Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài vận dụng phương pháp dãy số thời gian, phân tích sự biến động doanh thu du lịch hà nội từ năm 2015 2020 và dự báo đến năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.19 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
----------***----------

ĐỀ ÁN THỐNG KÊ
Đề tài: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian, phân tích sự biến động
Doanh thu Du lịch Hà Nội từ năm 2015-2020 và dự báo đến năm 2021 .

Họ tên sinh viên: Vương Thị Lan Hương
Lớp: Thống kê kinh tế 61B
Giáo viên hướng dẫn: Gs. Phan Công Nghĩa

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào, du lịch luôn được coi là một trong ngành kinh tế lớn,
có đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội của các nước. Việt Nam cũng
khơng phải là ngoại lệ. Chính phủ Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, du lịch
của Việt Nam đã phát triển khá nhanh và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, một
trong số đó là thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. Tổ
chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đánh giá Việt Nam là một trong số 10 quốc gia đạt
tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới các năm gần đây.
Do điều kiện thuận lợi đó ngành du lịch nước ta nói chúng và du lịch Hà Nội nói
riêng là một ngành non trẻ nhưng được Đảng và Nhà Nước ta chú trọng phát triển và
đầu tư. Tuy nhiên để phát huy hơn tiềm năng vốn có của ngành, Hà Nội cần phải xây
dựng cơ sở cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, chất lượng tốt nhất, phải có kế hoạch đầu tư phù
hợp… Chính vì vậy những năm gần đây du lịch Thủ Đô đã gặt hái được nhiều thành
quả nhất định. Doanh thu du lịch Hà Nội không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên


doanh thu tang lên trong thực tế các công ty kinh doanh du lịch làm ăn không hiệu quả,
với sự tang ồ ạt khách sạn, nhà hàng đã làm cho công suất sử dụng giảm xuống
Xuất phát từ thực trạng trên, đồng thời phải nghiên cứu, phân tích, để từ đó có
chính sách phát triển thích hợp nhất nhằm phát triển, xây dựng vững chắc nghành du
lịch Hà Nội nói riêng với cả cả nước nói chung. Vì vậy việc nghiên cứu: “Vận dụng
phương pháp dãy số thời gian, phân tích sự biến động Doanh thu Du lịch Hà Nội
từ năm 2015-2020 và dự báo đến năm 2021” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải
thiện cũng như phát triển ngành du lịch
Bài viết sử dụng một số phương pháp phân tích dãy số thời gian bao gồm lượng
tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm) để đánh giá đặc điểm biến động của khách du
lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội qua từng năm, cũng như đánh giá chung cho cả giai
đoạn 2015 - 2020. Tiếp đến, em sử dụng phương pháp phân tích hồi qui để tìm ra hàm
xu thế phản ánh qui luật biến động của khách du lịch quốc tế trong giai đoạn này và tính
tốn chỉ số thời vụ để phân tích và đánh giá đặc điểm biến động thời vụ của khách du
lịch đến Hà Nội theo tháng.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số khái niệm có liên quan hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả
hoạt động du lịch ( khách du lịch nội địa, doanh thu của các đơn vị kinh doanh du
lịch, doanh thu xã hội từ du lịch…) .
2


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Hà Nội trong thời gian qua và đề
xuất những giải pháp cụ thể về công tác thống kê cũng như giải pháp để nâng cao kết
quả hoạt động kinh doanh du lịch Hà Nội
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề án là phương pháp
thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, từ việc
xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp thu thập tổng hợp chỉ tiêu tới việc vận
dụng các phương pháp phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

của Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động du lịch trện địa bàn Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích dãy số thời gian
- Phương pháp thu thập và phân tích thơng tin thứ cấp (có sẵn): thu thập và
lựa chọn các thơng tin, tài liệu có sẵn của các tổ chức ngồi nước và trong
nước có liên quan đến thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng điều tra xã hội học
Các phương pháp thống kê mô tả, phân tích và dự đốn thống kê như: kỹ thuật
bảng và đồ thị thống kê, phân tổ thống kê ; các phương pháp phân tích mối liên hệ,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng (chỉ số), phân tích sự biến động qua thời gian và
dự đoán thống kê.
5. Kết cấu luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 3 chương:
Phần 1. Lý luận cơ bản về dãy số thời gian
Phần 2. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian, phân tích
biến động chỉ tiêu Doanh thu Du lịch
Phần 3.Vận dụng phương pháp Dãy số thời gian để phân tích biến
3


động chỉ tiêu Doanh thu Du lịch Hà Nội từ năm 2015- 2020 và dự báo năm
2021

PHẦN I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN
1.Những vấn đề chung về phương pháp dãy số thời gian.
1.1 Khái niệm dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời

gian.
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việc nghiên cứu sự
biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian.

Năm
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất (tỷ

2010

2011

2012

2013

97

104

206

230

đồng)
Trên đây là một ví dụ về dãy số thời gian, trong đó mỗi con số là trị số của chỉ tiêu giá
trị sản xuất được sắp xếp theo thứ tự nhất định về mặt thời gian, từ năm 2010 đến năm 2013.
Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng,
vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời đề ra dự đoán các mức độ của
hiện tượng trong tương lai.

