Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

(TIỂU LUẬN) báo cáo môn văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG NGHIÊN cứu về văn hóa báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ
----

BÁO CÁO
MƠN: VĂN HĨA BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trương Thị Kiên
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7 lớp Báo In K40

Hà Nội, 2022


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HĨA BÁO CHÍ
I.

HIỂU NHƯ NÀO VỀ VĂN HỐ BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG
1. Định nghĩa
1.1. “Báo chí - Truyền thơng” là gì?
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối

tượng phản ánh. Đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. Báo chí là cơng cụ
truyền thông mang thông tin, thông điệp đến cho công chúng. Báo chí ra đời và
phát triển do nhu cầu thơng tin của xã hội, của cơng chúng.
Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã
hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ
và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo
in, báo nói, báo hình, báo điện tử. (điều 3, luật báo chí nước Cộng hịa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam -2016).
Báo chí là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều loại hình: báo chí in,
báo nói, báo hình, báo chí điện tử, báo ảnh. Giải thích rõ hơn về mặt từ ngữ,


Điều 4, Luật Báo chí nêu rõ: “Báo chí in” là loại hình báo chí sử dụng chữ viết,
tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, bao gồm
báo in, tạp chí in và bản tin thơng tấn; “Báo nói” là loại hình báo chí sử dụng
tiếng nói, âm thanh được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng
dụng cơng nghệ khác nhau; “Báo hình” là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là
chủ yếu, tiếng nói, âm thanh, chữ viết được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ
tầng kỹ thuật ứng dụng cơng nghệ khác nhau; Báo chí điện tử” là loại hình báo
chí sử dụng chữ viết là chủ yếu, hình ảnh, âm thanh được truyền dẫn trên môi
trường mạng, bao gồm báo điện tử và tạp chí điện tử; “Tạp chí” (tạp chí in, tạp
chí điện tử) là sản phẩm xuất bản định kỳ, đăng các bài, tin, ảnh có tính chất


chuyên ngành, đóng thành tập, in trên giấy (với tạp chí in) hoặc truyền dẫn trên
mơi trường mạng.
Trong mối quan hệ với truyền thơng nói chung, báo chí là một bộ phận
cấu thành truyền thông, nhưng là bộ phận ở vị trí trung tâm, vì là loại hình được
cơng chúng đón nhận thường xuyên, hàng ngày, có khả năng tác động nhanh,
mạnh, phạm vi tác động rộng lớn nhất trong đời sống xã hội.
Bởi đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí, truyền thơng, và theo đó là
nhiều quan niệm về báo chí, truyền thơng, hầu hết đều mang tính thống nhất,
nên trong tài liệu này, tác giả trực tiếp định vị khái niệm. Truyền thông được
hiểu như sau:
“Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm,
chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm… giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh thái độ, hành vi và
phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội.”

1.2. “Văn hố” là gì?
Văn hóa là một khái niệm gần gũi với cuộc sống hằng ngày, Theo nghĩa
thông dụng nhất, người ta thường hiểu văn hóa là những nét tinh hoa, những nét

đẹp của cuộc sống cộng đồng hoặc là cách ứng xử giữa con người với nhau
trong xã hội.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong
ngôn ngữ Latin, văn hóa là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm
sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng. Trong tiếng Anh, văn hóa nghĩa là
Culture.


Văn hóa được hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng, văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá khứ và hiện
tại “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”. Theo nghĩa hẹp, văn hóa
là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy
trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên,
xã hội và bản thân.
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới và văn hóa Việt
Nam thì các nhà nghiên cứu đã trình bày quan niệm về văn hóa như sau: “Văn
hóa là một tổng thể hệ thống những giá trị, những chuẩn mực, những thói quen,
những hoạt động thực tiễn, có ý thức, mang tính xã hội, sáng tạo và nhân văn
của một cộng đồng người nhất định trong lịch sử nhằm thỏa mãn nhu cầu của
cuộc sống và tạo ra bản sắc riêng.
Định nghĩa nêu trên đã nhấn mạnh đến một số đặc tính tiêu biểu của văn
hóa:
-

Văn hóa mang tính tổng thể hệ thống: văn hóa của một dân tộc bao gồm

rất nhiều lĩnh vực: vật chất, tinh thần, tình cảm, lối sống, phong tục tập quán,
tâm linh, trí tuệ, khoa học, văn học nghệ thuật nên một hệ thống các giá trị
không thể dung chứa hết, mà phải là một tổng thể hệ thống mới có thể phản ánh

hết những đặc trưng của văn hóa.
-

Văn hóa là sự kết tinh những giá trị: giá trị là những yếu tố tiêu biểu của

một nền văn hóa, nó thường ít biến đổi hoặc chậm biến đổi hơn so với những
yếu tố khác, phản ánh những nét đặc sắc nhất của văn hóa dân tộc.
-

