Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) hãy phân tích biểu hiện của nguyên tắc “khách quan, công bằng” “đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời” thông qua nghiên cứu thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.61 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH

Bài tập số 2
Hãy nghiên cứu thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành. Từ đó hãy:
1) Chỉ ra điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Cơ sở pháp luật và đánh giá quy định đó?
2) Hãy trình bày các giai đoạn của thủ tục hành chính: thủ tục thành lập doanh
nghiệp tư nhân?
3) Phân tích đặc điểm của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân?
4) Hãy phân tích biểu hiện của nguyên tắc: “Khách quan, cơng bằng” “Đơn
giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời” thông qua nghiên cứu thủ tục
đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân?


MỤC LỤC
ĐỀ BÀI

2

MỞ ĐẦU

3


NỘI DUNG

3

1. Chỉ ra điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư
nhân. Cơ sở pháp luật và đánh giá quy định đó?

3

1.1. Định nghĩa

3

1.2. Điều kiện thực hiện thủ tục, cơ sở pháp luật và đánh giá

4

2. Hãy trình bày các giai đoạn của thủ tục hành chính: thủ tục thành lập
doanh nghiệp tư nhân?
6
2.1. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
2.2. Xem xét và giải quyết hồ sơ

6
6

2.3. Nhận kết quả
2.4. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

7

7

3. Phân tích đặc điểm của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân?
7
4. Hãy phân tích biểu hiện của nguyên tắc: “Khách quan, cơng bằng”
“Đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời” thơng qua nghiên cứu thủ tục
đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân?
9
4.1. Nguyên tắc khách quan, công bằng
9
4.2. Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời
4.3. Mở rộng

10
11

KẾT LUẬN

11

PHỤ LỤC

12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

1



MỞ ĐẦU
Trong khoa học pháp luật hành chính Việt Nam, nói đến “thủ tục hành
chính” là nói đến thuật ngữ bao gồm các nội dung: trình tự của các hoạt động
cụ thể, mối liên hệ giữa các hoạt động đó; nội dung, mục đích của các hoạt
động cụ thể; cách thức tiến hành, thời hạn thực hiện các hoạt động cụ thể. 1
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ thì thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, cách thức thực
hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.2
Căn cứ vào mục đích của thủ tục, thủ tục hành chính được chia thành thủ tục
ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục giải quyết các cơng việc cụ
thể.3 Trong đó thủ tục về đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân được xếp
vào nhóm thứ hai, thủ tục này giải quyết việc đăng ký thành lập doanh
nghiệp, cấp giấy chứng nhận… liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích doanh
nghiệp tư nhân muốn đăng ký thành lập. Với mục đích nghiên cứu các quy
định pháp luật hiện hành về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân,
làm rõ các vấn đề liên quan đến điều kiện thực hiện, các giai đoạn của thủ
tục…; sinh viên lựa chọn bài tập số 2 để làm bài luận. Trong q trình chuẩn
bị và hồn thiện, cá nhân em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy
cơ góp ý, chỉnh sửa để bài luận được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG
1. Chỉ ra điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư
nhân. Cơ sở pháp luật và đánh giá quy định đó?
1.1. Định nghĩa
Trước hết, doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
1 Trần Minh Hương (2021), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, tr.151.
2 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010.

