Bài giảng
Tâm lý học lao động
1
Chương I:
KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Lao động là một mối đồng quy giữa mọi mối quan hệ qua lại giữa:
-
người và tự nhiên
-
người và máy
-
người và người.
Con người sống trên trái đất có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia lao động mà thực
chất là đem sức lực tinh thần và vật chất của mình tác động vào tự nhiên nhằm tăng
cường và chế biến của cải trên trái đất. Trong q trình lao động đó, những người lao
động lại có quan hệ qua lại với nhau nhằm thúc đẩy quan hệ ngày càng thu được hiệu
quả cao hơn. Rõ ràng, yếu tố tâm lý con người có liên quan mật thiết với lao động.
Người lao động, kể cả người lao động đơn giản, đặc biệt là người quản lý tổ chức
lao động rất cần những kiến thức về tâm lý học và càng cần biết vận dụng những y ếu
tố tâm lý vào lao động.
Chính vì vậy sự xuất hiện của tâm lý học lao động là một đòi hỏi cấp bách của xã
hội trên con đường phát triển của khoa học, của sản xuất, của cơng nghiệp hố, của tự
động hố.
Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của khoa học tâm lý. Nó nghiên cứu
những yếu tố tâm lý qua lại giữa con người và lao động nhằm góp phần phát triển
con người tồn diện, đồng thời góp phần cải tiến q trình lao động và nâng cao hi ệu
quả lao động của con người.
Những yếu tố chủ yếu của con người tác động đến lao động bao gồm:
- Thể chất: Thể hiện chủ yếu ở sức khoẻ và tình trạng thần kinh để đảm đương
nhiệm vụ lao động.
- Trình độ nhận thức: Thể hiện ở khả năng để đảm đương nhiệm vụ lao động
- Tình cảm, cảm xúc của con người : Thể hiện trong thực tế ở sự hứng thú khi
nhận và hồn thành nhiệm vụ được giao.
- Ý chí: Thể hiện ở những phẩm chất thuộc phạm vi lao động, sức mạnh tinh thần
để đảm đương nhiệm vụ lao động
- Những thuộc tính tâm lý cá nhân: Thể hiện ở xu hướng và tính cách tạo nên
một màu sắc riêng biệt của cá nhân khi đảm đương nhiệm vụ.
Hoạt động lao động gồm ba thành phần chủ yếu chịu sự tác động của con người,
đó là:
+ Tổ chức q trình lao động
+ Năng suất lao động
+ Kết quả lao động
2
Trong quá trình tác động lẫn nhau giữa từng thành phần của con người và từng
thành phần của lao động, rất nhiều vấn đề tâm lý sẽ nảy sinh, hoặc xây d ựng con
người phát triển toàn diện, hoặc thúc đẩy quá trình lao động. Những y ếu t ố tâm lý đó
có thể phát triển theo chiều hướng tích cực, ngược lại cũng có thể ảnh hưởng tiêu c ực,
kìm hãm sự phát triển tồn diện của con người, cũng như khơng thúc đẩy được q
trình lao động.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
1. Đối tượng của Tâm lý học lao động:
Tâm lý học lao động đề cập tới hoạt động lao động nói chung, mà ho ạt đ ộng
của con người diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên tâm lý học lao động cũng bao
hàm một phạm vi rộng lớn, gồm : Tâm lý học công nghiệp, tâm lý học nông nghiệp, tâm
lý học kinh doanh, tâm lý học giao thông, tâm lý học hành chính, tâm lý h ọc qu ản lý,
trường học …. Dù ở lĩnh vực hoạt động nào thì đối tượng nghiên cứu của tâm lý h ọc
lao động bao gồm:
- Các hoạt động lao động
- Những đặc điểm nhân cách của người lao động, đặc điểm về nghề nghiệp của
họ.
- Môi trường xã hội - lịch sử và môi trường lao động cụ thể mà trong đó hoạt
động lao động được thực hiện
- Các mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động
- Các công cụ lao động, các sản phẩm lao động và các ph ương pháp d ạy lao
động
2. Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động.
