Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

PHÂN TÍCH VAI TRÒ và CÁCH sử DỤNG một số CHỨNG từ THƯƠNG mại TRONG THANH TOÁN QUỐC tế THỰC TRẠNG sử DỤNG các CHỨNG từ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.26 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
-----***-----

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH VAI TRỊ VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ
CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thị Nhàn
Lớp tín chỉ: TCH412(He 2022).1
Nhóm: 11

Hà Nội, tháng 7 năm 2022


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11
Đánh

Họ và tên

Mã sinh viên Phụ trách

Nguyễn Thị Hương Trang


1911110396

Quách Ngọc Linh

1911110239

Chương 1; thuyết trình

100%

Trịnh Hải Ngân

2014310100

Chương 2; thuyết trình

100%

Đỗ Ngọc Hà

2014310042

Chương 2; Chương 4

100%

Phạm Duy Khiêm

1911110210


Chương 3; Chương 4

100%

Nguyễn Thị Phượng Anh

1913310012

Vũ Thị Nhật Quỳnh

2014740098

2

Nhóm trưởng; Lời mở
đầu; Chương 1; Kết luận

Trình bày slide và tiểu
luận
Trình bày slide và tiểu
luận; thuyết trình

giá
100%

100%

100%



Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH VAI TRỊ VÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ
CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ ...................... 8
1.1. Hợp đồng thương mại (Contract).................................................................... 8
1.2. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) ................................................... 8
1.3. Phiếu đóng gói (Packing list)............................................................................ 9
1.4. Chứng từ bảo hiểm (Insurance certificate) .................................................. 10
1.5. Chứng từ xuất xứ (Certificate of origin)....................................................... 11
1.6. Vận đơn (Bill of Lading) ................................................................................ 12
1.7. Tờ khai hải quan (Custom declaration) ........................................................ 13
1.8. Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) .............................................................. 13
CHƯƠNG 2. THỰC TRANG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 TRÊN THẾ GIỚI ......... 15
2.1. Thực trạng ....................................................................................................... 15
2.1.1. Loại bỏ các phương thức thanh toán phức tạp ....................................... 16
2.1.2. Giảm số lượng chứng từ ........................................................................... 17
2.1.3. Khó khăn và thách thức của hội nhập trong thời kỳ CMCN 4.0............ 18
2.2. Nguyên nhân.................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 TẠI VIỆT NAM............ 22
3.1. Thực trạng từ phía doanh nghiệp.................................................................. 22
3.1.1. Thái độ về việc chuyển đổi sử dụng chứng từ điện tử ............................ 22
3.1.2. Mức độ sử dụng ........................................................................................ 23
3.1.3. Tiềm nặng mở rộng nhận thức và triển khai diện rộng cho các doanh
nghiệp .................................................................................................................. 24

3.1.4. Mức độ hiệu quả sử dụng chứng từ điện tử hiện tại theo đánh giá của
doanh nghiệp ....................................................................................................... 25
3.2. Thực trạng đối với Thương mại Quốc tế của Việt Nam nói chung ............ 26
3.3. Một số vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp khi sử dụng chứng từ điện tử trong
Thanh toán Quốc tế ............................................................................................... 27
3.3.1. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật............................................................................... 27
3.3.2. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 28
3.3.3. Tâm lý doanh nghiệp ................................................................................ 28
3.3.4. An tồn bảo mật thơng tin ........................................................................ 28
3


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG CHỨNG TỪ ĐIỆN
TỬ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở ĐIỀU KIỆN CMNCN 4.0 ................ 29
4.1. Đối với Thế giới ............................................................................................... 29
4.2. Đối với Việt Nam ............................................................................................. 30
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 33

4


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.So sánh lợi nhuận của các quốc gia sử dụng chứng từ điện tử ................. 17

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Thái độ về việc thay thế chứng từ giấy bằng chứng từ điện tử ........... 23
Biểu đồ 2. Mức độ sử dụng chứng từ điện tử........................................................ 23
Biểu đồ 3. Số loại chứng từ điện tử đang sử dụng ................................................ 24
Biểu đồ 4. Mong muốn sử dụng thêm các loại chứng từ điện tử .......................... 24
Biểu đồ 5. Hiệu quả lớn nhất của chứng từ điện tử .............................................. 25

5


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong thời đại của hội nhập và tồn cầu hóa, sự trao đổi
hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày một nhiều. Thương mại quốc tế được
coi là một quá trình kinh tế và được coi là một ngành kinh tế. Phát triển thị
trường thương mại quốc tế, phân phối lưu thơng hàng hóa, tiêu dùng …
được diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh hơn. Trong quá trình đó, các
kênh thanh tốn cho việc mua bán hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương
cũng trở nên đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc giao dịch
giữa các đối tác trong kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của bộ chứng từ trong
thanh toán quốc tế cũng như thực trạng sử dụng chứng từ điện tử trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhóm chúng em quyết định lựa

