Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Chiến lược xuất khẩu cơm dừa nạo sấy vào thị trường mỹ của công ty TNHH xuất nhập khẩu rồng đông dương năm 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.88 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING

[Họ &Tên]

“CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CƠM DỪA NẠO SẤY
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY
TNHH XUẤT NHẬP KHẨU RỒNG ĐÔNG DƯƠNG
NĂM 2015-2020”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING

“CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CƠM DỪA
NẠO SẤY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU
RỒNG ĐÔNG DƯƠNG NĂM 2015-2020”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LỚP:


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng
cao của các doanh nghiệp trên thị trường do đó việc xây dựng các bước đi
thật vững chắc cho mục tiêu thâm nhập và mở rộng thị trường là hết sức
cần thiết. Mặc dù là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có thương hiệu nổi
tiếng trên thị trường nhưng công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông
Dương luôn cố gắng tận dụng những kinh nghiệm và kiến thức của mình để
hội nhập với kinh tế toàn cầu.
Đề tài chủ yếu phân tích thực trạng kinh doanh của công ty giai đoạn
2011-2013 và tình hình kinh doanh sản phẩm chủ lực là cơm dừa nạo sấy
của công ty. Áp dụng các ma trận như SWOT, ma trận các yếu tố bên ngoài
EFE và ma trận các yếu tố bên trong IFE để hiểu rõ được những cơ hội,
thách thức và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược xuất
khẩu sản phẩm sang Mỹ, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp với mục tiêu
và tình hình kinh tế giai đoạn 2015-2020.
Với những chiến lược được xây dựng cùng với các giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu, tôi hy vọng có thể góp phần vào quá trình và triển và tăng
trưởng bền vững của công ty trong tương lai.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

Viết tắt

APCC
B2B
EIU

Nghĩa đầy đủ
Asian and Pacific Coconut Community
Business To Business
Economist Intelligence Unit

4

FAO

Food and Agriculture Organization of the United
Nations

5

FDA

6

FSMA

7

FTA

Free Trade Area (Hiệp định thương mại tự do)


8
9

GDP
GiGEM

Gross Domestic Product
National Institute Global Econometric Model

Food and Drug Administration
FDA Food Safety Modernization Act (FSMA)

Hazard Analysis and Critical Control Points (Hệ
10
11
12

HACCP

thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới

PE
TNHH

hạn)
Bao nhựa Polyetylen
Trách nhiệm hữu hạn
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership

13


TPP

Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương)

14

WTO

15

XK

The World Trade Organization (Tổ chức thương
mại thế giới)
Xuất khẩu


DANH MỤC BIỂU ĐỒ-BẢNG-PHỤ LỤC
 Biểu đồ

 Phụ lục

Trong tình hình kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay, việc nâng cao
khả năng cạnh tranh và tìm một chỗ đứng trên thị trường quốc tế cho các
doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông
Dương nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Để làm được việc này, đòi
hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt, phải nhận thức đúng
đắn cùng với khả năng phân tích chính xác thực trạng cũng như xu hướng

trong tương lai để có thể đưa ra một chiến lược xuất khẩu phù hợp và định
hướng cho từng bước đi của doanh nghiệp trong tương lai.
Là một thị trường đầy tiềm năng và có sức mua vô cùng lớn, Mỹ đã
trở thành một trong những thị trường mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
muốn đặt chân đến. Hơn thế nữa, Mỹ chính là một trong những thị trường
nhập khẩu sản phẩm cơm dừa nạo sấy lớn nhất thế giới, do đó tại thị trường
này sức cạnh tranh về sản phẩm này là vô cùng lớn, đòi hỏi những bên
tham gia phải luôn trong trạng thái sẳn sàng đối phó với những tình huống
khó khắn nhất.
Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty TNHH Xuất
Nhập Khẩu Rồng Đông Dương chuyên về các mặt hàng nông sản, ngày
càng phát triển. Và để tạo thêm nhiều cơ hội tăng trưởng và mang hình ảnh
nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới, công ty đã chọn Mỹ làm một