Tâm lý học lao động có nhiệm vụ chung là làm tăng sức làm việc của con người
bằng cách vận dụng những nhân tố tâm lý khác nhau.
Để thực hiện được nhiệm vụ chung này Tâm lý học lao động phải thực hiện một
loạt các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của những người khác nhau để chứng minh
một cách khoa học và hồn thiện cơng việc lựa chọn nghề nghiệp và tư v ấn ngh ề
nghiệp
- Nghiên cứu sự mệt mỏi về tâm lý dẫn đến giảm sút khả năng làm việc nhằm hợp
lý hoá các chế độ lao động, điều kiện lao động và quá trình lao động
3
- Nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý của những hành động sai sót dẫn đến tai
nạn lao động nhằm mục đích ngăn ngừa những hành động sai sót đó
- Nghiên cứu những quy luật tâm lý của sự hình thành các k ỹ năng, k ỹ x ảo lao
động, sự hình thành tay nghề cao nhằm hồn thiện các phương pháp dạy lao động
- Nghiên cứu các phương tiện nâng cao năng suất lao động và tổ chức lao đ ộng
một cách đúng đắn.
- Nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật làm cho chúng phù hợp với những đặc
điểm tâm lý của con người nhằm mục đích hồn thiện kỹ thuật hiện có và tham gia vào
việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế kỹ thuật mới.
- Nghiên cứu lao động như là một nhân tố phát triển tâm lý và bù tr ừ nh ững
thương tổn do các bệnh và khuyết tật gây ra để xây dựng một hoạt động lao động hợp
lý.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động
nhằm xây dựng tập thể lao động tốt, hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động cho
những người lao động.
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Tâm lý học lao động được xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi đó đ ược g ọi là “K ỹ
thuật tâm lý học”, “Tâm lý học công nghiệp”,“Tâm lý học ứng dụng”…
- Những tác phẩm công bố đầu tiên về Tâm lý học lao động xuất hi ện không lâu
trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần lớn các sách đều đề cập đến những ph ương
pháp và kết quả thu được trong quá trình hoạt động thực tiễn. Các tác giả các cu ốn
sách đó đều nghiên cứu các vấn đề do xí nghiệp mà họ làm việc ở đó đề ra như:
+ Những vấn đề về việc tuyển chọn công nhân
+ Vấn đề dạy nghề cho công nhân
+ Sự sắp đặt nơi làm việc
+ Vấn đề các nhân tố gây nên các trường hợp bất hạnh hay những nhân tố có
ảnh hưởng tới năng suất lao động. (Kể từ sự chiếu sáng đến m ối quan h ệ gi ữa con
người với con người.)
Chính vì vậy, H.Wallon(1959) đã nhấn mạnh rằng những ứng dụng thực sự đầu
tiên của tâm lý học vào lĩnh vực lao động khơng xuất phát từ chương trình lý thuyết mà
xuất phát từ những yêu cầu của công nghiệp và lòng mong muốn nâng cao hiệu quả
sản xuất.
Tâm lý học lao động đã phát triển theo ba hướng chủ yếu:
Định hướng và tuyển chọn nghề nghiệp
Hợp lý hóa lao động,
Tâm lý học về các quan hệ liên nhân cách.
4
* Đối với hướng thứ nhất, người ta tiến hành tuyển chọn nghề nghiệp nhằm
tạo sự thích ứng của con người với những điều kiện lao động. Để phục vụ cho hướng
nghiên cứu này ở Phương Tây và Liên Xô đã xuất hiện nhiều phòng hướng nghiệp.
+ Năm 1915 phòng hướng nghiệp đầu tiên được thành lập ở Boston
+ Năm 1916 những phòng hướng nghiệp khác được thành lập ở Đức, Pháp, Anh,
Italia.
