Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích vai trò của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN theo quy định của Hiến chương ASEAN 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.2 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Quy định của Hiến chương ASEAN 2008 về vai trò của Tổng thư ký
ASEAN và Ban thư ký ASEAN trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng
đồng ASEAN..........................................................................................................2
II.

Vai trò của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN trong việc đảm

bảo thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN theo quy định của Hiến chương
ASEAN 2008 ở một số Hiệp định cụ thể.............................................................5
1. Hiệp định chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT)
cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).................................................5
2. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.................................................6
3. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ.........................................................6
KẾT LUẬN...............................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................8

1


Đề bài: Phân tích vai trị của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN
trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN theo quy định của Hiến
chương ASEAN 2008.
MỞ ĐẦU
Pháp luật Cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp
luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của Cộng đồng
ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, an ninh – chính trị và văn hóa – xã
hội. Theo quy định của Hiến chương ASEAN 2008, Tổng thư ký ASEAN và Ban
thư ký ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng


đồng ASEAN. Bởi vậy, trong bài tiểu luận này em xin được trình bày về vai trị trên
của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN. Trong quá trình làm bài có thể có
những sai sót, em rất mong các thầy cơ có thể bỏ qua cho em và em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ
hồn thiện tốt hơn về nhận thức của mình đối với môn Pháp luật cộng đồng
ASEAN. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I. Quy định của Hiến chương ASEAN 2008 về vai trò của Tổng thư ký ASEAN
và Ban thư ký ASEAN trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng đồng
ASEAN.
Hiến chương ASEAN là nhu cầu tất yếu, khách quan và là bước chuyển giai
đoạn quan trọng của Hiệp hội sau 40 năm tồn tại và phát triển, phản ánh sự trưởng
thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị của các nước ASEAN,
đặc biệt là mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn và
vững mạnh hơn.1 Với phương châm cải tổ cơ cấu tổ chức nhằm tăng cường hoạt
động của ASEAN ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn nên Tổng thư kí và Ban thư
1 Lê Minh Tiến (2008), Cơ cấu tổ chức của ASEAN – từ Tuyên bố Băng Cốc đến Hiến Chương, Luật học (9), tr 8 – 16.

2


ký ASEAN là những thiết chế được cải tổ mạnh mẽ trong Hiến chương với mục
đích tăng cường vai trị của các thiết chế này trong hoạt động hợp tác của ASEAN.
Tổng thư kí ASEAN do hội nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiệm kì 5 năm và
khơng được tái bổ nhiệm. Tổng thư kí được lựa chọn trong số công dân của các
Quốc gia thành viên ASEAN dựa theo thứ tự ln phiên, có tính đến sự liêm khiết,
năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và sự cân bằng về giới. Tổng thư kí là quan
chức hành chính cao cấp nhất của ASEAN, tiến hành các chức năng và nhiệm vụ
của mình theo các quy định của Hiến chương và các văn kiện, nghị định thư liên
quan và các tập quán đã có của ASEAN (Điểm a Khoản 2 Điều 11 Hiến Chương

ASEAN 2008). Bên cạnh đó, tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Hiến Chương ASEAN
2008 có quy định Tổng thư ký sẽ tạo điều kiện và giám sát tiến độ triển khai các
thỏa thuận và quyết định của ASEAN, đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động
của ASEAN lên hội nghị cấp cao ASEAN.
Ban thư kí ASEAN bao gồm Tổng thư kí và các nhân viên khác, tùy theo yêu
cầu đặt ra (Khoản 7 Điều 11 Hiến Chương ASEAN 2008). Ban thư kí ASEAN quốc
gia: mỗi Quốc gia thành viên ASEAN sẽ lập một Ban thư ký ASEAN Quốc gia với
nhiệm vụ: Đóng vai trị là đầu mối quốc gia trong các hoạt động liên quan đến
ASEAN; Là nơi lưu trữ thông tin về tất cả các vấn đề liên quan đến ASEAN ở cấp
độ quốc gia; Điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ở cấp độ quốc
gia; Điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị của quốc gia cho các cuộc họp ASEAN;
Thúc đẩy xây dựng bản sắc và nâng cao nhận thức về ASEAN ở cấp độ quốc gia;
Đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. (Điều 13 Hiến Chương ASEAN
2008)
Việc thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN phụ thuộc vào nội dung hợp tác
và phạm vi hợp tác, đó là nghĩa vụ của các bên có liên quan, được thực hiện thông
qua hoạt động của các quốc gia thành viên, các thiết chế cộng đồng và đối tác của
3


