Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) môn báo CHÍ TRUYỀN THÔNG đại CƯƠNG đề tài TRÌNH bày KHÁI NIỆM TIN GIẢ (FAKE NEWS) và PHÂN TÍCH các tác ĐỘNG của CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.91 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN: BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM TIN GIẢ (FAKE NEWS) VÀ
PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG
Họ và tên

: Hoàng Thanh Thảo

Mã sinh viên

: 21030346

Mã học phần

: HK211-JOU1051 1-21

Khóa

: QH-2021-X

Ngành

: Báo chí

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Phạm Hải Chung



Hà Nội, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TIN GIẢ (FAKE NEWS)...................................2
1.Khái niệm tin giả (fake news)............................................................2
2.Phân loại tin giả..................................................................................3
CHƯƠNG II: CÁC TÁC ĐỘNG GÂY RA BỞI TIN GIẢ............................4
1.Tác động tới tâm lý người đọc...........................................................4
2.Tác động tới hành động người đọc...................................................5
3.Tác động tới trật tự xã hội, an ninh quốc gia...................................6
4.Tác động tới uy tín, danh dự của cá nhấn/tổ chức..........................7
KẾT LUẬN.......................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid–19 có những diễn biến phức tạp, mọi
sinh viên đại học đều phải tạm ngừng việc đến trường để học tập, thay vào đó là học
dưới hình thức trực tuyến. Bên cạnh một số ưu điểm vốn có của việc ứng dụng cơng nghệ
số trong học tập thì vẫn cịn những khó khăn, hạn chế nhất định, đặc biệt trong việc tiếp
thu kiến thức và sự tương tác giữa mọi người. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, em và
các bạn đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của TS. Phạm Hải Chung trong suốt quá
trình học tập và tìm hiểu bộ mơn “Báo chí truyền thơng đại cương”. Cơ đã giúp chúng
em có cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về báo chí truyền thơng ở cả trong nước lẫn
quốc tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ vì sự tận tình trong suốt thời gian qua.
Dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình hồn thành bài tiểu luận, chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý và đánh giá đến

từ cơ để hồn thiện hơn trong tương lai.
Kính chúc cơ có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự
nghiệp giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn!

1


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TIN GIẢ (FAKE NEWS)
1.Khái niệm tin giả (fake news)
Xã hội ngày càng phát triển, sự giao tiếp giữa người với người thông qua hệ thống
mạng ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết. Bên cạnh bốn loại hình báo chí (báo in, báo
điện tử, báo truyền hình, báo nói) cung cấp các thơng tin chính thống ở cả trong và ngoài
nước được viết bởi những người làm báo thì ngày nay, ai cũng có thể trở thành “nhà báo
công dân”, trở thành kênh đưa tin tức trên các nền tảng mạng xã hội. Điều đó đã dẫn tới
đại dịch thông tin, biển thông tin gây hỗn loạn cho công chúng và làm nạn tin giả (fake
news) ngày càng hoành hành. Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt từ 2016 trở đi, cụm từ
fake news đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và được sử dụng rộng rãi trên các phương
tiện truyền thông. Từ điển Collins đã chọn đây là từ của năm 2017 bởi sức ảnh hưởng lớn
của nó và là từ được tìm kiếm nhiều nhất trên từ điển Oxford vào năm 2016. Trong suốt 4
năm làm Tổng thống nước Mỹ, Donald Trump đã thường xuyên sử dụng cụm từ này để
chỉ trích truyền thơng đưa tin giả, biến nó trở thành cụm từ của thập niên. Vậy fake news
nghĩa là gì, tin giả là như thế nào?
“Fake” có nghĩa là giả mạo, nó thường được gắn với các vật dụng, sản phẩm được
làm giả theo các thương hiệu để chỉ hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhưng, “fake” còn
được gắn với một nhóm thơng tin giữa đại dịch thơng tin ngày nay và được gọi bằng
thuật ngữ fake news. Theo từ điển Collins Dictionary định nghĩa thì fake news là thơng
tin giả mạo, thơng tin sai và mang tính giật gân, được phát tán dưới hình thức tin tức.
Theo nhà nghiên cứu Marju Himma-Kadakas, tin giả còn được gọi là tin rác, tin giả mạo,
là một loại hình báo chí cố ý phát tán các thông tin sai lệch, lừa bịp thông qua phương
tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc các ứng dụng mạng xã hội. Ngoài ra, theo nhà