Ví dụ: Nước Cộng hồ Pháp, năm 1922 Bộ cơng nghiệp và thương nghiệp Cộng
hồ Pháp đã ban hành nghị định về công tác hướng nghiệp và thành lập S ở h ướng
nghiệp cho thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Năm 1938 cơng tác hướng nghiệp đã mang
tính pháp lý thông qua quyết định ban hành chứng chỉ hướng nghiệp bắt buộc đối với
tất cả thanh niên dưới 17 tuổi. Năm học 1950 - 1951 công tác hướng nghiệp còn đ ược
thực hiện sớm ở các trường tiểu học, ở lớp trung đẳng năm thứ hai (tương đương lớp
5 ở Việt Nam ). Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề của Cộng hoà Pháp thực sự là
một trong những hoạt động nổi tiếng của nền giáo dục Cộng hồ Pháp.
Nước Đức năm 1925 - 1926 có 567 phịng tư vấn nghề nghiệp.
Đặc biệt công tác tư vấn nghề nghiệp được chú trọng ở nước Anh, họ đã thành
lập hội đồng quốc gia đặc biệt nghiên cứu vấn đề này.
* Với hướng thứ hai: Hợp lý hoá lao động
+ Kỹ sư F.Taylor: (khoảng cuối thế kỷ 19) đã tiến hành những thí nghiệm về vấn
đề tổ chức lao động một cách khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động. Ông chia
thao tác lao động thành những đơn vị đơn giản để loại bỏ những động tác thừa nhằm
thực hiện công việc một cách nhanh nhất; định mức lao động; thạo việc gì làm vi ệc đó,
có tiêu chuẩn từng nghề để tuyển chọn công nhân, phân công lao động theo hướng
chun mơn hố, cải tiến cơng cụ theo hướng mỗi loại cơng việc phải có dụng cụ tốt
nhất, phân công lao động một cách rõ ràng. Việc cải tiến của Taylor mặc dù ph ải chi
thêm những khoản tiền để tạo ra các điều kiện lao động mới nhưng thời gian b ốc d ỡ
một tấn hàng đã giảm từ 7 - 8 giờ xuống 3 - 4 giờ, số công nhân trong nhà kho gi ảm t ừ
500 xuống còn 140 người. Như vậy lãi suất nhà tư bản thu được rất lớn.
+ F.B.Gilbret nghiên cứu hợp lý hoá các động tác lao động, đã đưa ra m ột s ố k ỹ
thuật phân tích mới (chụp ảnh và quay phim các thao tác lao động). Ông đã xác đ ịnh
được 17 nhân tố tác động trong các thao tác lao động. Năm 1911 ông đã xuất bản cuốn
sách “Nghiên cứu các động tác, kinh nghiệm tăng cường hiệu su ất lao đ ộng c ủa
công nhân”.
+ R.M.Barmes tiếp tục nghiên cứu theo hướng của Gilbret năm 1937 ông xác
lập được nguyên tắc tiết kiệm động tác và 22 quy tắc hợp lý hoá động tác lao động.
