Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Biện pháp thi giáo viên dạy giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 10 trang )

BIỆN PHÁP
“GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 8”
1. Lí do
Trong chương trình âm nhạc THCS ngồi việc học hát, học nhạc lý, tìm hiểu
về âm nhạc thường thức HS còn học tập đọc nhạc, các em được giới thiệu về các
nốt nhạc, ký hiệu âm nhạc, đọc nhạc và ghép lời ca, các bài đọc nhạc mới…Vì vậy
cần thiết người giáo viên đưa ra những phương pháp mới thì hiệu quả của tiết học
sẽ cao hơn. Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài HS rất hứng thú.
Tập đọc nhạc là một nội dung quan trọng trong môn học âm nhạc ở trường
THCS. Thông qua những bài tập đọc nhạc học sinh có thể tiếp thu được những
kiến thức, khái niệm âm nhạc một cách cụ thể, tích luỹ những ấn tượng, cảm xúc
chân thực về tác phẩm âm nhạc.
Trong chương trình mơn âm nhạc ở trường THCS phân mơn tập đọc nhạc
lớp 8 chiếm một thời lượng đáng kể, góp phần tích cực vào sự hình thành ở học
sinh năng lực đọc nhạc, cảm thụ âm nhạc, gợi ở các em nhu cầu tìm hiểu về âm
nhạc và u thích âm nhạc.
Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn âm
nhạc lớp 8, qua các năm làm giảng dạy âm nhạc ở trường THCS và nhận thấy rằng
bộ môn âm nhạc nhất là phân môn tập đọc nhạc lớp 8, một số em chưa nắm rõ vị
trí nốt nhạc, ngân nghỉ chưa đúng trường độ, gõ đệm còn chưa đúng tiết tấu chưa
đúng phách nên kết quả học tập chưa cao. Chính vì vậy địi hỏi người giáo viên cần
phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của
phân mơn tập đọc nhạc nói riêng và bộ mơn âm nhạc nói chung.
2. Thực trạng vấn đề
Trường PTDTBT TH&THCS Hoa Thám chiếm đại đa số là học sinh dân tộc
thiểu số nên còn nhút nhát chưa mạnh dạn, ngại giao tiếp. Nên trong học tập ở
trường mạng nặng tính tự ti, thụ động trong tiếp thu kiến thức. Thói quen này làm
ảnh hưởng rất lớn trong quá trình, chất lượng dạy và học. Trên thực tế dạy học tập
đọc nhạc tôi nhận thấy hầu hết các em chưa chủ động khai thác, tìm hiểu bài, mà
chỉ trơng chờ giáo viên lên lớp đọc nhạc và đọc theo, thậm chí có những em đi theo
lối mịn của những anh chị lớp trước đã ghi sẵn tên nốt trong sách giáo khoa và đọc


theo cho nên năng lực trình bày và chủ động đọc nhạc của các em học sinh còn rất
hạn chế nên trong giờ học có nhiều em bước đầu còn e thẹn, rụt rè chưa chủ động
xây dựng bài. Xuất phát từ thực tế trên tôi nhận thấy rằng người giáo viên cần phải
có những phương pháp giảng dạy học cụ thể, sáng tạo để từ đó nâng cao được kết
quả phân môn tập đọc nhạc lớp 8
* Kết quả điều tra đầu năm học 2021 - 2022 phân môn tập đọc nhạc lớp 8 như sau:
1


Lớp

Tổng số HS

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

8

35

29

6

Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc nhiều năm tại vùng đặc biệt
khó khăn cịn nhiều thiếu thốn. Song để tạo sự hấp dẫn của môn học nhằm cuốn
hút học sinh trong học tập là điều rất quan trọng đối với một giáo viên đứng trên
mục giảng như tôi theo phương trâm: “Học mà chơi - chơi mà học”.
Với tâm huyết của một giáo viên dạy môn âm nhạc tôi đã chọn: “Biện pháp

giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc lớp 8”. Bài viết là những kinh
nghiệm mà tơi rút ra được trong q trình giảng dạy môn âm nhạc năm học 2021 2022
3.Thời gian áp dụng: Năm học 2021 - 2022
4. Nội dung biện pháp
Học sinh lớp 8 là lứa tuổi ham tìm tịi, sáng tạo và rất trong sáng. Do đó,
người giáo viên phải dần hình thành cho các em kĩ năng để làm chủ kiến thức làm
nền tảng vững chắc cho hoạt động học của mình. Đối với lớp 8 phân mơn tập đọc
nhạc trong chương trình Âm nhạc nói chung, chủ yếu giúp học sinh áp dụng những
lý thuyết đã học vào bài đọc nhạc; qua đó học sinh biết đọc cao độ, ngân dài
trường độ, gõ đúng phách, hát đúng nhịp, thực hiện đúng các kí hiệu trong âm
nhạc...Và khi dạy, giáo viên phải thông qua tiếng đàn, giọng đọc (sửa sai nếu có)
và tác phẩm cùng những phương tiện thể hiện âm nhạc cụ thể để học sinh cảm
nhận được âm thanh. Muốn thực hiện được điều đó, giáo viên khơng chỉ sử dụng
một biện pháp mà cần phải có sự phối hợp giữa nhiều biện pháp. Sự phối hợp đó
được giáo viên lựa chọn khi áp dụng vào từng dạng bài và tuỳ vào đối tượng học
sinh. Sau đây tôi xin đưa ra các biện pháp để đóng góp vào giảng dạy phân môn
tập đọc nhạc lớp 8. Để rèn kĩ năng đọc bài tập đọc nhạc tạo được hiệu quả thì giáo
viên cần hướng dẫn tổ chức học sinh luyện kỹ năng cơ bản, từ đó vận dụng lý
thuyết vào thực hành, vận dụng các kỹ năng đọc nhạc vào bài tập đọc nhạc và ghép
lời ca hoàn chỉnh.
4.1.1.Biện pháp gây hứng thú, gợi mở khi vào bài
- Để tạo sự tò mò, thu hút gây hứng thú cho các em, giáo viên chiếu hình
ảnh nhanh giới thiệu về đoạn trích Tập đọc nhạc, tác phẩm, tác giả, sắc thái bài
TĐN, giải thích cách thể hiện bài tập đọc nhạc.
VD: Giới thiệu bài hát TĐN số 3- lớp 8 Trở về Su -ri -en –tô: Sau khi cho
học sinh quan sát một vài hình ảnh về đất nước Italya giáo viên sẽ thuyết trình.
Nước ý là một quốc gia ở Nam Âu. Cùng với Hy Lạp, nước Ý được thừa
nhận là nơi sản sinh ra nền văn hóa phương Tây. Khơng có gì ngạc nhiên khi đây
2



cũng là nơi có số lượng Di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhiều nhất trên
thế giới. Rất nhiều tượng đài và cơng trình nghệ thuật được tìm thấy ở mọi nơi trên
khắp đất nước này.
- Tiết học này chúng ta sẽ cùng học một bài TĐN của nước Ý TĐN Số 2: Trở về
Su-ri-en-to.

4.2. Biện pháp Rèn luyện các kỹ năng nhận biết nhanh và đọc đúng tên nốt
nhạc.
Trong quá trình đọc bài tập đọc nhạc trước hết phải đọc và nhận biết đúng
tên nốt nhạc.
Để đọc được đúng tên nốt thì địi hỏi các em phải nắm rõ được vị trí tên các
nốt nhạc trên khng nhạc và giáo viên có thể dùng một số biện pháp sau:
- Sử dụng trò chơi tạo cảm giác mới lạ và gây hứng thú cho học sinh “Khúc
nhạc mùa xuân”: sử dụng một lọ hoa đào quấn thép làm thân, lấy xốp nỉ cắt các
nốt nhạc sắc màu và các kí hiệu âm nhạc… mặt sau có gắn nam trâm, cho học sinh
nhận biết nhanh các nốt nhạc, ký hiệu âm nhạc rồi gắn nhanh vào khuông nhạc trên
bảng từ.

3


Các bạn rất thích thú và hào hứng ghép bài nhạc

4


Say sưa ghép nốt nhạc nhiều màu sắc

- Thường xuyên cho học sinh đọc tên nốt nhạc và chép bài tập đọc nhạc.

