Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) kĩ NĂNG GIAO TIẾP và THUYẾT TRÌNH TRONG KINH DOANH CHỦ đề kĩ NĂNG làm VIỆC NHÓM TRONG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.57 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

KĨ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH TRONG
KINH DOANH
GIẢNG VIÊN: TS. LÊ THỊ THU HẰNG

CHỦ ĐỀ: KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG KINH DOANH
Trình bày : Nhóm 7
1. Lê Ngọc Huyền - 24A4010782
2. Nguyễn Thu Hà - 24A4013091
3. Hoàng Khánh Linh - 24A4021913
4. Phạm Long Đức - 24A4010120
5. Đinh Công Mạnh - 24A4010019


MỤC LỤC
1. Mở đầu về kĩ năng làm việc nhóm 1.1. Khái niệm.........................................................3
1.2.

Các hình thức nhóm..................................................................................................3

1.3.

Kỹ năng làm việc nhóm.............................................................................................3

2. Những khó khăn thường gặp khi làm việc nhóm............................................................4
2.1. Khó xây dựng niềm tin.................................................................................................4
2.2 Làm việc một cách thụ động.........................................................................................4
2.3 Tâm lý nể nang, ngại va chạm......................................................................................4
2.4 Cá nhân lười biếng, ỉ lại vào nhóm...............................................................................4


3. Để làm việc nhóm hiệu quả cần những kỹ năng gì? Cách phát triển kỹ năng làm việc
nhóm.......................................................................................................................................5
3.1. Để làm việc nhóm hiệu quả cần những kỹ năng:........................................................5
3.2. Cách phát triển kỹ năng làm việc nhóm:......................................................................7
4. Lợi ích và kĩ năng làm việc nhóm....................................................................................9
4.1. Nhiều ý tưởng mới để hồn thành cơng việc...............................................................9
4.2. Cải thiện hiệu quả công việc........................................................................................9
4.3. Nâng cao chất lượng công việc...................................................................................9
4.4. Tạo động lực làm việc................................................................................................10
4.5. Tạo ra cạnh tranh lành mạnh.....................................................................................10
4.6. Cơ hội học tập lẫn nhau.............................................................................................10
4.7. Tăng cường sự đồn kết, thấu hiểu lẫn nhau............................................................11
4.8. Giải phóng trưởng nhóm...........................................................................................11
4.9. Tăng cường khả năng sáng tạo / đổi mới..................................................................11
5. Phương pháp Horenso ?...............................................................................................12
5.1. Là gì............................................................................................................................12
5.2. Cách áp dụng khi làm việc nhóm trong kinh doanh...................................................12
5.3. Tại sao nên áp dụng phương pháp Horenso trong công việc?.................................13


NỘI DUNG
1. Mở đầu về kĩ năng làm việc nhóm
1.1. Khái niệm
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng làm việc nhóm đang được khuyến khích ở hầu hết các
lĩnh vực, xuất phát từ quan niệm “trí tuệ tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn trí tuệ của mỗi
cá nhân”. Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản tạo nên hiệu quả của vốn
nhân lực trong một tổ chức. Nhưng làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm thành thục
nhằm phát huy triệt để khả năng của mỗi cá nhân và sự phối hợp khi hoạt động trên mọi
phương diện? Đó chính là vấn đề đặt ra đối với chuyên đề này.
Một cách hiểu khái quát nhất, nhóm là tập hợp các thành viên có số lượng

từ hai người trở lên, có giao tiếp trực diện, có kỹ năng bổ sung cho nhau, có sự chia sẻ
mối quan tâm hoặc mục đích chung.

