Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Lí luận về lợi nhuận và vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.35 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: Lí luận về lợi nhuận và vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet trong nền kinh tế nước
ta hiện nay.
Sinh viên

:

Mã sinh viên

:

Lớp học phần

:

Người hướng dẫn :


Mục lục
Lời mở đầ

I.

Lý luận về lợi nhuận:.................................................................................................................................3

1. Quan điểm trước Mác về lợi nhuận: 3


1.1.

Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương:......................................................................................3

1.2.

Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông:.....................................................................3

1.3.

Quan đểm của một số nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh.......................................................3

2. Lý luận về lợi nhuận của Mác: 3
2.1. Chí phí sản xuất:.............................................................................................................................4
2.2.

Lợi nhuận:......................................................................................................................................4

2.3.

Tỷ suất lợi nhuận:..........................................................................................................................4

2 4.

Lợi nhuận bình quân:....................................................................................................................6

2.5.

Lợi nhuận thương nghiệp:............................................................................................................7


II. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp VIETJET trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
7
1.

Tình hình kinh tế nước ta và thị trường hàng không hiện nay:...........................................................7
1.1.

Tổng quan về tình hình kinh tế trong nước:.............................................................................7

1.2.

Tổng quan về thị trường hàng không:......................................................................................7

2.

Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:...........................................................................8

3.

Đánh giá thực trạng:.............................................................................................................................8
3.2.

Những kết quả đạt được:...........................................................................................................8

3.3.

Những hạn chế và nguyên nhân:..............................................................................................9

III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh:
1.


10

Môi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi:...........................................................................11
a.

Nâng cao chất lượng lao động:....................................................................................................11


b.

Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật:........................................................................................12

c.

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng:............................................................................................14

Kết luận

Lời mở đầu
Trong kinh doanh, mục tiêu hàng đầu các doanh nghiệp hướng đến chính
là lợi nhuận. Thông qua những lý luận của Mác về lợi nhuận, ta có thể hiểu thêm
về bản chất, nguồn gốc và cách nâng cao lợi nhuận của một tổ chức doanh nghiệp
trong nền kinh tế hiện nay. Đối với mỗi doanh nghiệp, lợi nhuận giữ vị trí quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong điều kiện
hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và
phát triển hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận
hay không? Vì thế, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan
trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện
nay, thị trường hàng không đang ngày càng phát triển với sức cạnh tranh vô cùng

lớn, trong đó Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet – một hãng hàng không rất
nhiều tiềm năng đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Vậy, thông qua việc vận dụng những lý luận về lợi nhuận của Mác, Vietjet
Air cần phải làm gì và tận dụng những cơ hội nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh
khi thị trường hàng không càng rộng mở ?


I.

Lý luận về lợi nhuận:

1. Quan điểm trước Mác về lợi nhuận:
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương:
Lợi nhuận thương nghiệp chính là kết quả của sự trao đổi không ngang giá,
là sự lừa gạt lẫn nhau. Và không một người nào thu được lợi nhuận mà không làm
thiệt hại đến kẻ khác. Dân tộc này làm giầu trên sự hi sinh của dân tộc khác, trong
trao đổi luôn có bên thiệt và bên lợi.Đồng thời họ luôn khẳng định :“Lợi nhuận
được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông”.
I.2.

Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông:
Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được là nhờ

vào các khoản chi phí thương mại và thương mại chỉ đơn thuần dời ngang giá trị
này sang giá trị khác. Chính vì vậy mà không ai có được lợi nhuận và thương
nghiệp không sinh ra của cải.
I.3.

Quan đểm của một số nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
Adam Smith(1723-1790): Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng “lao động là


nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư”. Theo cách giải thích của ông thì lợi nhuận, địa
tô và lợi tức chỉ là hình thức khác nhau của giá trị do công nhân tạo ra ngoàI tiền
lương.
D. V Ricardo(1772-1823): Ông cho rằng lợi nhuận là phần giá trị thừa ngoàI
tiền công. Ông không biết đến phạm trù giá trị thặng dư nhưng vẫn khẳng định
rằng: ”Giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận. Gía trị là
nguồn gốc sinh ra lợi nhuận và địa tô”.
2. Lý luận về lợi nhuận của Mác:


2.1. Chí phí sản xuất:
Chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả của
những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng
để sản xuất ra hàng hóa ấy.. Chi phí sản xuất được ký hiệu là k.
k = c+v
Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa sẽ biểu hiện
thành: W = k + m. Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị
và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở
cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các
nhà tư bản.
2.2.

