Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) lý LUẬN về lợi NHUẬN và vận DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.78 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP LỚN

MƠN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ-NIN

Đề tài:
LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ VẬN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
VIETJET NĂM 2020
Sinh viên

: Trần Thị Hồng Nhung

Mã sinh viên

: 11214635

Lớp học phần

: 63.KI CLC B

Người hướng dẫn : PGS.TS. Tô Đức Hạnh
Hà Nội, tháng 4 năm 2022

0


I.



Lý luận về lợi nhuận:

1. Quan điểm trước Mác về lợi nhuận
1.1.

Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về lợi nhuận

Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai
đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra đời.
Nguyên lý cơ bản trong học thuyết của những người trọng thương là: lợi nhuận
được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, là kết quả của sự trao đổi không ngang giá,
là sự lừa gạt lẫn nhau; và không một người nào thu được lợi nhuận mà không
làm thiệt hại đến kẻ khác. Dân tộc này làm giàu thì dân tộc khác phải chịu thiệt
thịi, trong trao đổi ln có bên thiệt và bên lợi.
1.2.

Quan điểm của chủ nghĩa trọng nông về lợi nhuận

Giống như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông ra đời trong thời
kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng ở giai đoạn
kinh tế phát triển hơn.
Chủ nghĩa trọng nông cho rằng giá trị thặng dư là quà tặng vật chất của
thiên nhiên và nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm thuần túy. Tức là,
lợi nhuận thương nghiệp có được là nhờ các khoản tiết kiệm chi phí thương mại,
trong đó, thương mại là trao đổi ngang giá trị này lấy giá trị khác vì vậy khơng
bên nào có lợi hay có hại. Cũng chính vì vậy khơng ai có được lợi nhuận và nhà
tư bản không sinh ra của cải.
1.3.


Quan điểm của trường phái cổ điển Anh về lợi nhuận

Adam Smith (1723-1790): Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng “lao động
là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư”. Theo cách giải thích của ơng thì lợi
nhuận, địa tơ và lợi tức chỉ là hình thức khác nhau của giá trị do cơng nhân tạo
ra ngoài tiền lương.

1


D.V Ricardo (1772-1823): Ông cho rằng lợi nhuận là phần giá trị thừa
ngồi tiền cơng. Ơng khơng biết đến phạm trù giá trị thặng dư nhưng vẫn khẳng
định rằng: “giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận. Giá
trị là nguồn gốc sinh ra lợi nhuận và địa tô”.
2. Lý luận về lợi nhuận của Mác:
2.1.

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa(k):

Để tạo ra giá trị hàng hóa cần phải chi một số lao động nhất định là lao
động quá khư và lao động hiện tại. Lao động quá khứ tức là giá trị của tư liệu
sản xuất (c), được lao động cụ thể của cơng nhân bảo tồn và di chuyển vào giá
trị của sản phẩm mới. Lao động hiện tại tức là lao động sống tạo ra giá trị mới
(v+m), giá trị mới này do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá
trình lao động. Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động và bằng giá trị sức
lao động cộng thêm với giá trị thặng dư.
Như vậy, đứng trên quan điểm xã hội thì chi phí thực tế để sản xuất ra hàng
hóa sẽ là (c+v+m); nhưng trên thực tế, nhà tư bản để sản xuất hàng hóa, họ sẽ
ứng ra một số tư bản để mua tư liệu sản xuất ( c) và mua sức lao động (v). Do đó
nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản chứ khơng tính xem hao phí hết

bao nhiêu lao động xã hội. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa và ký hiệu là k.

Vậy chi phí sản xuất TBCN là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản
xuất hàng hóa. Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa sẽ
biểu hiện thành W = k + m.
2.2.

