Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích vai trò đất đai trong phát triển xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.99 KB, 16 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Bất động sản & Kinh tế tài nguyên

KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT
ĐAI
Phân tích vai trò đất đai trong phát triển xã hội? Rút ra ý nghĩa kinh tế đặt ra
từng khía cạnh của các vai trị đó? Liên hệ thực tế vai trị đất đai đối với phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

M ụ c lụ c
I.
II.
III.

Khái niệm về đất đai………………………………………………………
Đặc điểm của đất đai……………………………………………………
Vai trò của đất đai đối với xã hội, ý nghĩa kinh tế của đất đai và vai trò
của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.………..
1. Vai trò của đất đai đối với hoạt động kinh tế - xã hội nói
chung………………………………………………………
2. Vai trị của đất đai đối với hoạt động khai thác trực tiếp các
yếu tố từ đất đai……………………………………………
2.1. Cơng nghiệp khai khống………………………
2.2. Du lịch…………………………………………
3. Vai trị đặc biệt của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp…
4. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất………………………….


5.Vai trò đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ
khi có Luật đất đai……………………………………………………..
IV.



Bình luận về vai trị của đất đai trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai
2013. ……………………………………………………………………


Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Tr ọng
khẳng định: “đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là t ư li ệu s ản xu ất c ơ
bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và ngu ồn
lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà n ước đại diện ch ủ
sở hữu và thống nhất quản lý”.
I. Khái niệm về đất đai:
- Đối với nền sản xuất, đất đai là điều kiện vật chất mà bất kỳ hoạt đ ộng
nào cũng cần tới. Trong suốt quá trình phát triển của xã h ội tất c ả các kỹ
thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền t ảng c ơ
bản là sử dụng đất đai.
- Nếu để nói về khái niệm phổ biến nhất về đất đai thì Hội nghị quốc tế
về Mơi trường ở Rio de Janeiro, Brazil, 1993 đã đưa ra đ ịnh nghĩa nh ư sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó nh ư: khí
hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp tr ầm tích sát
bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn đ ộng
thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu
thoát nước, đường sá, nhà cửa...)”.
- Riêng dưới góc độ pháp lý, tinh thần chung của Luật đất đai đã kh ẳng
định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là t ư liệu sản xu ất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là đ ịa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phịng”.
II. Đặc điểm của đất đai

Thứ nhất, đất đai có tính cố định, khơng thể di chuy ển cũng khơng th ể s ản
sinh ra thêm (có hạn). Vì thế, ở những khu vực khác nhau, đi ển hình nh ư
đô thị và vùng nông thôn, đất đai sẽ chênh lệch về giá trị; hoặc ch ịu tác
động từ các yếu tố hạ tầng, kinh tế, dân cư,...
Thứ hai, đất đai là loại tài sản khơng bị hao mịn theo th ời gian, có giá tr ị
tăng dần về lâu dài. Do dân số ngày càng tăng mà quỹ đ ất khơng thay đ ổi.
Thứ ba, đất đai có tính phong phú trong tính chất, m ục đích s ử d ụng. Ở
những vùng địa lý khác nhau, đất đai sẽ có đặc tr ưng riêng và thích h ợp cho
một số hoạt động kinh tế, sản xuất nhất định. Ví dụ trong nơng nghi ệp, có
nơi đất sẽ phù hợp để trồng cây công nghiệp, cây lâu năm,... nh ưng có vùng
chỉ hợp để trồng cây hoa màu, cây ngắn ngày,...
Thứ tư, đất đai là tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con ng ười.
Nguyên lý là con người tác động vào đất đai để tạo ra sản ph ẩm ph ục v ụ


cho nhu cầu sống. Dù tác động trực tiếp hay gián tiếp cũng đều tạo ra s ự
thay đổi tính chất của đất đai theo nhu cầu sử dụng. Nền kinh t ế càng phát
triển, mối quan hệ đất đai cũng đa dạng và phong phú h ơn thông qua mua
bán, chuyển nhượng, trao đổi,... quyền sử dụng đất. Đất đai đang dần tr ở
thành một loại hàng hóa vơ cùng đặc biệt của nền kinh tế hiện đại.
III. Vai trò của đất đai đối với xã hội - ý nghĩa kinh tế của đất đai qua
các khía cạnh và thực tiễn vai trò của đất đai với kinh tế - xã h ội tại
Việt Nam.
1. Đối với hoạt động kinh tế xã hội nói chung:
Vốn có nguồn gốc từ tự nhiên, thơng qua q trình tác đ ộng của con ng ười,
đất đai dần được cải tạo và đóng góp vào các sản phẩm của xã h ội. Đ ối v ới
mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên quý báu, là c ơ s ở đ ể v ạn v ật sinh
trưởng, làm nền tảng cho sự tồn tại, phát triển. Nó là đ ịa bàn v ị trí và
khơng gian để con người diễn ra các hoạt động, kinh tế xã hội.
Trên thực tiễn, căn cứ vào diện tích (bề mặt) để bố trí những hoạt động