1.2 Các thành phần của dãy số thời gian
Một dãy số thời gian thường bao gồm 4 thành phần: xu thế, mùa vụ, chu kỳ và ngẫu
nhiên.
Xu thế (T) phản ánh xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng theo thời gian.
Chu kỳ (C) phản ánh quy luật lặp đi lặp lại của dãy số sau một số năm: nghiên cứu biến
động chu kỳ cũng đòi hỏi dãy số thời gian có độ dài nhiều năm.
Thời vụ (S) phản ánh quy luật lặp đi lặp lạo trong từng thời gian nhất địn của năm.
Ngẫu nhiên (I) phản ánh sự biến động ngẫu nhiên.

4


Các thành phần này có thể kết hợp theo nhiều dạng khác nhau, trong đó có hai dạng phổ
biến là:
+ Mơ hình kết hợp theo dạng cộng: Y = T + S + I
+ Mơ hình kết hợp theo dạng nhân: Y = T x S x I
(trong đó Y là mức độ của dãy số)
1.3 Yêu cầu của dãy số thời gian
Để có thể sử dụng được dãy số thời gian, chúng ta phải đảm bảo tính chất “so sánh
được” giữa các mật độ trong dãy số.
+ Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải được thống nhất.
+ Phạm vi tổng thể nghiên cứu qua thời gian phải được thống nhất.
+ Khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời
kỳ.
Trong thực tế, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nên các yêu cầu trên có thể bị vi
phạm. Vì vậy, trước khi tiến hành phân tích, cần có sự đánh giá và chỉnh lý dãy số cho phù hợp
với yêu cầu trên.
1.4 Các loại dãy số thời gian
Dựa theo hình thức biểu hiện khác nhau của các mức độ, dãy số thời gian cũng được
phân thành ba loại: dãy số tuyệt đối, dãy số tương đối và dãy số bình quân. Tuy nhiên, trong

phạm vi bản đề án này, em xin phép chỉ đi sâu nghiên cứu về dãy số tuyệt đối.
Trong dãy số tuyệt đối, dựa vào đặc điểm của các mức độ (phản ánh quy mơ, khối
lượng của hiện tượng qua thời gian) có thể phân biệt thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ của nó là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh
quy mô (khối lượng) của hiện tượng được tích lũy trong những khoảng thời gian nhất định.
Việc cộng các mức độ của các thời kỳ liền nhau trong một dãy số sẽ cho một mức độ mới phản
ánh sự tích lũy về lượng của hiện tượng trong thời kỳ dài hơn.
Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ của nó là những số tuyệt đối thời điểm, phản
ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Với dãy số thời điểm,
việc cộng các mức độ của nó khơng biểu thị sự tích lũy về lượng của hiện tượng.
5


1.5 Tác dụng chung của dãy số thời gian
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng
theo thời gian, dự đoán các mức độ của hiện tượng và phân tích tính quy luật của hiện tượng
theo thời gian, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai.
2. Xác định mức độ bình quân theo thời gian
Mức độ bình quân theo thời gian là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đại diện cho các
mức độ tuyệt đối của một dãy số thời gian. Đối với dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm mà cách
tính của chỉ tiêu này cũng khác nhau.
 Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình quân theo thời gian được tính theo cơng
thức:

Trong đó: y, (i = 1, 2,…, n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Đối với dãy số thời điểm: tùy theo đặc điểm biến động của dãy số và nguồn số liệu, chỉ
tiêu này được tính theo các cách sau:
 Đối với dãy số thời điểm, khoảng cách thời gian bằng nhau:

Trong đó là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.

 Đối với dãy số thời điểm, khoảng cách thời gian không bằng nhau:

Trong đó là độ dài thời gian có mức độ tương ứng.
3. Tìm quy luật về xu thế biến động
Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian thường có một xu thế hay xu
hướng biến động cơ bản và chịu tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản
quyết định xu hướng biến động của hiện tượng, cịn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những
sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng thường được biểu hiện là chiều hướng tiến triển chung nào
đó, một sự tiến triển kéo dài theo thời gian, xác định quy luật biến động của hiện tượng theo
thời gian. Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu thống kê. Vì vây cần sử dụng những phương pháp phân tích thích hợp, trong

6


một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu nên xu
hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng.
Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến
động cơ bản của hiện tượng.
3.1 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian được áp dụng khi dãy số thời gian có
khoảng cách tương đối ngắn, có quá nhiều mức độ mà chưa phản ánh được xu hướng phát triển
của hiện tượng. Do đó ta cần áp dụng phương pháp này để có thẻ mở rộng thêm khoảng cách
thời gian bằng cách ghép một số thời gian liền nhau vào một khoảng thời gian dài hơn.
Người ta có thể mở rộng khoảng cách thời gian từ tháng sang quý … do khoảng cách
thời gian được mở rộng nên trong mỗi mức độ của dãy số mới thì sự tác động của các nhân tố
ngẫu nhiên (với chiều hướng khác nhau) phần nào đã được bù trừ (triệt tiêu) do đó cho ta thấy
xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định. Đó là làm mất đi ảnh
hưởng của những nhân tố cơ bản đến dãy số thời gian và làm mất đi tính thời vụ của hiện

tượng.
3.2 Phương pháp bình quân trượt
Phương pháp dãy số bình qn trượt là phương pháp tính giá trị bình quân cho một
nhóm các mức độ nhất định của dãy số bằng cách loại dần các mức độ đầu và thêm vào đó các
mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng mức độ tham gia vào tính số bình quân là không thay
đổi
Dựa vào từng trường hợp cụ thể mà ta chọn số lượng mức độ tham gia vào tính số bình
qn trượt. Ta có thể tính bình qn cho nhóm 2, 3, … hay 6, 7 mức độ. Nếu số lượng mức độ
được chọn càng nhiều, các biến động khác như biến động mùa vụ cũng sẽ bị loại bỏ. Nếu
chúng ta chọn số lượng mức độ có tổng thời gian dài hơn chu kỳ của biến động mùa vụ thì
biến động mùa vụ cũng sẽ bị loại bỏ cùng với biến động ngẫu nhiên.
3.3 Phương pháp hồi quy (hàm xu thế)
Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm
số và gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là:
với t là thứ tự thời gian của dãy số.
7