5
MỤC LỤC
Chương I. Khái quát về Tâm lý học lao động .......................................................1
I. Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lý học lao động............................................2
1. Đối tượng của Tâm lý học lao động.....................................................................2
2. Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động......................................................................2
II. Sơ lược lịch sử của Tâm lý học lao động.........................................................3
III. Các phương hướng phát triển của Tâm lý học lao động..............................7
IV. Các phương pháp của Tâm lý học ...................................................................8
Chương II. Những vấn đề Tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động . 12
I. Vấn đề phân cơng lao động.................................................................................12
1. Các hình thức phân cơng lao động........................................................................13
2. Các giới hạn của việc phân công lao động..........................................................13
3. Vấn đề phân công lao động trong nhà trường.....................................................16
II. Định mức lao động.............................................................................................16
III. Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.............................................18
1. Sự mệt mỏi ............................................................................................................18
2. Sức làm việc...........................................................................................................20
3. Các giờ giải lao.....................................................................................................22
IV. Cải thiện các điều kiện lao động....................................................................27
1. Yếu tố Tâm sinh lý lao động..................................................................................28
2. Yếu tố sức khoẻ.....................................................................................................31
3. Vấn đề thẩm mỹ hoá trong lao động sản xuất ...................................................35
Chương III. Sự thích ứng của kỹ thuật đối với con người...............................44
I. Bộ phận chỉ báo...................................................................................................45
1. Nội dung thông tin của bộ phận chỉ báo..............................................................45
2. Giới thiệu dụng cụ chỉ báo được sử dụng nhiều nhất.......................................45
II. Bộ phận điều khiển...........................................................................................45
1. Các chức năng của bộ phận điều khiển..............................................................47
2. Phân loại các bộ phận điều khiển.......................................................................48
3. Các nguyên tắc phân bố bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển......................48
4. Các quy luật khách quan trong lựa chọn các bộ phận điều khiển......................49
5. Mã hoá các bộ phận điều khiển...........................................................................50
Chương IV. Sự thích ứng của con người với kỹ thuật và công việc................52
I. Vấn đề chọn nghề và công tác hướng nghiệp ................................................52
1. Ý nghĩa của chọn nghề..........................................................................................52
2. Những nguyên nhân dẫn đến chọn nghề khơng chính xác..................................53
3. Cơng tác hướng nghiệp.........................................................................................54
120
4. Nội dung của cơng tác hướng nghiệp..................................................................59
5. Các hình thức của công tác hướng nghiệp..........................................................70
6. Những nguyên tắc của hướng nghiệp đối với học sinh......................................81
7. Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp.....................................................................82
II. Vấn đề đào tạo nghề nghiệp............................................................................82
1. Khái niệm đào tạo nghề........................................................................................82
2. Các hình thức đào tạo nghề..................................................................................82
3. Vấn đề dạy nghề...................................................................................................83
4. Sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề cao.......................................................85
III. Giới thiệu một vài trắc nghiệm nhằm tìm ra những người thích ứng với cơng
việc kỹ thuật.................................................................................................................88
1. Trắc nghiệm tìm hiểu khả năng thực hiện các thao tác thủ cơng địi hỏi sự nhanh
nhẹn................................................................................................................................88
2. Trắc nghiệm tìm hiểu khả năng làm các thao tác kỹ thuật theo bảng hướng dẫn
.........................................................................................................................................88
3. Trắc nghiệm tìm hiểu khả năng tổ hợp trong không gian...................................88
4. Trắc nghiệm độ run tay.........................................................................................88
Chương V. Sự thích ứng giữa con người với con người trong lao
động...........................................................................................................................89
I. Nhóm lao động, tập thể lao động.......................................................................89
1. Nhóm lao động.......................................................................................................89
2. Tập thể lao động...................................................................................................92
3. Các mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm và tập thể lao động......................93
4. Khơng khí tâm lý của nhóm lao động....................................................................94
5. Xung đột giữa các cá nhân trong nhóm lao động. Việc ngăn ng ừa và kh ắc ph ục
xung đột..........................................................................................................................96
II. Hoạt động quản lý..............................................................................................98
1. Thế nào là hoạt động quản lý...............................................................................98
2. Các biện pháp quản lý tập thể lao động..............................................................99
III. Những vấn đề tâm lý của người lãnh đạo...................................................101
1. Các loại phong cách lãnh đạo..............................................................................101
2. Uy tín của người lãnh đạo...................................................................................103
3. Đường lối lãnh đạo tập thể lao động.................................................................103
4. Những phẩm chất tâm lý cần có đối với lãnh đạo..............................................106
IV. Các trắc nghiệm dành cho nhà quản lý .........................................................111
1. Trắc nghiệm đánh giá khả năng quản lý ............................................................111
2. Trắc nghiệm đánh giá phong cách lãnh đạo của nhà quản lý ...........................118
Phần hướng dẫn tự học........................................................................................125
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................136
121
122