3 Trần Minh Hương (2021), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, tr.168-169.
2


mọi hoạt động của doanh nghiệp. 4 Để DNTN bắt đầu hoạt động, trước tiên
chủ thể cần đăng ký thành lập doanh nghiệp - thơng qua đó, DNTN nhận
được sự bảo hộ của pháp luật, đồng thời tránh được việc xử phạt hành chính
khi bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.
1.2. Điều kiện thực hiện thủ tục, cơ sở pháp luật và đánh giá
Có thể hiểu, thủ tục đăng ký thành lập DNTN là cách thức tổ chức
hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đó cơ quan, cán bộ, công
chức thực hiện nhiệm vụ; cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật trong q trình giải quyết các cơng việc liên quan đến đăng
ký thành lập DNTN. Khoản 2 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày
07/08/2017 về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm sốt thủ tục hành chính
quy định việc thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm các yêu cầu về tên
thủ tục, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ… 5
Qua đó, chủ thể khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập DNTN cần tuân thủ
các điều kiện sau:
Thứ nhất, về đối tượng thực hiện, căn cứ Điều 17 Luật doanh nghiệp
2020 về chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp, đó có thể là cá nhân hoặc
tổ chức và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều luật này. 6
Chẳng hạn như người mất năng lực hành vi dân sự, bản thân đối tượng này
không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì sẽ khơng có quyền đăng
ký thành lập doanh nghiệp.
Thứ hai, về hồ sơ đăng ký thành lập DNTN quy định tại Điều 19 Luật
doanh nghiệp 2020.7 Một là, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ban hành
kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
ngày 16/3/2021.8 Hai là, bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của cá nhân theo
Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày

04/01/2021.9 Đối tượng ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định Điều 12 Nghị định
4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020.
5 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017.
6 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
7 Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020.
8 Phụ lục I-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
9 Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
3


01/2021/NĐ-CP; hoặc hồ sơ đăng ký trực tuyến tại Điều 43 Nghị định
01/2021/NĐ-CP.10 Sau đó, chủ thể sẽ trình tự thủ tục tiếp theo và chủ thể tiếp
nhận, giải quyết hồ sơ là cơ quan ĐKKD trong thời hạn giải quyết là 03 ngày
theo quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020. 11 Như vậy, các quy định
về hồ sơ, trình tự thủ tục đã được tinh giản, giúp giải quyết nhanh gọn, hiệu
quả thủ tục đăng ký thành lập DNTN.
Thứ ba, nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp - là khoản tiền được ấn định
mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ
công, phục vụ công việc quản lý nhà nước quy định tại Điều 13 Luật phí và lệ
phí 2015.12 Quy định này chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước,
đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp và khơng dùng
để bù đắp chi phí.
Thứ tư, ngành nghề đăng ký không bị cấm đầu tư kinh doanh. Khoản
1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các phụ lục tương ứng đính kèm quy định một
số hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm như ma túy, động vật quý hiếm, kinh
doanh mại dâm…13 Qua đó, nhà nước vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh
cho người dân, vừa ngăn ngừa các hoạt động kinh doanh có tác động tiêu cực
đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Thứ năm, không được đăng ký tên DNTN trùng hoặc gây nhầm lẫn
với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về

đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, tuân thủ quy định Điều 37 Luật
doanh nghiệp 2020.14 Từ đó, đặt ra trật tự quản lý rõ ràng trong lĩnh vực
doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức
cũng như DNTN đó. Ngồi ra, các điều kiện khác như trụ sở chính của doanh
nghiệp, vốn đầu tư… đều phải đảm bảo đầy đủ và tuân thủ quy định pháp luật
khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập DNTN.

10 Điều 43 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
11 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020.
12 Điều 13 Luật phí và lệ phí 2015.
13 Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
14 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020.
4


2. Hãy trình bày các giai đoạn của thủ tục hành chính: thủ tục thành lập
doanh nghiệp tư nhân?
Thủ tục thành lập DNTN là một loại thủ tục hành chính, bao gồm các
hoạt động được sắp xếp và thực hiện theo trình tự quy định, giúp giải quyết
việc thực hiện thủ tục này nhanh chóng và hiệu quả. Thủ tục thành lập DNTN
theo quy định pháp luật có thể chia thành các giai đoạn: nộp hồ sơ, giải quyết
hồ sơ, nhận kết quả, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.
2.1. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Đây là giai đoạn khởi đầu của thủ tục, được thực hiện bởi chủ DNTN
hoặc đối tượng ủy quyền đăng ký theo quy định pháp luật. Chủ thể đăng ký sẽ
nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức sau:
Một là, nộp tại Phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, phí
cơng bố nội dung đăng ký: 100.000 đồng/lần và lệ phí đăng ký thành lập
DNTN: 50.000 đồng/lần theo Thông tư 47/2019/TT-BTC ngày 05/08/2019. 15
Hai là, nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng thông tin điện tử bằng cách sử dụng