1.2. Các hình thức nhóm
Có hai hình thức nhóm gồm: Nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức:
Nhóm chính thức là nhóm có tổ chức ổn định, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, thường tập
hợp những người cùng chung chuyên môn hoặc có chun mơn gần gũi nhau, tồn tại
trong thời gian dài.
Nhóm khơng chính thức thường được hình thành theo những yêu cầu nhiệm vụ đột xuất,
có thể là tập hợp của những người có chun mơn khơng giống nhau và ở nhiều lĩnh vực
khác nhau. Nhóm khơng chính thức có nhiệm vụ giải quyết nhanh một hoặc một số vấn đề
trong thời gian ngắn. Đa số các tổ chức đều xuất hiện cả nhóm chính thức và nhóm khơng
chính thức.

1.3. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những
mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hoạt động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay
hành động trí tuệ” (Trích: Từ điển Giáo Dục học)
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viêntrong một nhóm, là cách
th.c khiến nhiều người hợp sức cùng thực hiện một nhiệm vụ chung nhằm thúc đẩy hiệu
quả công việc, đạt được mục tiêu. Để có thể làm việc nhóm hiệu quả, mỗi thành viên trong
nhóm cần có những kỹ năng nhất định để có thể thích nghi, hịa nhập tốt nhất trong mơi
trường làm việc nhóm. Từ đó, hiệu quả cơng việc mới được tăng cao tinh thần gắn kết
nhóm được thắt chặt và kỹ năng làm việc nhóm khơng ngừng được cải thiện hơn.


2. Những khó khăn thường gặp khi làm việc nhóm
2.1. Khó xây dựng niềm tin
Trong một nhóm, điều quan trọng là cần phải tin tưởng lẫn nhau. Bạn có thể đã quen với
việc ra các quyết định cá nhân. Tuy nhiên, bạn phải có niềm tin với những thành viên trong

nhóm để lựa chọn các phương án chính xác. Kém tin tưởng chính là một điểm yếu của
nhóm, tạo khó khăn khi làm việc nhóm. Trong một vài trường hợp, bạn sẽ không tin tưởng
người đã từng mắc lỗi. Tuy nhiên, niềm tin của bạn sẽ giúp đồng đội tự tin và thoải mái
hơn. Để củng cố niềm tin với người khác, bạn nên cố gắng quan sát nhiều hơn để đưa ra
những đánh giá phù hợp. Hơn nữa, bạn nên cố gắng tích cực trao đổi, chia sẻ để kết nối
với mọi người.

2.2 Làm việc một cách thụ động
Trên thực tế, khơng phải ai cũng có tinh thần chủ động cống hiến và làm việc hết mình.
Nhiều cá nhân lại có xu hướng làm việc thụ động và ít tương tác, đưa ý kiến. Họ thường
có xu hướng đùn đẩy việc suy nghĩ ý tưởng, giải pháp cho người khác. Do đó, đây sẽ là
một dạng khó khăn khi làm việc nhóm mà bạn nên tìm cách khắc phục.
Cách giải quyết: Nhóm trưởng có thể cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng phương
pháp brainstorm meaning. Đồng thời, leader nên thường xuyên đưa ra các câu hỏi để lấy ý
kiến của các thành viên và gọi tên trực tiếp người thụ động nhất trong nhóm để xem họ
nêu quan điểm.

2.3 Tâm lý nể nang, ngại va chạm
Tâm lý nể nang thường tồn tại ở những cá nhân có quan hệ thân thiết với các thành viên
khác hay các mối quan hệ mới ban sơ. Nếu như tất cả mọi người đều quá nể nang nhau,
ngại phải tranh luận thì nhóm sẽ khơng thể làm việc hiệu quả được. Bởi vì, một ý kiến
được đưa ra thì cần có sự góp ý, nhận xét, hay cả những lí lẽ phản bác để có thể tìm ra
một ý kiến tốt hơn, như vậy làm việc nhóm mới thật sự ăn ý và đạt hiệu quả tốt nhất. Ngay
từ khi bắt đầu làm việc nhóm, đừng ngại ngần mà khơng đóng góp ý kiến hay đưa ra một
quan điểm khác tốt hơn. Và hãy nói những lời nói ấy với một thái độ chân thành và thiện
chí

2.4 Cá nhân lười biếng, ỉ lại vào nhóm
Một khó khăn khác trong làm việc nhóm đó là thường sẽ có ít nhất 1 thành viên hay lười
biếng, ỷ lại và thiếu trách nhiệm với các cơng việc của nhóm. Điều này có thể làm mối

quan hệ giữa các đồng đội bị ảnh hưởng. Leader nên hạn chế vấn đề này khi làm việc
nhóm bằng cách sắp xếp công việc rõ ràng với từng người và yêu cầu họ hoàn thành đúng
tiến độ.