nghiên cứu Janet Aver Adikpo, tin tức giả có thể là những bài viết chứa thơng tin khơng
chính xác, chưa được xác minh hoặc dễ gây hiểu nhầm, vơ tình hoặc cố ý được truyền đi.
Hai nhà nghiên cứu Hunt Allcott và Matthew Gentzkow của Đại học Stanford định nghĩa
rằng tin giả có thể hiểu là những tin tức, bài báo với nội dung khơng chính xác nhưng
được cố tình đăng lên các phương tiện truyền thông để đánh lừa người đọc. Nhà báo Elle
Hunt của The Guardian đã viết tin giả là hình thức lừa dối, cố tình lan truyền tin sai sự
thật có mục đích, khác biệt hẳn so với các bài viết mang tính chất châm biếm. Nhà nghiên
cứu Kai Shu và các cộng sự của mình cho rằng fake news là tin sai sự thật, có chủ ý và có
thể kiểm chứng được. Tại Việt Nam, các trang báo chính thống như báo Tuổi trẻ, báo
Vietnamnet, Thơng tấn xã Việt Nam, báo VTV News,… cũng sử dụng cụm từ fake news
để chỉ tin giả, tin sai sự thật mà trong dân gian hay được gọi là tin vịt.
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu rằng: tin giả (fake news) là thuật ngữ để chỉ
tin sai sự thật, tin giả mạo, những thông tin chưa được kiểm chứng nhưng được cố ý lan
truyền dưới các hình thức khác nhau nhằm các mục đích tiêu cực. Cùng với sự bùng nổ
thông tin hiện nay, tin giả đang là vấn nạn toàn cầu và hiện vẫn chưa thể giải quyết bởi
các hình thức tung tin giả ngày nay đang ngày càng được chun nghiệp hóa, dễ dàng lấy
được lịng tin của công chúng.

2


2.Phân loại tin giả
Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận, các bài nghiên cứu về việc xác định và phân
loại tin giả (fake news) nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một quy luật thống nhất là có
bao nhiêu loại tin giả bởi hình thức tung tin giữa bối cảnh truyền thông hiện nay ở dưới
mọi định dạng (video clip, hình ảnh, các trang tin, thơng tin trên mạng xã hội,…). Việc
nhất quán gồm bao nhiêu loại tin giả gặp khó khăn khi càng ngày nó càng tồn tại dưới
nhiều hình thức và dưới các góc độ khác nhau.
Năm 2017, nghiên cứu của ba tác giả Tandoc Jr, Wei Lim, Richard Ling tại
Singapore đã phân loại ra 6 kiểu tin giả phổ biến: tin tức châm biếm, tin tức nhại lại, tin

bịa đặt, tin tức lôi kéo vận động, thao túng, quảng cáo và tuyên truyền. Trong cuốn số tay
đào tạo báo chí “Báo chí, tin giả & tin xuyên tạc” đã chỉ ra 6 dạng tin giả phổ biến: tin bài
giật gân có tiêu đề kích thích, tin tuyên truyền, tin châm biếm, những bài viết sản phẩm
báo chí cẩu thả, bài viết có chứa tin đồn hoặc tuyên bố chưa được xcas minh chứng thực,
tin mang tính thù ghét kích động.
Mặc dù mỗi bài nghiên cứu đều được xem xét kỹ lưỡng, phân biệt rõ ràng nhưng vì
chưa có tính thống nhất, cho đến nay chúng ta vẫn thường phân loại tin giả thành 2 kiểu
theo UNESCO là:
-

Thông tin sai lệch/xuyên tạc (disinformation): là thông tin được cố ý tạo ra và
lan truyền với mục đích tiêu cực. Loại thông tin được tạo ra nhằm làm người đọc
hiểu sai, xuyên tạc sự thật
Thông tin không đúng sự thật (misinformation): thông tin sai lệch được lan
truyền một cách vơ ý, khơng chủ đích, khơng có mục đích gây hại. Có thể do
người nói hiểu sai vấn đề hoặc nghe từ bạn bè, người thân rồi truyền lại.