trong những thị trường mục tiêu cho các sản phẩm của công ty, đặc biệt là
cơm dừa nạo sấy, một sản phẩm chiến lược có ảnh hưởng đến sự sống còn
của công ty. Để có thể vững vàng trên thị trường này, buộc công ty phải có
một Chiến lược xuất khẩu hoàn chỉnh với tầm nhìn đến năm 2020 phù hợp
với thực trạng của công ty và những mục tiêu mà công ty đặt ra trong thời
gian tới.

TỔNG QUAN
1.
-

Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Phân tích được môi trường hoạt động xuất khẩu của công ty nhằm tìm
kiếm các cơ hội cũng như nhận ra những thách thức để kịp thời đưa ra

những kiến nghị giúp công ty nắm bắt được cơ hội đồng thời ứng phó với
những thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, việc xác định điểm mạnh
cũng như những điểm chưa mạnh của công ty cũng là một bước đệm giúp
công ty nhận ra những điểm cần khắc phục của mình, phát huy điểm mạnh
để có cơ hội hòa nhập với những công ty hàng đầu trên thế giới về thị
trường hàng nông sản giai đoạn năm 2015-2020.

-

Lý do chọn đề tài
Sau khi gia nhập WTO, ngành dừa Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như
thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Đặc biệt là sắp tới đây, Việt
Nam sẽ là một trong 12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương TPP, theo đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị
trường xuất khẩu sang các nước thành viên với mức thuế ưu đãi và cũng là
một cơ hội lớn cho ngành dừa Việt Nam có thể thu hút thêm vốn đầu tư
nước ngoài, tranh thủ công nghệ sản xuất hiện đại để tăng cường năng lực


sản xuất nhằm cạnh tranh với các nước vốn có truyền thống về ngành dừa
như Philippines, Indonesia, Ấn Độ.
Với truyền thống trong sản xuất và thương mại các sản phẩm từ nông
sản, dừa và đặc biệt là sản phẩm cơ dừa sấy khô, công ty TNHH Xuất Nhập
Khẩu Rồng Đông Dương đang trên đà vươn ra thị trường thế giới, do đó
việc xây dựng một chiến lược xuất khẩu hoàn chỉnh với tầm nhìn đến năm
2020 sẽ giúp công ty xác định được hướng đi và sẽ có những bước đi vững
vàng hơn trong giai đoạn 2015-2020. Hơn thế nữa, thị trường Mỹ là một
trong những thị trường lớn nhất về nhập khẩu cơm dừa nạo sấy, một thị
trường tiềm năng cho sản phẩm dừa nạo sấy khô Việt Nam nói chung và
cho công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông Dương nói riêng, do đó

tôi chọn đề tài: “CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CƠM DỪA NẠO SẤY
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP
KHẨU RỒNG ĐÔNG DƯƠNG NĂM 2015-2020” với mong muốn được
nghiên cứu, phân tích và đưa ra kiến nghị với công ty nhằm mở rộng thị
trường xuất khẩu, góp phần mang công ty vươn ra thế giới và ngày càng
lớn mạnh hơn.
2.
-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh và xuất khẩu cơm dừa
nạo sấy của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông Dương trong thời
gian qua và trong tương lai.

-

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng chiến lược xuất khẩu cơm dừa nạo sấy
trong phạm vi công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông Dương vào thị
trường Mỹ. Dữ liệu được sử dụng trong đề tài được lấy từ các sách báo,
mạng Internet và chủ yếu là số liệu do công ty cung cấp trong thời gian 3


năm gần nhất từ 2011 đến 2013 để có thể thấy được tình hình hiện tại của
công ty, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp.
3.

Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế vào một

doanh nghiệp cụ thể, vì vậy có nhiều phương pháp nghiên cứu được sử
dụng như:
-

Phương pháp thống kê, mô tả và phân tích thông tin từ các nguồn dữ

liệu của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông Dương.
-

Các số liệu được thu thập tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng

Đông Dương và các công ty khác là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Rồng
Đông Dương. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các số liệu, tài liệu của Hiệp
hội dừa Bến Tre Việt Nam, Hiệp hội Dừa Châu Á- Thái Bình Dương
(APCC) và một số bài báo liên quan.
4.

Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương, không kể phần mở đầu và phụ lục. Cụ
thể:
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỊ
TRƯỜNG MỸ
Chương II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CƠM DỪA SẤY SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU RỒNG
ĐÔNG DƯƠNG
Chương III: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU CƠM DỪA NẠO SẤY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU RỒNG ĐÔNG DƯƠNG NĂM
2015-2020



CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU VÀO
THỊ TRƯỜNG MỸ
I.1.

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

I.1.1. Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức mà hàng hóa được mua hay bán trực tiếp của nước
ngoài không qua trung gian. Theo hình thức này đơn vị kinh doanh xuất
nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Các doanh nghiệp ngoại
thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước
sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua
một số công đoạn gai công chế biến)
 Ưu điểm: Lợi nhuận của đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao
hơn các hình thức khác do giảm bớt được các khâu trung gian. Với
vai trò là người bán trực tiếp, các đơn vị kinh doanh chủ động trong
kinh doanh, có điều kiện tiếp cận thị trường, đưa ra được những điều
kiện ứng xử thị trường, đưa ra được những ứng xử linh hoạt, thích
ứng với thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi
mở và kích hoạt nhu cầu.
 Nhược điểm: Đòi hỏi một số vốn khá lớn để sản xuất và thu mua
hàng, gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, hình thức này đòi hỏi một sự
hiểu biết về thị trường xuất khẩu và những kinh nghiệm cần thiết để
tiến hành giao dịch. Ngoài ra, để bù đắp được chi phí giao dịch thì
lượng hàng hóa xuất khẩu yêu cầu phải đủ lớn.
I.1.2. Xuất khẩu gián tiếp


Đây là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại

 Ưu điểm: tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm bớt nhiều việc liên
quan đến tiêu thụ hàng. Ngoài ra người trung gian còn có thể giúp
người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn thoong qu
quan hệ với công y vận tải hay ngân hàng….
 Nhược điểm: Lợi nhuận bị chia xẻ và doanh nghiệp bị mất mối quan
hệ trực tiếp với thị trường, bị động trong thông tin.
I.1.3. Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác là đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp
đồng đề xuất xuất khẩu cho một đơn vị (bên ủy thác) trong hình thức xuất
khẩu ủy thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian xuất
khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất.
 Ưu điểm: Độ rủi ro thấp mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là
hoa hồng cho xuất khẩu, không cần đến vốn mua hàng, cần ít thủ
tục.
 Nhược điểm: Hiệu quả kinh doanh thấp không đảm bảo tính chủ
động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì công
ty không có liên quan đến việc nghiên cứu thị trường và tìm khách
hàng.
I.1.4. Buôn bán đối lưu
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị
tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một
khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị xấp xỉ gái trị
lô hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp sử dụng hình thức này để nhập khẩu
nhiều loại hàng hóa mà thị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất
khẩu sang một nước thứ ba.


I.1.5. Tạm nhập tái xuất
Đây là hình thức mua của nước này bán cho nước khác, không làm