3. Để làm việc nhóm hiệu quả cần những kỹ năng gì? Cách phát triển kỹ
năng làm việc nhóm
3.1. Để làm việc nhóm hiệu quả cần những kỹ năng:
3.1.1. Giao tiếp
Giao tiếp là nền tảng của làm việc nhóm hiệu quả. Cho dù bạn đang thực hiện một bài
thuyết trình với các bạn cùng lớp hoặc đảm trách một dự án mới tại nơi làm việc, thì điều
quan trọng là nói chuyện cởi mở và trung thực với các thành viên trong nhóm của bạn về
những kỳ vọng, thời hạn và trách nhiệm. Giao tiếp cởi mở sẽ giúp thúc đẩy niềm tin và tạo
nên một mơi trường nhóm tích cực. Khi có những bất đồng xảy ra, việc thẳng thắn và tôn
trọng trong giao tiếp của bạn với các thành viên khác trong nhóm sẽ giúp vấn đề được giải
quyết nhanh chóng.
3.1.2. Kĩ năng quản lí thời gian
Kĩ năng quản lí thời gian là vơ cùng quan trọng trong q trình làm việc nhóm. Trên thực tế
kĩ năng quản lí thời gian có ý nghĩa cả khi làm việc nhóm và độc lập. Đối với hoạt động
làm viêc nhóm, bạn cần tập trung vào mục tiêu của nhóm và thời hạn hồn thành của mình
để tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm. Để quản lí thời gian hiệu quả, bạn
cần biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên và khả năng triển khai các kế hoạch một cách nghiêm
túc
3.1.3. Lắng nghe
Khi đã là một đội, bạn cần biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong
chúng ta khơng ai hồn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót
và lắng nghe sẽ giúp phát hiện ra các thiếu sót đó để ý tưởng được hồn thiện hơn. Hơn
nữa, lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu
của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho
mình kỹ năng lắng nghe này nhé.


3.1.4. Sức mạnh thuyết phục
Trong khi lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, bạn cũng cần kỹ năng
thuyết phục để hướng người khác ủng hộ các đề xuất của mình. Các nhóm thường có
cách tiếp cận khác nhau để đi đến thỏa thuận, nhưng trong một số tình huống, một thành
viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần phải “đấu tranh” cho quan điểm của mình bằng các
lý lẽ và bằng chứng rõ ràng với mục tiêu để nhóm có thể hoạt động hiệu quả nhất.

3.1.5. Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau


Trong cùng một nhóm, các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong cơng việc, nếu
đồng đội gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn
kết giữa các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó các thành viên cần tơn trọng lẫn nhau, khơng nên tự đề cao mình, nghĩ rằng
mình giỏi hơn và xem thường các thành viên khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa
các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục
đích chung cuối cùng.

3.1.6. Có trách nhiệm với cơng việc được giao
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần có trách nhiệm với cơng việc. Khi làm việc một
mình, kết quả khơng tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì
khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm
ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó cơng lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ
nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả chứ không phải chỉ một phần
công việc được hồn thành.

3.1.7. Sẵn sàng tham gia tích cực
Các nhóm làm việc chỉ thành công khi tất cả các thành viên tham gia đầy đủ vào việc chia
sẻ ý tưởng và thực hiện các nhiệm vụ. Những thuộc tính hợp tác này làm cho một thành

viên có giá trị hơn nhiều đối với nhóm của mình. Sự tham gia và hợp tác tích cực cũng
giúp bạn nhận được sự tơn trọng của các thành viên khác trong nhóm, khiến họ sẵn sàng
nghe ý kiến của bạn hơn.