Dưới đây là một số dạng hàm xu thế thường sử dụng.
 Hàm xu thế tuyến tính
Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn
xấp xỉ bằng nhau. Hàm xu thế tuyến tính có dạng:

Trong đó là nghiệm của hệ phương trình:

Hoặc có thể tính theo cơng thức dưới đây:

 Hàm xu thế Parabol
Hàm xu thế parabol được sử dụng khi các sai phân bậc hai của dãy số xấp xỉ bằng nhau.
Hàm xu thế parabol có dạng:


Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của
các hệ số :

 Hàm xu thế Hyperbol
Hàm xu thế Hyperbol được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời
gian. Dạng tổng quát của hàm hyperbol như sau:

Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá
trị của các hệ số :

8


 Hàm xu thế mũ
Hàm xu thế mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Hàm
xu thế mũ có dạng:

Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá
trị của các hệ số

Để có thể lựa chọn được dạng hàm phù hợp, chúng ta có thể căn cứ vào giá trị tstatistics hoặc p_value của các thống kê của phương trình hồi quy (hàm xu thê) để xác định
dạng hàm.
Để có thể lựa chọn dạng hàm tốt nhất, ta có thể dựa vào SE:

Trong đó:
: mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t
: mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính từ hàm xu thế
n: số lượng các mức độ của dãy số thời gian
p: số lượng các hệ số của hàm xu thế

Nếu trên đồ thị biểu hiện mức độ thực tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng
nhiều hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mơ hình nhỏ nhất.
3.4 Phương pháp san bằng mũ
Phương pháp san bằng mũ giúp loại bỏ các biến động ngẫu nhiên giúp làm trơn dãy số
thời gian theo mơ hình sau đây:
với
Trong đó:
: là giá trị san bằng mũ của dãy số ở thời gian t
: là mức độ của dãy số ở thời gian t
9


: là giá trị san bằng mũ của dãy số thời gian ở thời gian t-1
α: là hệ số san bằng mũ với
4. Xác định mức độ biến động
4.1 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời
gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có thể chọn gốc so sánh khác nhau, khi đí có các chỉ
tiêu lượng răng (giảm) tuyệt đối sau đây:
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): phản ánh sự biến động về mức độ
tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo cơng thức:

Trong đó:
: lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hồn (hay từng kỳ) ở thời gian i so với thời gian liền trước đó
là i-1
Nếu > 0 phản ánh quy mô hiện tượng tăng, ngược lại nếu < 0 phản ánh quy mô hiện
tượng giảm.
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: phản ánh sựu biến động về mức độ tuyệt đối của
hiện tượng trong những khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định.
Được tính theo cơng thức:

(với i = 1, 2, 3, …)
Trong đó:
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là chỉ tiêu bình quân của các lượng tăng (giảm)
tuyệt đối liên hoàn của dãy số trong cả thời kỳ nghiên cứu. Được tính theo công thức:

4.2 Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng nghiên cứu
qua thời gian. Tùy mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu tốc độ phát triển khác nhau như sau:

10


Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh xu hướng và tốc độ của hiện tượng giữa hai thời
gian liền nhau và được tính theo cơng thức:
(với i = 2, 3, …, n)
Trong đó:
: tốc độ phát triển liên hồn thời gian i so với thời gian i – 1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc
%.
Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở
những khoảng thời gian dài và được tính theo cơng thức:
(vơi i = 2, 3, …,n)
Trong đó:
: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng
lần hoặc %.
Tốc độ phát triển bình quân: là chỉ tiêu bình quân của các tốc độ phát triển liên hoàn
trong cả kỳ nghiên cứu và được tính theo cơng thức:

Từ cơng thức tính tốc độ phát triển bình qn cho thấy chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với
những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.

4.3 Tốc độ tăng (giảm)
Tốc độ tăng (giảm) phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối giữa các mức độ của hiện
tượng qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các tốc độ tăng (giảm) sau:
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của hiện tượng
giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo cơng thức:
(với i = 2, 3, …, n)
Như vậy, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn trừ 1 (nếu tốc độ
phát triển liên hoàn biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100)
Tốc độ tăng (giảm) định gốc: phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của hiện tượng
giữa hai thời gian dài và được tính theo cơng thức:
11


(với i = 2, 3,…,n)
Như vậy, tốc độ tăng (giảm) định gốc bằng tốc độ phát triển định gốc trừ 1 ( nếu tốc độ
phát triển định gốc biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100)
Tốc độ tăng (giảm) bình quân: phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ
tăng (giảm) liên hồn và được tính theo công thức:
(nếu biểu hiện bằng lần)
Hoặc:

(nếu biểu hiện bằng %)

4.4 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hồn thì tương ứng hiện tượng
nghiên cứu tăng thêm (hoặc giảm đi) một lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu và được tính theo
cơng thức:

Chỉ tiêu này khơng tính đối với tốc độ tăng (giảm) định gốc vì nó ln là một số khơng
đổi và bằng .