chọn đề tài “Vai trò và cách sử dụng một số chứng từ thương mại, thực
trạng và những vấn đề về sử dụng chứng từ điện tử trong thanh toán
quốc tế tại Việt Nam” trên cơ sở nền tảng kiến thức của mơn Thanh tốn
quốc tế.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của cơ PGS.TS. Đặng Thị Nhàn, chúng
em nghiên cứu nhằm phân tích các chứng từ thương mại, thực trạng sử
dụng các chứng từ đó và có những giải pháp đề xuất cho các vấn đề liên
quan còn tồn tại ở Việt Nam và trên thế giới.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, đề
tài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Phân tích vai trò và cách sử dụng 1 số chứng từ thương
mại
Chương 2: Thực trạng sử dụng các chứng từ điện tử trong TTQT
trong điều kiện CMCN 4.0 trên thế giới
6


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Chương 3: Thực trạng sử dụng các chứng từ điện tử trong TTQT
trong điều kiện CMCN 4.0 tại Việt Nam
Chương 4: Đề xuất giải pháp cho việc sử dụng các chứng từ điện tử
trong TTQT trong điều kiện CMCN 4.0
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng em có thể cịn có những
sai sót nhất định, em mong cơ có thể đưa ra những nhận xét góp ý giúp
chúng em có thể hồn thiện được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!


7


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ
CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Hợp đồng thương mại (Contract)
Hợp đồng thương mại: là bản cam kết giữa hai bên mua bán về việc thực
hiện những điều khoản mà hai bên đã bàn bạc thống nhất đưa ra. Các điều khoản
cam kết bao gồm: Mô tả chung về hàng hóa, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hàng
hóa; chất lượng hàng hóa; thỏa thuận về giao hàng và thanh tốn; mơ tả bộ chứng
từ hàng hóa bên bán phải gửi cho bên mua; quy định giải quyết tranh chấp (nếu có)
và điều khoản chung cho cả hai bên.
Cách sử dụng trong thanh toán quốc tế:
Hợp đồng thương mại là chứng từ quan trọng trong phương thức chuyển
tiền. Hợp đồng thương mại cùng hoá đơn thương mại, tờ khai xuất nhập khẩu và
vận đơn đường biển tạo thành một bộ chứng từ. Trong đó:
Chuyển tiền sau khi giao hàng: nhà nhập khẩu chỉ giao tiền sau khi người
xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
Chuyển tiền trước khi giao hàng: nhà nhập khẩu lệnh chuyển tiền trước rồi
nhà xuất khẩu mới giao hàng và bộ chứng t
1.2. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của cơng tác thanh tốn và do
người bán hàng phát hàng ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được
ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá
trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng (theo quy định của Incoterm), phương
thức thanh toán hay chuyên chở hàng hóa.

Vai trị của hố đơn thương mại:
Trong thanh tốn: chức năng chính của hóa đơn là mơ tả hàng hóa, nên trong
thanh tốn bằng L/C mơ tả hàng hóa của hóa đơn phải hồn tồn phù hợp với mơ
tả hàng hóa trong L/C.

8


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Trong việc khai báo hải quan, hố đơn nói lên giá trị của hàng hoávà là bằng
chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó, người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính
tiền thuế.
Hố đơn cung cấp những chi tiết cần thiết về hàng hoá cho việc thống kê,
đối chiếu hàng hoá với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng. Trong một số
trường hợp nhất định bản sao hoá đơn thương mại được dùng làm như một thông
báo của kết quả giao hàng để người mua nhận hàng và trả tiền.
Trong nghiệp vụ tín dụng: Hóa đơn thương mại với chữ ký chấp nhận trả
tiền có thể đóng vai trị của một chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn.
Ngoài ra, hố đơn thương mại cịn được dùng để xin giấy chứng nhận xuất
xứ, xuất trình cho cơng ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, xuất trình cho cơ quan
quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu xin cấp ngoại tệ,...
Cách sử dụng trong thanh toán quốc tế:
Trong phương thức thanh tốn L/C, hóa đơn thương mại là bắt buộc. Số bản
gốc, số bản copy xuất trình phải đúng số bản L/C u cầu. Nếu khơng có quy định
cụ thể, phải xuất trình tối thiểu một bản gốc.
1.3. Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói hàng hóa là thành phần quan trọng trong cơng đoạn đóng

gói. Là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong kiện hàng (thùng hàng, hịm, kiện,
container,...), chỉ ra vật liệu đóng gói được sử dụng và ký hiệu hàng hố được ghi
ở phía ngồi. Một số cịn bao gồm cả kích thước và trọng lượng của hàng hố.
Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hố. Phiếu đóng gói được đặt trong bao
bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi
gắn ở bên ngồi bao bì
Vai trị của phiếu đóng gói:
Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hố trong mỗi kiện và
thường được lập thành 03 bản: Mỗi bản có tác dụng cụ thể như sau:

9


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng
trong kiện khi cần. Nó là chứng từ để đối chiếu hàng hố thực tế với hàng hóa mà
người bán gửi đi.
Một bản được tập hợp cùng với các phiếu đóng gói khác tạo thành một bộ
và được xếp vào kiện hàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho
việc kiểm tra hàng hóa của người nhận hàng.
Một bản còn lại cũng được lập thành một bộ, kèm theo hoá đơn thương mại
và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở
thanh toán tiền hàng.
Cách sử dụng trong thanh tốn quốc tế:
Phiếu đóng gói cùng với các chứng từ khác tạo thành bộ chứng từ xuất trình
thanh tốn và là một trong các chứng từ khơng thể thiếu. Nó chính là chứng từ thể
hiện chi tiết lơ hàng, là căn cứ để người mua xác nhận việc giao hàng của người

bán có đúng hợp đồng hay khơng và là cơ sở để người bán làm bằng chứng từ đã
giao hàng đúng quy định.
Trong phương thức thanh toán L/C: Số bản gốc, só bản copy xuất trình phải
đúng số bản L/C u cầu. Nếu khơng có quy định cụ thể, phải xuất trình tối thiểu
một bản gốc.
1.4. Chứng từ bảo hiểm (Insurance certificate)
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm (trong trường hợp mua
bảo hiểm ở nước ta, đó là Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt) cấp nhằm hợp
thức hoá hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo
hiểm với người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi
thường cho những tổn thất xảy ra và những rủi ro mà hai bên đã thoả thuận trong
hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm.
Vai trò của chứng từ bảo hiểm:

10


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Trong phương thức thanh tốn L/C: Chứng nhận bảo hiểm do cơng ty bảo
hiểm hàng hóa phát hành khi bán bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng hoàn trả tiền
L/C cho ngân hàng mở L/C trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Cách sử dụng trong thanh toán quốc tế
Chứng từ bảo hiểm thường dùng phổ biến trong các phương thức L/C và
nhờ thu kèm chứng từ hoặc thường được lập khi người mua có yêu cầu.
Người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể khác nhau vì vậy trong
trường hợp xảy ra rủi ro, người mua bảo hiểm phải ký hậu lên đơn bảo hiểm và
chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho người nhận bảo hiểm. Đối với giấy chứng

nhận bảo hiểm không thể chuyển nhượng, người được bảo hiểm phải nhờ người
mua bảo hiểm bồi thường thay cho mình, người được bảo hiểm có địi được bồi
thường hay khơng phụ thuộc rất lớn vào thiện chí của người mua bảo hiểm.
Nếu là chứng từ bảo hiểm lập theo L/C thì cần lưu ý một số điểm sau:
Nếu bảo hiểm do người mua chịu (CFR) thì L/C ghi “insurance covered by
buyer under policy No.... the shipper must notify...”, người bán phải kiểm tra xem
nội dung cần thơng báo là gì? có chấp nhận được không?
L/C quy định những điều kiện bảo hiểm là gì, ví dụ “I/P covering FPA claim
payable on (cơ quan nào) in (tiền tệ nào) one original to be filed at (ngân hàng nào)
Trừ khi L/C quy định khác, số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% trị giá CIP
hoặc 110% trị giá CIF.
Thường L/C yêu cầu xuất trình 3 bản gốc chứng nhận bảo hiểm. Nếu L/C
không quy định thì xuất trình 2 bản chính.
1.5. Chứng từ xuất xứ (Certificate of origin)
Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu, hoặc
do Phịng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy định. Tại
Việt Nam, loại chứng từ này do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

11


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

(VCCI) phát hành. Chứng nhận xuất xứ cũng rất quan trọng, vì cùng một mặt hàng
giống hệt nhau nhưng có nguồn gốc khác nhau thường có giá trị rất khác nhau.
Vai trị:
Chứng nhận xuất xứ có hai chức năng cơ bản: Tạo điều kiện cho hải quan
nước nhập khẩu vận dụng chính sách thuế vào việc tính thuế; bảo đảm phẩm chất

hàng hố, đặc biệt là hàng thổ sản, đặc sản.
Cách sử dụng trong thanh tốn quốc tế
Thơng thường giấy chứng nhận xuất xứ là cần thiết đối với bộ chứng từ xuất
trình trong các phương thức thanh toán, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ
L/C. Nếu là giấy chứng nhận xuất xứ lập theo L/C thì nên lưu ý một số điểm sau:
Nếu L/C quy định nơi xuất xứ thì giấy chứng nhận xuất xứ phải xác nhận
nơi xuất xứ đó.
Các dữ liệu như mơ tả hàng hố, số kiện,...phải phù hợp với các chứng từ
khác và quy định của L/C.
Thường L/C yêu cầu xuất trình 3 bản gốc. Nếu L/C khơng quy định thì xuất
trình 2 bản chính.
1.6. Vận đơn (Bill of Lading)
Vận đơn là một văn bản pháp lý do người vận chuyển cấp cho người gửi
hàng, nêu chi tiết về loại, số lượng và điểm đến của hàng hóa được chun chở.
Vận đơn cũng đóng vai trị như một biên lai gửi hàng khi người vận chuyển giao
hàng tại một điểm đến xác định trước. Tài liệu này phải đi kèm với các sản phẩm
được vận chuyển, bất kể hình thức vận chuyển nào và phải có chữ ký của đại diện
được ủy quyền từ người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng.
Một tờ vận đơn sẽ có 3 vai trị:
Biên nhận hàng hóa: Mục đích chủ yếu của vận đơn chính là một biên nhận
của người vận chuyển khi hàng được đưa lên tàu. Tờ giấy này được dùng như bằng