-

3


CHƯƠNG II: CÁC TÁC ĐỘNG GÂY RA BỞI TIN GIẢ (FAKE NEWS)
1.Tác động tới tâm lý, cảm xúc của người đọc
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền nhận định: “Tin giả giống như một loại virus. Tiếp xúc với tin giả nhiều lần
hoặc nó đến từ một người nổi tiếng, có ảnh hưởng sẽ khiến công chúng bị thuyết phục,
tin theo”. Tin giả hiện nay đều được gắn với những sự kiện nóng nhất, đang gây bão
trong dư luận, chứa sự ly kì, hấp dẫn nên càng dễ đánh trúng tâm lý người đọc, lôi kéo họ
cuốn theo bài viết. Giờ đây, mỗi lần reload lại bảng tin trên Fcaebook là một lần được

tiếp xúc với các thông tin mới. Công chúng hiện nay có xu hướng tiếp nhận thơng tin qua
các ứng dụng mạng xã hội hơn là các trang báo bởi nó cập nhật nhanh chóng và trực
quan, ngơn từ hấp dẫn, thú vị và đơi khi, cũng có thể là vơ tình được tiếp nhận thơng tin
ấy từ bạn bè, người thân đăng tải, chia sẻ lại. Đó là môi trường thuận lợi, béo bở để cho
những kẻ tung tin giả tiếp cận được công chúng một cách dễ dàng. Chỉ cần một cú nhấp
chuột ấn like hoặc chia sẻ đã khiến thông tin bịa đặt ấy lan truyền rộng rãi. Cơng chúng
thường qn mất việc kiếm chứng, tìm hiểu thông tin, kẻ tung tin giả lại nắm bắt được
tâm lý cộng đồng, những vấn đề mà xã hội đang quan tâm để tạo nên những câu chuyện
gây sốc, cảm động, hấp dẫn người đọc ngay từ tiêu đề. Từ đó, tác động mạnh đến tâm lý,
cảm xúc người đọc, khiến người ta vội vàng tin những gì mình thấy thay vì đặt sự hồi
nghi lên hàng đầu.
Vào tháng 08/2021, trên mạng xã hội xuất hiện câu chuyện một bác sĩ rút máy thở
của người nhà để nhường cho sản phụ đang mổ song sinh đã gây xôn xao trong dư luận.
Câu chuyện bi ai này đã gây chấn động. nhận về hàng chục ngàn lượt chia sẻ, thả cảm
xúc với hàng ngàn lượt bình luận, hầu hết đều tỏ ra thương xót, cảm động. Tuy nhiên, sau
q trình điều tra và làm rõ, thực chất đây chỉ là câu chuyện bịa đặt. Ảnh đại diện
Facebook của bác sĩ Trần Khoa thực chất là ảnh bác sĩ Toh Wei Seong tại Singapore, hình
ảnh hai em bé được cho là may mắn, thốt chết vì được nhường máy thở là hình ảnh một
ca đỡ đẻ bình thường tại Bệnh viện Từ Dũ. Kẻ tung tin giả đã biết chọn vấn đề đang được
người dân quan tâm tại thời điểm ấy là Covid-19, kèm theo đó là một câu chuyện cảm
động, tác động thẳng vào tâm lý người đọc, khiến họ mặc định đây là một câu chuyện có
thật. Với thủ đoạn tinh vi này, kẻ tung tin giả không chỉ đánh lừa được người dân mà
ngay cả những người trong nghề như Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển và nhà báo tự do Hoàng Nguyên Vũ đều chia sẻ lại câu chuyện bác sĩ
Trần Khoa trên trang Facebook cá nhân của mình với những dịng trạng thái lấy đi nước
mắt của bao người.
Có thể thấy, kẻ tung tin giả (fake news) luôn biết cách lựa chọn các vấn đề nóng hổi
trong xã hội, hiểu được tâm lý cộng đồng để khiến mọi người không chút nghi ngờ gì khi
tiếp nhận thơng tin. Cảm xúc đã khiến mọi người quên đi việc kiểm chứng thông tin, đặt
ra sự hoài nghi về vấn đề. Qua vụ bác sĩ Trần Khoa, ta thấy rất ít người có thể tỉnh táo để
đặt ra những câu hỏi như: Vì sao bác sĩ có quyền rút ống thở của bệnh nhân? Tại sao

bệnh nhân mắc Covid lại nằm chung với sản phụ? Bệnh viện nào thiếu máy thở cho bệnh
nhân để xảy ra câu chuyện trên?