5.Tìm quy luật biến động thời vụ
5.1 Phương pháp tính chỉ số thời vụ
 Dãy số khơng có xu thế
Với một dãy số khơng có xu thế, các mức độ cùng kỳ theo thời gian tương đối ổn định,
khi đó chúng ta có thể tính chỉ số thời vụ theo cơng thức:

Trong đó:
là chỉ số thời vụ của thời gian thứ j (j có thể là tháng, q)
là mức độ bình quân của thời gian j qua các năm
là mức độ bình qn chung của dãy số
Chỉ số thời vụ có thể được biểu hiện bằng lần hoặc bằng %. Nếu (hoặc 100%) thì sự
biến động của hiện tượng ở thời gian năm j giảm. Ngược lại, nếu (hoặc 100%) thì sự biến
động của hiện tượng ở thời gian j tăng.
12


 Dãy số có xu thế
Khi dãy số thời gian có xu thế, việc tính chỉ số thời vụ được thực hiện theo các bước:
(1) Tính xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng bằng phương pháp hàm xu thế hoặc
phương pháp dãy số bình quân trượt.
(2) Loại bỏ xu thế ra khỏi dãy số bằng cách sử dụng mơ hình cộng hoặc mơ hình nhân.
(3) Tính giá trị bình quân cho mỗi mùa vụ. Bước này giúp chúng ta tách được biến động
ngẫu nhiên ra khỏi biến động mùa vụ.
(4) Điều chỉnh giá trị bình qn vừa tính được ở bước 2. Nếu là mơ hình cộng, chúng ta
sẽ điều chỉnh để tổng giá trị mùa vụ bằng 0, cịn nếu mơ hình nhân chúng ta sẽ điều chỉnh để
tổng giá trị mùa vụ bằng 4, hay trung bình của các chỉ số mùa vụ bằng 1.
6. Dự báo thống kê
6.1 Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình qn
Mơ hình dự đốn:


Trong đó:

là giá trị dự đốn ở thời gian n+h.
h là tầm xa dự đốn

Mơ hình dự đoán trên sẽ cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối
liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
6.2 Dựa vào tốc độ phát triển bình qn
Mơ hình dự đốn:

Mơ hình dự đốn sẽ cho kết quả tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xĩ bằng nhau.
6.3 Dựa vào hàm xu thế và chỉ số thời vụ
Q trình dự đốn được thực hiện thực hiện theo các bước sau đây:
(1) Xây dựng hàm xu thế phù hợp biểu diễn xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
(2) Tính chỉ số thời vụ.
(3) Tùy vào mơ hình kết hợp là mơ hình cộng hay nhân để dự đoán các mức độ
13


tiếp theo của dãy số.
6.4 Dựa vào phương pháp san bằng mũ
 Mơ hình san bằng mũ giản đơn
Mơ hình san bằng mũ giản đơn được áp dụng để dự đốn với dãy số thời gian khơng có
xu hướng biến động cơ bản rõ ràng và khơng có biến động thời vụ.
Theo phương pháp san bằng mũ, giá trị san bằng ở thời gian t là:

Giá trị dự đoán ở thời gian t + 1 là:

Cấn lưu ý là khi chưa có giá trị thực tế ở thời gian t + 1, nếu chúng ta muốn dự đoán
cho các mức độ ở thời gian t + 2 và t + 3 thì các mwucs độ dự đốn này vẫn là:


Do đó với mơ hình san bằng mũ giản đơn, thơng thường chúng ta chỉ dự đoán cho một
mức độ tiếp theo của dãy số.
 Mơ hình Holt-winters
Mơ hình Holt-winters với dãy số có xu thế và khơng có biến động thời vụ. Khi dãy số
có xu thế và khơng có biến động thời vụ, ta áp dụng mơ hình sau:

Trong đó:

: là giá trị san bằng mũ ở thời gian t
: là xu thế ở thời gian t

Công thức dự báo:

Trong đó: h là tầm xa dự đốn
 Mơ hình Holt-winters với dãy số có xu thế và biến động thời vụ
Mơ hình cộng: các thành phần được tính theo công thức dưới đây:
14


Trong đó:
là giá trị san bằng mũ ở thời gian t.
là xu thế ở thời gian t và được tính tương tự trường hợp dãy số chỉ có xu thế.
là chỉ số thời vụ ở thời gian t và s là độ dài của thời vụ (s=4 nếu thời vụ là quý và s=12
nếu thời vụ là tháng).
là chỉ số thời vụ ở thời gian t-s
Cơng thức dự báo:

Trong đó h là tầm xa dự đốn.
Mơ hình nhân: các thành phần được tính theo cơng thức dưới đây:


Cơng thức dự báo:

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN VÀO
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Lý luận cơ bản về Chỉ tiêu Doanh thu Du lịch
1.1 Lý luận về du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức
lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organisation – IUOTO), du
lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm
mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
15


sinh sống.
Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/85/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa về du lịch. Phạm trù này theo đó
là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngồi nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ lưu trú không phải là nơi làm việc của
họ.
Các nhà du lịch của Trung Quốc cho rằng hoạt động du lịch là tổng hòa hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ
sở, lấy chủ thể du lịch, khách du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Thêm vào đó, du lịch, hiểu theo Luật du lịch Việt Nam 2005, là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định (Điều 4 chương I Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005).