12


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

chứng chứng minh lơ hàng cho hải quan và bảo hiểm. Mặt khác, vận đơn cịn được

làm bằng chứng thương mại giúp hồn thành nghĩa vụ hợp đồng.
Giấy chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa: Người mua khi nhận hàng hóa từ
người vận chuyển, vận đơn sẽ có chức năng tương tự với quyền sở hữu hàng hóa.
Bằng chứng về hợp đồng chuyên chở: Vận tải hàng hóa từ phía người vận
chuyển tới người gửi hàng dược dùng làm bằng chứng hợp đồng vận chuyển. Bởi
thực tế, người vận chuyển đã nhận hàng. Đối với trường hợp này, vận đơn được
dùng giống với hợp đồng chuyên chở.
Cách sử dụng: Trong phương thức thanh tốn L/C, nếu khơng quy định, tốt
nhất là nộp đủ 3 bản gốc 3 bản copy.
1.7. Tờ khai hải quan (Custom declaration)
Tờ khai hải quan là văn bản mà chủ hàng (người xuất khẩu & người nhập
khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lơ hàng khi
tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu
Vai trị của tờ khai hải quan là cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản liên
quan đến các loại hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm thơng tin về sản phẩm, tên
hàng, mã hàng, số lượng, các loại giấy phép kèm theo cũng như các giấy tờ thông
tin về mã hiệu đơn hàng, mã số thuế,...
Cách sử dụng: Sau khi hàng cập cảng nhà nhập khẩu thì người nhập khẩu
hàng hoá phải tiến hành làm thủ tục khai báo hải quan và các thủ tục khác để nhận
hàng.
1.8. Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)
Giấy báo hàng đến là một trong những chứng từ quan trọng để đầu nhập
khẩu biết thông tin lơ hàng của mình đã cập cảng như thế nào và tồn bộ thơng tin
chi tiết hàng hóa đã cập cảng.
Giấy báo hàng đến cũng là chứng từ để người nhận hàng làm căn cứ lấy
hàng

13



Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Cách sử dụng: Khi có giấy thơng báo hàng tới, với lơ hàng hố vận chuyển
nguyên container thì đại lý hãng tàu hoặc bên vận tải sẽ đến hãng tàu vận chuyển
để làm các thủ tục cần thiết.
Trong trường hợp chủ lô hàng đến lấy lệnh giao hàng trực tiếp tại Hãng tàu
thì bên đại lý hoặc vận tải sẽ cấp giấy ủy quyền để chủ hàng làm các thủ tục Hải
quan.
Thời gian lấy được hàng hoá nhập về kho sẽ được chia thành 2 trường hợp
như sau:
Trường hợp hàng hóa nguyên Container: Thời gian lấy được hàng giao động
từ 6 đến 12 tiếng do quá trình nhập dữ liệu, thủ tục đổi lệnh tại cảng,…
Trường hợp hàng hoá là hàng lẻ: Thời gian hàng về kho khoảng 2 ngày do
thủ tục kéo container về kh và lấy hàng từ container.
Giấy thông báo hàng tới là chứng từ giúp khách hàng lấy được lệnh giao
hàng D/O. Khi đi lấy lệnh giao hàng thì các giấy tờ tùy thân gồm: giấy giới thiệu
(nếu được uỷ quyền lấy), căn cước công dân và vận đơn hàng hóa được nhập.

14


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

CHƯƠNG 2. THỰC TRANG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 TRÊN THẾ
GIỚI