4


Bài viết của bác sĩ Trần Khoa lan truyền trên mạng xã hội
(Ảnh: Báo Thanh Niên)

3.Tác động tới hành động của người đọc
Không chỉ tác động tới tâm lý mà tin giả cịn khiến người đọc có các hành động sai
lệch. Vào ngày 4/7/2021, trên không gian mạng lan truyền chóng mặt thơng tin với nội
dung: “Quyết định lock TP.HCM trong 10-15 ngày, cho TP 36 tiếng đến 48 tiếng chuẩn
bị…”. Thông tin giả mạo trên đã khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng bởi
diễn biến tại tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm ấy là rất căng thẳng. Người
dân lo sợ lock thành phố sẽ khơng thể đi ra ngồi, từ đó dẫn đến hành động sai lệch như
đổ xô đi mua nhu yếu phẩm, thức ăn dự trữ khiến các siêu thị hết sạch thực phẩm, khan
hiếm hàng hóa, ảnh hưởng đến hoạt động phân phối bán lẻ.

Thông tin giả mạo “lock TP Hồ Chí Minh 10-15 ngày”
(Ảnh: Báo Lao Động)

5


Người dân đổ xơ đi mua tích trữ hàng hóa sau loạt tin giả
(Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

4.Tác động tới trật tự xã hội, an ninh quốc gia
Tin giả không chỉ tác động tới một số cá nhân, tới một nhóm người mà tệ hơn nữa,

những thơng tin xun tạc, bóp méo sự thật ngày nay cịn nhắm vào Đảng, Nhà nước, vào
Chính phủ, các cấp chính quyền khiến mất trật tự an an ninh xã hội, gây bất ổn chính trị,
ảnh hưởng tới cả một đất nước. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị
thường xun có các bài viết xun tạc, kích động, chống phá, hòng gây mất ổn định
nước ta. Lợi dụng thời điểm dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp tại Việt
Nam, hàng loạt các bài viết mang tính chất kích động, phản đối các chính sách của Chính
phủ, xuyên tạc lời nói của các cấp lãnh đạo đã gây khơng ít những khó khăn trong nỗ lực
phịng chống dịch của Nhà nước. Nạn nhân của virus tin giả không phải là các ca dương
tính, mà là khủng hoảng niềm tin, bất ổn xã hội, làm xói mịn nỗ lực chống dịch ngày
đêm của biết bao con người. Đây là những hành vi vô cùng nguy hiểm, không chỉ xúc
phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, uy tín của các tổ chức chính quyền mà cịn tấn
cơng trực tiếp vào khối đại đoàn kết dân tộc.
Vào ngày 19/7/2021, trên mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh, video clip
hình ảnh một người đàn ông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tự thiêu giữa đường,
kèm theo đó là tiêu đề ghi rằng do bức xúc cách thức chống dịch Covid-19, người dân đã
phẫn uất tự thiêu. Không chỉ vậy, tiêu đề của thơng tin này cịn gây kích động khi viết
rằng “nhiều hành vi lạm dụng, vi phạm nhân quyền của giới cầm quyền đã đẩy người dân
vào cảnh thiếu đói”. Thực chất, đó là hình ảnh của một người đàn ông bị bệnh tâm thần
không làm chủ được hành vi của mình nên đã tự thiêu, sau đó cũng đã được đưa vào bệnh
viện cấp cứu. Thơng tin sai sự thật trên đã gây hoang mang cho người dân giữa lúc Thành
phố Hồ Chí Minh đang là tâm dịch của cả nước, khiến người dân bức xúc, mất niềm tin
vào Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước.

6


Tin giả người dân tự thiêu vì bức xúc cách chống dịch của Nhà nước
(Ảnh: Báo Tiền phong)


Vào năm 2016, vụ việc bé gái người Nga 13 tuổi sống tại Đức bị cưỡng hiếp tập thể
ở Berlin đã khiến quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Nga và Đức rơi vào khủng hoảng trầm
trọng. Nga cáo buộc Đức đã cố nhấm chìm sự việc, cộng đồng người Nga ở Đức đổ xơ ra
đường biểu tình gây mất trật tự an tồn xã hội. Ngoại trưởng Nga - ơng Sergei Lavrov
cho rằng vụ việc đã bị cảnh sát Đức cố tình "che giấu", còn ngoại trưởng Đức FrankWalter Steinmeier tuyên bố Nga đã lợi dụng vụ việc ,chính trị hóa vấn đề. Nhưng sau đó,
cơ bé 13 tuổi, nhân vật chính trong câu chuyện đã thừa nhận đó là câu chuyện bịa đặt. Tin
giả đã khiến quan hệ giữa hai nước ln trong tình trạng căng thẳng, đối đầu nhau.