thủ tục xuất nhập khẩu và thường hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu sang
nước nhập khẩu. Tái xuất theo đúng nghĩa có nó, trong đó hàng hóa đi từ
nước xuất khẩu đến nước tái xuất rrooif lại xuất khẩu từ nước tái xuất sang
nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động hàng hóa là sự vận động của
đồng tiền được xuất phát từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất và nhanh
chóng được huyển sang nước xuất khẩu.
 Ưu điểm: doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao, không phải tổ
chức sản xuất, đầu vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, khả năng thu
hồi vốn nhanh hơn.
 Nhược điểm: Các doanh nghiệp lợi dụng hình thức này bằng cách
tạm nhập các sản phẩm như rác thác công nghiệp, linh kiện điện
tử… Nhưng không tái xuất nhằm trục lợi, gây thiệt hại cho người
tiêu dùng, phá hoại thị trường trong nước.
I.1.6. Gia công quốc tế
Là hình thức xuất khẩu khá phổ biến, được nhiều nước, đặc biệt là
các nước đang phát triển có nguồn lực dồi dào áp dụng. Thông qua hình
thức này, họ vừa tạo cho người lao động có công ăn việc làm, lại vừa tiếp
nhận được công nghệ mới. Mặt khác nước này lại không bỏ ra nhiều vốn và
cũng không lo về thị trường tiêu thụ.
I.2.

Nghiên cứu thị trường Nhập khẩu của Mỹ

Với GDP bình quân đầu người hàng năm 32.000 USD, tốc độ tăng GDP
trong quý III/2014 vừa qua đạt 5%, cao hơn nhiều so với mức 3,9% đưa ra
trong báo cáo đầu tiên công bố hồi tháng 10 và cũng cao hơn mức dự kiến
4,2% của các chuyên gia. Đây là tốc độ tăng kỷ lục của GDP theo quý ở


Mỹ kể từ năm 2003.1 Điều này cho thấy Mỹ có sức mua rất lớn và là một

thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp
mong muốn mang sản phẩm của mình đến với đất nước nhiều cạnh tranh
này.
Biểu đồ 1: Tổng Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ năm 2011-2013

Nguồn: U.S. Bureau of Economic Analysis
Giai đoạn 2011- 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng khá
cao từ 2670 tỉ USD năm 2011 lên 2745 tỉ USD năm 2012. Nguyên nhân
chủ yếu là do sự gia tăng nhập khẩu về mặt dịch vụ trong năm 2012. Năm
2013 tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ là 2744 tỉ USD ổn định và không
có nhiều chênh lệch so với năm 2012. Hiện tại Mỹ vẫn là một nước nhập
siêu tuy thâm hụt trong cán cân thương mại của Mỹ đã giảm lần đầu tiên
vào năm 2012 sau ba năm liên tiếp, đó là nhờ vào việc xuất khẩu kỉ lục và
chi phí nhập khẩu dầu giảm đáng kể.

Bảng 1: Tổng Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Kim ngạch

2011
17,487.80

2012
20,267.70

2013
2014
Tháng 1/ 2015
24,656.70

30,583.60
2,693.40
Nguồn: Tổng cục thống kê Mỹ

Với mức tăng trưởng đều như hiện nay, Mỹ đã, đang và sẽ là thị
trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kể cả khi TPP chưa
được ký kết, thị trường Mỹ còn rất nhiều tiềm năng cho hàng xuất khẩu của
1 />

Việt Nam do thị phần xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam mới chỉ chiếm
0,98% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Dự báo, nếu TPP được ký
kết thì kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam có khả năng tăng lên mức
trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo Viện Nghiên cứu Peterson - một viện nghiên cứu độc lập ở
Washington DC, khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ có quyền tiếp cận với
thị trường trị giá 15.000 tỷ USD của Mỹ và những thị trường như Canada,
Mexico và Peru, trị giá khoảng 3.000 tỷ USD.2

Bảng 2: Các mặt hàng chủ yếu Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012
và 2013
Đơn vị: Triệu USD

STT

Tên hàng

Năm

Năm


2012

2013

Tăng/giảm
so với năm
trước (%)

