăm chỉ tìm tịi, rèn
luyện ngoại ngữ của bản
Phạm vi

thân.
Sự vật hiện tượng nào tác

Ta chỉ có tình cảm với sự vật

động vào ta đều được ta nhận hiện tượng nào liên quan, gắn
thức.

với nhu cầu động cơ.

VD: Một vấn đề của một sự

VD: Có rất nhiều chuyên

vật hiện tượng, con người có

ngành đào tạo ở trường.

thể nhận thức được độ nông,

Nhưng mỗi sinh viên đều chỉ

sâu khác nhau. Khi ta đọc


quan tâm và tập trung học đến

16


một chương của một mơn

chun ngành nào mà sinh

học, có thể ta chưa hiểu hết

viên đó đang theo học và

mọi vấn đề, hiểu chưa sâu

hứng thú học.

sắc, nhưng phần nào bản chất
của vấn đề cốt lõi chương đó
ta vẫn hiểu được. Hiểu và
nhận thức ở mức độ nhất
định của môn đó.
Tính chủ thể

Tính chủ thế khơng rõ ràng

Tính chủ thể rõ ràng

VD: Sinh viên khi học ai


VD: Khi xem một bộ phim,

cũng biết rằng Chủ nghĩa

bên cạnh việc nhiều người chỉ

Mác-Lênin có 3 bộ phận cấu

biết được tên diễn viên, không

thành. Nhưng không nhiều

quan tâm đến nội dung phim

sinh viên biết rõ và chi tiết

nói về gì. Những người u

những bộ phận cấu thành đó

mến bộ phim đó thì ngược lại.

là như thế nào. Đơi khi với

Họ mong ngóng từng tuần,

một vài sinh viên ngành khác từng ngày để chờ ra mỗi tập
học những môn đại cương,


phim, họ thuộc từng tên nhân

họ chỉ biết khái quát của sự

vật và tâm lý tính cách của

vật hiện tượng, chỉ biết được

nhân vật đó. Họ xem một

bề nổi của vấn đề mà khơng

cách say mê và yêu thích.

hiểu sâu bằng những sinh
viên được những sinh viên
chuyên ngành.
Sản phẩm

Hình tượng, khái niệm và
17

Rung động.


biểu tượng
VD: Nhận thức quá trình học VD: Giảng viên yêu quý lớp
tập của mỗi sinh viên được

học thể hiện qua từng bài


thể hiện qua ý thức và đặc

giảng của thầy cô và cách

biệt là bảng điểm của họ.

giao tiếp, kết nối với sinh

Sinh viên đi học đủ, đúng

viên. Các thầy cơ có thiện

giờ, hăng hái phát biểu xây

cảm với sinh viên, với lớp học

dựng bài sẽ được thầy cô

sẽ tận tình chỉ bảo, hướng

đánh giá tốt. Để rồi chất

dẫn, không chỉ ở trong kiến

lượng bài kiểm tra và bài thi

thức văn hóa trên sách vở mà

được kết quả cao.


thậm chí cịn chia sẻ cả cuộc
sống bên ngồi xã hội.

Chương 3: Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm

18


Rõ ràng, hai hoạt động tâm lý: nhận thức và tình cảm có tác động qua lại với nhau,
có nội dung, phạm vi, đặc điểm, tính chất và sản phẩm có sự phản ánh khác nhau.
Tuy nhiên, hai hoạt động tâm lý này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng tách
rời nhau.
Trong đó, nhận thức là cơ sở, là phương hướng cHa tình cảm. Nhận thức đúng thì
tình cảm đúng, nhận thức sai thì tình cảm sai.
Ví dụ như mỗi một bạn sinh viên nhận thức được việc học tập là cần thiết đối với
chính mình. Chính vì thế bản thân của mỗi sinh viên phải cố gắng học tập, ràn
luyện nhiều nhất có thể. Thế cho nên nhiều bạn sinh viên ngày nay, có điều kiện
vẫn muốn đăng kí học tiếp, học cải thiện điểm số, nâng cao thành tích của mình lên.
Đây chính là nhận thức đúng, sinh viên đặt tình cảm với mơn học nên muốn nghiên
cứu thêm để cải thiện kết quả học tập của chính mình. Đây là nhu cầu chính đáng,
là động cơ rất tốt và vì thế được thầy cơ giáo ủng hộ và khích lệ.
Ngồi ra, tình cảm chi phối và thúc đẩy q trình nhận thức. Có tình cảm rồi q
trình nhận thức sẽ diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn.
Khi chúng ta thích và hứng thú với một mơn học nào đó, chúng ta sẽ đầu tư thời
gian và công sức nhiều hơn cho nó. Ta sẽ nghiên cứu sâu hơn, hiểu mơn học đó hơn
những mơn học mà mình học khơng hứng thú.
Chính vì vậy, nhận thức và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít đối với
nhau, khơng tách rời nhau. Trong đó nhận thức là điều kiện để nảy sinh tình cảm và
tình cảm lại thúc đẩy, chi phối quá trình nhận thức.