Lợi nhuận (P):

Do chi phí sản xuất TBCN nhỏ hơn chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa
cho nên sau khi bán hàng hóa xong nhà tư bản thu được một số tiền dơi ra ngồi

2


chi phí sản xuất, họ mang số tiền đó so với tổng tư bản ứng trước và gọi là lợi
nhuận.
Giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của tồn bộ tư bản ứng trước,
mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận, tức là giá trị thặng dư là nội dung bên
trong được tạo ra trong quá trình sản xuất và kết tinh trong hàng hóa cịn lợi
nhuận là hình thức biểu hiện của nó ở ngồi xã hội thông qua lưu thông.
Lợi nhuận thể hiện sự lời lãi của đầu tư tư bản, là mục tiêu, động cơ, động
lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
2.3.

Tỷ suất lợi nhuận (P’)

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư với tổng
tư bản ứng trước.


Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm, phản ánh mức doanh lợi của
việc đầu tư kinh doanh, chỉ cho các nhà tư bản biết đầy đủ hơn mức độ hiệu quả
kinh doanh để ra quyết định nên đầu tư vào ngành nào có lợi nhất. Vì vậy tỷ suất
lợi nhuận đã trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản
chủ nghĩa.
 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ bộ phận giá trị mới do cơng nhân làm th
tạo ra thì người công nhân nhận được bao nhiêu phần trăm và nhà tư bản lấy của
họ bao nhiêu phần trăm. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động
trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Thực tiễn phát triển kinh tế ngày nay ở nước
ta cho thấy, cả ba yếu tố: thời gian lao động, cường độ lao động và năng suất lao
động đều quan trọng, cần được sử dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh
doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v)

3


Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cấu tạo hữu cơ (c/v) của tư bản
càng thấp thì tỷ suất lợi nhuận càng cao nhưng trong một xí nghiệp cá biệt cấu
tạo hữu cơ của tư bản tăng lên sẽ dẫn tới nâng cao năng suất lao động trong xí
nghiệp ấy và giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị
xã hội và làm cho xí nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó thúc đẩy sự
tiến bộ kỹ thuật, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao
trình độ của người lao động,… thể hiện sự gia tăng không ngừng của cấu tạo
hưu cơ tư bản.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản (n)
Các biện pháp rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản đều là các biện

pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận, thời gian sản xuất và thời gian lưu thông càng
rút ngắn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Do đó trong
khâu sản xuất, nhà tư bản tích cực tìm tịi, chủ động nâng cao năng suất lao động
và đồng thời mở rộng thị trường đối tác mua và bán nhằm giảm thời gian lưu
thơng hàng hóa nhằm thu được nhiều của cải nhất cho doanh nghiệp.
- Sự tiết kiệm tư bản bất biến (c)
C.Mác đã chỉ ra những biện pháp tiết kiệm tư bản bất biến mà các nhà tư
bản trong thế kỷ XIX đã sử dụng để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, bao gồm: kéo
dài lao động thặng dư và kéo dài ngày lao động; “tiết kiệm về những điều kiện
sản xuất đặc trưng cho nền sản xuất quy mô lớn với tư cách là những điều kiện
của lao động xã hội”, “biến những chất thải của sản xuất, những cái gọi là phế
liệu, trở thành những yếu tố sản xuất mới”, tiết kiệm trong việc sử dụng bản
thân tư bản bất biến, sử dụng những điều kiện lao động của công nhân một cách
tiết kiệm, tiết kiệm nhờ những phát minh, cải tiến trong khoa học- kĩ thuật.
2.4.

Lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân
.

4


Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình
quân và giá cả sản xuất là: tư bản tự do dịch chuyển và sức lao động tư do di
chuyển. Quá trình dao động trên đã dẫn đến hiện tượng bình qn hóa tỷ suất lợi
nhuận chung cho các ngành gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân. Khi hình thành
thì ở tất cả các ngành bằng nhau dẫn đến sự xuất hiện của lợi nhuận bình quân .


Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình qn khơng
phủ nhận quy luật giá trị thặng dư mà chỉ là hình thức biểu hiện của quy luật giá
trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
2.5.