2.1. Thực trạng
Thương mại quốc tế được thực hiện như một tổng thể các hoạt động được
chứng nhận với nhiều chức năng và đặc điểm khác nhau mà các thể chế về cơ bản
cách xa nhau và có hệ thống kinh tế khác nhau, có liên quan đến các giao dịch ngoại
hối và cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh khác nhau. Các chứng từ được
sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế khác nhau tùy theo quốc gia thực hiện
và theo luật thương mại quốc tế của các quốc gia này, các đặc điểm, vận chuyển và
giao hàng của sản phẩm được giao thương. Các tài liệu khác nhau được giới kinh
doanh sử dụng với cấu trúc thay đổi. Sự thay đổi được thể hiện qua các tài liệu giấy
được sử dụng liên quan đến quy định và thực hiện có thể dẫn đến các vấn đề giữa
các bên thương mại. Các chứng từ điện tử nhằm mục đích giảm thiểu những vấn
đề này gây ra bởi sự khác biệt, cũng như giảm chi phí giao dịch và rút ngắn thời
gian của chúng. Nó nhằm mục đích được sử dụng điện tử tất cả các tài liệu giấy
được sử dụng trong thương mại nước ngồi. Nó cũng mong muốn được giải quyết
các vấn đề phát sinh từ sự khác biệt trong các chứng từ điện tử được sử dụng trên
một hệ thống cửa sổ duy nhất (chứng từ vận tải, chứng từ lưu thông, chứng từ hợp
quy, chứng từ tài chính, chứng từ bảo hiểm và hóa đơn, v.v.). Tuy nhiên, hầu hết
các nghiên cứu trên thế giới đều tập trung vào việc tạo ra các thư từ điện tử của các
tài liệu giấy hiện có. Với khái niệm một cửa, nó nhằm mục đích đưa các tài liệu
điện tử này được tạo riêng biệt và tất cả các bên liên quan đến ngoại thương lại với
nhau và bằng phương tiện này để đảm bảo tính liên tục và phối hợp. Các văn bản
có chức năng khác nhau trong mơi trường giấy sẽ được quy định trong môi trường
vật lý của cơ quan phát hành và phải được gửi đến nơi sử dụng. Tuy nhiên, trong
thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhu cầu thiết yếu như vậy đã không cịn. Vì lý do

15


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế


Nhóm 11

này, tất cả các chức năng của tài liệu có thể được kết hợp và các bên có thể chạy
các quy trình bằng cách đặt chữ ký điện tử của họ theo thứ tự công việc vào các
thời điểm riêng biệt trên một tài liệu duy nhất được chỉnh sửa ở định dạng trang
web.
Các lợi ích của việc sử dụng chứng từ điện tử được phân loại là giảm chi
phí, giảm thời gian xử lý, loại bỏ sự khác biệt trong ứng dụng, tăng khả năng sử
dụng, giảm ảnh hưởng của yếu tố con người, tăng chi phí lưu trữ, ghi chép kinh tế,
ngăn ngừa gian lận, loại bỏ các phương thức thanh toán phức tạp, giảm số lượng
chứng từ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin thương mại, tăng khối
lượng thương mại, chi phí có thể đốn trước và khơng cịn vấn đề khác biệt về ngơn
ngữ. Điều quan trọng nhất trong số này là loại bỏ các phương thức thanh toán phức
tạp và giảm số lượng chứng từ.
2.1.1. Loại bỏ các phương thức thanh toán phức tạp
Những giao dịch dựa trên giấy tờ từ các hình thức thanh toán được sử dụng
trong thương mại quốc tế tương đối phức tạp. Việc sử dụng các chứng từ điện tử
trên nền web sẽ đơn giản hóa sự phức tạp của các phương thức thanh tốn này.
Thậm chí, một số hình thức thanh tốn sẽ hồn tồn biến mất. Phương thức thanh
toán BPO - Bank Payment Obligation mới bắt đầu được sử dụng ngày nay có thể
là một ví dụ về điều này. BPO (Bank Payment Obligation) hay “Nghĩa vụ thanh
toán ngân hàng” là một cam kết độc lập và không hủy ngang của một ngân hàng
(gọi là Ngân hàng có nghĩa vụ BPO - Obligor Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam
kết thanh tốn có kỳ hạn và thực hiện thanh toán khi đáo hạn một số tiền đã được
xác định cho một ngân hàng khác (gọi là Ngân hàng tiếp nhận BPO - Recipient
Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu theo các quy tắc thống nhất
tồn cầu về BPO của Phịng Thương mại Quốc tế (ICC). Phương thức thanh toán
BPO được thiết kế để bổ sung cho các phương thức hiện có đang được sử dụng.
BPO giảm thiểu rủi ro và đảm bảo thanh toán. Mặc dù các phương pháp thay thế


16


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

đã được tìm thấy cho thư tín dụng, nhưng chúng khơng thể đạt được đủ hiệu quả vì
các phương pháp này khơng mang tính chất bao trùm cho tất cả các bên trong
thương mại và các tài liệu cổ điển hoặc thư tín điện tử hơn nữa phải được lưu hành
cho các bên. Để có thể thực hiện thương mại quốc tế thơng qua các chứng từ điện
tử thương mại được gửi qua Internet, các phương thức thanh tốn quốc tế hiện có
cũng cần được đơn giản hóa và thích ứng với mơi trường điện tử. Không cần thiết
phải chuyển nhiều thủ tục chi tiết phát sinh khó khăn từ hoạt động kinh doanh trên
giấy sang trung tâm điện tử. Sẽ là thích hợp khi các tiêu chuẩn đơn lẻ sẽ thay thế
các tiêu chuẩn giao dịch đơn giản hơn và thậm chí nếu có thể, tất cả các phương
thức thanh tốn cổ điển đều được sử dụng trong môi trường điện tử.
2.1.2. Giảm số lượng chứng từ

Ít nhất 30 chứng từ được tạo ra để thực hiện một giao dịch thương mại quốc
tế. Sẽ có thể kết hợp các chức năng của tài liệu được sử dụng cùng với sự phát triển
của các ứng dụng tài liệu điện tử. Trong trường hợp này, người ta mong đợi rằng
việc tích hợp tài liệu sẽ dần phát triển theo hướng một tài liệu duy nhất. Các hiệp
định quốc tế và các khoản đầu tư lớn cần được thực hiện để thiết lập một hệ thống
chung mà tất cả các định chế và tổ chức thương mại quốc tế sẽ là thành viên. Một
số chứng chỉ điện tử có hiệu lực ở một số quốc gia.