3.1.8 Tư duy phản biện
Tư duy phản biện cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn. Bạn có thể dễ
dàng xi theo điều mà cả nhóm đã quyết định hoặc một thành viên tin rằng đó là cách
hành động tốt nhất nhưng nhưng đôi khi một cách tiếp cận khác hoặc một ý tưởng mới có
thể giúp đạt được kết quả tốt hơn. Bằng cách suy nghĩ nghiêm túc về tình huống - xem xét
tất cả các khía cạnh của vấn đề, phản ánh những kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe
những gì các thành viên khác trong nhóm nói - bạn có thể đạt được một bước đột phá giúp
nhóm tiến lên theo những cách mới và thú vị hơn.

3.1.9. Đưa ra và nhận lại phản hồi
Học cách chấp nhận những lời chỉ trích và phản hồi là một phần quan trọng làm việc
nhóm. Nhiều người sợ các phản hồi tiêu cực hoặc trở nên tức giận khi họ cảm thấy bị chỉ


trích, nhưng bạn có thể sử dụng phản hồi này để cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.
Bằng cách lắng nghe những lời chỉ trích một cách hịa nhã, bạn sẽ tạo ra một môi trường
làm việc cởi mở và trung thực hơn, nơi các thành viên khác trong nhóm của bạn cảm thấy
thoải mái để bày tỏ ý kiến của họ. Chấp nhận những lời chỉ trích khơng có nghĩa là bạn
phải đồng ý với lời phê bình mà chỉ đơn giản là chấp nhận quan điểm của người khác.

3.2. Cách phát triển kỹ năng làm việc nhóm:
“Đến với nhau là một sự khởi đầu. Giữ được nhau là sự tiến bộ. Làm việc cùng nhau là sự
thành cơng. Nếu tất cả cùng tiến về phía trước thì thành cơng tự nó sẽ đến/’ - Henry Ford.
3.2.1 Đặt ra mục tiêu và mục đích của nhóm
Để một nhóm hoạt động, mọi người cần phải hiểu và tham gia vào sứ mệnh chung, sau đó
đặt nó lên trên các mục tiêu cá nhân của họ.

Nhà lãnh đạo có trách nhiệm đặt ra hướng đi rõ ràng và hấp dẫn để các thành viên biết.
Nếu khơng có nó, một đội sẽ ít có cơ hội thành cơng. Để tối đa hóa thành cơng khi làm
việc nhóm, mọi người cần cam kết thực hiện một mục tiêu chung trên các mục tiêu cá
nhân riêng lẻ. Hãy nghĩ về một số ban nhạc rock thành công nhất trong lịch sử; khi cái tơi
của ai đó lớn hơn mục đích được chia sẻ, tất cả bắt đầu tan rã.
3.2.2. Hãy rõ ràng về các vai trị
Các thành viên trong nhóm phải rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của họ. Mọi người cần
hiểu và cảm thấy tự tin về những điểm mạnh cụ thể mà họ mang lại cho nhóm. Khi thực
hiện cơng việc các thành viên trong nhóm phải biết rõ cơng việc mà học phải làm, vai trị
và trách nhiệm của họ đến đâu. Nếu bản thân các thành viên khơng biết mình có vai trị gì
thì đó khơng phải là nhóm làm việc.
Quy mơ và cơ cấu đội ngũ rất quan trọng, nếu một đội quá nhỏ, bạn sẽ khơng có sự kết
hợp phù hợp giữa các kỹ năng, phong cách tư duy và hành vi. Nếu một đội quá lớn, mọi
người có thể trở nên lười biếng và dễ bị suy nghĩ theo nhóm hơn.
Sự đa dạng cũng rất quan trọng, nhóm làm việc cần cố gắng có được sự kết hợp giữa
nhiều lứa tuổi, nhiều nhóm chuyên mơn, nhiều tính cách và giới tính. Trong một nhóm có
được sự đa dạng của các thành viên thì sự đổi mới và sáng tạo sẽ lớn hơn và sẽ là một lợi
thế cạnh tranh.
3.2.3. Giao tiếp hiệu quả