Lợi nhuận:
Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước,

mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận, do đó là hình thái biểu hiện, hình thái
chuyển hóa của giá trị thặng dư trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận thể
hiện sự lời lãi của đầu tư tư bản. Lợi nhuận được ký kiệu là p. Lợi nhuận chính là
mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

2.3.

Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản

ứng trước. Tỷ suất lợi nhuận được ký hiệu là p’ và được tính theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm. Tỷ suất lợi nhuận hàng năm là
thước đo cụ thể, phản ánh đầy đủ hơn mức độ hiệu quả kinh doanh, vì vậy đã trở
thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận


Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư.
Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng
tỷ suất lợi nhuận. Thực tiễn phát triển kinh tế ngày nay ở nước ta cho thấy, cả ba
yếu tố là thời gian lao động, cường độ lao động và năng suất lao động đều quan
trọng, cần được sử dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
Thứ hai, thời gian chu chuyển của tư bản
Mức độ hiệu quả kinh doanh cụ thể phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển
của tư bản. Các biện pháp rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản đều là các biện
pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận. C.Mác cho rằng, “Biện pháp chính để rút ngắn
thời gian sản xuất là tăng năng suất lao động”.
Thứ ba, sự tiết kiệm tư bản bất biến
C.Mác đã chỉ ra những biện pháp tiết kiệm tư bản bất biến mà các nhà tư
bản trong thế kỷ XIX đã sử dụng để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, bao gồm: kéo dài
lao động thặng dư, và do đó kéo dài ngày lao động; “Tiết kiệm về những điều kiện
sản xuất đặc trưng cho nền sản xuất quy mô lớn với tư cách là những điều kiện của
lao động xã hội”; “Biến những chất thải của sản xuất, những cái gọi là phế liệu, trở

lại thành những yếu tố sản xuất mới”; “sự nâng cao năng suất lao động trong ngành
chế tạo tư liệu lao động và đối tượng lao động làm cho các yếu tố này rẻ đi”; “tiết
kiệm nhờ thường xuyên cải tiến thiết bị máy móc”; tiết kiệm trong việc sử dụng
bản thân tư bản bất biến ; sử dụng những điều kiện lao động của công nhân một
cách tiết kiệm; tiết kiệm nhờ những phát minh.
Thứ tư, sự vận động của giá cả nguyên vật liệu:


Nền kinh tế thị trường TBCN là nền kinh tế mở, do đó ngoại thương có
vai trò quan trọng đối với quá trình tái sản xuất và tỷ suất lợi nhuận của từng quốc
gia. chúng ta thấy rằng việc bãi bỏ hay giảm thuế quan đánh vào nguyên liệu có
một tầm quan trọng to lớn như thế nào đối với công nghiệp.
Thứ năm, sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản:
Dưới tác động của tích lũy tư bản trong điều kiện cạnh tranh nhằm thu lợi
nhuận cao, sức sản xuất của lao động ngày càng được nâng cao thể hiện sự gia tăng
không ngừng của cấu tạo hữu cơ tư bản.
2 4.

Lợi nhuận bình quân:
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình

quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân kí hiệu:

'







m
x 10
(c  v) 0

%

Nếu ký hiệu lợi nhuận bình quân là và giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi
nhuận bình quân được tính như sau:

= xK

Nếu ký hiệu giá cả sản xuất là GCSX thì giá cả sản xuất được tính như sau:
GCSX= k +
Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình
quân, giá cả sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di
chuyển. Trong nền kinh tế thị trường TBCN, lợi nhuận bình quân đã trở thành căn
cứ cho các nhà tư bản lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh, do đó, nó là
quy luật điều tiết chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh.


2.5.

Lợi nhuận thương nghiệp:
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá

trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản
thương nghiệp bán hàng hoá cho mình. Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến
tướng của giá trị thặng dư.

II. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp VIETJET

trong nền kinh tế nước ta hiện nay:
1. Tình hình kinh tế nước ta và thị trường hàng không hiện nay:
1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế trong nước:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, tăng
trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.
Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm
2011. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018
nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011 - 2017.
Năm 2019 có nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất
trong 3 năm qua, Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực,… đều là
những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức phát triển.
1.2.

