Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(TIỂU LUẬN) lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản và vận dụng nhằm phát triển công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.03 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CLC VÀ POHE

~~~*~~~

BÀI TẬP

LỚN

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: “Lý luận về tuần hồn, chu chuyển của tư bản và vận dụng nhằm
phát triển Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.”

Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên
Giáo viên

:
:
:
:

CAO THỊ HUYỀN TRANG
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CLC 63E
11218824
TÔ ĐỨC HẠNH



MỤC LỤC




Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

MỞ ĐẦU..................................................................................................3
I. Lý luận của Các Mác về tuần hoàn và chu chuyển tư bản.............4
1. Khái niệm tư bản............................................................................................4
2. Tuần hoàn tư bản............................................................................................4
a. Ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản..............................................................4
b. Ba hình thức tuần hồn của tư bản.............................................................5
3. Chu chuyển tư bản..........................................................................................6
a. Chu chuyển tư bản, thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển tư bản....6
b. Tư bản cố định và tư bản lưu động............................................................8
c. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế...................................................9
d. Giải pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản............................................9
e. Ý nghĩa, ứng dụng của việc gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất. 10

II. Thực trạng về tình hình tuần hồn và chu chuyển vốn của Công
ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk......................................................11
1. Thực trạng về tình hình tuần hoa và chu chuyển vốn của Vinamilk..........11
a. Tình hình kinh doanh các nhóm hàng ( mặt hàng ) chủ yếu...................11
b. Kết quả kinh doanh theo từng thị trường..................................................12
c. Số liệu mới cập nhật..................................................................................13
2. Đánh giá thực trạng kinh doanh của Vinamilk..........................................13
a. Những kết quả đạt được..........................................................................13
b. Các hạn chế và nguyên nhân...................................................................14

III. Những giải pháp chủ yếu nhàm phát triển kinh tế của Vinamilk
................................................................................................................17
KẾT LUẬN.............................................................................................20


2


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

MỞ ĐẦU
Kinh tế chính trị học là mơn học giúp cho người học có khả năng tư duy, giúp
ta nhận biết được bản chất của xã hội của các thời kỳ và các q trình phát triển
kinh tế. Ngồi ra nghiên cứu mơn kinh tế chính trị học cịn giúp chúng ta kết
hợp hài hịa giữa các yếu tố lợi ích kinh tế và giải quyết tốt được những vấn đề
xã hội.
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy rất
cần những chính sách đúng đắn kịp thời và hiệu quả để phát triển nền kinh tế
trong thời kì hội nhập. Câu hỏi đặt ra là: "Làm thế nào để phát triển nền kinh tế
cho phù hợp với thời kì hội nhập?" Là một sinh viên khoa kinh tế quốc tế hiểu
được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế và những khó khăn trên con
đường hội nhập,em rất quan tâm đến những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp phát
triển nền kinh tế. Để góp phần trả lời cho câu hỏi này em đã chọn và đi sâu tìm
hiểu đề tài "Lí luận về tốc độ chu chuyển và tuần hoàn của tư bản, và sự vận
dụng trong doanh nghiệp tư nhân Vinamilk".
Nội dung của đề tài này nhằm giới thiệu thực chất và động cơ cần nâng cao
tốc độ chu chuyển tư bản, và những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển
của tư bản.Vận dụng những yếu tố đó trong các doang nghiệp tư nhân Vinamilk
trước thời kì đổi mới và hội nhập.

3


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin


I. Lý luận của Các Mác về tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
1. Khái niệm tư bản.
Tư bản là quan hệ sản xuất.
Tư bản chính là các cơng cụ lao động,tư liệu sản xuất. Định nghĩa vậy nhằm
che giấu thực chất việc nhà tư bản bóc lột cơng nhân làm th.
Thực chất tư liệu sản xuất không phải là tư bản mà nó chỉ là một điều kiện cần
thiết để sản xuất trong bất cứ một xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư
bản khi nó trở thành vật sở hữu của các nàh tư bản và được dùng để bóc lột lao
động làm thuê. Như vậy tư bản không phải là vật mà là mối quan hệ sản xuất
nhất định giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Từ quá trình tạo ra giá trị thặng dư ta có định nghĩa về tư bản: “Tư bản là giá
trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê”. Tư bản thể
hiện mối quan hệ giữa gia cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong đó giai cấp tư sản
là người sở hữu tư liệu sản xuất,cịn giai cấp vơ sản là lao động làm thuê bị giai
cấp tư sản bóc lột.