Làm việc Online cách biệt về mặt địa lý có thể ảnh hưởng đến giao tiếp vì chúng ta nhận
được ít tín hiệu không lời hơn. Tạp chí Harvard Business Review đã xác nhận điều này
trong bài viết của họ về bí quyết làm việc nhóm tuyệt vời: “Trong các nhóm trực tiếp,
những người tham gia có thể dựa vào các dấu hiệu không lời và ngữ cảnh để cung cấp cái
nhìn sâu sắc về những gì đang diễn ra”. Richard Hackman đã mô tả đây là 'thông tin không
đầy đủ' và nhấn mạnh nó là một trong những vấn đề quan trọng ngăn cản việc làm việc
nhóm thành cơng.
Và nội dung của cuộc giao tiếp không phải là vấn đề quan trọng. Như Mike Schoultz, chủ
tịch Digital Spark Marketing, nói: “Cách thức giao tiếp quyết định hiệu quả của nhóm.”

3.2.4. Quản lý xung đột
Tất cả các nhóm đều có thể trải qua xung đột theo thời gian. Chìa khóa thành cơng là cách
nó được quản lý và giải quyết triệt để các xung đột. Với vai trò người dẫn đầu, các nhà
quản lý cần phải giải quyết mọi xung đột xảy ra thật kịp thời và thấu cảm khi nó nảy sinh.
Háy ghi nhớ các mục tiêu chung của cả nhóm và sử dụng điều này để định hướng mọi
thành viên, lấy lại sự tập trung và phục hồi sau xung đột.
3.2.5. Ghi nhận và khen thưởng tinh thần đồng đội
Điều quan trọng là các đội biết khi nào họ đang làm tốt. Bạn có thể nhận ra hiệu suất tốt
với phần thưởng bên ngoài - như tiền thưởng - và nội tại - như lời khen ngợi từ các lãnh
đạo cấp cao. Nếu bạn nói rõ phần thưởng là dành cho cả nhóm, điều này sẽ củng cố ý
thức gắn kết của cả nhóm.
3.2.6. Khuyến khích sự cởi mở và tin tưởng
Kim chỉ nam cho các hoạt động vững bền của nhóm là phải tập trung vào sự tin tưởng. Có
một lý do chính đáng cho điều này, vì sự tin tưởng là yếu tố quan trọng trong thành cơng
của nhóm. Nếu khơng có nó, các nhóm của bạn sẽ không giao tiếp hiệu quả và giải quyết
vấn đề cùng nhau.
Niềm tin sẽ bắt đầu xây dựng khi bạn khuyến khích mọi người tự do nói mà khơng sợ
phản ứng gay gắt hoặc tức giận. Bạn cũng sẽ thấy những hiểu biết sâu sắc và sự sáng tạo
bắt đầu tuôn trào khi mọi người bớt sợ hãi khi lên tiếng.
3.2.7. Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng
Đưa ra phản hồi hiệu quả tự nó là một kỹ năng. Nhưng nó khơng phải là điều dễ dàng đến
với nhiều người trong chúng ta. Tin tốt là nó trở nên dễ dàng hơn với việc luyện tập. Các
nhóm sẽ phát triển và phát triển nhanh hơn nhiều khi được đưa ra phản hồi mang tính xây
dựng hơn là khi bị bỏ mặc để tự hỏi họ đang làm như thế nào hoặc chỉ bị chỉ trích.