Chương 4: Liên hệ ý nghĩa bản thân

19


Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tịi chân lí. Ngược
lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí cHa tình cảm, chỉ đạo tình cảm, lí và tình là hai
mặt cHa một vấn đề nhân sinh quan thống nhất trong một con người.
Trong cơng cuộc hội nhập và đua tranh tồn cầu của người Việt Nam, có lẽ điều mà
chúng ta cần hội nhập đầu tiên và mạnh mẽ nhất, đó là hội nhập về tri thức. Và
trong công cuộc hội nhập về tri thức ấy, lĩnh vực cần phải hội nhập trước nhất và
quyết liệt nhất chính là lĩnh vực giáo dục. Giáo dục đại học giữ vai trò quan trọng
trong phát triển nguồn nhân lực theo các lĩnh vực chuyên môn cho đối tượng công
dân là người lớn. Việc phát triển nhu cầu nhận thức và ý thức học cho sinh viên các
trường Đại học là một trong những yếu tố thúc đẩy năng lực tự giáo dục, tự hoàn
thiện bản thân cho sinh viên và gây lan tỏa cho các đối tượng khác trong cộng đồng
theo mạng lưới các lĩnh vực nghề nghiệp, góp phần xây dựng và triển khai mơ hình
“cơng dân học tập” trong giao đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bản thân là một sinh viên, với sứ mệnh là “chủ nhân tương lai của đất nước”,
được học tập dưới mái trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền – một ngôi
trường Đảng. Hơn ai hết, mỗi sinh viên chúng ta luôn được thấm nhuần Chủ
nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi bài giảng ý
nghĩa được các thầy cô tâm huyết giảng dạy khiến chúng ta nâng cao tri thức
hơn bao giờ hết. Trong môi trường xã hội hiện nay, công nghệ thông tin phát
triển nhanh và mạnh với những ứng dụng ngày càng nhiều của nó giúp con
người có điều kiện học tập và làm việc thuận lợi hơn. Trường Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đã phát triển năng lực tự học cho sinh viên, xem tự học là
một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững tri thức, kỹ
năng, thái độ do chính người học tiến hành. Người học tự lập kế hoạch, tự lựa

chọn nội dung đối tượng học tập, việc tự học có thể được tiến hành ở trên lớp
hoặc ngồi lớp học. Quá trình tự học của sinh viên là yếu tố trực tiếp quyết

20


định chất lượng giáo dục, là điều kiện cần thiết để giúp họ phát triển nhận
thức, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thơng tin mọi lúc, mọi nơi. Chính vì thế,
nhà trường xác định cần thiết phải trang bị cho người học những kỹ năng học
tập cơ bản trong môi trường hiện đại. Đó là những nhóm kỹ năng như: Kỹ
năng nhận thức học tập; Kỹ năng quản lý học tập; Kỹ năng giao tiếp học tập.
Vậy để đất nước có thể “sánh vai với cường quốc năm châu” như Bác Hồ từng căn
dặn lớp măng non của đất nước, mỗi thế hệ sinh viên cần làm gì? Khơng việc gì
hơn hết đó chính là chúng ta phải ra sức học tập, rèn luyện, khơng ngừng học hỏi để
tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng muốn làm được điều này, sinh viên
chúng ta trước hết cần phải có nhận thức đúng đắn rằng: học để làm gì, học như thế
nào và đích đến của việc học này là gì.
Nhận thức trong việc học là vô cùng quan trọng. Nhu cầu nhận thức có mối
quan hệ chặt chẽ với nhu cầu học tập. Theo nghĩa rộng nhất, học tập là học và
luyện tập để hiểu hiết, để có kỹ năng. Dưới góc độ tâm lý học, học tập là đặc
trưng của con người được điều khiển một cách tự giác để lĩnh hội tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi mới…. Học tập xuất hiện với tư
cách là một hoạt động nhờ phương pháp nhà trường. Học tập là một dạng của
hoạt động nhận thức của con người. Cả hoạt động nhận thức và hoạt động học
tập đều là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của con người, làm phong phú
hơn các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho con người và đều là sự phát hiện ra một
cái gì đó mới mẻ một cách khách quan đối với họ. Mặc dù nhu cầu nhận thức
có nội dung đối tượng phong phú hơn so với nhu cầu học tập, song nếu xem
xét trong phạm vi của hoạt động học tập, thì nhu cầu nhận thức là nhu cầu đối
với việc tiếp nhận đối tượng hoạt động học. Do đó, đối tượng thỏa mãn nhu