2. Tuần hoàn tư bản.
a. Ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản.
Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông.
TLSX
T-H

SLĐ

Tư bản xuất hiện dưới hình thái tiền là tư bản tiền tệ (T). Tiền được sử dụng
để mua tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ). Hàng hoá tư liệu sản
xuất và hàng hoá sức lao động phải phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng.
Trong giai đoạn này,tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ thực hiện chức
năng là phương tiện mua hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động và sau khi
mua xong, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.

Giai đoạn thứ hai-giai đoạn sản xuất.
TLSX
H

SX ...H'
SLĐ
4


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có
chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để
sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư.Trong các giai
đoạn tuần hồn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì
nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai đoạn thứ ba-giai đoạn lưu thông.
H'-T'
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường để bán hàng, nhà tư bản bán hàng đúng
giá trị thu được T’ > T vì trong H’ đã có giá trị thặng dư. Trong giai đoạn ba tư
bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa thực hiện chức năng thực hiện giá trị.
Kết thúc giai đoạn ba tư bản loại bỏ hình thái tư bản hàng hố khốc lên hình
thái tư bản tiền tệ để tiếp tục trong lưu thông.
Sự vận động qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hồn: Từ
hình thái tiền tệ ban đầu của vịng tuần hồn rồi quay về dưới hình thái tiền tệ
cuối của vịng tuần hồn; q trình đó tiếp tục và lặp lại không ngừng. Như vậy,
sự vận động liên tiếp qua ba giai đoạn, trong mỗi giai đoạn, tư bản mang một
hình thái nhất định và có một chức năng nhất định được gọi là tuần hoàn tư bản.
b. Ba hình thức tuần hồn của tư bản.
Hình thức tuần hồn của tư bản là hình thức kể từ khi tư bản được ứng ra đến

khi quay trở lại cũng dưới hình thức đó có ba hình thức tuần hồn: tư bản tiền tệ,
tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá.
Tư bản tiền tệ: bắt đầu là tiền, kết thúc cũng là tiền cịn tư bản hàng hố và tư
bản sản xuất là trung gian.
Tư bản sản xuất: H’-T’-H quá trình sản xuất diễn ra. Bắt đầu là sản xuất, kết
thúc là sản xuất cịn tư bản hàng hố và tư bản tiền tệ chỉ là trung gian.
Tư bản hàng hoá: H’ – T’ - H – SX - H” bắt đầu là hàng hoá kết thúc cũng là
hàng hoá còn tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất là trung gian.
Nghiên cứu sự biến hoá từ tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất rồi đến tư bản
hàng hoá,mà sự vận động của chúng như một chuỗi những biến hố hình thái

5


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

của tư bản cho thấy tư bản không phải là vật ở trạng thái tĩnh, mà nó lấy vật làm
hình thái tồn tại trong quá trình vận động.
Thực tiễn sản xuất và lưu thông cho thấy không phải lúc nào các giai đoạn và
các hình thái tư bản trong quá trình tuần hồn đều ăn khớp với nhau mà khơng
có sự ách tắc và gián đoạn. Mỗi sự ách tắc, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó
đều gây rối loạn hay đình trệ cho sự tuần hồn của tư bản. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thời gian tư bản nằm lại ở mỗi giai đoạn. Do vậy, thu hẹp hay kéo dài
các thời gian đó đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tư bản.
Tuần hoàn của tư bản chi tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện
sau đây được thoả mãn. Đó là: các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; các hình
thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn.
Tuần hoàn của tư bản qua ba giai đoạn, trong mỗi giai đoạn tư bản tồn tại
dưới hình thái và thực hiện chức năng tương ứng điều đó chứa đựng khả năng
tách rời. Khả năng trên biến thành hiện thực khi tái sản xuất tư bản phát triển thì

những chức năng trên được chun mơn hố tách ra thành những ngành độc lập,
như thương nghiệp, công nghiệp, ngân hàng ...
3. Chu chuyển tư bản.
a. Chu chuyển tư bản, thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển tư bản.