3.2.8. Chịu trách nhiệm
Muốn các thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm về vai trò của họ trong các dự án của
nhóm thì hãy cho họ thấy nó được thực hiện như thế nào, hãy xác định rõ vai trò của bạn
và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những sai lầm cũng như thành công. Hãy nhớ rằng, nếu

người của bạn thấy bạn đổ lỗi cho người khác, họ cũng sẽ làm như vậy.
Trách nhiệm giải trình liên quan đến việc có các vai trị được xác định rõ ràng và biết bạn
đóng vai trị gì trong sự thành cơng hay thất bại của nhóm.

4. Lợi ích và kĩ năng làm việc nhóm
4.1. Nhiều ý tưởng mới để hồn thành cơng việc
Một trong những lợi ích quan trọng của làm việc nhóm là tăng khả năng sáng tạo, thường
xuyên đưa ra những ý tưởng mới mẻ, phân tích, đề xuất và giải pháp cho mọi vấn đề để
hồn thành cơng việc một cách nhanh nhất.
Bản chất của làm việc nhóm là tập hợp các cá nhân với nhiều góc nhìn, trải nghiệm khác
nhau, khả năng tiếp cận với những kinh nghiệm khác nhau nên khi kết hợp các quan điểm
trong nhóm sẽ tạo ra các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề. Ngồi ra, làm việc nhóm giúp
chia sẻ kiến thức và thúc đẩy quá trình học tập của mỗi cá nhân trong nhóm.

4.2. Cải thiện hiệu quả cơng việc
Bạn có thể cải thiện hiệu quả cơng việc của mình bằng cách làm việc nhóm. Điều này sẽ
cho phép bạn chia các nhiệm vụ khó thành nhiều phần để có thể dễ quản lý hơn và hồn
thành chúng nhanh hơn.
Vì làm việc theo nhóm cho phép các cá nhân tập trung vào những gì họ làm tốt nhất, họ
khơng phải lo lắng về những công việc mà họ không thành thạo. Điều này giúp nhóm đạt
chất lượng tốt hơn, tăng năng suất, cải thiện hiệu quả công việc tốt hơn.

4.3. Nâng cao chất lượng công việc
Các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ kinh nghiệm và các phương pháp hay nhất của
họ. Khi có việc cần giải quyết, mọi người sẽ cung cấp rất nhiều giải pháp mà một người có
thể khơng bao giờ nghĩ ra được.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng cơng việc giúp các cá nhân cảm thấy phù hợp với
nhóm. Từ đó xây dựng lịng tin, tăng sự hài lịng trong cơng việc của thành viên.



4.4. Tạo động lực làm việc
Một trong những lợi ích và ý nghĩa của làm việc nhóm đó là tạo động lực làm việc cho
thành viên. Làm việc theo nhóm hiệu quả sẽ mang lại niềm vui cho mọi người và điều này
có thể gia tăng động lực và tinh thần cho tồn bộ nhóm.
Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, đồng đội của bạn sẽ tiếp thêm năng lượng tích cực, khi gặp
khó khăn, họ sẽ chia sẻ thất bại và thành công mà họ đã trải qua để giúp bạn tiếp thêm
động lực, niềm tin, giải pháp vượt qua chúng. Nếu bạn muốn mọi người cảm thấy tốt hơn
về bản thân và công việc họ đang làm, hãy để họ làm việc cùng nhau, để họ cảm nhận
rằng công việc của họ được đánh giá cao, họ đang đóng góp một phần cơng sức của mình
vào sự thành cơng của nhóm.

4.5. Tạo ra cạnh tranh lành mạnh
Khi các nhóm làm việc cùng nhau, họ thảo luận và chia sẻ nhiều góc độ khác nhau dẫn
đến những xung đột. Nhưng nếu trong một teamwork mà khơng có xung đột thì sẽ chẳng
ai đóng góp ý tưởng, hướng giải quyết hợp lý để từ đó đưa ra quyết định một cách chính
xác nhất.
Họ thường gây bất đồng khi có tình huống xảy ra bằng cách tranh luận với nhau một
cách nhiệt tình, nói ra ý kiến của riêng mình, lắng nghe mối quan tâm của nhau và cùng
nhau hướng tới một giải pháp được cả hai đồng ý.
Trên thực tế, nếu các thành viên trong nhóm khơng có chứng kiến riêng, khơng muốn làm
phật ý đồng nghiệp thì họ khơng thể tranh cãi với nhau. Điều này sẽ gây ra các vấn đề
khác, chẳng hạn như khi xảy ra trục trặc, họ cũng không muốn chịu trách nhiệm mà đùn
đẩy cho nhau.