Nhìn chung, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh
từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng
dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
Ngồi ra, du lịch cịn được giải thích ý nghĩa theo cách tiếp cận của các đối tượng liên
quan.
+ Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài
nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hồ bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh
nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
+ Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện
về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt
được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
+ Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng
hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành
trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng
thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
+ Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà
hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn
hố, phong cách của những người ngồi địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm,
phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến
đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,…
16


Ngoài khái niệm chung về du lịch, các khái niệm khách du lịch, hoạt động du lịch, tài
nguyên du lịch, điểm và khu du lịch và du lịch bền vững… cũng cần được làm rõ.
1.1.2 Vai trò của Du lịch
Du lịch được coi như là một sở thích mà bất kỳ ai đều có, chúng được coi như
là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch được coi như là một
nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội và là một trong những ngành

kinh tế quan trọng của rất nhiều đất nước.
Xét về góc độ xã hội du lịch là một hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, giải tri và
khám phá của con người. Đây là một nhu cầu rât phổ biến, mức sống càng cao nhu cầu
du lịch của con người càng lớn.
Du lịch giúp cho con người nâng cao hiểu biết, nâng cao chất lượng các mối
quan hệ xã hội, giúp mang lại cuộc sống hạnh phúc và thành công.
Trong nền kinh tế ở nhiều Quốc gia du lịch đóng góp một phần đáng kể trong
tổng thu nhập hàng năm, đặc biệt tại Việt Nam du lịch được đánh giá là một trong 3
ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khơng ngừng
phát triển và đóng góp rất lớn và nền kinh tế đất nước.
Du lịch được coi như là một sở thích mà bất kỳ ai đều có, chúng được coi như
là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch được coi như là một
nhu cầu khơng thể thiếu trong đời sống văn hố, xã hội và là một trong những ngành
kinh tế quan trọng của rất nhiều đất nước. Để hiểu rõ hơn về vai trò của ngành du
lịch đối với đời sống của con người hãy cùng tham khảo đến những chia sẻ của chúng
tôi.
Du lịch phát triển hỗ trợ các ngành giao thơng vật tại, bưu chính viễn thơng,
bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngồi ra ngành du lịch phát
triển mang lại thị trường tiêu thụ văn hoa rộng lớn, thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản
phẩm kinh tế quốc dân.
Đối với sự phát triển của xã hội thì ngành du lịch giúp tạo cơ hội việc làm lớn
cho lao động, đặc biệt là lao động nữ. Ở các vùng cao, ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội
việc làm cho người dân nông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực xã hội, nâng cao
mức sống.
Góp phần làm giảm q trình đơ thị hố, cân bằng lại sự phân bố dân cư, cơ sở
hạ tầng từ đơ thị về nơng thơn, nhờ đó làm giảm gánh nặng những tiêu cực do đơ thị hố
gây ra.
Đồng thời du dịch là cách thức quảng bá văn hoá, phong tục tập quán hiệu quả
của con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các hình thức
giao dịch khác.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta, tuy nhiên do sự
thiếu hụt trầm trọng của nhân viên ngành du lịch khiến cho một số nơi chưa đáp ứng
được hết nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy thời điểm này những bạn theo đuổi
ngành du lịch chắc chắn sẽ mang lại cơ hội phát triển tốt cho tương lai.

17


1.1.3 Các hình thức du lịch
Với sự quan tâm đúng lúc và đúng thời điểm nên ngành du lịch Việt ngày càng
phát triển và thu hút một lượng lớn khách du lịch nước ngồi. Với sự đa dạng các loại
hình du lịch kết hợp với các yếu tố du lịch sẵn có là tiền đề cho sự phát triển du lịch của
Việt Nam.
Các loại hình du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên tại
Việt Nam, cách phân loại phổ biến nhất là: Phân loại theo lãnh thổ, phân loại theo mục
đích di chuyển, phân loại theo hình thức du lịch...
Phân loại theo lãnh thổ
Theo tiêu chí này, du lịch được chia làm 2 loại: du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
 Du lịch quốc tế: gồm 2 dạng inbound và outbound:
 Outbound: là loại du lịch dành cho du khách đi đến một quốc gia khác để tham
quan, khám phá.
 Inbound: là loại du lịch dành cho khách nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước
ngoài về Việt Nam để du lịch.
 Du lịch nội địa: là chuyến đi đến bất cứ đâu trong phạm vi lãnh thổ của nước bạn.
Phân loại theo mục đích chuyến đi
1. Du lịch nghỉ dưỡng
Do thu nhập của người dân ngày càng cao hơn, mức sống cũng phát triển nên loại
hình du lịch này được đầu tư và phát triển để đáp ứng cho hầu hết nhu cầu của khách
du lịch hiện nay. Ưu điểm của loại hình du lịch này chính là giúp bạn tận hưởng cảm
giác thoải mái, giảm bớt căng thẳng bằng các bài tập yoga, các buổi tắm nước nóng,...