chữ ký số hoặc tài khoản ĐKKD để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký
xác thực hồ sơ đăng ký DNTN và thanh tốn phí, lệ phí theo quy trình trên
cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.16
2.2. Xem xét và giải quyết hồ sơ
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của thủ tục đăng ký thành lập DNTN.
Sau khi nộp hồ sơ, Phòng ĐKKD tiếp nhận hồ sơ đăng ký DNTN và trao giấy
biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày, kể
từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD sẽ tiến hành giải quyết công việc. 17
Từ việc xem xét, kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ, đảm bảo các thơng tin khai
trên hồ sơ chính xác và đầy đủ theo khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020;
cuối cùng là hoàn tất kết quả giải quyết khi đã rà soát xong tất cả các nội dung
liên quan đến hồ sơ.
15 thu tuc=5440
truy cập ngày 26/6/2021.
16 Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp truy cập
ngày 30/6/2021.
17 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
5


2.3. Nhận kết quả
Sau khi Phòng ĐKKD đã giải quyết xong hồ sơ đăng ký DNTN, sẽ có
hai trường hợp xảy ra. Với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính ,
nếu hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại
Phòng ĐKKD hoặc qua đường bưu chính. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc
tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phịng ĐKKD
sẽ thơng báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đăng ký
hoặc DNTN đó trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.18
Với hồ sơ đăng ký trực tuyến, nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD thực
hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho DNTN về việc cấp đăng ký

doanh nghiệp. Trường hợp chưa hợp lệ, Phịng ĐKKD thơng báo qua mạng
thơng tin điện tử cho DNTN đó để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.19
2.4. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Theo Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng
ký DNTN là 03 ngày. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký;
hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký
DNTN thì căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người thành
lập doanh nghiệp hoặc DNTN đó có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.20
3. Phân tích đặc điểm của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư
nhân?
Thứ nhất, thủ tục đăng ký thành lập DNTN được thực hiện bởi cơ quan
ĐKKD - là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục
đăng ký thành lập doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức. Cụ thể đó là cơ quan
ĐKKD được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Phòng ĐKKD
thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư (gọi chung là Phòng ĐKKD). 21 Theo Điều 15
Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Phịng ĐKKD có thẩm quyền nhận hồ sơ đăng ký,
18 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
19 Điều 44 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
20 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
21 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
6


chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ, cấp hoặc từ chối cấp đăng ký
DNTN…22
Thứ hai, thủ tục đăng ký thành lập DNTN do quy phạm pháp luật về
doanh nghiệp quy định. Trong đó, quy phạm nội dung quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan ĐKKD; 23 quyền và nghĩa vụ của chủ thể đăng ký, chủ