4.6. Cơ hội học tập lẫn nhau
Tầm quan trọng của làm việc nhóm cũng được thể hiện bằng những cơ hội học tập lẫn
nhau. Điều này cho phép họ tập trung vào mục tiêu trước mắt, rút kinh nghiệm từ những
thành công và thất bại của những người khác. Hơn thế nữa, làm việc theo nhóm cho phép
nhân viên học hỏi lẫn nhau, ai giỏi hơn sẽ giúp những người yếu hơn.



Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, mọi người có thể tập hợp lại để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Và trong quá trình thảo luận, mọi người đều học được những điều không nên làm vào lần
sau từ những thất bại trước đó.

4.7. Tăng cường sự đồn kết, thấu hiểu lẫn nhau
Sự gắn kết nhóm là điều cần thiết đối, bởi nếu khơng có nó, các cá nhân sẽ nỗ lực vì lợi
ích của họ hơn là lợi ích chung. Và khi tất cả mọi người đều hướng tới những mục đích
khác nhau, nhóm của bạn sẽ khơng thể thành công và bền vững.
Tinh thần đồng đội truyền đạt suy nghĩ của mọi người thông qua việc trau dồi ý thức về
thói quen, niềm tin, động lực của thành viên, hướng dẫn mọi người tăng cường sự đoàn
kết, thấu hiểu lẫn nhau. Khi đó, chúng sẽ dần dần củng cố tinh thần đồng đội và tạo ra một
sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên.

4.8. Giải phóng trưởng nhóm
Một trong những lợi ích lớn nhất của làm việc nhóm là thường có sự phân cơng lao động
đồng đều, vì vậy thay vì phải xem xét tất cả các khía cạnh của một dự án riêng lẻ, mỗi
người chỉ cần giải quyết một khía cạnh của nó. Khi các thành viên làm việc cùng nhau, bạn
sẽ không cần giám sát như khi họ làm việc một mình.
Các thành viên có thể tự điều chỉnh cơng việc của mình cho phù hợp mà khơng nhất thiết
phải có sự tham gia của trưởng nhóm. Giống như một đội bóng đá, mỗi thành viên của
một đội trên sân đều có chuyên mơn riêng của mình. Mọi người chơi phải thi đấu và cùng
nhau hợp tác để giành chiến thắng.
Khi bạn xác định là một phần của nhóm, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ cả trong tư duy và mục
tiêu của bạn. Bạn khơng cịn nghĩ “Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng tôi ?” mà bạn sẽ
tự hỏi “Tôi có thể làm gì?”. Qua đó, thúc đẩy bạn và nhóm của bạn có thể trở nên lớn
mạnh hơn.

4.9. Tăng cường khả năng sáng tạo / đổi mới
Bạn đã từng nghĩ nếu bạn giao nhiệm vụ cho một thành viên giải quyết một vấn đề, họ có

thể đưa ra bao nhiêu giải pháp khả thi khác nhau chưa? Có thể là hai hoặc ba ý kiến cá
nhân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn giao nhiệm vụ cho nhóm của mình giải quyết cùng
một vấn đề?


Có rất nhiều giải pháp, lựa chọn được đưa ra và tất nhiên có thể có một số ý tưởng trùng
lặp nhưng những lựa chọn đó mang lại cho họ và bạn cơ hội đổi mới nhanh hơn, phản
ứng nhanh hơn.