Tổng quan về thị trường hàng không:

Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là
một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỉ
trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với
mức 7,9% của toàn châu Á.
Tính đến nay, thị trường hàng không nội có sự tham gia của 5 hãng hàng không
gồm Vietnam Airlines, Viejet, Jetstar, Vasco và Bamboo Airways. Trong cuộc đua


giành thị phần hàng không Việt, hai “ông lớn” Vietnam Airlines và Vietjet Air gần
như chiếm toàn bộ thị phần nội địa với hơn 80%, đi kèm những chiến lược kinh
doanh khác nhau.
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (mã “VJC”) đang khai thác 80 tàu bay
A320 và A321, thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 65
triệu lượt hành khách, với 105 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và

các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, …
VJC vừa công bố Báo cáo tài chính quý 4/2019, theo đó doanh thu vận
chuyển hành khách đạt 10.500 tỉ đồng tăng trưởng 25%, lũy kế năm 2019 doanh
thu vận tải hàng không đạt 41.097 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không
đạt 3.936 tỉ đồng, tăng trưởng tương ứng doanh thu 21,4% và lợi nhuận trước thuế
29,3 % so với năm trước.
Năm 2019, doanh thu phụ trợ đạt 11.356 tỉ đồng, tăng 35,2% so với năm
trước. Theo đó, cơ cấu doanh thu phụ trợ cũng chuyển dịch từ 25,4% năm 2018 lên
30% trong tổng doanh thu vận chuyển hàng không..
3. Đánh giá thực trạng:
3.1.

Những kết quả đạt được:

Nhìn chung, trong năm 2019, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet có doanh
thu vượt lũy kế tuy nhiên so với năm 2018 Vietjet Air ghi nhận lãi sau thuế giảm
21% so với năm trước, chỉ còn gần 4,219 tỷ đồng, doanh thu thuần cũng đạt xấp xỉ
cùng kỳ năm trước, ghi nhận 52,059 tỷ đồng. Chỉ số biên lợi nhuận trước thuế, lãi
vay, khấu hao và tiền thuê (EBITDAR margin) đạt mức 31%, nằm ở vị trí các hãng
hàng không dẫn đầu trong khu vực và thế giới. Báo cáo CarTrawler YearBook năm


2019 gần đây nhất cho biết Vietjet đang giữ vị trí Top 12 của thế giới về tỷ lệ
doanh thu phụ trợ trong tổng doanh thu.
Trong năm 2019, mặc dù kết quả kinh doanh sụt giảm nhưng giá cổ
phiếu VJC lại tăng liên tục, từ 23% so với đầu năm và đạt đỉnh vào ngày cuối cùng
của năm tại mức giá 146,200 đồng/cp với khối lượng giao dịch bình quân 630,411
cp/phiên.
3.2.


Những hạn chế và nguyên nhân:

Dù đạt được những thành tựu hết sức đáng khâm phục so với tuổi đời non trẻ
của mình, tuy nhiên Vietjet Air vẫn còn nhiều điểm hạn chế ở nhiều khía cạnh:
- Chất lượng dịch vụ: Vietjet có tỷ lệ huỷ chuyến và chậm giờ thuộc vào top
đầu tại Việt Nam. Trong năm 2019, dẫn đầu số lượng chuyến bay khai thác là Hãng
Vietjet với hơn 139.000 chuyến, Trong đó, số chuyến bay chậm chuyến là hơn
23.000 chuyến, chiếm 16,6% tổng số chuyến bay khai thác của hãng.
- Thiếu hụt nhân lực có chất lượng tốt: tình trạng thiếu nhân lực không chỉ ở
lực lượng phi công mà còn ở lực lượng khác như giám sát bay, quản lý không lưu,
kỹ sư máy bay...
- Thương hiệu và hệ thống phân phối vẫn còn yếu ở nước ngoài: các chặng
bay quốc tế của Vietjet còn hạn chế khá nhiều so với Vietnam Airlines hay đối thủ
trong phân khúc vé máy bay giá rẻ là Jetstar.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: trong quá trình hoạt động, Vietjet cũng đối mặt
với không ít khó khăn đến từ những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại các sân bay, cảng
hàng không trong nước. Những hạn chế về hạ tầng gây kéo dài thời gian quay đầu
của tàu bay, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tối đa hóa hiệu suất sử dụng tàu
bay của Hãng.
Nguyên nhân:


- Máy bay bị chậm chuyến và hủy chuyến do nguyên nhân khách quan như
thời tiết hay các nguyên nhân chính khác như máy bay về muộn, do trang thiết bị
tại Cảng hàng không và do đơn vị quản lý, điều hành bay.
- Việc đào tạo đội ngũ nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển.
- Cơ sở hạ tầng hàng không xuống cấp hay quá tải cơ sở hạ tầng: Sân bay Tân
Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài có lưu lượng dày đặc, thỉnh thoảng máy bay phải bay
vòng vòng trên trời để chờ được hạ cánh, hoặc lắm khi máy bay hạ cánh rồi thì
hành khách phải chờ đợi mới có xe đưa vào nhà ga.