thể được ủy quyền đăng ký và DNTN đó. 24 Quy phạm thủ tục quy định cách
thức thực hiện quy phạm nội dung, đó là các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ
tục đăng ký DNTN trong Luật doanh nghiệp 2020 và một số văn bản khác có
liên quan. Từ việc thủ tục đăng ký thành lập DNTN được thể hiện dưới dạng
các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành, các hoạt động có sự
thống nhất khi thực hiện, ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền, lợi ích của chủ
thể đăng ký cũng như doanh nghiệp.
Thứ ba, tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục đăng ký thành lập DNTN.
Với mục tiêu tạo thuận lợi cho hoạt động đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm chi
phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi,
bổ sung đã được thông qua ngày 17/6/2020.25 Trong đó, Điều 26 Luật doanh
nghiệp 2020 chính thức ghi nhận các phương thức nộp hồ sơ đăng ký DNTN
bao gồm: đăng ký trực tiếp tại Phòng ĐKKD, qua dịch vụ bưu chính và đăng
ký qua mạng thơng tin điện tử. 26 Việc ghi nhận đa dạng các phương thức nộp
hồ sơ đăng ký DNTN thể hiện sự linh hoạt trong thực tiễn áp dụng, là tiền đề
thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp.
4. Hãy phân tích biểu hiện của nguyên tắc: “Khách quan, cơng bằng”
“Đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời” thông qua nghiên cứu thủ
tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân?
4.1. Nguyên tắc khách quan, công bằng
Đối với thủ tục hành chính, nguyên tắc này thể hiện trước hết ở việc xây
dựng thủ tục phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý,
22 Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
23 Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
24 Điều 5 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
25 Kiều Anh Vũ (2020), Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp
như thế nào?, Tạp chí Tài chính.
26 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020.
7



nhằm đưa ra quy trình hợp lý, thuận tiện và mang lại hiệu quả cao nhất. Có
thể thấy, hoạt động đăng ký DNTN là hoạt động quản lý đơn giản , gián
tiếp tác động đến các lợi ích khác nhau. Do đó luật khơng quy định thủ tục ở
mức chi tiết mà chỉ nêu ra quy định chung các bước thực hiện thủ tục, hồ sơ
giấy tờ cần chuẩn bị, lệ phí phải nộp… tại các Điều 19, 26 của luật này. Ngoài
ra, Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định: “1. Người thành lập
doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ… 5. Doanh nghiệp không
bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.” 27 Qua đó
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người thành lập DNTN cũng như doanh
nghiệp, chú ý đến lợi ích chung và tránh thủ tục rườm rà, gây cản trở phiền hà
cho người đăng ký.
Nguyên tắc khách quan, cơng bằng cịn thể hiện ở việc thực hiện thủ
tục hành chính ở các khâu, các giai đoạn đều dựa trên những căn cứ
khoa học. Với thủ tục đăng ký thành lập DNTN, một là, khi thực hiện thủ
tục, tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ
những trường hợp quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. 28 Qua đó
vừa đảm bảo quyền tự do thành lập doanh nghiệp, vừa đảm bảo trật tự quản
lý, lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội. Hai là, cơ quan ĐKKD phải chịu
trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký DNTN theo khoản 3 Điều 4
Nghị định 01/2021/NĐ-CP. 29 Tức là khi tiến hành giải quyết hồ sơ, Phịng
ĐKKD phải có trách nhiệm xem xét và kiểm tra giấy tờ, hồ sơ kỹ lưỡng;
khơng vì lợi ích cá nhân hay lợi ích của chủ thể đăng ký mà ra quyết định giải
quyết, đảm bảo lợi ích của trật tự quản lý được đặt lên hàng đầu.
4.2. Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời
Thứ nhất, thủ tục hành chính được xây dựng và thực hiện xuất phát từ
nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý. Đối với thủ tục đăng ký thành
lập DNTN, các giai đoạn của thủ tục chỉ cần chủ doanh nghiệp hoặc người
được ủy quyền đăng ký đứng ra thực hiện, hồ sơ cũng do chủ thể đăng ký tự
chuẩn bị theo quy định pháp luật mà không cần sự can thiệp của chủ thể quản

27 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
28 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
29 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
8