Cộng đồng người Nga ở Đức biểu tình u cầu địi điều tra vụ bé gái Nga bị hãm hiếp.
(Ảnh: Reuters)

4.Tác động tới uy tín, danh dự của cá nhân/tổ chức
Tin giả ngày nay còn được các đối tượng sử dụng để hạ thấp uy tín của các doanh
nghiệp, khiến các cơ quan, doanh nghiệp thiệt hại về kinh doanh, ảnh hưởng xấu tới hình
ảnh sản phẩm. Với tốc độ lây lan nhanh chóng trên mạng xã hội hiện nay, các doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý tin giả. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, chưa có đội xử
lý truyền thơng chuyên nghiệp thì hệ lụy từ tin giả là rất nặng nề. Hơn nữa, để có thể gỡ
bỏ các bài viết sai sự thật ấy cũng khơng phải nói là làm được ngay, nhiều khi thông tin
đã được phát tán rộng rãi, doanh nghiệp đã phải hứng chịu hậu quả thì mới được minh
oan. Hậu quả là việc kinh doanh giảm sút, bài viết bác bỏ lại chẳng mấy ai quan tâm như
7


khi có các tin tiêu cực nổ ra. Một số cá nhân cũng vì tin giả mà ảnh hưởng đến uy tín,
danh dự nhân phẩm của mình. Đã có một vài trường hợp vì tin giả, bịa đặt khiến nạn
nhân không thể chịu nổi áp lực, dẫn đến những suy nghĩ dại dột.
Vào năm 2015, trên các trang mạng xuất hiện thông tin 15 em học sinh ở Tuyên
Quang tử vong do uống Sting – một sản phẩm thuộc tập đồn PepsiCo Việt Nam sản
xuất. Sau khi thơng tin nổ ra và gây hoang mang dư luận, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực
phẩm tỉnh Tuyên Quang đã điều tra làm rõ vụ việc và xác nhận đó là tin khơng có thật,

các bênh viện trên địa bàn tỉnh khơng tiếp nhận trường hợp nào ngộ độc vì Sting. Hình
ảnh lan truyền được cho là 15 em học sinh thực chất là hình ảnh từ Pakistan. Theo đại
diện của PepsiCo, chỉ trong 6 ngày sau khi thông tin ấy xuất hiện, uy tín, hình ảnh thương
hiệu doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tin giả về ngộ độc Sting tràn lan trên các trang tin
(Ảnh: Vietnamnet.vn)

Vào năm 2012, trên các trang mạng tại Châu Á lan truyền nhau bức ảnh được cho là
hậu quả của việc bố mẹ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ đẻ ra con có ngoại hình xấu xí. Tuy nhiên,
đó là tin tức giả mạo, khơng có thật, bức ảnh đã bị dàn dựng, ba đứa trẻ trong hình ảnh đã
bị photoshop. Đó là hình ảnh mà Heidi Yeh – một diễn viên, người mẫu được thuê để
chụp quảng cáo cho trung tâm thẩm mỹ. Thậm chí nhiều người còn sử dụng bức ảnh bịa
đặt ra các câu chuyện như “cô gái phẫu thuật thẩm mỹ để tán tỉnh người chồng giàu có,
sự thật được tiết lộ khi 3 đứa con ra đời”. Những thông tin sai sự thật, bịa đặt ấy đã làm
cô gái trẻ Heidi tiêu tan sự nghiệp, các hợp đồng làm việc của cơ đều đã bị hủy bỏ, Uy
tín, danh dự nhân phẩm của cô đã bị xúc phạm nặng nề và cũng khơng thể cứu vãn được
tình hình bởi tốc độ lây lan chóng mặt của thơng tin này.