- Treo bảng đọc nhạc ở trong lớp để các em luôn luôn được tiếp xúc với bản nhạc
và nốt nhạc.
5


- Sử dụng bảng treo khng nhạc có các nốt nhạc các quãng 8 và tên nốt nhạc ở
cuối lớp để học sinh thường xuyên nhận biết và thuộc nhanh vị trí nốt nhạc

- Đặc biệt khi đọc tên nốt khơng cho các em sử dụng sách giáo khoa có ghi
sẵn tên nốt để từ đó sẽ hình thành trong các em kỹ năng nhìn nốt nhạc đọc đúng tên
Nốt.
4.3. Biện pháp nghe và đọc đúng chính xác cao độ, trường độ, kết hợp gõ
tiết tấu và gõ đệm nhịp và phách…
Phương pháp này chủ yếu giúp cho học sinh đọc đúng quan hệ cao độ nối
tiếp giữa các nốt trong một bài tập đọc nhạc. Khi đọc không phụ thuộc vào tiết tấu
nhịp điệu, hình nốt ghi trong bài. Độ ngân dài ngắn của mỗi âm tùy thuộc vào giáo
viên và học sinh, miễn sao đọc cao độ của các nốt phải đúng. Qua phương pháp
này vừa giúp học sinh đọc đúng cao độ vừa giúp đọc đúng tên nốt.
VD: Luyện đọc cao độ trong bài tập đọc nhạc.
Sau khi giáo viên cho học sinh chỉ ra các nốt nhạc được sử dụng trong bài
tập đọc nhạc, nốt nhạc có cao độ cao nhất, nốt có cao độ thấp nhất.
+ Giáo viên ghi thành thang âm, đàn thang âm từ 2 đến 3 lần học sinh nghe
nhẩm theo sau đó đọc theo đàn và để học sinh đọc đúng cao độ trong một bài tập
đọc nhạc trước tiên
- Giáo viên hỏi học sinh về cao độ các nốt trong bài Tập đọc nhạc từ thấp lên
cao, giáo viên viết lên bảng thành thang âm và dịch giọng cho phù hợp với giọng
của học sinh.
- Giáo viên đàn để học sinh đọc cao độ các nốt từ thấp lên cao rồi theo chiều
ngược lại.
- Cái đầu tiên số 1 mà giáo viên phải hướng vào để tổ chức cho học sinh lĩnh

hội là trọng tâm. Trọng tâm và phách gắn liền với nhau. Không xác định được
trọng tâm của phách thì khơng nắm và phân loại được phách. Khơng nắm và phân
loại được phách thì cũng khơng nắm và phân loại được nhịp.

6


VD: Trong các phần ôn tập đọc nhạc giáo viên chia học sinh thành 3
nhóm ,nhóm 1 vỗ tay theo nhịp, nhóm 2 vỗ tay theo phách và nhóm 3 đọc bài tập
đọc nhạc sau đó đổi lại thứ tự trình bày của các nhóm.
- Giáo viên ghi tiết tấu chủ đạo của bài Tập đọc nhạc lên bảng (thông thường
là tiết tấu câu đầu tiên). Nếu không viết lên bảng, giáo viên cần chỉ vào bài Tập
đọc nhạc để học sinh nhận ra âm hình tiết tấu đó.
- Giáo viên gõ tiết tấu làm mẫu và hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu.
+ Có nhiều cách luyện tập, trong đó có 4 cách khá phổ biến mà giáo viên
thường áp dụng, đó là: đọc tiết tấu, gõ tiết tấu, đọc kết hợp gõ tiết tấu, đọc tiết tấu
kết hợp gõ phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài Tập đọc nhạc, chỉ nên chọn 1-2 cách
luyện tập thích hợp. Ví dụ với tiết tấu:
Cách 1- giáo viên đọc: đen đơn đơn đen
Cách 2- chỉ gõ tiết tấu: x

x

x

x

đen đen
x


x

đơn đơn trắng.
x

x

x

+ Thời gian luyện tập tiết tấu không nên kéo dài, chỉ thực hiện trong khoảng
2-3 phút.
+ Chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu chủ đạo trong bài Tập đọc
nhạc, tuy nhiên khi tập đọc từng câu, nếu xuất hiện những tiết tấu khó, giáo viên có
thể hướng dẫn các em luyện tập thêm.
+ Việc đọc hoặc gõ tiết tấu rất khó thể hiện đúng với nốt nhạc ngân dài, vì
vậy giáo viên cần qui ước với học sinh bằng động tác mở rộng hai bàn tay (nếu là
nốt ngân dài) hoặc úp hai bàn tay (nếu là dấu lặng)…
+ Nếu bài Tập đọc nhạc có tiết tấu khó, GV nên sử dụng cách luyện tập tiết
tấu đơn giản (đọc tiết tấu hoặc gõ tiết tấu), ngược lại bài có tiết tấu dễ có thể áp
dụng cách luyện tập cao hơn (đọc kết hợp gõ tiết tấu và kết hợp gõ phách).