Chu chuyển tư bản
Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một q trình định
kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản
phản ảnh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
Thời gian chu chuyển tư bản
Thời gian chu chuyển tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một
hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có kèm theo
giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện
được một vịng tuần hồn. Tuần hồn tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá
trình lưu thông, nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng bao gồm thời gian sản
xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian chu chuyển = thời gian sản xuất + thời gian lưu thông.
6


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trong đó, thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian này lại bao gồm thời gian lao động,thời gián đoạn lao động và thời
gian dự trữ sản xuất.
Thời gian sản xuất = thời gian lao động + thời gian gián đoạn lao động
+ thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động tác động vào đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất, vì nó tạo ra giá
trị hàng hoá.
Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới

dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không chịu tác động
trực tiếp của lao động mà chịu sự tác động của tự nhiên như thời gian để cây lúa
tự lớn lên, rượu ủ men, gạch mộc hoặc gỗ phơi cho khô ... Thời kỳ này có thể
xen kẽ với thời kỳ lao động hoặc tách ra thành một thời kỳ riêng biệt; có thể dài
ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào các ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ
thuộc vào công nghệ sản xuất.
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về,
sẵn sàng tham gia quá trình sản xuất, nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá
trình sản xuất, còn ở dạng dự trữ tạo điều kiện cho sản xuất diễn ra liên tục. Quy
mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của các ngành, tình hình thị
trưởng và năng lực tổ chức, quản lý sản xuất ...
Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra
giá trị sản phẩm. Sự tồn tại hai thời kỳ này là khơng tránh khỏi nhưng nói chung
thời gian của chúng càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời
gian lao động càng lớn thì hiệu quả hoạt động của tư bản càng thấp. Rút ngắn
thời gian này có tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
Thời gian lưu thông là thời kỳ tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian
này bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
Thời gian lưu thông = thời gian mua + thời gian bán.
Tốc độ chu chuyển tư bản.

7


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Tốc độ chu chuyển tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay
chậm của tư bản ứng trước. Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng
hoặc số lần chu chuyển tư bản thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất
định, chẳng hạn trong một năm. Nếu gọi (N) là tốc độ chu chuyển tư bản, gọi

(ch) là thời gian của một vòng chu chuyển tư bản, gọi tắt là thời gian chu chuyển
tư bản (tính theo đơn vị ngày hoặc tháng) và gọi (CH) là thời gian tư bản vận
động trong một năm (360 ngày hoặc 12 tháng), ta có cơng thức tính tốc độ chu
chuyển tư bản là:
N=
Từ công thức trên cho thấy tốc độ chu chuyển tư bản vận động theo tỉ lệ
nghịch với thời gian chu chuyển tư bản. Thời gian của một vịng chu chuyển tư
bản càng ngắn thì tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh và ngược lại.
b. Tư bản cố định và tư bản lưu động.
Các bộ phận tư bản trong q trình sản xuất có đặc điểm chu chuyển khác
nhau. Nếu căn cứ vào phương thức chu chuyển thì tư bản được phân thành tư
bản cổ định và tư bản lưu động.
Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái máy móc, thiết bị nhà
xưởng ... Nó tham gia vào tồn bộ q trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ
chuyển vào sản phẩm theo số năm sử dụng.
Trong quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mịn dần và có hai hình thức
hao mịn:
- Hao mịn hữu hình: hao mịn do q trình sản xuất, do tác động của tự
nhiên.
- Hao mịn vơ hình: do sự phát triển của khoa học cơng nghệ dẫn đến máy
móc bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng.
Để khôi phục lại tư bản cố định cả về hiện vật và giá trị thì phải tính tốn,
lập các quĩ khấu hao và quĩ khấu hao phải phản ánh được cả hao mịn hữu hình
và vơ hình.
Tư bản lưu động
8


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin


Tư bản lưu động là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên, nhiên vật
liệu và giá trị sức lao động,nó tham gia vào q trình sản xuất và giá trị của nó
được dịch chuyển ngay một lần vào sản phẩm.
c. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế.
Chu chuyển chung
Chu chuyển chung là con số chu chuyển tư bản của các bộ phận của tư bản.