Văn hóa mang tính chuẩn mực: chuẩn mực là yếu tố động của văn hóa

s0 với giá trị. Chuẩn mực vừa có khn mẫu, vừa mang tính ổn định nhưng lại
đa dạng và biến đổi hơn so với giá trị. Mỗi một thế hệ có một chuẩn mực riêng
hoặc mỗi một giới tính, giai cấp có một chuẩn mực riêng.
-

Văn hóa mang tính thực tiễn: Khơng có văn hóa tồn tại và phát triển một

cách trung lung, mà văn hóa phải gắn với hoạt động thực tiễn của một cộng


đồng dân cư nhất định trong lịch sử nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cuộc sống.
Thực tiễn là môi trường cho văn hóa phát sinh, phát triển và thăng hóa.
-

Văn hóa bao gồm những hoạt động có ý thức của con người: ý thức là

ranh giới phân biệt giữa văn hóa và phi văn hóa. Cùng một cử chỉ, hành vi, lời
nói nếu có ý thức thì đó là những hoạt động mang tính văn hóa, nếu thiếu ý thức
hoặc vô ý thức sẽ trở thành những hoạt động thiếu văn hóa, gây phản cảm với xã

hội.
-

Văn hóa mang tính xã hội: Văn hóa là sự kết tinh, hội tụ hoạt động của

một cộng đồng dân cư trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nên văn hóa ln
ln phản ánh những tâm trạng, tình cảm, cách ứng xử của một tập thể với tự
nhiên. Để những hoạt động có hiệu quả, con người phải cố kết chặt chẽ với nhau
trong những tổ chức nhất định, vì vậy văn hóa bao giờ cũng phản ánh hoạt động
của một xã hội.
-

Văn hóa ln ln mang tính sáng tạo và nhân văn: Bản thân văn hóa

chính là sự sáng tạo của con người ra những gì mà khơng có sẵn trong tự nhiên.
Trong suốt q trình phát triển, có nhiều thành tựu của con người đạt được
nhưng nếu khơng mang tính sáng tạo và tính nhân văn thì khơng cịn là văn hố,
bởi vì sáng tạo là động lực để phát triển văn hóa, cịn nhân văn là tiêu chí để
phân biệt giữa văn hóa và phản văn hóa.
Văn hố vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất
vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng
ngày, cơng cụ sản xuất, phương tiện đi lại… Văn hố tinh thần bao gồm toàn bộ
những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng,
tín ngưỡng - tơn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngơn ngữ, văn
chương…

1.3. “Văn hố báo chí - truyền thơng” là gì?


Trong mối quan hệ với văn hố nói chung, các hoạt động văn hố báo chí

truyền thơng được soi rọi bởi đặc trưng của văn hoá. Chỉ qua hoạt động báo chí
truyền thơng, mới thể hiện được đầy đủ giá trị của báo chí truyền thơng. Nói đến
văn hố báo chí truyền thơng, chính là nói đến các giá trị của báo chí truyền
thơng được đem lại, được thiết lập, xây dựng bởi hoạt động của nhà báo và cơ
quan báo chí truyền thơng.
Báo chí truyền thơng là những thiết chế chính trị xã hội, có nhiệm vụ
cung cấp sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội, hoặc
thông tin quảng bá và các hình thức thơng tin khác. Sản phẩm của hoạt động báo
chí truyền thơng được thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng
tạo, xuất bản, đang phát trên các nền tảng thiết bị đầu cuối khác nhau. Khi nói
tới báo chí truyền thơng, là nói tới nhiều loại hình, nhiều dạng thức truyền thơng
khác nhau, tuy nhiên, báo chí là loại hình truyền thơng ở vị trí cốt lõi, trung tâm,
có khả năng tác động, chi phối tới sự vận động và phát triển của các loại hình
truyền thơng khác.
Theo Luật Báo chí 2016, Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác
phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí; cung
cấp thơng tin và phản hồi thơng tin cho báo chí; cải chính thơng tin trên báo
chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát
sóng báo nói, báo hình.
Cụ thể hơn, có thể hiểu, hoạt động báo chí là thuật ngữ để chỉ một quy
trình bao gồm nhiều hoạt động của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, các nhà
quản lý toà soạn và cộng tác viên… để tạo nên sản phẩm báo chí, đem đến tay
người tiêu dùng. Hoạt động báo chí bao gồm nhiều khâu, nhiều cơng đoạn khác
nhau, bị chi phối bởi các yếu tố loại hình báo chí, kiểu loại sản phẩm báo chí,
chức danh báo chí, đối tượng cơng chúng, phạm vi phát hành/phát sóng... Chẳng
hạn, với phóng viên, các hoạt động cơ bản gồm: thu thập thông tin, xử lý thông