ASEAN. Thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN của các quốc gia ASEAN được
thực hiện thông qua hoạt động pháp lý của các quốc gia thành viên, theo cơ chế
chung hoặc cơ chế riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
Trên cơ sở của pháp luật Cộng đồng ASEAN về từng lĩnh vực, các quốc gia
thành viên ASEAN sẽ tự xây dựng cho mình cơ chế quốc gia để thực hiện các quy
định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể đó (chẳng hạn, các quốc gia thành viên
xây dựng các biểu thuế quan ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ ASEAN phù hợp
với các quy định của Cộng đồng để thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan trong
Khu vực thương mại tự do ASEAN). Đồng thời, các quốc gia thành viên cùng tiến
hành thực hiện các quy định pháp luật Cộng đồng theo cơ chế chung (chẳng hạn,

các quốc gia thành viên cùng tiến hành hành động tập thể trong khuôn khổ Diễn
đàn Khu vực ASEAN - ARF)
Thực thi pháp luật của các thiết chế Cộng đồng được thực hiện thông qua
hoạt động chức năng theo nhiệm vụ của các thiết chế trong Cộng đồng, cụ thể:
 Hội nghị cấp cao sẽ thực thi những biện pháp thích hợp để xử lý các tình huống
khẩn cấp tác động tới ASEAN.
 Hội đồng điều phối thực thi các hoạt động được nêu trong Hiến chương hoặc
những hoạt động khác do Hội nghị cấp cao chỉ thị.
 Các hội đồng Cộng đồng đảm bảo việc triển khai các quyết định có liên quan
của Hội nghị cấp cao.
 Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng thực hiện các thỏa thuận và quyết
định của Hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình.
 Uỷ ban thường trực ASEAN thực thi các nhiệm vụ do Hội đồng điều phối điều
phối ASEAN quyết định.
Chức năng giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng ASEAN được quy định
cho tất cả các thiết chế của Cộng đồng, từ Hội nghị cấp cao đến Ban thư kí
4


ASEAN. Tuy nhiên, cơ chế này không được quy định thống nhất trong một văn bản
pháp luật của ASEAN mà được quy định ở hầu hết các văn bản pháp lý của
ASEAN, từ Hiến chương cho tới văn bản hợp tác chuyên ngành. Mỗi văn bản pháp
luật lại quy định các thủ tục giám sát khác nhau, tùy thuộc vào từng lĩnh vực hợp
tác cụ thể được quy định tại văn bản đó. Chính sự khơng tập trung và thống nhất
này đã làm giảm hiệu quả giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng (trong khi đó,
chức năng giám sát thực thi pháp luật của Liên minh châu Âu được giao cho Uỷ
ban châu Âu, với thủ tục giám sát cụ thể và chặt chẽ). 2

II.


Vai trò của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN trong việc đảm bảo
thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN theo quy định của Hiến chương ASEAN
2008 ở một số Hiệp định cụ thể.
1. Hiệp định chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Điều 7 : Tổ chức thể chế
1. Nhằm các mục đích của Hiệp định này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) sẽ
thành lập một Hội đồng cấp Bộ trưởng, mỗi Quốc gia thành viên được chỉ định
một người và Tổng Thư ký ASEAN tham gia Hội đồng. Ban Thư ký ASEAN sẽ hỗ
trợ cho Hội đồng cấp Bộ trưởng trong việc theo dõi, điều phối và kiểm điểm việc
thực hiện Hiệp định này, và giúp AEM trong tất cả những vấn đề có liên quan.
Trong khi thực hiện các chức năng của mình, Hội đồng cấp Bộ trưởng cũng sẽ
nhận được sự hỗ trợ của Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM).