1

Sản phẩm dệt may

7.457

8.612

15,5

2

Giày dép các loại

2.243

2.631

17,3

3


Gỗ và sản phẩm từ gỗ

1.766

1.982

12,2

4

Máy vi tính, sản phẩm điện tử

935

1.474

57,6

2. />p_page_id=43058593&pers_id=42972397&item_id=160088323&p_details=1


& linh kiện
5
6

Hàng thủy sản
Máy móc, thiết bị, dụng cụ &
phụ tùng

1.166


1.463

25,5

943

1,010

7,1

7

Túi xách, ví, vali mũ và ô dù

624

836

34

8

Điện thoại các loại và linh kiện

140

753

439,2


9

Hạt điều

407

539

32,6

10

Dầu thô

362

506

39,9

Nguồn: Tổng cục thống kê Mỹ
Có thể thấy trong số các mặt hàng của Việt Nam thì các sản phẩm
dệt may, giàỳ dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là những mặt hàng được ưu
chuộng nhất tại thị trường Mỹ, do lợi thế về nguồn lao động giá rẻ và có tay
nghề. Tuy nhiên, mặt hàng có tỉ lệ tăng cao nhất là là sản phẩm điện thoại
các loại và linh kiện với mức tăng 439.2 % so với năm 2013. Theo Tổng
cục Hải Quan tháng 1/2015, Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ từ
Việt Nam là 188.5 triệu USD và sẽ tiếp tục tăng thời gian tới.
Theo bà Marybeth Turner, chuyên viên kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ

tại Hà Nội cho biết, Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm như dệt may, thủy sản, giầy
dép, sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường tiếp cận thị
trường cho các sản phẩm mới như phụ tùng ô tô và thủy sản chế biến, thúc
đẩy đầu tư từ Hoa Kỳ và các nước khác vào Việt Nam. Hiện nay, Hoa Kỳ
áp dụng thuế lên tới 35% đối với hải sản đóng hộp khi chưa có TPP, tuy
nhiên, sau khi TPP được ký kết, thuế suất nhập khẩu mặt hàng này vào Hoa
Kỳ sẽ về 0%...


Từ những phân tích trên có thể thấy thị trường Mỹ có sức mua rất
lớn và sẽ là một thị trường tiềm năng, rộng mở cho các sản phẩm của Việt
Nam đặt biệt là các mặt hàng nông sản, giày dép, may mặc. Sau khi Hiệp
định TPP kết thúc Mỹ xóa bỏ nhiều loại thuế quan và có nhiều chính sách
hộ trợ cho các nước thành viên, bên cạnh đó cũng tăng những rào cản về
mặt kỹ thuật và việc chống phá giá, cũng như việc tăng các yêu cầu về chất
lượng sản phẩm. Do đó, Mỹ là một thị trường mở tiềm năng đồng thời cũng
đầy những thách thức mà yêu cầu đối tác phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về
tất cả mọi mặt để đảm bảo các thương vụ diễn ra thành công và hợp tác lâu
dài.

I.3.

Ma trận phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chiến lược

xuất khẩu của một doanh nghiệp
I.3.1. Ma trận SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm
bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh
nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),

Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ
phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty
hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích
theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng


chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch
vụ.3
I.3.1.1.

Nội dung phân tích SWOT

 Nội dung phân tích SWOT bao gồm 6 bước: 4
1. Sản phẩm
2. Quá trình
3. Khách hàng
4. Phân phối
5. Tài chính
6. Quản lý
 Ý nghĩa các thành phần
• Điểm mạnh
Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội
xác thực và rõ ràng. Bao gồm:
-

Trình độ chuyên môn
Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác
Có nền tảng giáo dục tốt
Có mối quan hệ rộng và vững chắc
Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc

Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc
• Điểm yếu
Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm
việc tiêu cực.
Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
Hạn chế về các mối quan hệ.
Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
• Cơ hội

3 />%ADn#Ma_tr.E1.BA.ADn_SWOT
4 />

Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể
kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều
cơ hội thành công, bao gồm:
-

Các xu hướng triển vọng.
Nền kinh tế phát triển bùng nổ.
Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.
Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.
Sự xuất hiện của công nghệ mới.
Những chính sách mới được áp dụng.
• Thách thức

Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho
sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành

động ứng biến. Các thách thức hay gặp là:
-

Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
Những áp lực khi thị trường biến động.
Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.
Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.
- Các bước phát triển ma trận SWOT:
1. Liệt kê các điểm mạnh-S
2. Liệt kê các điểm yếu-W
3. Liệt kê các cơ hội
4. Liệt kê các nguy cơ đe dọa-T
5. Xây dựng chiến lược S-O
6. Xây dựng chiến lược W-O
7. Xây dựng chiến lược S-T
8. Xây dựng chiến lược W-T

MA TRẬN SWOT

Cơ hội-O
Liệt kê các điểm yếu
theo thứ tự quan trọng

Nguy cơ đe dọa-T
Liệt kê các điểm yếu
theo thứ tự quan trọng


Điểm mạnh –S

Liệt kê các điểm yếu
theo thứ tự quan trọng

Các chiến lược S-O
Phát huy điểm mạnh để
khai thác cơ hội

Các chiến lược S-T
Phát huy điểm mạnh để
vượt qua nguy cơ đe dọa

Điểm yếu –W
Liệt kê các điểm yếu
theo thứ tự quan trọng

Các chiến lược W-O
Khắc phục điểm yếu để
tận dụng cơ hội

Các chiến lược W-T
Khắc phục điểm yếu để
hạn chế đe dọa

I.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE
Ma trận EFE hay External Factor Evaluation Matrix - Ma trận đánh
giá các yếu tố bên ngoài là mô hình thường được sử dụng trong quản trị
chiến lược nhằm đánh giá các nhân tố bên ngoài liên quan đến tổ chức,
công ty để ra quyết định chiến lược chính xác.5
I.3.2.1.
-


Mục đích, ý nghĩa:

Lượng hóa tác động của phần lớn các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh
hưởng quan trọng đến công ty. Qua đó, đánh giá phản ứng của công ty với
các tác nhân bên ngoài có tốt hay không?
I.3.2.2.

-

Qui trình đánh giá:

1. Liệt kê các yếu tố được đánh giá
Lựa chọn các yếu tố có ảnh hường đến thành công của công ty, bao gồm cả
cơ hội và nguy cơ đe dọa. Danh mục có thể tập hợp từ 10-20 yếu tố, tùy

-

công ty cụ thể.
2. Ấn định trọng số của từng yếu tố đánh giá
Trọng số của từng yếu tố biến thiên trong khoảng 0,00
-

tăng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của từng yếu tố và với n là số yếu tố.
Việc xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố (để ấn định trọng số) dựa trên
cơ sở thống kê kinh nghiệm ngành.
3. Đánh giá mức tác động của từng yếu tố
5 />


-

Mức tác động của từng yếu tố phản ánh qua phản ứng của công ty với yếu

-

tố đó.
Mức phản ứng của công ty với yếu tố Xi biến thiên trong khoảng 1≤ Pi≤4.

-

Mức kém nhất Pi=1; và mức tốt nhất Pi=4.
Việc xác định mức phản ứng của công ty với từng yếu tố dựa theo thống kê

-

kinh nghiệm trong nội bộ.
4. Đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố
• Tính đại lượng Qi= Ti x Pi.
Với Qi: điểm số nói lên tầm quan trọng của yếu tố Xi đối với hoạt động
công ty.
5. Đánh giá chung tác động của môi trường (phản ứng của công ty với

-

môi trường)
• Tính và ta có .
Đó là tổng điểm đánh giá chung tác động của môi trường hay mức độ phản

-


ứng của công ty đối với môi trường.
Qui ước các mức đánh giá: tổng số điểm bằng 1 có nghĩa là công ty phản
ứng với điều kiện môi trường kém nhất, bằng 2.5 là trung bình và bằng 4 là
tốt nhất.
I.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IEF6
I.3.3.1.

Mục đích, ý nghĩa

Lượng hóa tác động của phần lớn các yếu tố bên trong có ảnh hưởng quan
trọng đến khả năng sáng tạo giá trị và khả năng sinh lợi của công ty. Qua
đó, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty mạnh hay yếu, đang ở vị thế
nào so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành?