kinh tế xã hội cho hợp lý và dựa vào các hoạt động kinh tế - xã hội để lựa
chọn vị trí phù hợp. Vì đóng vị trí mặt bằng, không gian nên nhu cầu địa
bàn tăng lên ở những vùng có tăng trưởng và phát triển kinh tế xã h ội.
Các vấn đề đặt ra:
Xu hướng thị trường đất đai ngày nay: Áp lực vai trò đất đai ngày càng l ớn
khi dân số ngày càng tăng. Con người ngày càng gia tăng về s ố l ượng gây
nên áp lực lớn đến đất đai. Diện tích đất đai khơng tăng, th ậm chí ngày
càng thu hẹp thì dân số ngày càng tăng. Nhu cầu của con người ngày càng
tăng, nhu cầu về tiêu dùng, thực phẩm, phương tiện vận tải, nhu cầu v ề
năng lượng đã dẫn đến diện tích đất để sản xuất và ở, ph ục v ụ nh ững nhu
cầu này ngày càng tăng, và 1 lần nữa áp lực v ề di ện tích đ ất đai gia tăng. Ở
nước ta, do dân số tăng nhanh, đất nơng nghiệp bình qn đ ầu người gi ảm
nên dù năng suất lúa có tăng nhanh, bình quân lương th ực đầu ng ười v ẫn
tăng chậm. đặt ra vấn đề về công tác quản lý thông tin sử dụng đất chưa
minh bạch, thông suốt. Truyền thông chính sách đất đai cịn hạn chế, như
thơng tin quy hoạch chậm trễ, thơng tin các cơng cụ chính sách khơng rõ
ràng, có nơi thơng tin sử dụng đất khơng được công khai và minh bạch,
nhất là giải quyết bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi Nhà n ước
thu hồi đất, gây phát sinh nhiều hệ lụy. Thông tin về các lĩnh v ực, ngành
liên quan đến sử dụng đất khơng nhất qn, phân tích chính sách ch ưa t ốt
để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong các
lĩnh vực có liên quan đến đất đai, như phát triển công nghi ệp, nông
nghiệp, thị trường bất động sản, nhà ở,... Nếu phân tích tốt chính sách sẽ
có những chính sách, giải pháp hợp lý, kịp thời để tăng hiệu quả trong s ử


dụng đất đai.
Liên hệ thực tiễn:
Trên thực tiễn, tại Việt Nam khu vực nào phát triển kinh tế xã hội sẽ
khiến cho nhu cầu đất đai tăng lên, dẫn đến hiện tượng sốt đất, sốt bất

động sản, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Ngoài ra, người dân tại
các thành phố lớn không được bảo đảm về chỗ ở cũng là một y ếu tố ảnh
hưởng đến an sinh xã hội và phát triển kinh tế, đồng th ời khiến đơ th ị
“nhếch nhác”, phân hóa giàu - nghèo ngày càng lớn.
Từ thực tiễn nước ta, cần đổi mới cơng cụ chính sách tài chính đất đai phù
hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hài hòa
phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực, đặc thù của các vùng,
miền, bảo đảm công bằng xã hội về tiếp cận đất đai và chia sẻ h ợp lý l ợi
ích từ sử dụng đất, tránh để rơi vào một số nhà đầu cơ, đ ồng th ời làm tăng
hiệu quả sử dụng đất. Điều tiết giá trị tăng thêm từ đất, hài hịa l ợi ích
giữa người sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư. Cần quy định m ục đích
thu hồi quyền sử dụng đất minh bạch, rõ ràng vì phát triển kinh tế - xã h ội
khu vực công hay vì lợi ích quốc gia. Bổ sung việc thu h ồi đất phát tri ển
kinh tế - xã hội thông qua cơ chế Nhà nước thu h ồi đất theo quy ho ạch, k ế
hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá quy ền s ử d ụng
đất (bao gồm cả vùng phụ cận mà Nhà nước đã đầu t ư phát tri ển h ạ t ầng
xã hội, hạ tầng kỹ thuật).

2. Đối với các hoạt động khai khoáng trực tiếp y ếu t ố t ừ đất đai
2.1. Cơng nghiệp khai khống:Trong ngành cơng nghiệp khai khống,
ngồi vai trị cơ sở khơng gian , đất đai còn là kho tàng cung c ấp s ố nguyên
liệu khoáng sản quý giá cho con người. Quá trình sản xuất và chất l ượng
sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng đất.
Liên hệ thực tiễn
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài ngun khống sản đa dạng, phong phú
với gần 5.000 mỏ và điểm quảng của khoảng 60 loại khoáng sản khác
nhau. 9 tháng năm 2018, tổng lượng than xuất khẩu của cả n ước là 1,79
triệu tấn, tăng 17,5%, đạt 244,04 triệu USD, tăng 18,1% so v ới cùng kỳ.
Cũng như tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản là tài sản, là điều kiện và
nguồn lực rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đ ất kỳ qu ốc gia nào

trên thế giới. Vì vậy, đối với Việt Nam, một nước đang trong th ời kỳ phát
triển, nguồn tài nguyên đất đai và tài ngun khống sản tại có vai trị r ất
lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.