Chu chuyển chung có liên quan đến chu chuyển của tổng tư bản ứng trước. Chu
chuyển chung nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ chu chuyển của tư bản cố định
và tư bản lưu động.

Chu chuyển thực tế
Chu chuyển thực tế là thời gian thực tế để tất cả các bộ phận của tư bản được
khôi phục lại cả về hiện vật và giá trị.
d. Giải pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản
Để gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất, cần phát huy các nhân tố thuận
lợi và hạn chế nhân tố không thuận lợi ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông. Thời gian sản xuất dài hay ngắn ngoài sự phụ thuộc vào đặc
điểm của từng ngành sản xuất khác nhau,còn phụ thuộc vào trình độ tiến bộ
khoa học-cơng nghệ và sự ứng dụng vào quá trình sản xuất, phụ thuộc vào trình
độ tổ chức phân cơng lao động và trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào
của sản xuất. Những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại và của nền kinh tế thị trường hiện đại cho phép sử dụng những thành tựu kỹ
thuật và công nghệ sản xuất mới, cho phép tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất
một cách khoa học .., từ đó đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn lao động, thời
9


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin


kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu quả hoạt
động của tư bản. Thời gian lưu thông dài, ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố
như: tình hình thị trường (cung-cầu và giá cả ...); khoảng cách từ sản xuất đến
thị trường; trình độ phát triển của giao thơng vận tải ... Ta có thể kể đến một số
biện pháp cụ thể sau:
Rút ngắn thời gian sản xuất
-

Nâng cao năng suất lao động của người lao động bằng cách nâng cao tay

nghề cho công nhân
-

Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và lưu thông để giam

thời gian gián đoạn lao động.
-

Giảm dự trữ sản xuất để rút ngắn thời gian dự trữ sản xuất.

-

Nâng cao,cải thiện bộ máy tổ chức và quản lí để rút ngắn thời gian lao

động.
-

Khấu hao nhanh tư bản cố định để rút ngắn thời gian chu chuyển

-


Tăng cường độ lao động,kéo dài ngày lao động để rút ngắn tổng thời gian

lao động.
Rút ngắn thời gian lưu thơng
-

Hồn thiện cơ sở hạ tầng dẫn đến rút ngắn thời gian lưu thông.

-

Xây dựng các nhà máy gần thị trường tiêu thụ để rút ngắn thời gian lưu

thông hàng hoá.
-

Mở rộng quan hệ liên doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp

sản phẩm lưu thông nhanh hơn, tránh tồn kho.
-

Áp dụng các phương thức thanh toán tiện lợi, xác định đúng thị trường để

phân phối hàng hố hợp lí, giảm thiểu việc lãng phí thời gian.
e. Ý nghĩa, ứng dụng của việc gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất
Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có
tác dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản. Trước hết,
nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm đượcchi phí bảo
quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mịn hữu hình và hao mịn vơ
hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị; có thể sử dụng quỹ khấu hao

10


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà khơng cần có tư bản phụ thêm.
Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư
bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất
màkhơng cần có tư bản phụ thêm. Thứ ba, đối với tư bản khả biến, việc nâng
cao tốc độ chu chuyển tư bản cóảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ
suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.
Ngày nay, việc gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất giúp rút ngắn thời
gian sản xuất hàng hố, góp phần lớn làm gia tăng giá trị thặng dư, doanh thu
cho doanh nghiệp. Tiết kiệm được thời gian sản xuất và lưu thông sẽ giúp cho
nhiều nhà sản xuất tăng được năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu
quảq trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào
việc tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân.
II. Thực trạng về tình hình tuần hồn và chu chuyển vốn của Cơng

ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
1. Thực trạng về tình hình tuần hoa và chu chuyển vốn của Vinamilk.
a. Tình hình kinh doanh các nhóm hàng ( mặt hàng ) chủ yếu
Cơng ty cổ phần sữa Vinamilk sản xuất trên 200 mặt hàng phân thành 5 nhóm
hàng chủ yếu bao gồm: sữa đặc, sữa nước, sữa chua, sữa bột và sản phẩm khác.
Sản phẩm sữa đặc luôn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh
thu từ thị trường nội địa của Vinamilk. Đây cũng là sản phẩm có mức tăng
trưởng doanh thu cao, với mức tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 22,7%.