được tích hợp sẵn ở nơi nghỉ dưỡng.
2. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái dựa vào điều kiện tự nhiên và văn hóa của Việt Nam, được diễn
ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên và còn bảo tồn khá tốt để hưởng thụ và bảo vệ
những giá trị mà thiên nhiên mang lại. Đây là loại hình ngày càng được nhiều du khách
lựa chọn. Những địa điểm du lịch sinh thái phần lớn nằm ở vùng đồng bằng Sông Cửu
Long.
3. Du lịch văn hóa, lịch sử
Ngồi mục đích du lịch để tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp thì việc tìm hiểu,
đặc điểm văn hóa, con người ở nơi đến cũng thường được lồng ghép vào lịch trình của
tour. Du lịch văn hóa cịn phản ánh được cái nhìn tốt về lịch sử, văn hóa dân tộc. Ở Việt
Nam, các khu du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng thường là: Cung đình Huế, Lăng Bác,
địa đạo Củ Chi,...
4. Du lịch tham quan, khám phá
Việt Nam và đất nước có địa hình cực kỳ phong phú, từ những dãy núi Phan-xipăng hùng dũng đến đường biển dài bao quanh dải đất hình chữ S, khắp nơi đều có
những cảnh đẹp tuyệt vời để du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.
5. Du lịch teambuilding
Đây là loại hình du lịch đang thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là với các bạn
trẻ. Các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng đội ngũ nhân viên kết hợp du lịch tham
18


quan, nghỉ dưỡng với các chương trình teambuilding hấp dẫn.
Mục đích của chuyến du lịch này là giúp mọi người trong tập thể thêm hiểu nhau
hơn thơng qua các trị chơi vận động tập thể và xây dựng đội ngũ công ty ngày càng gắn
kết.
6. Du lịch thể thao
Trong xã hội hiện đại, thể thao là một yếu tố không thể thiếu để giữ gìn sức khỏe
và phục vụ những lợi ích khác. Vì vậy, du lịch thể thao cũng rất được ưa chuộng. Có 2
loại du lịch thể thao:

Du lịch thể thao chủ động: khách du lịch tham gia vào chuyến đi để tham gia các
hoạt động thể thao: du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá,...
Du lịch thể thao thụ động: những chuyến du lịch để xem các cuộc thi đấu thể
thao: World Cup, Olympic,...
Phân loại các loại hình du lịch theo hình thức
1. Du lịch ghép đồn
Đây là hình thức du lịch phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khách du
lịch chỉ cần đăng ký chuyến đi thông qua công ty lữ hành, và gói đồ đạc chuẩn bị tham
gia chuyến du lịch đã được lo trọn gói từ khách sạn, nơi ăn uống và lịch trình tham
quan, vui chơi,...
Tour ghép đồn được xây dựng theo một hành trình cố định và được khởi hành
hàng tuần hoặc hàng ngày tùy theo nhu cầu nhiều hay ít của khách du lịch. Giá của mỗi
tour được bán ra ngang với nhau, bất kể bạn tham gia bao nhiêu người.
2. Du lịch cá nhân
Giống với tour du lịch ghép đoàn, du khách sẽ được công ty lữ hành đặt khách
sạn, nhà hàng, vé máy bay, địa điểm du lịch, thuê xe đưa đón, vé tham quan, giải trí,...
nhưng khác biệt là họ sẽ được tự do tham quan, vui chơi ở các địa điểm đó mà khơng bị
giới hạn và bó buộc về không gian và thời gian.
3. Du lịch tự túc
Du lịch tự túc là chuyến du lịch gồm 1 người hay nhiều bạn bè họp lại để đi 1
chuyến du lịch, tự sắp xếp phòng ở, nơi ăn uống, nơi vui chơi,... mà không cần thông
qua công ty du lịch nào cả. Họ sẽ có cơ hội tự do tham quan, trải nghiệm những nơi mà
trong tour du lịch khơng có và tự do thoải mái ăn uống bất cứ nơi nào họ thích.
4. Du lịch bụi
Du lịch bụi theo hình thức thì cũng giống như một chuyến đi du lịch tự túc.
Nhưng điều khác biệt là họ có xu hướng ở lại ký túc xá, nhà dân, đi bằng xe máy,... để
tiết kiệm được tiền.
Loại hình này thường được áp dụng cho những cá nhân hoặc nhóm nhỏ và phù
hợp với những người thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống thường ngày
của dân địa phương mà không bị bó buộc giờ giấc hoặc khơng gian trong một chuyến đi

tour.
5. Phượt
Phượt là để khám phá, để được chạm đến những cảnh đẹp mà du lịch không thể
chạm đến được, dù đó là vách núi cheo leo hay biển sâu hiểm trở. Những người đi
phượt phải có ý chí quyết tâm cao và sức khỏe cực kỳ tốt để có thể hồn thành được
chuyến đi. Những khó khăn như dầm mưa, dãi nắng, chạy xe thâu đêm, đi bộ đường
19


dài,... là những trải nghiệm thường xuyên của dân phượt.
1.1.4 Đường lối và chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam về phát triển
du lịch
Ngành Du lịch được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển
mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu
vực”. Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam
trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến nhiệm kỳ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX được nâng lên: “Phát triển nhanh du lịch thật sự trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: “Phát
triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp
vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ
du lịch chất lượng… để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ.
1.1.5 Lợi thế so sánh du lịch Việt Nam
Hiện nay du lịch Việt Nam đang phát triển trong một bối cảnh có nhiều biến
động, sức ép cạnh tranh gia tăng. Nhiều quốc gia trong khu vực có trình độ phát triển du
lịch cao, có nhiều chính sách hỗ trợ, sự phát triển kinh tế – xã hội tạo nhiều thuận lợi
cho phát triển du lịch. Những nhân tố nào, những địa bàn nào có những ưu thế cạnh
tranh về du lịch, xem xét trên trong tương quan cạnh tranh có thể thấy một số yếu tố có
thể coi là những lợi thế quan trọng của du lịch Việt Nam cần tập trung khai thác trong
thời gian tới gồm:

– Tài nguyên du lịch đa dạng. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều
tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh
quan trọng nhất của du lịch Việt Nam. Các tài nguyên phong phú, đa dạng của được trải
đều trên chiều dài đất nước, phân bổ khá đồng đều ở hầu hết các không gian. Các tài
nguyên tự nhiên và văn hoá nằm đan xen tạo ra sức hấp dẫn cao. Nhiều tài nguyên du
lịch tự nhiên còn mang tính hoang sơ, một mặt hấp dẫn thị trường chính bởi tính nguyên
vẹn, hoang sơ của thiên nhiên khi tốc độ đơ thị hố diễn ra liên tục ở nhiều nơi, mặt
khác cũng là lợi thế khi khai thác đầu tư trong các định hướng mới, phù hợp nhu cầu thị
trường trong khi các quốc gia khác đã đầu tư phát triển từ lâu, sản phẩm đã chín muồi.
20


Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều di sản thiên nhiên và văn hố thế giới được
UNESCO cơng nhận so với nhiều nước trong khu vực. Sự đa dạng về khí hậu giữa các
vùng miền của Việt Nam cũng tạo ra nhiều trải nghiệm và khả năng khai thác phát triển
các sản phẩm du lịch đa dạng hơn. Hệ thống tài nguyên du lịch ở nhiều nơi được khai
thác đã xây dựng được nhìn nhận, đánh giá tốt trong thị trường. Các ghi nhận thông qua
sự bầu chọn của nhiều tạp chí uy tín trên thế giới, tổ chức và hội doanh nghiệp lữ hành
trên thế giới hay các trang mạng bình chọn của người tiêu dùng đã có nhiều đánh giá
tích cực với các điểm du lịch của Việt Nam như Hạ Long, Hà Nội, Hội An, các bãi biển
đẹp như Bãi Dài (đảo Phú Quốc), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang
(Khánh Hoà), các bảo tàng hay như Bảo tàng dân tộc học, Bảo tàng phụ nữ, Bảo tàng
chiến tranh, hay đến các món ăn như Phở, Cà phê…
– Điểm đến mới với nhiều thị trường khách du lịch quốc tế. Với quá trình phát
triển không quá dài, Việt Nam đang dần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch tại nhiều
địa bàn trên cả nước. Trong một số nghiên cứu, du lịch Việt Nam được thị trường quốc
tế đánh giá là điểm đến mới nổi có nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam là điểm đến với
sự phát triển liên tục, tốc độ đầu tư lớn, sự thay đổi diện mạo nhanh chóng; các điểm
đến, các sản phẩm du lịch liên tục được mở rộng ở nhiều điểm đến tạo ra sức cạnh tranh
và sức hấp dẫn đối với thị trường.

– Thị trường lao động lớn. Du lịch là ngành sử dụng lao động lớn nhất so với
các ngành dịch vụ, không chỉ lao động trong ngành và còn trong xã hội. Việt Nam là
nước có dân số lớn, trong đó dân số trẻ có tỷ lệ khá cao so với mặt bằng của thế giới và
trong khu vực. Thị trường lao động này có khả năng cung cấp nguồn nhân lực dồi dào
phục vụ du lịch.
– Giá cả có mức so sánh tốt. So với nhiều nước trong khu vực và quốc tế thì giá
cả hàng hố, dịch vụ tại Việt Nam có mức giá khơng q cao. Đây cũng là một trong
những yếu tố hấp dẫn quan trọng đối với thị trường. Hầu như giá các dịch vụ lưu trú, ăn
uống, mua sắm hàng hoá bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, truyền thơng đều có mức giá thấp
hơn so với nhiều quốc gia khác.

21


– Con người hiền hậu, dễ mến. Việt Nam là dân tộc mến khách, được nhiều
khách du lịch đánh giá cao. Con người và lối sống của người dân các vùng miền chính
là một trong những điểm hấp dẫn sẵn có như một lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt
Nam. Việt Nam với 54 dân tộc,có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số với những nét sinh
hoạt theo những tập tục truyền thống khác nhau tạo nên sức hấp dẫn lớn để du khách
khám phá.
– Nghề truyền thống phát triển. Việt Nam là quốc gia có truyền thống lịch sử
lâu dài và hệ thống làng và các nghề truyền thống đa dạng, nhiều nghề còn lưu truyền.
Phát triển các nghề truyền thống trong quá trình phát triển hiện đại như hiện nay là rất
cần thiết. Các làng nghề truyền thống là đối tượng tham quan, tìm hiểu của hoạt động du
lịch. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống cung cấp như các sản phẩm tiêu dùng,
quà tặng và sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch có thể tạo ra sức cạnh tranh và nét
riêng biệt của du lịch Việt Nam.