5. Phương pháp Horenso ?
5.1. Là gì
Horenso là phương pháp giao tiếp đặc trưng của Nhật Bản trong làm việc nhóm. Mục đích
của phương pháp này là giúp tối ưu giao tiếp ở nơi làm việc và giá trị của tổ chức, doanh
nghiệp. Horenso là viết tắt của 3 từ: Hokoku – Báo cáo, Renraku – Liên lạc, Sodan – Bàn
bạc. Trong công việc, báo cáo và liên lạc để trao đổi thơng tin, cịn thảo luận là để tìm ra
hướng giải quyết tốt nhất.

5.2. Cách áp dụng khi làm việc nhóm trong kinh doanh
5.2.1 Hokoku – Báo cáo
Trong mơ hình của Horenso, báo cáo là một nhiệm vụ báo lại kết quả làm việc cho cấp
trên. Việc chủ động báo cáo là yếu tố cần thiết cho các công việc, dự án và sẽ khiến cấp
trên yêu thích bạn.


Thời điểm báo cáo: Thời điểm báo cáo tốt nhất là khi hồn thành cơng việc được
giao. Với cơng việc mang tính dài hạn, bạn nên thường xuyên báo cáo tiến độ trong
khi thực hiện.




Phương pháp báo cáo tốt: Bạn nên báo cáo một cách đầy đủ, chính xác và nên báo
tin xấu trước. Ngoài ra, văn phong của bản báo cáo phải lịch sự, tôn trọng người
đọc.

5.2.2. Renraku – Liên lạc
Trong Horenso, liên lạc ln là ngun tắc khó nhất. Bởi vì vấn đề này liên quan đến yếu
tố thời gian nên người Nhật luôn cẩn trọng khi liên lạc.


Đối với việc đơn giản và khẩn cấp thì bạn có thể liên lạc bằng miệng, điện thoại và
chỉ nói những điều cần thiết. Khi cần liên lạc với nhiều người, bạn có thể sử dụng
cuộc họp hoặc email nội bộ để thông báo. Bạn nên dùng văn bản để liên lạc nếu
việc liên quan tới phương châm, cải tiến chất lượng, rút kinh nghiệm…

5.2.3 Sodan – Bàn bạc
Bàn bạc chính là điểm then chốt để các thành viên trong nhóm giải quyết các cơng việc
của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi người đều có điểm mạnh và góc nhìn khác nhau
nên việc bàn bạc, thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp sẽ giúp vấn đề được giải quyết ở tất
cả các khía cạnh, nâng cao hiệu quả làm việc.


Phương pháp thảo luận tốt: Đơng người, nhiều cá tính, phong cách; Ghi nhận các ý
kiến; Có mục đích thảo luận rõ ràng, ai cũng nắm bắt được và khi có quyết định
cuối cùng thì mọi thành viên cần tn thủ theo.



Phương pháp thảo luận khơng tốt: Ít người, quan điểm và cách làm giống nhau;
Không ghi nhận các ý kiến đóng góp, chưa suy nghĩ kĩ đã bác bỏ ngay lập tức; Mục



đích thảo luận khơng rõ ràng; Khơng có quyết định cuối cùng và mỗi người làm một
hướng.

5.3. Tại sao nên áp dụng phương pháp Horenso trong công việc?


Sử dụng kỹ năng Horenso trong quá trình làm việc sẽ tạo được mối quan hệ giữa
sếp và nhân viên trở nên gần gũi hơn. Bên cạnh đó, những mối quan hệ đồng
nghiệp sẽ hài hịa, tìm được tiếng nói chung và cùng nhau hồn thành xuất sắc
cơng việc.



Ngun tắc Horenso khơng chỉ áp dụng trong cơng việc văn phịng mà cịn được áp
dụng nhiều trong cuộc sống, trong cách giao tiếp, cách làm việc nhóm thơng
thường. Horenso giúp làm tăng hiệu quả trong công việc và cách trao đổi thông tin
trong cuộc sống.



×