Cải cách hành chính, tăng cường vai trị, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước trong quản lý, sử dụng đất đai. Tăng cường năng lực nhóm cơng cụ tổ
chức trong thực hiện chính sách. Cần thiết bổ sung quy định quyền của
Nhà nước, như quyền quản lý, khai thác và sử dụng khoảng khơng; phần
ngầm, chiều sâu trong lịng đất.
2.2 Ngành du lịch: Chủ yếu khai thác các đặc tính sinh thái của đất đai
thơng qua khí hậu thời tiết và các yếu tố về mặt cảnh quan, đất đai có
chức năng là cơ sở khơng gian và vị trí để hồn thiện q trình lao đ ộng.
Q trình sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không phụ thuộc vào đ ặc
điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính ch ất t ự
nhiên có trong đất.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở thiên nhiên của quá trình
sản xuất. Con người cũng ngày càng sử dụng đất đai v ới nhi ều m ục đích
khác nhau, ngồi cư trú xây dựng sản xuất, giao thông đ ương v ấn, mà còn
phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Ví dụ 1 khu đất có v ị
trí địa hình đẹp thuận lợi cho du lịch người ta có th ể xây d ựng ở đó nh ững
khu nghỉ dưỡng, bãi tắm, resort, khu vui chơi giải trí...trong tr ường h ợp
này đất đai là có lợi ích kinh tế rất lớn đối với ch ủ th ể sở h ữu nó.
Vấn đề đặt ra: Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển và đơ thị hóa cũng làm mất
rất nhiều đất nông nghiệp. Đây là một nhu cầu tự nhiên của quá trình phát triển.
Nhưng nếu có tầm nhìn thì vẫn có thể giữ được đất nông nghiệp mà không ảnh
hưởng đến phát triển đô thị. Đó là việc đưa các đơ thị lên vùng đồi gị và phát
triển đơ thị theo chiều cao chứ khơng theo chiều rộng. Chẳng hạn như thủ đô Hà
Nội với 8.5 triệu dân và trong tương lai là 10 triệu năm 2025, nếu phát triển theo
chiều cao thì sẽ tiết kiệm nhiều được quỹ đất. Kinh nghiệm của các đô thị lớn

trên thế giới như Hồng Kông New York, Tokyo, Thượng Hải... diện tích thì ít
nhưng có rất nhiều người sinh sống và làm việc. Đó là những nơi này xây dựng
các tòa nhà lớn và cao - trên dưới 30 tầng, không cho phép xây nhà dưới 20 tầng
Hà Nội hiện vẫn lãng phí tài nguyên đất khi xây nhà của thấp, các khu đô thị
mới chỉ xây trên dưới 20 tầng nhưng lại dành một phần cho xây cái gọi là “ biệt
thự thấp tầng”. Trong khi diện tích đất ở trung bình của người dân thu hẹp lại
vậy tại sao không nâng chiều cao các ngôi nhà lên 30 tầng hay 40 tầng để thêm
chỗ cho hàng nghìn người khác, mà khơng phải lấy ruộng xây nhà
Liên hệ thực tiễn:
Ngày nay với sự phát triển của xã hội lồi người, giá tr ị đóng góp c ủa các
ngành dịch vụ vào GDP mỗi nước ngày càng tăng và chính vị trí quan tr ọng
khơng thể thiếu đối với mỗi nước, điều đó gây áp lực về c ường độ s ử
dụng đất. Thực tế giá đất ở các khu kinh doanh dịch vụ bao gi ờ cũng cao
hơn giá đất nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta. Theo những nghiên c ứu
cho thấy đất nông nghiệp thì chỉ cần khoảng 3-5 lao động, nh ưng 1 ha đất
sử dụng cho mục đích phi nơng nghiệp thì có thể huy đ ộng hàng trăm lao


động.
Phát triển và đơ thị hóa cũng làm mất rất nhiều đất nông nghiệp
Giải Pháp
Như vậy, với đất dịch vụ thi có thể giải quyết cơ bản vấn đề việc làm. Để
thực hiện đúng vai trò của đất đai nhà nước phải có quy hoạch sử dụng
đất cụ thể đối với từng vùng việc làm Để tránh lãng phí đ ất nhà n ước cần
cân đối quỹ đất dành cho các ngành. Phải có quỹ đất ưu tiên phát tri ển
công nghiệp, dịch vụ nhưng không làm ảnh hưởng đến đất nơng nghiệp, ví
dụ, đối với miền núi khuyến khích chuy ển đất nông nghiệp sang sản xuất
công nghiệp, dịch vụ, nơi mà điều kiện sản xuất nông nghiệp bấp bênh,
gắn với việc đầu tư hạ tầng cho vùng này, đào tạo nguồn nhân lực, bố trí
lại dân cư để đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của vùng