cầu nhận thức đồng thời là đối tượng của nhu cầu học tập. Và như vậy, lúc

21


này nhu cầu nhận thức trở thành nhu cầu học tập. Đây là kết quả của quá trình
phát triển của nhu cầu nhận thức trong tiến trình phát triển của đời người.
Sinh viên Đại học đặc trưng bởi sự khả năng tư duy sâu sắc, năng lực trí tuệ
cao, vốn kiến thức về môi trường xã hội rộng. Sinh viên rất quan tâm đến việc
phát triển các kĩ năng, cách ứng xử mới, mong muốn thể nghiệm mình trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống, chuẩn bị sẵn sàng đối diện với xã hội. Đây là thời
kỳ có nhiều biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội. Sự trưởng
thành về mặt xã hội cùng với nỗ lực, sự kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương
lai cho thấy nhu cầu và khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao. Do
đó, hiệu quả phát triển nhu cầu nhận thức cho sinh viên có điều kiện thực hiện
tốt.
Có được nhận thức đúng đắn cho việc học rồi thì tự khắc sinh viên sẽ có tình
cảm với những môn học mà sinh viên đang theo học. Điều này khiến cho việc
học trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Có thể được hiểu giống như là khi làm việc
đúng với sở thích, đam mê và điểm mạnh của mình thì bạn có xu hướng chăm
chỉ và đặt nhiều tâm huyết vào sản phẩm cơng việc. Thái độ tích cực này sẽ
ảnh hưởng đến hành động, giúp những đóng góp bạn mang lại cho doanh
nghiệp thực sự đạt hiệu quả. Sau đó chắc chắn sẽ là chuỗi ngày làm việc hưng
phấn và chất lượng. Việc học ở đây cũng giống như vậy, khi mà chúng ta đã
có nhận thức và tư duy đúng đắn về việc học, hiểu được tầm quan trong của
việc học rồi thì tình cảm cho việc học, sự đam mê, hứng thú cho việc học ắt sẽ
được nảy nở. Ta sẽ thực hành, học tập bằng chính đam mê, sở thích của mình.
Khơng cịn tình trạng học chống đối, học cho có, “học để bố mẹ vui” nữa. Để
rồi thay vì những điều trên, mỗi cá nhân sinh viên sẽ cố gắng học hỏi không
ngừng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm vì ta hiểu rằng đây chính là bước đệm

cho chính cuộc đời sự nghiệp của mình sau này.
22


Tóm lại, để sự nghiệp học tập đạt được kết quả cao nhất, mỗi sinh viên cần có
nhận thức đúng đắn và đặt trọn tình cảm, sự nhiệt huyết và lịng đam mê vào
việc học. Có như vậy thì sinh viên sau này mới có thật nhiều kiến thức để rồi
khơng những giúp ích cho bản thân, gia đình mà cịn trở thành một cơng dân
có ích cho xã hội, cho đất nước. Giúp đất nước đi lên, phát triển “sánh vai với
các cường quốc, năm châu” như Bác Hồ từng căn dặn.

C. KẾT LUẬN

23


Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, tâm lí học ngày càng phát
triển và tham nhập vào thực tiễn của mọi lĩnh vực sống và hoạt động của con
người. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu, chú tâm đến sự ảnh hưởng
của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi
và tinh thần của con người. Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi
như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con
người". Xã hội càng phát triển, con người càng đối mặt với nhiều hiện tượng
tâm lý - xã hội như: stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, ... Khi đó,
những chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý trở thành người định hình và duy trì
cảm xúc một cách khoa học và bài bản đến mọi người. Đó chính là lí do
khiến Tâm lý học trở thành một môn học và một ngành nghề thu hút mọi giới
trẻ tham gia học tập ngày nay.
Qua môn tâm lý học, sinh viên chúng ta rút ra được rất nhiều kiến thức bổ ích,
nhiều điều mới mẻ về nhận thức sâu sắc của cuộc sống, để rồi từ đó rút ra

được rất nhiều bài học ý nghĩa cho bản thân và cuộc đời.
Nhận thức là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan
vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, khơng chỉ “cái bên ngồi mà
cả bản chất bên trong, phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh
cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Tình cảm là những thái độ thể hiện
sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng cảu hiện thực, phản ánh
ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người.
Qua bài tiểu luận này, chúng ta hiểu rõ được nhận thức và tình cảm là gì, sự
giống và khác nhau và mối quan hệ của nhận thức và tình cảm. Từ đó rút ra
được ý nghĩa liên hệ thực tế bản thân vô cùng sâu sắc.

24


Nhận thức và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn có tình cảm
thì phải có nhận thức. Muốn học giỏi thì trước tiên mỗi sinh viên cần phải có
nhận thức đúng đắn và tư duy suy nghĩ sâu sắc về việc học là như thế nào.
Trong khi đề ra những con đường, những biện pháp xây dựng, giáo dục tình
cảm đúng đắn cho sinh viên cần chú trọng tới tâm lý của mỗi người. Điều này
là vơ cùng quan trọng. Bên cạnh đó, tránh sử dụng những biện phóa hình
thành tri thức vào việc hình thành tình cảm “dạy khoa học tự nhiên ta có thể
dung định lí, dung cơng thức. Nhưng xây dựng con người, không thể theo
công thức được”. Cuối cùng, việc tạo môi trường sống lành mạnh trong là vô
cùng cần thiết trong việc hình thành nhân cách, tình cảm của bản thân mỗi
người.
Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất
với nhau. Mỗi sinh viên nói riêng và con người nói chung cần có sự hiểu biết
rõ ràng, mạch lạc vấn đề về nhận thức và tìm cảm. Để rồi từ đó rút ra kinh
nghiệm sâu sắc cho bản thân và cuộc đời. Chính từ đó sẽ giúp cho bản thân
mỗi người và xã hội đi lên và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

25


×