7


4.4.Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao
hiệu quả bài học vừa tạo hứng thú cho học sinh với tinh thần “Học mà vui - vui
để học”,ghép lời ca hoàn chỉnh và viết lời mới.
Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên biết cách sắp xếp thời gian
hợp lý, bằng cách thức tổ chức trị chơi cho học sinh thì các em rất hào hứng trong
các tiết học. Trong âm nhạc có rất nhiều trị chơi nhưng Giáo viên phải biết tổ chức

trò chơi phù hợp với từng nội dung cụ thể cụ thể, vừa phát huy được tính sáng tạo
của trò vừa đảm bảo củng cố kiến thức cho học sinh.
Kết thúc một bài tập đọc nhạc cần tiến hành kiểm tra, với tập đọc nhạc có
thể kiểm tra bằng thể hiện kiến thức cần chốt lại qua các trị chơi và sửa sai(nếu có)
nội dung xoay quanh kiến thức cần chốt của Bài TĐN

8


-Khuyến khích đàn và cho HS thẩm thấu, nghe ghép hoàn chỉnh lời ca và
viết lời mới sáng tác phù hợp với các chủ đề mà học sinh học và lứa tuổi.
VD: Em hãy viết lời mới cho bài TĐN số 3 theo chủ đề thầy cô và mái
trường cho HS thể hiện.
Ví dụ trị chơi: Những nốt nhạc vui, nghệ sĩ tài ba…Cho học sinh tìm hiểu
kiến thức cơ bản nhất trong bài TĐN hình thức thơng qua hình thức mới lạ, chọn
hình trả lời câu hỏi, đọc câu hỏi trả lời…

4.5. Hiệu quả áp dụng.
Khi áp dụng các phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc
lớp 8 tôi thấy học sinh tiến bộ hơn nhiều, những lần kiểm tra sau đọc đúng hơn
những lần kiểm tra trước, kết quả được nâng cao rõ rệt. Quan trọng hơn là học sinh
đã biết vận dụng một số biện pháp giúp đọc đúng tên nốt nhạc, đúng cao độ, tiết
tấu. Các em khơng thấy khó những bài TĐN nữa. So với khảo sát đầu năm kết quả
cuối năm khảo sát phân môn tập đọc nhạc lớp 8 tôi đạt được như sau:
Lớp

Tổng số HS

Đạt yêu cầu


Chưa đạt yêu cầu

8

35

35

0

5. Kết luận
Tập đọc nhạc là một trong ba phân môn quan trọng của môn âm nhạc lớp 8
để học sinh đọc đúng đọc hay yêu cầu người giáo viên bộ môn cần phải rèn các kĩ
năng đọc nhạc cơ bản, phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối
tượng học sinh. Kết hợp tạo khơng khí vui vẻ giúp các em chủ động mạnh hăng hái
phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn đọc các bài tâp đọc nhạc. Bên cạnh đó giáo viên
khai thác tối đa việc tự học, sáng tạo của học sinh, nhằm phát triển khả năng cảm
thụ âm nhạc của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
9


Trên đây là một số biện pháp thường xuyên được tôi thực hiện phương pháp
học phân môn TĐN lớp 8, trong các tiết dạy tại Trường PTDTBT TH&THCS,
bằng cách làm này tôi thấy hiệu quả các tiết học âm nhạc được nâng cao rõ rệt,
Học sinh hứng thú và sôi nổi và say sưa học hơn, phát huy được tính chủ động
sáng tạo. Tính chuyên nghiệp dần được khẳng định, sự hiểu biết âm nhạc của các
em được nâng cao góp phần giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc và định hướng tốt cho việc
cảm thụ và thưởng thức âm nhạc của Học sinh về sau này.
Rất mong những ý kiến đóng góp từ BGK để tơi thực hiện biện pháp có
hiệu quả cao hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!.

HIỆU TRƯỞNG
Xác nhận biện pháp áp dụng hiệu quả và lần đầu
được dùng để đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi
THCS cấp Huyện năm học 2022-2023
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

10

Giáo viên dự thi viết
(Ký và ghi rõ họ tên)



×