6 IFE-Internal Factor Evaluation Matrix của Fred R. David


I.3.3.2.
1.

Qui trình đánh giá:

Liệt kê các yếu tố được đánh giá

Lựa chọn các yếu tố có ảnh hường đến thành công của công ty, bao gồm cả
điểm mạnh và điểm yếu. Danh mục có thể tập hợp từ 10-20 yếu tố, tùy
công ty cụ thể.

-


2. Ấn định trọng số của từng yếu tố đánh giá
Trọng số của từng yếu tố biến thiên trong khoảng 0,00
-

tăng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của từng yếu tố và với n là số yếu tố.
Việc xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố (để ấn định trọng số) dựa trên

-

cơ sở thống kê kinh nghiệm ngành.
3. Đánh giá mức tác động của từng yếu tố
Mức phản ứng của công ty với yếu tố Xi biến thiên trong khoảng 1≤ Pi≤4.

-

Mức kém nhất Pi=1; và mức tốt nhất Pi=4.
Việc xác định mức tác động của từng yếu tố đến sự hình thành năng lực

-

cạnh tranh của công ty dựa theo thống kê kinh nghiệm trong nội bộ.
4. Đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố
• Tính đại lượng Qi= Ti x Pi.
Với Qi: điểm số nói lên tầm quan trọng của yếu tố Xi đối với hoạt động
công ty.
5. Đánh giá chung tác động của môi trường (phản ứng của công ty với

-


môi trường)
• Tính và ta có .
Đó là tổng điểm đánh giá chung tác động của các yếu tố bên trong đến vị

-

thế cạnh tranh của công ty trong ngành.
Qui ước các mức đánh giá: tổng số điểm bằng 1 có nghĩa là công ty phản
ứng với điều kiện môi trường kém nhất, bằng 2.5 là trung bình và bằng 4 là
tốt nhất.
I.3.4. Ma trận BCG


Là một mô hình kinh doanh kinh điển do Nhóm nghiên cứu Boston
(BCG đưa ra nhằm xác định chu trình sống của một sản phẩm. Chu trình
này được thể hiện bằng một ô hình chữ nhật có 4 phần; được biết đến dưới
những cái tên nổi tiếng như BCG matrix.
Mục đích đánh giá hoạt động của các SBU để nắm bắt được tình
hình tài chính và tương quan phát triển của công ty và để có cơ sở ra quyết
định đầu tư thích hợp cho từng SBU.

-

Nội dung phát triển và chiến lược của các SBU trong ma trận BCG


Mức tăng trưởng của thị trường (MGR)

20

%
18
%
16
%
14
%
12
%
10
%
8%
6%
4%
2%
0%

STAR (II)
Thị trường tăng trưởng mạnh, thị
phần của SBU lớn, cạnh tranh
mạnh
Dòng lưu kim trung bình, khả
năng sinh lợi cao, có nhiều hướng
tăng
Chiến lược: Đầu tư chiều sâu để
duy trì ưu thế cạnh tranh

QUESTION MARKS (I)
Thị trường tăng trưởng mạnh,
nhưng thị phần của SBU nhỏ bé

Dòng lưu kim thâm hụt, khả năng
sinh lợi kém, không ổn định
Chiến lược: Đầu tư củng cố, tăng
thị phần, hoặc bán đi.

CASH COWS (III)
Mức tăng trưởng của thị trường
giảm và ổn định dần, vẫn giữ lại
thị phần lớn.
Dòng lưu kim và khả năng sinh lợi
cao một cách ổn định.
Chiến lược: Duy trì ổn định thị
phần để khai thác tối đa hiệu quả
SBU

DOGS(IV)
Thị trường suy giảm mạnh, thị
phần tương đối của SBU cũng
giảm mạnh
Dòng lưu kim thấp (hoặc thâm hụt)
hầu như không còn sinh lợi.
Chiến lược: giảm chi phí, tiến đến
thanh lý dần đi.