Lợi nhuận thương nghiệp

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản
cơng nghiệp bóc lột được trong sản xuất nhường cho nhà tư bản thương nghiệp,
khi các nhà tư bản thương nghiệp đảm bận việc lưu thông hàng hóa.
II.
Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Hàng
không VietJet Air
1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của cơng ty
Giữ vai trị chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 15
năm không ngừng phát triển, VietJet Air đã khẳng định vị thế là hãng hàng
không tư nhân đầu tiên của Việt Nam có quy mơ hoạt động tồn cầu và có tầm
cỡ tại khu vực. Năm 2011 đánh dấu bước ngoặt lớn của VietJet khi chính thức
thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh đi ra Hà
Nội và Đà Nẵng, khởi đầu cho một thương hiệu máy bay giá rẻ của Việt Nam
sau nhiều năm trì hỗn do biến động giá xăng dầu, giải quyết rắc rối về thương
hiệu cũng như các vấn đề phát sinh liên quan đến nhân sự và đội bay…
Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (Vietjet Aviation Joint Stock
Company, mã “VJC”) đang khai thác 76 tàu bay gồm: A320, A321 và A330;
thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt
5


hành khách, với 139 đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và
95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài

Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,… Vietjet có kế
hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang
nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp
đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay lớn
trên thế giới. Tuy có một số đường bay nội địa tạm dừng khai thác do tác động
của đại dịch Covid-19 song VietJet đã có lộ trình khai thác trở lại trong năm
2021.
Theo Báo cáo tài chính thường niên 2020 của Vietnam Airlines ghi nhận sự
giảm mạnh của tổng lượng khách và số chuyến bay. Cụ thể, từ cuối tháng
3/2020, mạng bay quốc tế đi/đến Việt Nam gần như tạm dừng khai thác, hoạt
động vận tải hành khách quốc tế hồn tồn đình trệ, khách tổng thị trường quốc
tế đạt 3 triệu khách, giảm 79% so với 2019. Đối với nội địa, mặc dù có rất nhiều
chương trình khuyến mại, giá vé ưu đãi cùng sự phổ biến của vaccin Covid
nhưng khách tổng thị trường nội địa chỉ đạt 31,7 triệu khách, giảm 25% so với
cùng kỳ năm ngoái. Mặt bằng giá vé cũng giảm mạnh do dư thừa cung ứng làm
doanh thu thuần toàn thị trường chỉ bằng 64% so với 2019.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 tuy đạt được chỉ tiêu do đại hội
đồng cổ đông đề ra nhưng không tránh khỏi sự sụt giảm nặng nề so với năm
2019 khi dịch bệnh chưa bùng phát. Tổng doanh thu và thu nhập khác năm 2020
của công ty mẹ đạt 18.220 tỷ đồng, giảm 64% so với năm 2019 (bằng 102% kế
hoạch cả năm do đại hội đồng cổ đông phê duyệt). Trong đó, doanh thu vận tải
hành khách giảm 1.830 tỷ đồng (152%), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ giảm 57,8%, doanh thu vận tải hàng hóa giảm 22,8%. Tuy nhiên doanh thu
hoạt động tài chính và thu nhập khác tăng khoảng 146% (1.773 tỷ đồng) so với
năm 2019 (721 tỷ đồng) .

6


Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2020 có biến động khá lớn so với

2019, giảm 98% từ 3.807 tỷ đồng xuống tới 69 tỷ đồng tuy nhiên vẫn đủ để giúp
VietJet là hãng hàng không hiếm hoi có lợi nhuận năm 2020.
2. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty
2.1.