– Kinh tế năng động, cập nhật công nghệ nhanh chóng. Là quốc gia mới ra khỏi
nhóm các nước nghèo nhưng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn gần đây đang có đà phát

triển bứt phá khá nhanh như một nền kinh tế năng động. Khả năng cập nhật cơng nghệ
hiện đại và thơng tin khá nhanh chóng. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại đang diễn
ra khá sơi động trong thực tiễn có thể phục vụ tốt như lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt
Nam. Khả năng và giá truy cập internet ở Việt Nam có lợi thế hơn hẳn nhiều quốc gia
trên thế giới, nhiều thành phố là điểm du lịch quan trọng, wifi miễn phí được phủ sóng
phục vụ nhu cầu của khách du lịch; nhiều trang mạng xã hội, blogger trao đổi thông tin
du lịch; các trang web đặt trực tuyến, các công cụ đặt qua ứng dụng điện thoại di
động…liên tục được cập nhật, áp dụng. Giá thành công nghệ tại Việt Nam cũng cạnh
tranh hơn so với nhiều quốc gia.
1.1.6 Thực trạng du lịch Việt Nam
a, Thị trường du lịch Việt Nam
Hiện nay du lịch được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, coi là một ngành
kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ
22


cho quốc gia, tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng, tạo sức lan tỏa thúc đẩy nhiều ngành
kinh tế có liên quan cùng phát triển và là cầu nối giữa các quốc gia, các dân tộc, giữa
các vùng miền trong nước. Ngồi ra phát triển du lịch cịn góp phần tích cực vào bảo
tồn tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010 và
đến năm 2020 khẳng định: “... Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong
nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu
vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy
mạnh hợp tác, liên kết với các nước...”
Để đảm bảo sự phát triển của du lịch, một số chính sách chủ yếu được xác định
bao gồm:
1) Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát

triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2) Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng
đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư vào các lĩnh
vực bảo vệ, tơn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch; Tuyên truyền, quảng bá du
lịch; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm
du lịch mới... và phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch
vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xố đói, giảm nghèo.
3) Nhà nước bố trí ngân sách cho cơng tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền,
quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
4) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi ở
Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
khách du lịch.
5) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa
du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.
6) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du
lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp
tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Bản chất ấy của du lịch đã xác định được vị trí
vai trị của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội.
b) Doanh thu Du lich Việt nam
Theo tính tốn, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 tăng 16,2% so với năm
2018, trong đó, khách đến bằng đường hàng khơng tăng 15,2%; bằng đường bộ tăng
20,4%; bằng đường biển tăng 22,7%.
Khách đến từ châu Á chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với

năm trước. Khách đến từ châu Âu tăng 6,4%; khách đến từ châu Mỹ tăng 7,7%; khách
23


đến từ châu Phi tăng 12,2%...
Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu
lượt khách nội địa (tăng trên 6%). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ
đồng (tăng trên 16%).
Với sự nỗ lực của toàn ngành, du lịch đã có những bước phát triển đột phá, tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của
đất nước.
Việt Nam được vinh danh với nhiều danh hiệu danh giá, giải thưởng du lịch
toàn cầu: Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 (World Golf Awards); Điểm đến Di sản
hàng đầu thế giới (World Travel Awards 2019), Điểm đến hàng đầu châu Á trong hai
năm liên tiếp.
Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng
xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), xếp hạng 63/140 nền kinh tế...
Năm 2020, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt
khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt
trên 830.000 tỷ đồng.
Mục tiêu này được Bộ VHTT&DL giao cho Tổng cục Du lịch thực hiện. Theo
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, đây là nhiệm vụ hết sức khó
khăn, vì vậy ngay từ bây giờ ngành đã trao đổi, thảo luận để tìm ra những giải pháp có
thể triển khai ngay từ đầu năm 2020.
Ngành du lịch sẽ cố gắng triển khai những giải pháp đã được đề ra trong
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035 hiện đang trình
Chính phủ phê duyệt. Khi đó, các giải pháp cho chiến lược đó sẽ được chuyển thành
hành động cụ thể.
Bên cạnh đó, ngành tạo mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng
cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; đẩy mạnh phối hợp hợp tác công-tư;

tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, ứng dụng công nghệ
mới; đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết, huy động mọi nguồn lực hợp pháp, tranh thủ
sự ủng hộ của toàn xã hội cho phát triển du lịch.
1.2 Lý luận về kết quả hoạt động du lịch
1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
1.2.1.1 Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch phản ánh qui mô khối lượng các
dịch vụ và hàng hoá được khách du lịch tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của
mình trong một khoảng thời gian nhất định. Nó phản ánh qui mơ của hoạt
động du lịch và trình độ kinh doanh của các đơn vị, cá nhân kinh doanh du
lịch trong việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố sản xuất và tài nguyên du
lịch để tạo ra khối lượng các dịch vụ và hàng hố đó.
Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch có thể nghiên cứu theo nhiều
24


phạm vi khác nhau: toàn xã hội, toàn ngành, một doanh nghiệp kinh doanh
du lịch, một loại dịch vụ... và theo thời gian một tháng, quí, năm, một chu
kỳ kinh doanh...
Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch có thể xét trên giác độ kinh tế và
xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ đề cập đến kết quả kinh tế.
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của kết quả mà kết quả hoạt động kinh doanh du
lịch được phân biệt thành kết quả sản xuất và kết quả kinh doanh. Kết quả sản
xuất cho phép xác định, phân tích, đánh giá và nghiên cứu kết quả, qui mơ,
hiệu quả và nhiều mục tiêu khác của q trình sản xuất. Kết quả kinh doanh
cho phép xác định, phân tích, đánh giá và nghiên cứu q trình kinh doanh.
Khi nói kết quả sản xuất kinh doanh khơng phải là cộng kết quả sản xuất và
kết quả kinh doanh để tính kết quả mà là nhấn mạnh việc đánh giá kết quả
trên cơ sở kết hợp cả hai hoạt động sản xuất và kinh doanh, để đánhgiá hoạt
động kinh doanh nói chung.


25


×