Sản phẩm sữa nước là sản phẩm chiếm tỷ trọng trên doanh thu đứng thứ hai
của Vinanailk, chù yếu được tiêu thụ nội địa, và đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 31% trong giai đoạn 2013-2015. Theo thống kê của AC Nielsen, Vinamilk

chiếm khoảng 35% thị phần thị trường sữa nước nội địa năm 2015.
Sản phẩm sữa bột của Vinamilk hiện được tiêu thụ tại cả thị trường ừong
nước và xuất khẩu. Doanh thu sữa bột xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi
trở lại trong năm 2015, sau khi Vinamilk chiếm khoảng 13,8% thị phần sữa bột
trong nước theo thống kê của AC Nielsen..

11


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Sản phẩm sữa chua chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Vỉnamỉlk và có
mức tăng trưởng bình qn 26,2%/năm trong giai đoạn 2013 - 2015. Tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng doanh thu sữa chua đã giảm xuống mức 10% trong năm
2015, bởi Vinamilk hiện đã chiếm khoảng 97% thị phần thị trường sữa chua và
khó có khả năng mở rộng thêm thị phần nhanh chóng.
b. Kết quả kinh doanh theo từng thị trường
Các sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Doanh thu thị trường nội địa chiếm khoảng trên 85% doanh thu trong năm
2008. Trên thị trường Việt Nam hiện có khoảng hơn 23 cơng ty sản xuất sữa
trong đó Vinamilk là cơng ty lớn nhất với khoảng 38% thị phần, Dutch Lady
hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinamilk với khoảng 28% thị phần.
Hệ thống phân phổi trong nước của Vinamilk trải rộng, bao gồm 1.787 nhân
viên bán hàng, 220 nhà phân phối cùng với hơn 141.000 điểm bán hàng, cao hơn
so với các đối thủ cạnh tranh như Dutch Lady có khoảng 80.000 điểm bán lẻ,
Nutibod với 121 nhà phân phối và 60.000 điểm bán lẻ.
Tình hình doanh thu qua các năm:
Năm 2015 Vinamilk (VNM) đã thể hiện nội lực thông qua kết quả kinh doanh
khá tốt. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2015, VNM đạt 7.076 tỉ đồng doanh thu và
1.129 tỉ đồng lợi nhuận rịng, hồn thành 86,3% và 99% kế hoạch năm. Ước tỉ

suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của VNM tăng từ 27% trong năm 2013 lên
33% trong năm 2015. Các động lực chính giúp làm tăng tỉ suất lợi nhuận gồm
giá vốn giảm (nhờ đầu tư vào các trại bò sữa); giá bán tăng; hiệu quả kinh doanh
tăng nhờ quy mô sản xuất (giá đơn vị sản phẩm thấp hơn) và tái cơ cấu sản
phẩm. Tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động được dự đoán cũng sẽ tăng đáng kể, từ 9%
năm 2013 lên 19% năm 2015, chủ yếu là dựa vào tỉ suất lợi nhuận gộp tăng và tỉ
trọng chi phí bán hàng trong doanh thu giảm (chỉ đạt 11% trong 6 tháng đầu
năm 2015).
Tổng doanh thu thuần trong quý 4/2015 của công ty đạt 2.873,34 tỷ đồng,
tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2009 đạt 10.614,8 tỷ đồng,
tăng 29,3% so với năm 2015.
12


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Lợi nhuận sau thuế quý 4/2015 của Vinamilk đạt 601,48 tỷ đồng, tăng
166,46% so với cùng kỳ năm trước.
So với năm 2014, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2015 đạt 6.770
đồng, riêng quý 4/2015 đạt 1.714 đồng.