đặc biệt khó khăn và vùng miền núi. Mặt khác, Chính phủ cần đ ầu t ư
nghiên cứu, phát triển đường sá, điện, cơ sở hạ tầng tại nh ững khu v ực
đất cẩn, đồi núi, hiện ở chưa có đường giao thơng, để kéo các nhà đầu t ư
đến, tránh việc để các nhà đầu tư chỉ chọn những nơi ven quốc l ộ, thu ận
tiện cho giao thông.
3. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Đất đai tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy vậy, đ ối v ới
từng ngành cụ thể thì đất đai có những vai trị cụ th ể khác nhau. Riêng v ới
sản xuất nông nghiệp thì đất đai có vai trị đặc biệt quan trọng. Nơng
nghiệp là q trình sản xuất dựa nhiều vào yếu tố tự nhiên, do nh ững quy
luật vận động của tự nhiên tạo nên. Đất đai không chỉ là chỗ đ ứng, ch ỗ t ựa
của lao động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua
sự phát triển của sản xuất trồng trọt và cung cấp thức ăn cho gia súc. Do
đó, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp mà
khơng gì có thể thay thế. Khơng có đất đai, không th ể tiến hành s ản xu ất
kinh doanh thơng nghiệp vì đất đai vừa là đối t ượng lao đ ộng, v ừa là t ư
liệu lao động.
Đất đai là đối tượng lao động: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,
con người với kinh nghiệm, khả thăng lao động và các ph ương pháp canh
tác khác nhau như: thâm canh, tăng vụ... tác động vào đất đai, làm thay đổi
chất lượng đất đai nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi phù h ợp v ới
từng mục đích sử dụng như đất trồng lửa, đất trồng cây lâu năm, đất
trồng hoa màu, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sinh.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt: Trong q trình lao động nơng
nghiệp, con người đã sử dụng yếu tố đất đai như là một t ư liệu lao động
không thể thiếu được. Đất đai là điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi


cung cấp các chất dinh dưỡng, các yếu tố lý học, hố học, sinh v ật và các
tính chất khác để cây trồng, vật ni có thể sinh trưởng và phát triển.

- Vấn đề đặt ra:
Việc sử dụng đất đai phải ưu tiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
đầu tiên. Sự thay đổi vị trí của ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế đang
đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý. Cùng với sự phát tri ển của
nền kinh tế, nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp cũng tăng cao theo d ẫn
tới việc đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp để thay vào đó là các khu
công nghiệp, các sân golf, các khu chung cư... gây ảnh h ưởng đến ho ạt
động sản xuất nơng nghiệp.
Bên cạnh đó, chất lượng đất nơng nghiệp cũng đang bị uy hiếp c ủa các
hiện tượng xói mịn do mất rừng đầu nguồn hay đất nhiễm m ặn, nhiễm
phèn ở các khu vực cửa sông, cửa biển... do hiện t ượng n ước bi ển dâng cao
hay là ô nhiễm đất, ô nhiễm các mạch nước ngầm do hoạt động sinh ho ạt,
sản xuất, kinh doanh của con người gây ra những tổn thương lâu dài ho ặc
vĩnh viễn cho đất đai. Trong khi đó, nhu cầu đ ối v ới g ỗ t ự nhiên và các s ản
phẩm lâm nghiệp đang thu hẹp diện tích rừng đặc dụng, r ừng phòng h ộ,
vùng cây lâu năm đang gây những tác động xấu tới cả diện tích và ch ất
lượng của đất nông nghiệp.
Liên hệ thực tiễn:
Việt Nam hiện nay có trên 99 triệu dân đứng thứ 15 th ế gi ới là một th ị
trường có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp. Theo th ống
kê kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục, trên 48,6 tỷ USD.
Có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6
mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau qu ả,
hạt điều, gạo, cao su) và thường xuyên duy trì trong tốp đầu các quốc gia
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nhu cầu thực tế còn cao hơn thế rất nhiều và không ngừng tăng
lên qua từng năm, từng giai đoạn phát triển. Điều này cho th ấy nhu c ầu
sản xuất nông nghiệp là rất lớn, kéo theo đó là nhu cầu s ử dụng đất trong
nơng nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng việc s ử dụng đất nông
nghiệp hiện nay chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc nông

dân trồng trọt, chăn nuôi không theo quy hoạch vùng quy hoạch ngành
mang tính tự phát cao đang gây ra lãng phí tài nguyên đất.
Giải Pháp:
Cần tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất được linh hoạt chuy ển đ ổi
cơ cấu cây trồng trên quỹ đất trồng lúa theo thị trường nhưng khơng làm
thay đổi địa hình, kết cấu đất, làm thối hóa, ơ nhiễm đất đ ể có th ể
chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết. Quy định tiêu chí đánh giá hi ệu
quả kinh tế, xã hội, mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các


dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án có chuyển đổi mục đích s ử d ụng đất
lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, dự án sử dụng đất do các c ơ quan,
đơn vị của Nhà nước đang sử dụng, dự án lấn bi ển. Sửa đ ổi, bổ sung theo
hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi chuy ển m ục đích s ử d ụng
đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang m ục đích khác,
gắn với cơ chế để kiểm soát chặt chẽ. “Việc sửa đổi Luật Đất đai ph ải v ừa
kịp thời xử lý những vướng mắc đang đặt ra vừa bảo đảm hệ thống pháp
luật về đất đai có tính dự báo, có tầm nhìn dài h ạn đ ể nâng cao hiệu qu ả
quản lý, sử dụng, phát huy tối đa nguồn lực đặc biệt quan tr ọng này ph ục
vụ cho sự phát triển của đất nước”. Văn kiện Đại hội XIII kh ẳng định: “Đ ổi
mới các chính sách quản lý đất đai để khuy ến khích và tạo điều kiện tích
tụ đất nơng nghiệp, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất. Đ ổi
mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nơng nghi ệp m ột
cách linh hoạt hơn; bãi bỏ các giới hạn về đối tượng nhận chuy ển nh ượng
đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp”.
4.Vai trò của quy hoạch sử dụng đất:
Bất kỳ một quốc gia nào, việc quản lý “đinh” “điền” đều là v ấn đ ề đ ại s ự.
Đối với nước ta, vấn đề này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Ngay t ừ Lu ật
Đất đai đầu tiên năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm
2003, Luật Đất đai năm 2013 đều quy định về công tác quy ho ạch s ử d ụng