8,0

4,0

2,0


1,5

1,0

0,5

0,3

0,2

0,1

Thị phần tương đối (RMS)

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CƠM DỪA SẤY SANG

THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU RỒNG
ĐÔNG DƯƠNG
1Tổng quan về công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông Dương
II.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông Dương có tên giao
dịch quốc tế là Dong Duong Gragon Import-Export Co, Ltd. Công ty được
thành lập từ năm 2003, trên nền tảng là một xưởng sản xuất của gia đình có
truyền thông hơn 50 năm trong sản xuất và chế biến gia vị khô và các mặt
hàng nông sản khác. Vì vậy các sản phẩm của Đông Dương là sự kết tinh
đầy đủ nhất giữa những bí quyết gia truyền và công nghệ sản xuất hiện đại.

Hiện tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông Dương là một
trong 55 công ty có sản lượng tiêu xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Trước năm 2003, công ty là một xưởng sản xuất gia đình đã có
truyền thống hơn 50 năm. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của các loại
gia vị và nông sản Việt Nam cùng với việc đặt uy tín lên hàng đầu đối với
mọi đối tượng khách hàng, năm 2003 công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu
Rồng Đông Dương chính thức được thành lập đưa thương hiệu Việt Nam ra
thế giới. Đến nay công ty đã đạt được những thành công nhất định và từng
bước mở rộng phạm vi hoạt động của công ty. Thời gian đầu công ty có trụ
sở chính tại Thôn 5, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Năm 2005 công ty mở
văn phòng tại Hà Nội để phuc vụ cho việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
khách hàng, bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng thêm một nhà máy chế
biến gia vị và một nhà máy sơ chế hàng nông sản tại Hưng Yên.
Năm 2012, công ty đánh dấu sự phát triển vượt bậc của mình khi
hoàn thiện nhà máy chế biến sản phẩm từ Quế của của mình tại Yên Bái với
diện tích nhà máy khoảng 1000 m2 và năm day chuyền sản xuất hiện đại.
Tháng 7/2013, nhu cầu xuất khẩu gia vị và nông sản ngày càng tăng
cao, do đó công ty đã mở thêm một văn phòng thương mại tại tòa nhà Ruby
Garden, Tân Bình để đáp ứng những đơn hàng ở khắp nơi trên thế giới
cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng. Đây


là một bước tiến mở ra nhiều cơ hội hơn cho công ty và từng bước khẳng
định vị thế của công ty trên thị trường sôi động ngày nay.
Với một đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao và nền tảng kiến
thức vững chắc cùng với sự hỗ trợ từ các loại máy móc hiện đại, công nghệ
đóng gói tiên tiến với khu vực lưu trữ lớn, vệ sinh, công ty không những
mang đến những sản phẩm chất lượng cao, hợp vệ sinh mà còn đảm bảo
được hình thức bao bì sản phẩm đầy đủ thông tin, ấn tượng và bền đẹp, đáp
ứng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là

những điều kiện tiên quyết nhằm tạo cơ hội vươn ra trên thị trường thế giới
ngày nay.
-

Phương châm hoạt động của công ty:
Đông Dương luôn tôn trọng mối quan tâm của người tiêu dùng và

của toàn xã hội, các sản phẩm của Đông Dương được tạo nên bởi cơ sở
khoa học, bí quyết gia truyền và áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt
nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm.7
Với phương châm này cùng với sự nổ lực cải tiến chất lượng sản
phẩm không ngừng, công ty tự tin mang đến những giá trị tốt nhất cho
khách hàng trong và ngoài nước.

̵

-

Thông tin cơ bản của công ty:
Tên chính thức: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Rồng Đông

Dương
̵

Tên giao dịch: Dong Duong Dragon Import-Export Co., Ltd.
̵

Mã số thuế: 0900759223

7 www.spice.vn , www.dongduongfood.com



×