Những kết quả đạt được

Năm 2020 được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) nhận định là
năm khó khăn trong lịch sử ngành hàng không dân dụng thế giới. Dịch COVID19 đã khiến doanh thu của ngành giảm 510 tỷ USD so với năm 2019. Sản lượng
hành khách toàn cầu giảm 60,5%, tương đương với lượng hành khách được vận
chuyển trong năm 2003.
Là doanh nghiệp chủ lực của hàng không Việt Nam, VietJet cũng khơng
nằm ngồi sự tác động đó. Tuy nhiên so với kế hoạch điều chỉnh chỉ tiêu sản
xuất kinh doanh năm 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, VietJet Air
đã đạt được những kết quả khả quan hơn mong đợi. Doanh thu của công ty mẹ
năm 2020 đạt 15.203 tỉ đồng và lỗ hoạt động vận tải hàng không chỉ ở mức
1.453 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Doanh thu hợp nhất đạt 18.220
tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt 68 tỉ đồng. Với kết quả trên, Vietjet trở thành
một trong số ít các hãng hàng khơng trên thế giới duy trì được tồn bộ hoạt động
khai thác chính, khơng để người lao động mất việc làm và đạt kết quả kinh
doanh có lợi nhuận trong năm 2020
Đặc biệt, trong số những chuyến bay được thực hiện, Vietjet đã thực hiện 7
chuyến bay nhân đạo (cập nhật đến tháng 7/2020) đưa được gần 10.000 công
dân Việt Nam ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan
(Trung Quốc), Sri Lanka, Bangladesh, Philippines, Brunei, Indonesia và
Myanmar về nước an toàn. Cùng với đó là những cánh bay chở theo hàng vạn
tấn hàng hóa hỗ trợ cơng tác phịng, chống dịch và tiếp sức cho người dân miền
Trung trong đợt lũ lịch sử. Khi dịch COVID-19 lần nữa trở lại Việt Nam, Vietjet
cũng tiên phong triển khai các kế hoạch khai thác đảm bảo an toàn tối đa cho


7


hành khách, nhân viên..., tăng cường 15 chuyến bay cứu trợ đến và đi Đà Nẵng
để giải cứu hành khách trước khi tạm dừng khai thác các đường bay tới thành
phố này theo quyết định của Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam.
Vượt qua những hạn chế về cơ sở hạ tầng, nguồn lực và sự cạnh tranh ngày
càng gia tăng, VietJet Air có chỉ số đúng giờ các chuyến bay đạt xấp xỉ 88%,
đảm bảo tuyệt đối an tồn, an ninh hàng khơng. Khẳng định vị thế chủ lực ở thị
trường nội địa với 8 đường bay nội địa mới, chuyên chở trên 15 triệu khách
hàng trên toàn mạng bay và thực hiện gần 79.000 chuyến bay với hơn 120.000
giờ bay an toàn, hệ số sử dụng ghế đạt trên 80%, tỉ lệ đúng giờ đạt trên 90% - tỉ
lệ cao trên thế giới. Vietjet là hãng hàng khơng có độ tin cậy kỹ thuật đạt
99,64%, được AirlineRatings xếp hạng 7/7 sao về an tồn, được bình chọn là
hãng hàng khơng chi phí thấp an tồn nhất thế giới năm 2020.
2.2.

Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế
Dù đạt được rất nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên VietJet vẫn còn một số điểm
hạn chế ở một số khía cạnh như sau:
- 2020, VietJet Air đã có sự cắt giảm mạnh số chuyến bay nội địa, quốc tế
- Vẫn còn tồn đọng những sự cố hủy chuyến và chậm giờ bay.
- Thiếu hụt nhân lực có chất lượng tốt: tình trạng thiếu hụt nhân lực
khơng chỉ ở lực lượng phi cơng mà cịn ở các lực lượng khác như: giám
sát bay, quản lý không lưu, kỹ sư máy bay,…
- Hạ tầng kỹ thuật sân bay, kiểm sốt khơng lưu cịn nhiều hạn chế, khơng
theo kịp tốc độ phát triển dẫn tới số lượng điểm đỗ máy bay tại các sân
bay nội địa gặp hạn chế. Những hạn chế về hạ tầng gây kéo dài thời

gian quay đầu của tàu bay, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tối đa
hóa hiệu suất sử dụng tàu bay của hãng.