lý. Bên cạnh đó, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã đơn giản hóa, cắt giảm thành
phần hồ sơ, giảm tải các thơng tin phải kê khai, bãi bỏ thủ tục công bố con
dấu…30 Mặt khác, thủ tục đăng ký thành lập DNTN vẫn đảm bảo có sự kiểm
tra, giám sát chặt chẽ của Phòng ĐKKD, cụ thể trong thẩm quyền tiếp nhận
và xử lý đăng ký, thông báo về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ… nhằm giữ ổn
định trật tự quản lý, tạo ra khuôn khổ pháp lý nhất định cho hoạt động đăng
ký thành lập DNTN.
Thứ hai, nguyên tắc này cịn thể hiện ở khả năng thích ứng của nền
hành chính trước những biến đổi của cuộc sống. Hiện nay, Luật doanh
nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung
và có hiệu lực thi hành; trong đó phương thức đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử đã được hoàn thiện và quy định tại các Điều 42, 43, 44, 45 Nghị
định 01/2021/NĐ-CP,31 thể hiện rõ ưu điểm thuận tiện, chính xác và tiết kiệm.
Thứ ba, nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời của thủ tục hành chính được
thể hiện qua khoảng thời gian pháp luật quy định cho các hoạt động cần
thiết được tiến hành. Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020, thời
hạn đặt ra cho cơ quan ĐKKD xem xét, giải quyết hồ sơ là 03 ngày 32 - thời
hạn này nhằm ràng buộc chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểm từng
trường hợp, tránh trì trệ, lẩn tránh trách nhiệm gây mất thời gian, xói mịn
lịng tin của người dân. Bên cạnh đó, Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng đã quy
định người đăng ký doanh nghiệp hoặc DNTN có quyền khiếu nại nếu cơ
quan ĐKKD khơng giải quyết hồ sơ đúng thời hạn.33
4.3. Mở rộng
Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được khi nỗ lực cải cách thủ tục

thành lập DNTN. Theo quan điểm cá nhân em, vẫn còn một số bước cũng như
thủ tục về giấy tờ chưa tuân thủ các nguyên tắc trên. Điển hình như quy định
pháp luật về đối tượng đăng ký thành lập DNTN qua mạng điện tử, sau khi đã
30 Kiều Anh Vũ (2020), Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp
như thế nào?, Tạp chí Tài chính.
31 Điều 42, 43, 44, 45 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
32 Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020.
33 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
9


hồn thành các thủ tục đăng ký thì vẫn cần phải chuẩn bị giấy tờ đăng ký bản
cứng nộp lại cho Phòng ĐKKD để làm bằng chứng. Quy định đăng ký thành
lập DNTN qua mạng điện tử được bổ sung là để tiết kiệm chi phí và thời gian
cho chủ thể, đồng thời tránh sai sót trong chuẩn bị hồ sơ khi ngày nay các hệ
thống đăng ký điện tử đang ngày càng được hiện đại hóa và thơng tin hướng
dẫn đăng ký thành lập đều đã được cụ thể. Như vậy, quy định này đã không
đáp ứng nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng và kịp thời trong
thủ tục hành chính.

KẾT LUẬN
Năm 2021 - năm nhà nước ta đã thực hiện hàng loạt các cải cách thủ tục hành
chính liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp. Từ việc quy định rõ ràng, cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục
đăng ký doanh nghiệp, đơn giản hóa, cắt giảm thành phần hồ sơ, giảm tải các
thông tin phải kê khai nhờ tận dụng tối đa các thông tin sẵn có trong Hệ thống
thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bãi bỏ một số thủ tục hành chính
khơng cần thiết như công bố con dấu, thông báo thay đổi thông tin người quản
lý doanh nghiệp, chào bán cổ phần riêng lẻ,… Những cải cách, đổi mới trong
thủ tục thành lập doanh nghiệp đã thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong

việc thực hiện mục tiêu tiếp tục tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, an tồn
hơn nữa cho doanh nghiệp; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy
và phát huy mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

PHỤ LỤC
DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiều Anh Vũ (2020), Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục
thành lập doanh nghiệp như thế nào?, Tạp chí Tài chính.
2. Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020.
11


3. Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020.
4. Luật phí và lệ phí 201597/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
5. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày
04/01/2021.
6. Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm sốt thủ tục hành chính ngày
08/06/2010.
7. Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm

soát thủ tục hành chính ngày 07/08/2017.
8. Thơng tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
ngày 16/03/2021.
9. Trần Minh Hương (2021), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Nxb. Cơng an nhân dân.

12



×