2 Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến (2016), Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb. Công

an Nhân dân.
5


2. Các Quốc gia thành viên có các thỏa thuận song phương về cắt giảm thuế quan
theo Điều 4 của Hiệp định này sẽ phải thông báo cho tất cả các Quốc gia thành
viên khác và cho Ban Thư ký ASEAN về các thỏa thuận đó.
3. Ban Thư ký ASEAN sẽ theo dõi và báo cáo cho SEOM về việc thực hiện Hiệp
định này theo Điều III (2) (8) của Hiệp định thành lập Ban Thư ký ASEAN. Các
Quốc gia thành viên sẽ hợp tác với Ban Thư ký ASEAN trong việc thực thi các
nhiệm vụ của mình.
2. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Khoản 3 Điều 11 quy định: “Một Quốc gia Thành viên sẽ thông báo cho Hội
nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp (SEOM) và Ban Thư ký ASEAN trước khi áp

dụng hành động hay biện pháp nêu trong đoạn 1 của Điều này. Trừ khi có quy định
khác trong Hiệp định này, thơng báo sẽ được thực hiện ít nhất sáu mươi (60) ngày
trước khi hành động hoặc biện pháp đó có hiệu lực. Một Quốc gia Thành viên đề
xuất áp dụng một hành động hoặc biện pháp sẽ tạo cơ hội đầy đủ để thảo luận
trước với các Quốc gia Thành viên khác có lợi ích trong hành động hoặc biện pháp
có liên quan”.
Khoản 6 Điều 11 quy định: “Ban Thư ký ASEAN sẽ đóng vai trị là cơ quan
trung tâm về đăng ký thơng báo, gồm các bình luận bằng văn bản và kết quả các
cuộc thảo luận. Quốc gia Thành viên liên quan sẽ gửi cho Ban Thư ký ASEAN một
bản sao của các bình luận nhận được. Ban Thư ký ASEAN sẽ lưu ý các Quốc gia
Thành viên về các yêu cầu thông báo, theo quy định trong đoạn 4 của Điều này, là
vẫn chưa đầy đủ. Ban Thư ký ASEAN sẽ công bố các thông tin liên quan tới các
thông báo về yêu cầu của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào.”
3. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ.
Khoản 2 Điều 11 quy định: “Ban Thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ SEOM trong việc
thực hiện chức năng của mình, kể cả việc dành hỗ trợ cho việc giám sát, điều phối
và rà soát việc thực hiện Hiệp định Khung này.”
6


KẾT LUẬN
Hiến chương ASEAN đã nhấn mạnh vị trí của Tổng thư kí và Ban thư kí
trong bộ máy hoạt động của ASEAN cũng như trong việc đảm bảo thực thi pháp
luật Cộng đồng ASEAN. Hiến chương đã chuẩn hóa quy chế pháp lí, tăng cường
hơn nữa vai trị của Tổng thư kí và Ban thư kí – cơ quan hành chính thường trực
của ASEAN nhằm thúc đẩy việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và các hoạt động
khác của ASEAN đi vào thiết thực và hiệu quả hơn.

7



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp định chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
2. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
3. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ.
4. Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến (2016), Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN,
Nxb. Công an Nhân dân.
5. Nguyễn Thị Thuận, Luật quốc tế - những điều cần biết, Nxb. Công an Nhân dân.
6. Khoa Pháp luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội, Hiến chương ASEAN: hội thảo
khoa học.
7. Lê Minh Tiến (2008), Cơ cấu tổ chức của ASEAN – Từ Tuyên bố Băng Cốc đến
Hiến chương, Luật học (9), tr 8 -16.
8. Lê Mai Anh (2008), Các vấn đề pháp lý cơ bản trong hiến chương hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (Hiến chương ASEAN), Nhà nước và Pháp luật (3), tr 71 –
76.
9. Nguyễn Duy Chiến (2009), Một số vấn đề pháp lý cơ bản của hiến chương
ASEAN, Nghiên cứu lập pháp (2+3), tr 109 – 113.
10.Nguyễn Thị Thuận (2008), Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 và Hiến chương ASEAN
năm 2007 – Cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển của ASEAN, Luật học (9), tr
3-7.

8



×