tin, sáng tạo tác phẩm, tự biên tập tác phẩm; với tổng biên tập, các hoạt động cơ
bản gồm: hoạch định kế hoạch; quản lý, giám sát, tổ chức thực hiện kế hoạch;

hoạt động chuyên môn nghiệp vụ (biên tập/duyệt bài vở); các hoạt động giao
tiếp, củng cố kỷ luật tịa soạn… Với báo phát thanh, hoạt động của phóng viên ngồi các thao tác giống của báo in, cịn cần thêm thao tác xử lý, biên tập âm
thanh, đọc, nói trên sóng; với truyền hình, lại có thêm hoạt động ghi hình, biên
tập hình ảnh và dẫn chương trình. Với báo mạng, hoạt động nghiệp vụ của
phóng viên gắn liền với các thao tác máy tính và thao tác mạng; ngồi ra, phóng
viên cịn phải có kỹ năng của một nhà báo đa phương tiện khi tác nghiệp cho tờ
báo mạng hội tụ. Cùng với đó, nói đến hoạt động của một tịa soạn, khơng thể
khơng kể đến các hoạt động khác của cán bộ, phóng viên như: hoạt động giao
tiếp công chúng; hoạt động cộng tác viên; công tác nhuận bút; phát hành; công
tác bạn đọc.
Cơ quan báo chí truyền thơng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ tổ chức sản
xuất, xuất bản các sản phẩm mang tính chất báo chí, phục vụ nhu cầu thơng tin
của cơng chúng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam có khoảng hơn 400
cơng ty truyền thơng ra đời. Nhiều cơng ty TNHH có cả các ấn phẩm báo chí, ví
dụ, cơng ty TNHH truyền thơng Hoa Mặt trời (trụ sở tại Quận 2, TP. Hồ Chí
Minh) là đối tác thực hiện các tạp chí phụ nữ hàng đầu ở Việt Nam như tạp chí
Tiếp Thị & Gia Đình, Tiếp Thị & Gia Đình Wedding, Thế Giới Văn Hóa, Her
World, Cosmopolitan, Harper’s Bazaar và Esquire. Công ty cũng tiên phong
trong việc sản xuất các ấn bản Tiếp Thị & Gia Đình và Thế giới văn hóa cho
Ipad. Ngồi ra, có một số công ty truyền thông nổi tiếng như: Tổng công ty
truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Tập đồn truyền thơng Golden,
Cty TNHH truyền thơng Megastar, Cty TNHH quảng cáo Đông Tây Promotion,
Cty cổ phần Cát tiên sa, Cty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24h, Cty cổ phần
quảng cáo Nhất, Cty truyền thông Viettel, Cty VietStarMax, Công ty truyền
thông Galaxy Media, Chicilon Media, Công ty Cổ phần VCCorp (VCCorp
Corporation), Cty truyền thông Đất Việt, Cty truyền thông Mắt bão,...


Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có chính xác quan niệm, xác lập khái
niệm văn hố báo chí truyền thơng. Thuật ngữ này có thể tạo nên 3 cách hiểu:

Cách hiểu thứ nhất: Văn hố báo chí truyền thơng = văn hố báo chí + văn hố
truyền thơng
Cách hiểu thứ hai: Văn hố báo chí truyền thơng = văn hố truyền thơng của báo
chí = văn hố báo chí
Cách hiểu thứ ba: Văn hố báo chí truyền thơng = văn hố báo chí (là nhân tố
chủ đạo) + văn hố truyền thơng (là nhân tố bối cảnh, để hiểu hơn về văn hố
báo chí)
Dựa trên các khái niệm riêng và chung, mối quan hệ giữa văn hóa và báo
chí, ta có thể rút ra kết luận về khái niệm văn hóa trong lĩnh vực báo chí –
truyền thơng như sau: “Văn hóa Báo chí - Truyền thơng là những giá trị tốt đẹp,
mục đích hướng tới (phục vụ ai, vì điều gì mà phục vụ, phục vụ như thế nào)
của công tác thông tin - tuyên truyền trên báo chí, những giá trị liên quan đến
đạo đức nghề báo; vai trò, sứ mệnh cách mạng của nhà báo, của các cơ quan báo
chí, việc đưa tin... đối với cơng chúng và xã hội. Tóm lại, Văn hóa Báo chí Truyền thông là những giá trị do con người tạo ra được phản ánh qua báo chí,
qua cơng tác thơng tin, tun truyền mang tính đại chúng”.
Văn hóa báo chí là một bộ phận của truyền thơng, và cũng chính là truyền
thơng, nên văn hố báo chí có những đặc điểm bao gồm trong văn hố truyền
thơng, tồn bộ những giá trị mà con người tạo ra được biểu hiện và thẩm thấu
trong hoạt động báo chí. Nó biểu hiện trong nhận thức, hành vi của các chủ thể
tham gia hoạt động báo chí và kết quả mà họ tạo ra trong hoạt động đó. văn hóa
báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cái hay, cái đẹp, và là các giá trị
bền vững của báo chí cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người và xây dựng xã hội mới.
TS. Nguyễn Duy Hạnh, ThS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: Văn hóa báo
chí là tồn bộ những giá trị mà con người tạo ra được biểu hiện và thẩm thấu