- Thị trường inbound (khách du lịch đến Việt Nam) lại lớn hơn nhiều so với
thị trường outbound (khách đi du lịch nước ngoài), Vietjet chủ yếu dựa vào vào các
chuyến bay thuê bao trọn gói (charter) để phục vụ thị trường inbound - đặc biệt là
Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng sẽ bắt đầu đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi mở rộng
các chuyến bay theo lịch trình tại các thị trường có lưu lượng outbound hạn chế.
Bên cạnh đó, trên thị trường hàng không quốc tế, Vietjet chỉ là một cái tên khá mới
lạ, không có sức cạnh tranh lớn với các thương hiệu như Tiger Airways, Korea Air,
Air Asian,…

III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh:
1. Môi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi:
Về góc độ hành lang pháp lý trong lĩnh vực hàng không, các chuyên gia
cho rằng, với nhiều quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải hàng
không và kinh doanh cảng hàng không được quy định mới trong Nghị định số
89/2019/NĐ-CP vừa có hiệu lực đầu năm 2020 sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi xin
giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, đặc biệt là điều kiện về vốn pháp
định được giảm xuống.


2. Nâng cao năng suất lao động, phấn đấu giảm chi phí sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm.
a. Nâng cao chất lượng lao động:
Con người chính là nền tảng cho mọi sự phát triển và tiến bộ xã hội và là
yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất. Bởi vậy người lao động luôn là vấn đề
quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận.
Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức. Con người sáng tạo ra kỹ thuật,
công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn để sản xuất. Nếu không có con
người, các yếu tố này không tự phát sinh tác dụng.
Tuy nhiên hiện nay trong ngành hàng không đang “khát” nhân lực. Việt Nam
là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập

kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trpung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so
với mức 7,9% của toàn châu Á. Điều này thể hiện nhu cầu vận tải hàng không rất
cao của thị trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế đến
Việt Nam. Từ đó, xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực trong nội bộ
ngành hàng không.
Cho nên, để có nguồn lao động chất lượng và chuyên nghiệp đáp ứng cho các
doanh nghiệp nói chung và Vietjet nói riêng thì yếu tố đào tạo, giáo dục rất quan
trọng. Vietjet cần phải :Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý đủ về số lượng và
chất lượng, trong đó tập trung đào tạo cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn chức danh,
đảm bảo 100% các bộ được đào tạo chuyên sâu, nâng cao kỹ năng lãnh đạo và
quản lý. uyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có và kế thừa nhằm
đảm bảo công tác phục vụ khai thác bay của hãng an toàn, chất lượng và hiệu quả.
Tiếp tục xây dựng, đổi mới và hoàn chỉnh hệ thống quy trình, chính sách về quản
lý nhân sự như: quy trình tuyển dụng, quy trình thôi việc, quy trình xử lý kỷ luật,


quy chế đào tạo, chính sách lương và phúc lợi, nội quy lao động, cùng với việc đầu
tư phát triển các phần mềm quản lý nhân sự.
Vietjet cần thiết lập những phòng ban mặt đất trực 24/7 để theo dõi sát sao các
tình hình chuyến bay, cập nhập thông tin mới nhất cho hành khách, tránh việc hành
khách không hài lòng khi đổi giờ bay, hủy chuyến.
Bên cạnh đó, ngoài yếu tố chuyên môn thì vấn đề đạo đức cũng cần được lưu
ý, bởi hàng không không chỉ là lĩnh vực vận tải mà nó còn là dịch vụ. cho nên việc
cư xử, tiếp đãi các khách hàng là điều cần được để tâm.
b. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật:
Sự tiết kiệm tư bản bất biến để nâng cao tỷ suất lợi nhuận có thể tiết kiệm được
bằng cách thường xuyên cải tiến thiết bị máy móc.
Vietjet hiện nay cần tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào trong
mọi hoạt động từ thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác, quản lý điều hành bay,
quản lý kỹ thuật... để tăng năng suất hoạt động. Bên cạnh những đội tàu bay hiện

có, Vietjet nên bổ sung thêm những tàu bay thế hệ mới, có tuổi đời dài hơn, tiết
kiệm nhiên liệu và có khí thải ra môi trường ít.Từ đó giúp giảm chi phí khai thác,
gia tăng lợi nhuận từ vận tải hàng không và chuyển quyền sở hữu tàu bay. Bằng
cách có thêm những tàu bay hiện đại, Vietjet có thể tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu
hao. Nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thường
vào khoảng 60% đến 70%. Bởi vậy, phấn đấu tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu tiêu
hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Dù giá vé của
Vietjet hiện đang rất rẻ so với thị trường hàng không ở Việt Nam, tuy nhiên khi hạ
được mức giá thành xuống nữa sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng bởi nhu cầu
đi lại hiện nay là rất lớn và vẫn có nhiều người lựa chọn di chuyển đườhg dài bằng
xe khách.