đất; quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch duy nhất đảm bảo nhu cầu s ử
dụng đất cho các ngành, lĩnh vực.
Nhắc đến đất đai thì quy hoạch sử dụng đất là khái niệm đi kèm không
thể thiếu. Quy hoạch sử dụng đất là hoạt động được tạo ra nh ằm s ử dụng
tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả, hợp lý và phù h ợp v ới yêu c ầu v ề
sự phát triển.
Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang 03 tính ch ất nổi bật, là
tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý.
Tính kỹ thuật: để đề ra quy hoạch sử dụng đất ph ải s ử dụng đ ến các công
tác chuyên môn như khảo sát, điều tra, đo đạc, khoanh đ ịnh, x ử lý s ố li ệu,
xây dựng bản đồ,... nhằm thống kê diện tích đất đai, phân chia kho ảnh
thửa,...
Tính kinh tế: khi giao đất, xác định rõ mục đích sử dụng đ ất thơng qua
phương án quy hoạch sử dụng đất. Điều này tạo cơ sở nền tảng quan
trọng nhằm khai thác có hiệu quả cao nhất đối với tiềm năng đất đai,
chính là yếu tố rõ nét của tính kinh tế. Đất đai chỉ khi sử dụng theo quy
hoạch, phù hợp với địa phương mới có thể mang lại s ự phát tri ển bền
vững.
Tính pháp chế: đất đai được nhà nước giao cho các tổ ch ức, h ộ gia đình, cá
nhân sử dụng vào các mục đích cụ thể đã được xác định theo ph ương án


quy hoạch sử dụng đất. Xoay quanh đó là rất nhiều các quy định pháp lu ật
trong những văn bản luật chung, luật chuyên ngành nh ằm điều ch ỉnh
trường hợp cụ thể. Mọi hoạt động liên quan đến đất đai, quy ho ạch và s ử
dụng đất đều được giám sát chặt chẽ, có chế tài nghiêm khắc đ ối v ới các
hành vi vi phạm.
Việc lập quy hoạch sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối v ới vi ệc gi ữ gìn,
bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ở trước mắt cũng như lâu dài;
làm cơ sở để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương th ực và ph ục vụ

các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội. Đồng thời, xây d ựng quy
hoạch sử dụng đất còn giúp hạn chế sự chồng chéo, tránh gây lãng phí quỹ
đất, ngăn chặn những hành vi tiêu cực đến đất đai nh ư hủy hoại, l ấn
chiếm, phá vỡ cân bằng sinh thái,...
Hạn chế:
1- Các quy định về về xác định vị trí của quy hoạch s ử dụng đ ất trong hệ
thống “các lớp quy hoạch” có sử dụng đất của các ngành quốc gia chưa thể
hiện được vị trí “lớp quy hoạch nền tảng” trong hệ thống “các lớp quy
hoạch”;
2- Cịn có vướng mắc về việc lập “kế hoạch sử dụng đất” đối với “khu vực
tư nhân” do quy định dự án đầu tư có sử dụng đất chưa phù hợp với kế
hoạch sử dụng đất và thu hồi đất hằng năm;
3- Cơng tác chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt chưa phát huy hiệu quả;
4- Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo rà soát định kỳ, hoặc đi ều
chỉnh cục bộ quy hoạch chưa được xem xét kỹ lưỡng;
5- Chưa rõ thẩm quyền của “Thường trực Hội đồng nhân dân” cấp tỉnh,
cấp huyện trong việc quyết định quy hoạch thời gian giữa hai kỳ h ọp.
Giải pháp :
Để đạt mục tiêu biến đất đai trở thành nội lực, cần thiết quy định đ ổi m ới
mạnh mẽ công tác quy hoạch sử dụng đất. “Quy hoạch sử dụng đ ất ph ải
có tầm nhìn dài hạn, đột phá, ổn định nhưng linh hoạt, mang tính tổng th ể,
tồn diện, liên thơng”. Quy hoạch sử dụng đất phải gắn chặt với quy
hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị và các khu ch ức năng
cũng như phát triển nông thôn và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã h ội;
cần dành đủ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng.
Dựa trên Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các địa phương cần có quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch đơ thị, quy hoạch nông thôn, quy ho ạch
khu công nghiệp và khu chế xuất, quy hoạch khu ch ức năng đ ồng bộ. Quy
hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở cho quy ho ạch lĩnh