Hình 1.So sánh lợi nhuận của các quốc gia sử dụng chứng từ điện tử

17



Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Tuy nhiên, đây cũng là một thiếu sót lớn. Các tài liệu hoặc chứng chỉ điện
tử phải có các tiêu chuẩn có thể có giá trị ở tất cả các quốc gia. Đặc biệt là những
lợi ích mà các nước Viễn Đơng có được khi sử dụng chứng từ điện tử có thể kể đến
là giảm số lượng chứng từ, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho mỗi giao dịch.
Singapore đi đầu trong lĩnh vực sử dụng tài liệu điện tử đã chứng minh rằng
lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng tài liệu điện tử là tiết kiệm thời gian. Có
những hệ thống một cửa sổ, tài liệu khơng cần giấy tờ hoặc thử tài liệu điện tử ở
một số quốc gia trên thế giới. Theo các nghiên cứu được thực hiện trong số những
người bắt đầu sử dụng tài liệu điện tử giữa các quốc gia, số lượng tài liệu bị thiếu
là khác nhau. Gruzia nằm trong số các quốc gia đi đầu trong việc giảm số lượng
chứng từ. Trong khi sắp xếp khoảng 15 chứng từ khác nhau, quốc gia này đã giảm
số lượng tài liệu này xuống còn 11 chứng từ từ năm 2006 đến năm 2014 và 4 chứng
từ cùng với sự gia tăng về điện tử. Các quốc gia như Kyrgyzstan và Thái Lan cũng
nằm trong số các quốc gia bắt đầu giảm số lượng chứng từ nhanh chóng cùng với
việc chuyển đổi sang chứng từ điện tử. Thông tin về giá trị số liên quan đến số
lượng chứng từ còn thiếu của các quốc gia bắt đầu sử dụng chứng từ điện tử giữa
các quốc gia được thể hiện trong Hình 1. Giảm số lượng các tài liệu cần thiết để
hoàn thành một giao dịch thương mại quốc tế giúp đơn giản hóa. Những lợi ích
quan trọng nhất của việc đơn giản hóa là giảm thời gian và chi phí giao dịch. Do
đó, sự sụt giảm này có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
2.1.3. Khó khăn và thách thức của hội nhập trong thời kỳ CMCN 4.0
Tích hợp tất cả các chứng từ trước hết cần tích hợp tất cả các bên tham gia
giao dịch thương mại quốc tế trên một nền tảng duy nhất. Nhưng rất khó để thiết
lập một sự liên kết quốc tế giữa các bên này vì một số lượng lớn các chủ thể từ các

quốc gia khác nhau tham gia vào quá trình kinh doanh của các giao dịch thương
mại quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần có sự tin cậy và quen thuộc đã được xây dựng
đối với các tài liệu giấy qua nhiều năm. Rất khó để loại bỏ sự phụ thuộc này vì các
18


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

tiêu chuẩn quốc tế về thương mại không giấy tờ vẫn chưa được xác định đầy đủ.
Có sự khác biệt giữa các quy trình kinh doanh dựa trên giấy tờ và các quy trình
kinh doanh được thực hiện với các tài liệu không giấy tờ.
2.2. Nguyên nhân
Thời gian và chi phí xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu là
tương đối cao, gây những cản trở nhất định trong quá trình giao dịch thương
mại
Theo kết quả khảo sát của Tổ công tác liên ngành về Chỉ số giao dịch thương
mại qua biên giới năm 2020, tổng thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương
mại qua biên giới (bao gồm thời gian thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu và thời gian
chuẩn bị hồ sơ) đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 38,4 giờ.
Tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng
xuất khẩu năm 2020 là 338 USD, đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 313,17
USD.
Từ những con số biết nói này, có thể thấy các doanh nghiệp đang phải đối
mặt với những chi phí và nguồn lực “khổng lồ’’ cho một lơ hàng khi xuất/ nhập
khẩu. Xuất phát từ nguyên nhân ấy, việc giảm số lượng chứng từ, thủ tục là vô cùng
cần thiết.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân quan trọng
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục thương

mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc điện tử hóa các
chứng từ như: các chứng từ kiểm tra chuyên ngành được gửi qua Hệ thống Một cửa
quốc gia, áp dụng C/O điện tử…
Các doanh nghiệp cho biết việc nộp chứng từ điện tử thay thế chứng từ giấy
đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ cũng như thực
hiện thủ tục thơng quan như: chi phí in ấn hồ sơ, thời gian và chi phí đi lại của nhân
viên làm thủ tục.