8


Bức ảnh từng gây sốt cộng đồng mạng trong một thời gian dài
(Ảnh: Universityfox)

9


KẾT LUẬN
Có thể thấy, tin giả (fake news) là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng nó

lại đang khiến nhiều quốc gia phải đau đầu trong công cuộc xử lý. Tin giả đã và đang gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực về cả chính trị - xã hội, làm mất uy tín, danh dự của các cá
nhân, tổ chức. Sáu tháng đầu năm 2021, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và
Truyền thông đã xử phạt các cá nhân đưa thông tin sai sự thật với tổng số tiền lên tới 177
triệu đồng. Năm tháng đầu của năm 2021, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam công bố, dán
nhãn 37 tin giả, tổng đài 18008108 hướng dẫn người dân báo cáo tin giả, tiếp nhận gần
2400 cuộc gọi đến. Tin giả như một virus nguy hiểm, độc hại, khiến cho hệ miễn dịch về
tinh thần và tâm hồn bị tàn phá bởi nó khiến mọi người hoang mang, lo lắng, sợ hãi.
Giờ đây, chúng ta đã có những chính sách pháp luật để xử lý các kẻ tung tin giả như
Luật An ninh mạng, nghị định số 15/2020/NĐ-CP. Nhưng quan trọng hơn hết, mỗi người
trong chúng ta cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, mang tính kích
động. Tuyệt đối khơng chia sẻ, bình luận dưới những thơng tin chưa được kiểm chứng.
Xem xét nguồn thơng tin có chính thống khơng, đọc tồn bộ bài viết thay vì các tiêu đề
giật tít. Các cơ quan báo chí cũng ngày càng phải nâng cao trách nhiệm của mình, tránh
để sai sót, lọt bẫy tin giả, đưa đến những nguồn tin xác thực nhanh nhất, kịp thời để người
dân không hoang mang giữa biển thông tin hỗn loạn như hiện nay.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bùi Thị Thanh Diệu (5/5/2020). Tin Giả và Vấn đề Đào Tạo Kiến Thức Thông Tin Trong
Môi Trường Giáo Dục Đại Học. Tạp chí Khoa học Giáo Dục Việt Nam.
2.
Trần Vũ Thi Giang Lam (12/1/2021). Hiện tượng tin tức giả, một số phương thức nhận
biết và ngăn chặn fake news. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp.
3.
Marju Himma-Kadakas. Alternative facts and fake news entering journalistic content
production cycle.

/>g_journalistic_content_production_cycle
4.
Hunt Allcott, Matthew Gentzkow. Social Media and Fake News in the 2016 Election.
/>5.
Elle Hunt (17/12/2016). What is fake news? How to spot it and what you can do to stop
it. />6.
Edson C. Tandoc Jr., Zheng Wei Lim & Richard Ling. Defining “Fake News”.
/>%20Digital%20Journalism%20-%20Tandoc.pdf
7.
Sổ tay Giáo dục và Đào tạo báo chí. Báo chí, “tin giả” & tin xun tạc. UNESCO,
/>8.
“Mn kiểu tin giả, nhận biết thế nào?”. Báo Tiền Phong />9.
Ngọc Lê (16/11/2021). Vụ bác sĩ Trần Khoa: Dựng câu chuyện nước mắt, kêu gọi từ
thiện nhằm trục lợi. Báo Thanh Niên />10.
Đông Hùng (8/11/2021). Bác sĩ Trần Khoa rút ống thở hay rút niềm tin?. Báo Kinh tế &
Đô thị. />11.
Thảo Lê (04/07/2021). “‘Quyết Định Lock TP.HCM Trong 10-15 Ngày Là Thông Tin Giả
Mạo.”. Báo Tuổi Trẻ />12.
Lê Anh – Nguyên Vũ (16/7/2021). ‘Chiến’ với dịch, ‘đấu’ với tin giả. Báo Đại Đồn Kết
/>13.
Ngơ Bình (23/7/2021). “Người đàn ơng tự thiêu ở TP Thủ Đức không liên quan đến
Covid-19”. Báo Tiền Phong />14.
Quốc Thắng (21/7/2021). Tung Tin Giả ‘Tự Thiêu vì Bức Xúc Cách Chống Dịch Covid19.” Báo Vnexpress, />15.
Anh Ngọc (2/2/2016). Bé gái Nga thừa nhận bịa chuyện bị cưỡng hiếp tập thể ở Đức.
Báo Vnexpress />16.
Trọng Đạt (10/1/2019). Doanh nghiệp khốn khổ vì bị chơi bẩn trên Facebook. Báo
/>facebook-khong-co-van-phong-dai-dien-tai-vn-501825.html
17.
Mộc Miên (22/12/2018). Bức ảnh “mẹ tiên con cú” hủy hoại sự nghiệp cô gái trẻ. Báo
Vnexpress

/>
11



×