vực, ngành có sử dụng đất; phải bảo đảm đồng bộ, th ống nh ất, bao g ồm
cả quy hoạch khơng gian phía trên mặt đất, khơng gian ngầm, có tính t ổng
thể, tầm nhìn dài hạn, hài hịa giữa mục tiêu phát triển và bảo vệ, bảo tồn
dựa trên điều tra đánh giá tiềm năng đất đai, kh ả năng cung ứng t ự nhiên
của hệ sinh thái. Cần có cơ chế để người dân và chuyên gia các lĩnh v ực
tham gia và giám sát trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Cần điều chỉnh hệ thống phân loại đất đai, bổ sung ch ỉ tiêu
quy hoạch đất đai phù hợp với thực tiễn sử dụng đất, theo không gian và
chức năng sử dụng. Cần quy định tiêu chí đánh giá hi ệu qu ả kinh tế - xã
hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khi lựa chọn ph ương án quy
hoạch sử dụng đất.
5.Vai trò đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ khi có
Luật đất đai
Trước 2003:
– Luật đất đai 1987 là luật đất đai đầu tiên , tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng cịn 1
số hạn chế như cấm mua bán đất cho nên chưa tạo điều kiện phát huy nguồn
lực đất phi nông nghiệp ,về cơ bản đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vẫn
do doanh nghiệp nhà nước sử dụng một cách lãng phí, giá trị của đất khơng
được hạch tốn vào chi phí kinh doanh.
→ Đất đai được khai thác chủ yếu để sản xuất nông nghiệp
– Luật Đất đai năm 1993 đã đặt những điều kiện đầu tiên cho hình thành thị
trường bất động sản hợp pháp, đó là thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng
đất giữa những người có quyền sử dụng đất trong giới hạn thời gian giao đất và
loại đất theo quy định của Nhà nước.
– Luật Đất đai năm 1993 đã bắt đầu tác động đến quá trình chuyển một phần đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cho q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị
hóa.Quyền giao và thu hồi đất được quy định trong Luật Đất đai năm 1993 cho
phép cơ quan nhà nước (chủ yếu là chính quyền cấp tỉnh) thu hồi đất nơng

nghiệp để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, hồ
thủy lợi, thủy điện... Mức đền bù theo giá nhà nước (quy định cho từng loại đất
và theo bảng giá UBND tỉnh xác định) đã cho phép thu hồi với chi phí thấp, thời
gian thu hồi khơng bị kéo dài (như khi phải thỏa thuận với tư nhân).
→ Tuy nhiên, cách làm này cũng gây ra một số hệ lụy là: thứ nhất, giá đất Nhà
nước quy định khơng mang tính thỏa thuận nên người dân, dù được đền bù cao
hay thấp, cũng mang tâm trạng không thỏa mãn; thứ hai, phần lớn địa tô phát
sinh do chuyển mục đích sử dụng đất rơi vào túi các nhà đầu tư khu đô thị một
cách không công bằng, Nhà nước và nông dân không được hưởng phần địa tô
phát sinh này; thứ ba, giá đất nông nghiệp được Nhà nước xác định thấp, giá cả
nông sản thấp khiến thị trường quyền sử dụng đất nơng nghiệp khó kích hoạt.
Người dân thà để ruộng hoang hóa cịn hơn bán đất hoặc cho th đất vì lợi ích


thu được q nhỏ. Vì thế, đa phần diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là đất
nông nghiệp không phát huy được vai trò nguồn vốn cho phát triển kinh tế.
Luật Đất đai năm 1993 chưa cho phép người nước ngoài mua nhà ở gắn với
quyền sử dụng đất ở nên ít nhiều hạn chế thị trường nhà ở phát triển, không tạo
điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Sau 2003 :
Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 Đảng chính thức thừa nhận đất đai là nguồn vốn
to lớn của đất nước; quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt, phát triển vững
chắc thị trường bất động sản (trọng tâm là tại các đơ thị) có sự quản lý và điều
tiết của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo; khơng tách rời thị trường quyền sử dụng đất và
các tài sản gắn liền với đất; chống đầu cơ đất đai. Nghị quyết cũng nhấn mạnh
tính chất kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng của chính sách đất đai, trong đó
phải chú ý bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử
dụng đất, chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà nước, của xã hội. Tăng cường
trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và