19


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện mơi trường
kinh doanh đối với chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới với mục tiêu đến
năm 2021 tăng từ 10-15 bậc, nhiều chính sách về việc loại bỏ các chứng từ không
cần thiết được đưa ra. Đây cũng là một động thái tích cực, có tác động rõ rệt tới
q trình sử dụng các chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế của các doanh
nghiệp trong nước.
Gian lận và giả mạo chứng từ là một trong những nguyên nhân làm
phát sinh rủi ro và tranh chấp trong thanh toán quốc tế.
Khi các bên sử dụng các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu
hay L/C thì hiện tượng giả mạo giấy tờ, có những hành vi lừa đảo là dễ thấy. Đặc
biệt, hiện tượng này phát sinh nhiều nhất là trong phương thức thanh toán bằng L/C
xuất phát từ đặc điểm của phương thức thanh toán này. Tuy nhiên, vấn đề gian lận,
lừa đảo và giả mạo chứng từ lại hoàn toàn chưa được quy định trong UCP600 của
ICC. Cũng có thể hiểu quan điểm của ICC là các quy tắc của họ ban hành chỉ nhằm
điều chỉnh các chứng từ được thiết lập trên cơ sở các giao dịch là trung thực, là

minh bạch, là thật, nên họ bỏ ngỏ vấn đề này cho luật địa phương giải quyết. Tuy
nhiên, hơn 170 nước trong đó có Việt Nam sử dụng phương thức thanh toán quốc
tế bằng L/C đều khơng có luật riêng bàn về vấn đề này.
Ngun nhân gây ra việc chứng từ bị làm giả có thể kể tới như khoảng cách địa lý,
khе hở рháр lý сủа сáс điều khоản tố tụng hay cơ сhế hоạt động сơ bản сủа L/С:
hоàn tоàn trên сơ sở сhứng từ…
Сáс bên thаm giа vàо hоạt động muа bán hàng hóа quốс tế đến từ сáс quốс
giа kháс nhаu, và thường giữа họ сó khоảng сáсh rất lớn về mặt địа lý. Thời giаn
để vận сhuуển hàng hóа từ người bán đến đượс với người muа thường diễn rа sаu
thời điểm thаnh tоán. Những người thiếu trung thựс сhо rằng họ hоàn tоàn сó đủ
thời giаn để thu gоm, tạо rа một bộ сhứng từ giả mạо để уêu сầu thаnh tоán và sаu
đó tẩu tán trướс khi tàu сậр bến quốс giа người nhậр khẩu.

20


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

Dù сhо những tổn thất lớn đã và đаng diễn rа trоng hоạt động muа bán quốс
tế, nhưng сáс quốс giа vẫn сhưа đạt đượс sự đồng thuận quốс tế сhung nàо quу
định, hướng dẫn vấn đề nàу. Ngау сả khi trаnh сhấр đã đượс хáс lậр, thì người
muа và ngân hàng ở nhiều quốс giа сũng lúng túng khơng biết рhải làm gì, áр dụng
điều luật nàо vì luật quốс tế hау luật quốс giа đều khơng сó hướng dẫn сụ thể để
giải quуết vấn đề trên.
Hơn nữа сáс nạn nhân trоng những vụ lừа đảо đơi khi сũng khơng nỗ lựс
địi lấу сơng bằng сhо сhính mình bởi lẽ сhi рhí liên quаn сó khi сịn lớn hơn сả
tổn thất mà họ рhải сhịu; hоặс nhiều сông tу сhо rằng việс kiện tụng sẽ làm ảnh
hưởng đến thаnh dаnh сông tу họ.

Việс thаnh tоán hау сhấр nhận thаnh tоán L/С сủа ngân hàng hоàn tоàn trên
сơ sở сhứng từ хuất trình сó рhù hợр hау không. Mối quаn hệ hợр đồng giữа ngân
hàng рhát hành và người thụ hưởng L/С hоàn tоàn độс lậр với сáс mối quаn hệ hợр
đồng сơ sở để tạо nên L/С ấу dù сhо сhúng đượс dẫn сhiếu đến trоng L/С. Vì vậу,
khi người thụ hưởng хuất trình сhứng từ mà thỏа mãn сáс уêu сầu đặt rа trоng L/С
và сáс quу định сủа UСР đượс dẫn сhiếu thì ngân hàng сó nghĩа vụ thаnh tоán сhо
L/С nói trên.