8


- Nguy cơ về an ninh thông tin mạng: vẫn cịn có một số trường hợp ý
thức của nhân viên chưa cao dẫn đến xảy ra tình trạng vơ tình/cố tình
làm lọt thơng tin nội bộ và dữ liệu cá nhân, thậm chí bị lừa đảo.
b. Nguyên nhân
- Năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh, Việt Nam ngừng các chuyến bay
vận chuyển quốc tế, chỉ thực hiện các chuyến bay vận chuyển cơng dân về nước
và chở hàng hóa (Ví dụ: từ ngày 22/7/2020, đường bay nối Hà Nội và TP HCM
giảm còn hai chuyến chở khách mỗi ngày, chỉ do Vietnam Airlines khai thác, các
hãng khác không được tham gia). Ngồi ra, VietJet cịn phải duy trì một số tàu
bay cùng lực lượng phi công, thợ máy, tiếp viên, ... sẵn sàng hoạt động để phục
vụ các yêu cầu chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều này đã tạo áp lực
lên nguồn vốn của hãng, buộc VietJet phải cắt giảm chuyến bay để cầm cự qua
dịch bệnh.
- Máy bay bị chậm chuyến và hủy chuyến do nhiều nguyên nhân khách
quan như thời tiết hay các nguyên nhân chính khác như: máy bay về muộn, do
trang thiết bị tại Cảng hàng không và do đơn vị quản lý, điều hành bay,….
- Việc đào tạo đội ngũ nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển.
- Cơ sở hạ tầng hàng không xuống cấp hay quá tải cơ sở hạ tầng, như Sân
bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài có lưu lượng dày đặc, thỉnh thoảng máy bay
phải bay lòng vòng trên trời để chờ được hạ cánh, hoặc nhiều khi máy bay hạ
cánh rồi thì hành khách phải chờ đợi một khoảng thời gian dài để có xe đưa vào
nhà ga.
- Trong bối cảnh tình hình an ninh mạng trên thế giới đang diễn biến ngày
càng phức tạp, hành lang pháp lý về bảo vệ thông tin, đặc biệt là thơng tin cá

nhân chưa hồn chỉnh, dẫn đến tình trạng có nhiều vi phạm về sử dụng thông tin
chưa được kiểm chứng hoặc mua bán thông tin cá nhân. Trong bối cảnh dịch
bệnh diễn biến phức tạp, VietJet đã tổ chức phương án làm việc từ xa cho một
lượng lớn cán bộ nhân viên làm tăng nguy cơ rủi ro về thông tin.

9


III.

Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air)
1.

Mơi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi

Về góc độ hành lang pháp lý trong lĩnh vực hàng không, các chuyên gia
cho rằng, với nhiều quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải hàng
không và kinh doanh cảng hàng không được quy định mới trong Nghị định số
89/2019/NĐ-CP vừa có hiệu lực đầu năm 2020 sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi xin
giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, đặc biệt là điều kiện về vốn pháp
định được giảm xuống.
Trước tình hình khó khăn của các hãng hàng khơng và đánh giá vai trị của
ngành hàng không đối với nền kinh tế và xã hội, Chính phủ các quốc gia nên
đưa nhiều gói hỗ trợ tài chính nhằm duy trì hoạt động hàng khơng và ngăn chặn
việc sa thải nhân viên. IATA cũng cảnh báo khoảng 1,3 triệu việc làm trong
ngành hàng không đang gặp rủi ro và tiềm ẩn tác động xấu tới hàng triệu người
lao động khác.
2.