sử dụng đất.
→ Điểm mới của Luật Đất đai năm 2003 là đã cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của
những người sử dụng đất khác nhau (từ Điều 105 đến Điều 121), kể cả tổ chức,
cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngồi theo tinh
thần đối xử bình đẳng với các chủ thể kinh tế trong tiếp cận nguồn lực đất đai.
Luật Đất đai năm 2003 đã bắt đầu mở cửa cho người Việt Nam định cư ở nước
ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp quy hướng dẫn cũng như các lần
điều chỉnh sau đó đã tạo dư địa rất lớn cho phát huy nguồn lực đất đai phục vụ
phát triển sản xuất. Ngoài các nguồn thu tài chính từ đất, nguồn lực đất đai cịn
đóng góp vào tăng trưởng ngành nơng nghiệp; phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông; phát triển các khu cơng nghiệp, khu kinh tế và đơ thị, kích hoạt
thị trường bất động sản phát triển.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, dự án sử dụng đất lãng
phí; hiện tượng phá vỡ quy hoạch vì lợi ích ngắn hạn; tình trạng khiếu kiện do
phân bổ lợi ích từ đất thiếu cơng bằng, hiệu quả sử dụng đất thấp; thị trường bất
động sản hoạt động không minh bạch... Quản lý nhà nước về đất đai ở nhiều
cơng đoạn tỏ ra chưa theo kịp tình hình; xuất hiện các nhóm lợi ích là sai lệch
cơ chế phân phối lợi ích từ đất đai. Những vấn đề này tạo ra các điểm nghẽn,
hạn chế giải phóng tiềm năng đất đai.
Sau 2013:
Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai năm 2013 với các điểm mới sau: quy định
cụ thể các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: quy
định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm
của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân; kéo dài thời


hạn giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm; mở rộng hạn
mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông
nghiệp gấp 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp; cơ quan nhà nước định giá đất

phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn
sử dụng đất, theo nguyên tắc thị trường có sử dụng tư vấn định giá độc lập.
quy định hồn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nơng nghiệp;
hồn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công
nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; bổ sung quy định việc sử dụng đất để
xây dựng cơng trình ngầm; quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành
chính về đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng
yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong q trình thực hiện; bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra,
đánh giá về tài nguyên đất đai.
Nhìn tổng thể, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về đất đai
của Nhà nước ta đến nay đã cơ bản phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với
từng giai đoạn, tạo động lực khai thác tối đa nguồn lực đất đai, tài nguyên phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hằng năm, thu từ nhà đất chiếm khoảng 10% tổng
thu ngân sách nhà nước. Quyền sử dụng đất ngày càng trở thành tài sản có giá
trị lớn của các tổ chức và cá nhân.
Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng lãng phí đất trong các khu cơng nghiệp và khu đơ
thị; tình trạng đất nơng nghiệp manh mún cản trở doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp; nguy cơ sa mạc hóa đất ở vùng Nam Trung Bộ và ngập mặn ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long... Xuất hiện nghịch lý là nông dân ở một số tỉnh
đồng bằng sông Hồng bỏ hoang ruộng đất do trồng trọt không hiệu quả, nhưng
nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được diện tích đất đủ rộng. Thuế đất phi
nơng nghiệp còn quá thấp. Thuế giá trị gia tăng của đất không do người sử dụng
đất tạo ra chưa được triển khai trên thực tế. Tình trạng lợi dụng chính sách của
Nhà nước để trục lợi từ thu hồi và giao đất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
chưa được ngăn chặn hiệu quả. Tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên vẫn còn
tiếp diễn... Nguyên nhân là do những bất hợp lý trong quản lý, sử dụng đất đai,
ngoài ra cịn có ngun nhân do biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự kiến.

III.Bình luận về vai trị của đất đai trong luật sửa đổi bổ sung luật đất đai

2013:


Mới đây, Bộ TN&MT đã công bố đăng tải công khai dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi
trình Chính phủ. Trong đó, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) này đã bổ sung
quy định đối với việc quản lý, sử dụng đất kết hợp đa mục đích. Việc sử
dụng đất đa mục đích là việc kết hợp sử dụng đất vào nhiều mục đích khác
nhau để làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Việc thay đổi này giúp cho đất đai
đóng vai trị quan trọng hơn trong phát triển kinh tế- xã hội, giúp cho
người sử dụng đất tận dụng tối đa công năng của đất đai, khắc phục tình
trạng đất đai chỉ được sử dụng vào một mục đích trong thời gian ngắn rồi
lại bị bỏ trống, rất gây lãng phí tài nguyên đất đai. Dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất ở, đất nông nghiệp kết hợp
với thương mại, dịch vụ; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng
cơng trình trên khơng, cơng trình ngầm, đất hình thành từ lấn biển; quy định về
quản lý đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế nhằm phát huy nguồn lực,
tiềm năng đất đai.
Theo đó, về quản lý, sử dụng đất đa mục đích, dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) bổ sung quy định đối với việc quản lý, sử dụng đất kết hợp đa mục đích.
Tại Điều 184, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định các nguyên tắc chung
đối với việc sử dụng đất kết hợp với nhiều mục đích khác nhau. Đất đai được
kết hợp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau theo quy định của Luật này để
làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Việc sử dụng đất sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Khơng làm thay đổi mục đích sử dụng đất chính;
- Khơng làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh
học, cảnh quan môi trường;

- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Phải tuân thủ các pháp luật chuyên ngành.
Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quyết định giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cơng nhận quyền sử dụng đất.
Cũng tại các Điều 151, Điều 153, Điều 154, Điều 155, Điều 167, Điều 181… dự
thảo Luật đã quy định các nội dung sử dụng đất kết hợp đối với đất trồng lúa,
đất lâm nghiệp, đất có mặt nước, đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động
lao động sản xuất, xây dựng kinh tế… Việc sử dụng kết hợp này khơng làm thay
đổi mục đích sử dụng đất chính, không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh
thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường…
Đất sử dụng đa mục đích được quy định tại Điều 219 dự thảo Luật Đất
đai (sửa đổi), tuy nhiên chưa đầy đủ để giải quyết hết những vướng mắc trong
thực tế hiện nay. Trong đó có phương pháp xác định nghĩa vụ tài chính đối với
chủ sử dụng đất, cả trong trường hợp đất sử dụng hỗn hợp và đất sử dụng kết
hợp. Theo quy định tại Điều 219, đất sử dụng hỗn hợp là đất không phân định