Khi thuê hoặc mua lại tàu bay cũ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu
sẽ gặp những bất lợi khi gia tăng chi phí, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, gây ô
nhiêm môi trường và những trải nghiệm bay không thực sự thoải mái cho hành
khách. Cho nên việc đầu tư vào những đội bay hiện đại, mới giúp hãng tiết kiệm
được chi phí và thời gian trong việc sửa chữa, bảo dưỡng, tiết kiệm đáng kể nhiên
liệu và giảm lượng khí thải ra môi trường, điều kiện để mô hình kinh doanh này có
những nền tảng để phát triển bền vững.
Như A321neo hiện là tàu bay một lối đi tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu
nhất thế giới, nhờ tích hợp công nghệ tiên tiến với động cơ thế hệ mới và thiết bị
đầu cánh cong Sharklets. Công nghệ tiên tiến giúp dòng máy bay này giảm từ 15 20% tiêu thụ nhiên liệu tính trên mỗi ghế, đồng thời giảm hơn năm nghìn tấn khí
thải CO2 và giảm gần 50% tiếng ồn so máy bay thế hệ trước.
Hoặc Vietjet có thể trang bị hệ thống giải trí không dây (wireless
streaming). Thông qua ứng dụng này, hành khách sẽ được trải nghiệm các thiết bị
điện tử cá nhân (máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay…) ở chế
độ máy bay để truy cập hệ thống giải trí trên chuyến bay. Như vậy sẽ lôi kéo được
nhiều khách hàng trải nghiệm bởi sự tiện lợi và thông minh.
c. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng:

Đứng trước hoàn cảnh quá tải cơ sở hạ tầng hàng không, Vietjet Air cần
có những biện pháp khắc phục để có thể thích ứng và nâng cao hiệu quả kinh
doanh: Phát triển đội tàu và phân bổ lịch bay hợp lý trong quá trình khai thác tại 5
căn cứ khai thác chính; Hợp tác với các công ty cung ứng dịch vụ mặt đất nhằm cải
thiện quy trình hoạt động, phối hợp các bộ phận chức năng; Trực tiếp đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng tại các sân bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác


vận hành; Liên doanh với các đối tác trong việc xây dựng, mở rộng các cảng hàng
không mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chủ trương và định hướng rõ ràng trong
việc đầu tư, nâng cấp mở rộng các cảng hàng không, nâng cao năng lực khai thác.
Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành hàng không cần được cải thiện trong thời gian tới, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác, kinh doanh của Vietjet và các hãng
hàng không.
3. Tăng cường hoạt động Marketing mở rộng thị trường:
Dù Vietjet hiện là một trong những hãng hàng không hàng đầu Việt Nam
nhưng trên thị trường hàng không thế giới và khu vực, Vietjet vẫn chiếm thị phần
rất nhỏ. Bởi vậy. Vietjet cần đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh và lien kết với các
hãng hàng không khác để đưa thương hiệu của mình ngày càng phát triển, có được
doanh thu cao.


Kết luận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì vai trò của
nó càng trở nên quan trọng. Chỉ có doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh thu được
nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp đó mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do
đó phấn đấu tăng lợi nhuận không những là mục đích hoạt động sản xuất kinh
doanh mà nó còn là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy trong thị trường ngày càng cạnh tranh
và có nhiều biến động, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet cần phải có những
biện pháp linh hoạt để khắc phục những nhược điểm, nâng cao năng suất lao động
để thu được lợi nhuận cao. Từ đó giúp doanh nghiệp không chỉ có chỗ đứng trong
ngành hàng không quốc gia mà còn trên cả thị phần hàng không thế giới, giúp nâng
cao thu nhập quốc dân, góp phần đưa đất nước phát triển và hiện đại.
Trong phạm vi cho phép của bài viết và do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết
này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp
đỡ của thầy giáo để em có được những nhận thức đúng đắn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lenin
Slide môn học Kinh tế chính trị Mác – Lenin
Báo cáo kiểm toán 2019 của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
Nghị định số 89/2019/NĐ-CP



×