Nâng cao chất lượng lao động

Hiện nay trong ngành hàng không đang “khát” nhân lực. Việt Nam là một
trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ
trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so
với mức 7,9% của toàn châu Á. Điều này thể hiện nhu cầu vận tải hàng không
rất cao của thị trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế
đến Việt Nam. Từ đó, xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực trong
nội bộ ngành hàng khơng.
Cho nên, để có nguồn lao động chất lượng và chuyên nghiệp đáp ứng cho
các doanh nghiệp nói chung và VietJet Air nói riêng thì yếu tố đào tạo, giáo dục
rất quan trọng. Ban điều hành VietJet Air cần phải: Phát triển đội ngũ lãnh đạo
và quản lý đủ về số lượng và chất lượng, trong đó tập trung đào tạo cán bộ quản
lý theo tiêu chuẩn chức danh, đảm bảo 100% các bộ được đào tạo chuyên sâu,
10


nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực hiện có và kế thừa nhằm đảm bảo công tác phục vụ khai thác bay của
hãng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục xây dựng, đổi mới và hoàn chỉnh
hệ thống quy trình, chính sách về quản lý nhân sự như: quy trình tuyển dụng,
quy trình thơi việc, quy trình xử lý kỷ luật, quy chế đào tạo, chính sách lương và
phúc lợi, nội quy lao động, cùng với việc đầu tư phát triển các phần mềm quản
lý nhân sự.
VietJet cần thiết lập những phòng ban mặt đất trực 24/7 để theo dõi sát sao
các tình hình chuyến bay, cập nhập thông tin mới nhất cho hành khách, tránh
việc hành khách khơng hài lịng khi đổi giờ bay, hủy chuyến.
Bên cạnh đó, ngồi yếu tố chun mơn thì vấn đề đạo đức cũng cần được
lưu ý, bởi hàng không không chỉ là lĩnh vực vận tải mà nó cịn là dịch vụ. cho

nên việc cư xử, tiếp đãi các khách hàng là điều cần được để tâm.
3.

Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật

Sự tiết kiệm tư bản bất biến để nâng cao tỷ suất lợi nhuận có thể tiết kiệm
được bằng cách thường xuyên cải tiến thiết bị máy móc.
VietJet hiện nay cần tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào trong
mọi hoạt động từ thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác, quản lý điều hành bay,
quản lý kỹ thuật... để tăng năng suất hoạt động. Bên cạnh những đội tàu bay
hiện có, VietJet nên bổ sung thêm những tàu bay thế hệ mới, có tuổi đời dài hơn,
tiết kiệm nhiên liệu và có khí thải ra mơi trường ít. Từ đó giúp giảm chi phí khai
thác, gia tăng lợi nhuận từ vận tải hàng khơng và chuyển quyền sở hữu tàu bay.
Bằng cách có thêm những tàu bay hiện đại, VietJet Air có thể tiết kiệm
nguyên vật liệu tiêu hao. Nguyên/nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm, thường vào khoảng 60% đến 70%. Bởi vậy, phấn đấu tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá
thành sản phẩm. Khi hạ được mức giá thành xuống nữa sẽ càng thu hút được

11


nhiều khách hàng bởi nhu cầu đi lại hiện nay là rất lớn và vẫn có nhiều người
lựa chọn di chuyển đường dài bằng xe khách.
Khi thuê hoặc mua lại tàu bay cũ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, sẽ
gặp những bất lợi vì các khoản gia tăng chi phí, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng,
gây ơ nhiêm môi trường và những trải nghiệm bay không thực sự thoải mái cho
hành khách. Cho nên việc đầu tư vào những đội bay hiện đại, mới giúp hãng tiết
kiệm được chi phí và thời gian trong việc sửa chữa, bảo dưỡng, tiết kiệm đáng
kể nhiên liệu và giảm lượng khí thải ra mơi trường, điều kiện để mơ hình kinh

doanh này có những nền tảng để phát triển bền vững.
Hoặc VietJet Air có thể trang bị hệ thống giải trí khơng dây (wireless
streaming). Thơng qua ứng dụng này, hành khách sẽ được trải nghiệm các thiết
bị điện tử cá nhân (máy tính bảng, điện thoại thơng minh, máy tính xách tay…)
ở chế độ máy bay để truy cập hệ thống giải trí trên chuyến bay. Như vậy sẽ lơi
kéo được nhiều khách hàng trải nghiệm bởi sự tiện lợi và thông minh.
4.