được ranh giới sử dụng giữa các mục đích trên thực địa; đất sử dụng kết hợp có
thể phân định được ranh giới rõ ràng giữa các mục đích trên thực địa. Ở khu vực
nào đất sử dụng kết hợp rõ thì có thể xác định được nghĩa vụ tài chính, nhưng
khơng phải chỗ nào cũng rõ. Chẳng hạn, một số khu vực đầu tư kết hợp đất giáo
dục và nhà ở, nếu được quy định là đất sử dụng hỗn hợp, xác định nghĩa vụ tài
chính, thời hạn sử dụng đất như thế nào? Người sử dụng đất ở chỉ phải nộp tiền
sử dụng đất một lần và sử dụng lâu dài, còn cơ sở giáo dục - đào tạo sẽ phải nộp
tiền thuê đất (một lần hoặc hàng năm) và là loại đất được giao sử dụng có thời
hạn, khi cả hai mục đích sử dụng cùng được xác định trên một thửa đất thì các
vấn đề trên sẽ được giải quyết như thế nào, làm sao xác định đâu là mục đích sử
dụng chính? Đối với đất tôn giáo, một số cơ sở tôn giáo đang sử dụng một phần
đất đai để tổ chức trường học, cơ sở từ thiện, khám chữa bệnh… sẽ phải được

tính tốn rất cụ thể. Đất sử dụng đa mục đích, trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ghi như thế nào? Việc xác định một thửa đất là đất đa mục đích do ai
quyết định, vào thời điểm nào, người dân có thể đăng ký chuyển đổi mục đích
sử dụng đất khi được giao, nhận chuyển nhượng cho những thửa mới, hay công
nhận hiện trạng đang sử dụng, hay đến khi có biến đổi về sử dụng đất, văn
phịng đăng ký đất đai mới xác nhận?...
Nói chung, đất sử dụng đa mục đích liên quan đến đất giáo dục, văn hóa, du
lịch, tôn giáo rất phức tạp, nhưng Điều 219 dự thảo Luật hiện khá chung chung,
chỉ quy định đất sử dụng đa mục đích là gì, ngun tắc để xác định đất sử dụng
đa mục đích. Cho dù giao cho Chính phủ quy định chi tiết Điều này, nhưng
những nội dung cơ bản phải rõ để Chính phủ có căn cứ hướng dẫn thực hiện.
Cần có quy định cụ thể đối với đất sử dụng đa mục đích về phương pháp xác
định nghĩa vụ tài chính đối với chủ sử dụng đất đai cả trong trường hợp là đất sử
dụng hỗn hợp và đất sử dụng kết hợp; các loại đất có thể kết hợp mục đích sử
dụng; việc thể hiện cụ thể các loại mục đích sử dụng của thửa đất trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất đa mục đích trong trường
hợp các loại đất trên cùng một thửa đất có thời hạn sử dụng khác nhau.
Nghị Định 18 cũng cần quy định cụ thể và rõ ràng việc cho phép người sử dụng
đất được lập phương án sử dụng đất, trong đó chuyển đổi mục đích sử dụng một
phần diện tích đất sang sử dụng vào mục đích khác để tăng hiệu quả khai thác
quỹ đất hiện có; quy định chuyển tiếp hoặc xử lý các trường hợp đã được giao
đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất theo một mục đích nhưng thực
tiễn đã sử dụng đa mục đích… Cũng cần bổ sung quy định rõ hơn nữa về chế độ
sử dụng đất thương mại, dịch vụ được kết hợp với đất cơng trình sự nghiệp do
cơ quan nhà nước quản lý để tiến hành cho thuê, khai thác bảo đảm phù hợp với
quy định của pháp luật.
Thể chế hóa Nghị quyết 18, dự thảo Luật dành một chương quy định về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có 3 cấp:
Quốc gia, tỉnh, huyện. Đây là công cụ để Nhà nước phân bổ nguồn lực đất
đai bảo đảm cân đối, hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa

các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai. Thông qua quy hoạch,


kế hoạch sử dụng đất tiếp tục khẳng định vai trị, sự tham gia của người dân, thể
hiện tính dân chủ, cơng khai, minh bạch. Quỹ đất sẽ đóng vai trị phân bổ đất
đai cho các ngành với mục đích sử dụng đất cụ thể nhằm tạo động lực phát triển
cho các ngành và giúp các ngành và lĩnh vực phát triển đều, góp phần vào sự
phát triển chung của nền kinh tế. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định cụ
thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công dân đối với
đất đai; hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất; bổ sung
hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng;
đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng, quy hoạch đơ thị; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm
sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.



×