21


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 TẠI VIỆT
NAM
3.1. Thực trạng từ phía doanh nghiệp
Việc sử dụng các loại chứng từ giấy trong giao nhận và thanh toán hợp đồng
đã trở thành thói quen của các DN Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây, với sự
phát triển của công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đã có sự thay
đổi lớn trong quản lý và trao đổi chứng từ trong giao dịch thương mại quốc tế. Sử
dụng chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế đã khơng cịn xa lạ với các doanh
nghiệp trong nước, thậm chí việc này cịn trở thành một trong những phương thức
trao đổi thông tin được ưu tiên sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch TMQT nhờ
những ưu điểm mà nó mang lại. Trong khảo sát của Tạp chí cơng thương năm 2020
với tổng số 300 phiếu trả lời đến từ 300 doanh nghiệp khác nhau hoạt động trên
lĩnh vực kinh doanh thương mại có mạng lưới chi nhánh tại Hải Phịng, theo đó
trong tổng số 300 phiếu trả lời:

3.1.1. Thái độ về việc chuyển đổi sử dụng chứng từ điện tử
Theo khảo sát của Tạp chí cơng thương năm 2020, trong tổng số 300 phiếu
trả lời, có 228 phiếu ủng hộ - chiếm 76%; 63 phiếu trung lập - chiếm 21%. Số phiếu
ủng hộ và trung lập chiếm đại đa số cho thấy, việc sử dụng chứng từ điện tử thay
thế chứng từ giấy trong hoạt động xuất nhập khẩu là phù hợp với mong muốn của
phần lớn các doanh nghiệp. Theo khảo sát, vẫn còn 3% doanh nghiệp trong tổng số
phiếu trả lời phản đối thay thế, nhưng khi được hỏi, cả 3% này doanh nghiệp đều
có sử dụng chứng từ điện tử, 4 doanh nghiệp trong số này còn sử dụng một cách
thường xuyên.

22


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

3%

21%

Ủng hộ
Trung lập
Phản đối
76%

Biểu đồ 1. Thái độ về việc thay thế chứng từ giấy bằng chứng từ điện tử
3.1.2. Mức độ sử dụng
Tất cả các doanh nghiệp tham gia trả lời đều có sử dụng chứng từ điện tử.
Chỉ 40 doanh nghiệp cho biết ít dùng, trong khi có đến 195 và 65 đơn vị lần lượt

trả lời là sử dụng thường xuyên và sử dụng hàng ngày - gấp 6,4 lần. Điều này chứng
minh chứng từ điện tử thực sự được sử dụng phổ biến trong hoạt động thường nhật
của các DN.
0%
13%

22%

Hằng ngày
Thường xun
Ít dùng
Khơng dùng

65%

Biểu đồ 2. Mức độ sử dụng chứng từ điện tử

23


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

3.1.3. Tiềm nặng mở rộng nhận thức và triển khai diện rộng cho các doanh
nghiệp

13%
1 loại
2 - 3 loại

53%

34%

Trên 3 loại

Biểu đồ 3. Số loại chứng từ điện tử đang sử dụng
Theo trả lời khảo sát của các doanh nghiệp, có 53% số được hỏi cho biết đã
phát hành hoặc có tiếp xúc từ 4 loại chứng từ điện tử trở lên trong quá trình thực
hiện hoạt động. Số đơn vị sử dụng từ 2 - 3 loại chứng từ điện tử đứng thứ hai với
34%. Số đơn vị sử dụng duy nhất một loại chiếm 13%. Các loại chứng từ điện tử
được DN chọn nhiều nhất là tờ khai hải quan, hợp đồng và hóa đơn thương mại.

12%
Thêm

Khơng thêm
88%

Biểu đồ 4. Mong muốn sử dụng thêm các loại chứng từ điện tử

24


Tiểu luận Thanh tốn Quốc tế

Nhóm 11

3.1.4. Mức độ hiệu quả sử dụng chứng từ điện tử hiện tại theo đánh giá của
doanh nghiệp

Từ câu hỏi này trong khảo sát, tác giả không chỉ sử dụng để đánh giá hiệu
quả do chứng từ điện tử mang lại mà còn giúp kiểm chứng sự phù hợp với những
kết quả thu được từ các câu hỏi trước
Về mức độ hiệu quả, gần 80% phiếu cho biết việc sử dụng các chứng từ này
là hiệu quả, 16% DN đánh giá là rất hiệu quả; 4% DN cho rằng hiệu quả còn thấp
và chỉ 1% DN đánh giá là không hiệu quả. Những số liệu này cho thấy thái độ tích
cực của phần lớn đơn vị trả lời khảo sát, chính điều này sẽ giúp củng cố khả năng
mở rộng triển khai chứng từ điện tử ở trên.

16%
Tiết kiệm thời gian
Tiết kiệm nhân lực

14%

Tiết kiệm chi phí
7%

63%

An tồn, thuận tiện

Biểu đồ 5. Hiệu quả lớn nhất của chứng từ điện tử
Từ biểu đồ trên có thể thấy được, tiết kiệm thời gian là lợi ích hàng đầu trong
4 lợi ích chính của chứng từ điện tử với 63.6% doanh nghiệp chọn lựa - gấp khoảng
4 lần so với các lợi ích khác như an tồn hay tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, chỉ có
6.7% DN coi tiết kiệm nhân lực là hiệu quả lớn nhất mà họ nhận được. Trong thực
tế, hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển (phương thức chính trong hoạt động
TMQT) chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời gian. Sự chậm trễ trong giao - nhận


25


×