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

Đứng trước hoàn cảnh quá tải cơ sở hạ tầng hàng khơng, VietJet cần có
những biện pháp khắc phục để có thể thích ứng và nâng cao hiệu quả kinh
doanh: Phát triển đội tàu và phân bổ lịch bay hợp lý trong quá trình khai thác tại
5 căn cứ khai thác chính; Hợp tác với các cơng ty cung ứng dịch vụ mặt đất
nhằm cải thiện quy trình hoạt động, phối hợp các bộ phận chức năng; Trực tiếp
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các sân bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc khai thác vận hành; Liên doanh với các đối tác trong việc xây dựng, mở
rộng các cảng hàng khơng mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chủ trương và định hướng rõ ràng trong
việc đầu tư, nâng cấp mở rộng các cảng hàng không, nâng cao năng lực khai
thác. Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành hàng không cần được cải thiện trong thời
gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác, kinh doanh của VietJet
và các hãng hàng không khác.

12


5.

Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu


Hàng năm, VietJet có thể trích một số nguồn tài chính để thực hiện những
hoạt động vì cộng đồng hướng đến việc hỗ trợ người nghèo, người có hồn cảnh
khó khăn, tri ân các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có cơng với cách mạng,
phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp các đối tượng chính sách và
trẻ em mồ cơi có hồn cảnh khó khăn.
Ngồi ra, việc VietJet luôn chú trọng vào đầu tư mở rộng, nâng công suất
phục vụ hành khách tại các cảng hàng không, cải tiến chất lượng dịch vụ như
nâng cấp phòng chờ, cung cấp dịch vụ ca bin ngủ, khu vui chơi trẻ em,…sẽ là
tiền đề khiến cho các doanh nghiệp luôn muốn trở thành đối tác chiến lược của
VietJet Air.
6.

Tăng cường hoạt động Marketing mở rộng thị trường

Dù VietJet hiện là một trong những hãng hàng khơng đẳng cấp có thương
hiệu lớn hàng đầu Việt Nam và trên thị trường hàng không thế giới nhưng vị thế
lớn đến đâu thì cũng tiềm ẩn rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nhất là sự phát triển
của các hãng hàng không giá rẻ tập trung khai thác khu vực nội địa, nhằm chiếm
ngôi vị đứng đầu như: Jetstar Pacific, Bamboo Airways,… Bởi vậy, VietJet Air
cần đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tạo
sự tin tưởng của khách hàng và liên kết với các hãng hàng không khác để đưa
thương hiệu của mình ngày càng phát triển, có được doanh thu cao.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Lý luận về lợi nhuận của C.Mác và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn sản

xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 2004.
2.

Tiểu luận Lý luận về lợi nhuận của Mác, Hà Nội, 2012.

3.

PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa - Chủ tịch Hội đồng biên soạn, Giáo trình kinh

tế chính trị Mác- Lê-nin, Hà Nội, 2019.
4.

Nguyễn Trọng Nghiệp, Lý luận về lợi nhuận và vận dụng nhằm nâng

cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet trong nền kinh tế
nước ta hiện nay, Hà Nội, 28/08/2020.
5.

VietJetAir.com, Các mốc sự kiện và thành tựu,

/>6.

VietJetAir.com , Báo cáo tài chính 2020,

/>7.

VietJetAir.com, Báo cáo thường niên 2020,


/>8.

DNB VietNam, Tổng số chuyến bay giảm sâu. Vietnam Airlines bóp

nghẹt thị phần các hãng khác,
/>9.

Trần Thị Hồng Nhung, Vở ghi học phần kinh tế chính trị Mác- Lê-nin.

14



×