c. Số liệu mới cập nhật
Quý 2 năm 2021 ("Q2/2021”), Vinamilk ghi nhận mức doanh thu thuần hợp
nhất theo quý cao kỷ lục ở mức 15.716 tỷ đồng, tăng 19,2% so với Q1/2021 và
tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Doanh thu nội địa Công ty mẹ đạt 11.841 tỷ đồng, tăng 19,8% so với Q1/2021
nhờ tăng cường các hoạt động kích cầu và yếu tố thời tiết mùa hè nên sức tiêu
thụ các sản phẩm đồ uống tốt hơn. So với cùng kỳ năm trước, sự bùng phát
mạnh của làn sóng Covid-19 mới và các biện pháp cách ly xã hội được áp dụng
tăng cường ở nhiều thành phố lớn từ giữa tháng 5 đã tác động đáng kể đến sức
mua của người tiêu dùng dẫn đến doanh thu giảm nhẹ. Tuy nhiên, đà tăng trưởng

so với Q1/2021 và mức giảm so với cùng kỳ đã được thu hẹp trong Q2/2021
đánh dấu sự phục hồi của mảng kinh doanh nội địa sau 3 tháng đầu năm gặp
nhiều khó khăn.
Mảng xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng hai chữ số trong Q2/2021 với doanh thu
thuần đạt 1.606 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngối. Thành cơng này
là nhờ sự tin tưởng và đồng hành của các đối tác lớn vào Vinamilk với kinh
nghiệm dày dặn và khả năng cung ứng linh hoạt.
2. Đánh giá thực trạng kinh doanh của Vinamilk
a. Những kết quả đạt được
Góp phần phát triển kinh tế
Theo các cuộc điều tra gần đây thì mức tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam
đang gia tăng nhanh chóng. Từ mức 3.7 kg/người vào năm 1995 lên 6 kg/người
vào năm 2000 và năm 2007 đạt khoảng 12.3 kg/người. về mức tiêu thụ sữa trung
bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần
so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức
tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu nhập bình quân).
13


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trong giai đoạn 2005-2008, doanh thu nội địa của Vinamilk tăng với tốc độ
bình quân 21,2%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu biến động không
ổn định do tác động của doanh thu xuất khẩu. Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk
đang tăng trưởng khá nhanh, do biên lợi nhuận tại thị trường trong nước được
duy trì ở mức cao.
Biên lợi nhuận biên của Vinamilk đang được duy trì ở mức cao, tăng từ 24,3%
năm 2006 lên mức 27,4 % năm 2007 và đạt tới mức 31,7% năm 2008. Mặc dù
giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng rất mạnh trong năm 2007 và ở mức cao
trong năm 2008, tuy nhiên Vinamilk vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận biên.

Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí cũng như điều tiết giá bán của
Vinamilk là rất tốt.Trong năm 2009 nhiều khả năng Vinamilk vẫn có thể duy trì
được biên lợi nhuậnở mức khá cao do giá nguyên liệu đầu vào thấp. Mức giá sữa
bột nguyên liệu hiện nay đã giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008
và quay về mức giá bình quân của giai đoạn 1996 - 2006. Điều này góp phần
tăng trưởng ngành và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế.
Giải quyết việc làm
Vinamilk là Công ty sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Hiện tại
tổng công suất 9 nhà máy của Vinamilk đạt khoảng 570.406 tấn sữa hàng năm,
với khoảng trên 200 dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm sữa, thực
phẩm dinh dưỡng, cà phê và một số loại nước giải khát. Vinamilk đang trong
quá trình tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất thông qua việc xây dựng thêm 3
nhà máy sữa tại Bắc Ninh, Đà Nang và Tuyên Quang.
Cộng thêm hệ thống phân phối trong nước của Vinamilk trải rộng, bao gồm
1.187 nhân viên bán hàng và 220 nhà phân phối cùng với 141.000 điểm bán
hàng. Vì vậy Vinamilk đã góp phần giải quyết một phần nào công việc làm của
người dân.
b. Các hạn chế và nguyên nhân
Khả năng tiếp cận các trình độ khoa học kĩ thuật
- Phát triển chăn ni bị sữa gặp nhiều khó khăn:

14


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

+ Giá thức ăn sẽ tăng cao, đặc biệt là thức ăn tinh. Nguồn thức ăn cho bò sữa sẽ
bị cạnh tranh vì được sử dụng làm nguyên liệu sản xuấu dầu sinh học Ethanol.
+ Sự thay đổi khí hậu tịan cầu sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến chăn ni bị sữa
trên thế giới.

+ Việc tiếp cận với thông tin về cải thiện di truyền của đàn bò sẽ giúp cho ngành
chăn ni bị sữa của các nước đang phát triển nhanh chóng cải thiện được di
truyền của đàn bị sữa trong nước. Tuy nhiên, sự cải thiện nhanh chóng di truyền
đàn bò sữa nhờ các phương tiện hỗ trợ ( Công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin) cũng sẽ là con dao hai lưỡi cho tính đa dạng sinh học của đàn bị nếu việc
quản lý giống khơng được chặt chẻ và khoa học.
+ Các vấn đề về môi trường (thuỷ triều đỏ, hiệu ứng nhà kính...) cũng sẽ là thách
thức cho ngành chăn ni bị sữa phát triển bền vững.
- Việc thu mua sữa cũng gặp nhiều khó khăn:
+ Chất lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước không ổn định và giá thành
sản xuất cao.
Nguồn nguyên liêu phục vụ sản xuất
Nhiều năm qua, các nhà máy chế biến sữa của Vinamilk đã góp phần đáng kể
trong việc phát triển đàn bị sữa cả nước. TP Hồ Chí Minh hiện đứng đầu cả
nước về số lượng đàn bò sữa là nhờ sự phát triển hệ thống thu mua sữa nguyên
liệu của Vinamilk. Song, hầu hết hệ thống chăn nuôi bị sữa ở nước ta vẫn là quy
mơ nhỏ, chất lượng sữa không ổn định, chưa thể đáp ứng nhu cầu sữa nguyên
liệu cho các nhà máy. Đó là chưa nói đến nhiều địa phương xuất hiện tình trạng
khi lãnh đạo mới lên thay thế, việc quan tâm phát triển bò sữa cũng thay đổi,
thường theo xu hướng kém đi.
Giá sản phẩm
- Giá bán của các sản phẩm của công ty sữa Vinamilk tăng manh trong thời gian
gần đây. Nguyên nhân chính khiến cơng ty phải điều chỉnh giá là do nguyên liệu
đầu vào như sữa bột đã tăng thêm khoảng 50%, lên mức 3.750 USD/tấn so với
giá tháng 9/2015, giá đường công ty này sử dụng để sản xuất cịn tăng tới 100%.
Điều này đã khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh.
15


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin


- Các sản phẩm sữa công ty phải tăng giá từ 35-40% mới đủ bù đắp chi phí theo
đúng mức tăng của nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên nếu tăng giá sản phẩm quá
mạnh thì bản thân doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Vinamilk
chỉ tăng ở mức 6% để chia sẻ với người tiêu dùng.
Nguồn nhân lực có trình độ chun mơn chưa cao
Tổng số lao động của Cơng ty tính đến thời điểm 30/09/2015 là 3.927 người.
Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau:

Theo trình độ
- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại

Số lượng

Tỷ lệ %

1.495

38,07

316

8,05

- Lao động có tay nghề:

1.930

49,15


- Lao động phổ thơng:

186

4,73

3.927

100

- Cán bộ có trình độ trung cấp:

Tổng cộng:
Sự xâm nhập của các doanh nghiệp

- Cơng ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng
khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu
dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh
mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk.
- Việc phát triển các sản phẩm mới như café Moment, bia Zorok cũng chịu sự
cạnh tranh gay gắt.
Các yếu tố khác
- Ảnh hưởng của ngành sữa trong bối cảnh lạm phát cao và rủi ro suy thoái của
nền kinh tế thế giới. Tình hình kinh tế vẫn đang trong giai đoạn bất ổn, nhu cầu
tiêu thụ giảm sẽ là một trong những yếu tố lo ngại ảnh hưởng đến doanh số
Vinamilk trong thời gian tới.
- Rủi ro đầu tư tài chính: Vinamlik tham gia đầu tư khoảng 571 tỷ vào cổ phiếu.
Với những diễn biến bất lợi của thị trường tài chính hiện nay. Hoạt động đầu tư
tài chính của Vinamilk có thể đang tìm ẩn những rủi ro nhất định.
16



Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

III. Những giải pháp chủ yếu nhàm phát triển kinh tế của
Vinamilk
1. Tăng cường hoạt động Marketing hỗn hợp
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Công ty nên tiến hành nghiên cứu thị trường theo trình tự sau: xác định mục
tiêu nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu thị
trường, xác định và lựa chọn phưong pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch
nghiên cứu, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch và viết báo cáo.
Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty
Công ty cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, khơng ngừng cải tiến nâng
cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày
càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia
trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, lựa
chọn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù họp với doanh
nghiệp để nâng cao chiến lược sản phẩm.
Hoàn thiện chiến lược phân phổi và tổ chức mạng lưới bán hàng
Nhiệm vụ phát triển hệ thống kênh phân phối cần được xác lập và điều khiển
bởi cấp quản lý cao nhất của công ty. Kênh phân phối cần được đầu tư về vật
chất tiền bạc và nhân lực tương xứng với mục tiêu mà nó phải theo đuổi.
2. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng công ty, không chỉ từ đội
ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn
của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể
nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi

phí quản lý doanh nghiệp... Ngoài ra, từng thành viên trong công ty, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau
dồi, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ tay nghề.
3. Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty
17


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Một là, công ty phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu
Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Đe xây
dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì cơng ty cần phải hiểu rõ
người khách hàng của mình hơn ai hết, và ln lấy sự hài lòng của khách hàng
làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
Ba là, công ty phải coi thưong hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình.
Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
4. Đổi mới cơ cẩu tổ chức quản lỷ, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện dại của
đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong cơng ty.
Để đổi mới, hồn thiện hay lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý kinh doanh
thích họp cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức
kinh doanh của cơng ty, cần có sự phân biệt tưong đối về tính chất, cơng việc
của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập
trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong công
ty một cách nhịp nhàng.
Điều chỉnh họp lý tầm, hạn quản trị phù họp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ
quản lý trong công ty với xây dựng mạng lưới thông tin, xác định các quyết
định đưa ra một cách chính xác, hiệu quả.
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơng ty.
Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh

trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập
trung thực hiện các giải pháp sau:
Tiến hành sắp xếp bố trí họp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở
các cơng ty. cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những cơng việc phù
họp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao
động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ,
nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo
đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
18


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với cơng ty
bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định
cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lưong và
thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực
cho sự phát triển của công ty.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và
luật lệ bn bán quốc tế.
6. Hồn thiện hệ thống thơng tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử
trong điều hành kinh doanh.
Để thúc đẩy hoạt địng kinh doanh, cơng ty cần phải xây dựng được hệ thống
thông tin như: thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân
phối, giá cả mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị
trường, thơng tin về hệ thống giao thông vận tải....
7. Xây dựng nền văn hóa của cơng ty
Để có được một nền văn hóa cơng ty, cơng ty phải xây dựng mối quan hệ

ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong công ty.

19


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

KẾT LUẬN
Tư bản luôn luôn vận động qua 3 giai đoạn khác nhau. Qua mỗi giai đoạn tư
bản lại tồn tại dưới 1 hình thức và làm trọn một chức năng nhất định. Ở giai
đoạn 1, tư bản tồn tại dưới hình thức tiền tệ và làm chức năng mua hàng hoá. Ở
giai đoạn 2, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất mà chức năng của nó
là sản xuất ra giá trị thặng dư. Ở giai đoạn 3, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản
hàng hóa, chức năng của nó là thực hiện là giá trị và giá trị thặng dư. Các giai
đoạn này diễn ra 1 các liên tục khơng ngắt qng. Chính từ q trình vận động
này ta rút được phần tuần hồn của tư bản. Sự tuần hoàn của tư bản nếu xem xét
là 1 quá trình đổi mới và lặp lại cứ khơng phải là 1 q trình cơ lập riêng lẻ thì
gọi là chu chuyển của tư bản. Nghiên cứu về q trình tuần hồn và chu chuyển
tư bản có một ý nghĩa to lớn trong việc quản lý doanh nghiệp của nước ta.
Thơng qua đó chúng ta có những chủ trương đường lối chính sách tốt hơn để
quản lý vốn, quản lý lao động, quản lý sản xuất của các doanh nghiệp; đặc biệt
khi là các doanh nghiệp tư nhân như Vinamilk khi đứng trước xu hướng hội
nhập và cuộc cách mạng 4.0. Đây là những cơ hội cũng như là thách thức đối
với tất cả doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải ln đổi mới, sáng tạo và
có một chiến lược phát triển đúng đắn.

20


Bộ mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. />3. />4. />5. />6. />
21



×