trong hoạt động báo chí. Nó biểu hiện trong nhận thức, hành vi của các chủ thể
tham gia hoạt động báo chí và kết quả mà họ tạo ra trong hoạt động đó.
Trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí đăng trên cổng

thơng tin điện tử của Bộ Nội vụ ngày 15/6/2015, Tiến sĩ Nguyễn Duy Hạnh Học viện Chính trị khu vực I và Thạc sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Đại học Chính trị,
Bộ Quốc phịng có chỉ ra 06 quan điểm cơ bản về văn hóa báo chí trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đó là:
-

Mục tiêu cao cả của báo chí cách mạng là phục vụ nhiệm vụ giải phóng

dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người;
-

Báo chí góp phần nâng cao dân trí nhằm hướng tới phát triển con người

tồn diện;
- Xây dựng một nền báo chí cách mạng mang tính nhân dân và tính
quần
chúng;
-

Đảm bảo tính trung thực, khoa học nhằm định hướng dư luận vì sự tiến

bộ của xã hội;
- Quyền tự do báo chí như là một bộ phận của quyền con người;
- Đề cao đạo đức người làm báo.
Văn hóa báo chí thể hiện bằng văn hóa của những người làm báo. Cái văn
hóa đặc trưng của sức mạnh truyền thơng phải đường hồng, minh bạch, sạch sẽ
và ấn tượng như trên trang nhất của mỗi tờ báo.

2. Mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thơng, báo chí
Văn hóa và báo chí, truyền thơng có mối quan hệ mật thiết.
Mối quan hệ giữa văn hố và truyền thơng:



Văn hố truyền thơng là một chỉnh thể.
Trong tồn bộ hệ thống hiện tượng xã hội, truyền thông được xem là hoạt
động văn hố đặc thù. Nó vừa là một hiện tượng văn hoá, vừa là kết quả văn hoá
do con người tạo ra. Báo chí là một bộ phận của văn hóa, góp phần sáng tạo và
phổ biến văn hóa, lưu truyền văn hóa. Báo chí trở thành một bộ phận cấu thành
văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa. Văn hóa nhận rõ
vai trị, tác động của báo chí, truyền thơng và chủ động phối hợp với báo chí. Có
thể nói, bất cứ một hiện tượng văn hố nào cũng vừa mang tính phổ biến đồng
thời lại là một hiện tượng đặc thù.
Truyền thơng góp phần tạo lập, kìm hãm hoặc gia tăng hàm lượng văn
hoá ở các hiện tượng xã hội khác.
Văn hóa có từ khi hình thành xã hội lồi người. Truyền thơng chính là
cơng cụ khiến cho yếu tố văn hố được đến gần hơn với xã hội lồi người. Bằng
sức mạnh của mình, nó có khả năng khiến yếu tố văn hoá trở nên giàu ý nghĩa
hơn nhưng cũng có khả năng khiến yếu tố văn hố của bất kỳ hiện tượng nào trở
nên méo mó.
Truyền thơng có thể khiến hiện tượng quyên góp tiền từ thiện trên mạng
xã hội trở thành một hành động đẹp khi nó có thể giúp đỡ được nhiều người
đang gặp tình cảnh khó khăn nhưng nó cũng góp phần khiến cho hiện tượng đó
dễ bị biến tướng cho các đối tượng có mục đích xấu, lợi dụng lịng tốt của nhiều
người để trục lợi cho bản thân.
Bản thân hoạt động truyền thông chứa đựng những giá trị nhất định, đó
chính là văn hố.


Giá trị truyền thông được thể hiện ở chất lượng sản phẩm, hiệu quả xã hội
mà sản phẩm truyền thông đem lại, ở thương hiệu, uy rính mà cơ quan truyền
thơng tạo lập, khẳng định.

Mối quan hệ giữa văn hố và báo chí:
Văn hố được thể hiện và thấm thấu trong các tác phẩm, hoạt động báo
chí, cụ thể văn hố được thể hiện ở chính các chủ thể, nhà báo và cơ quan báo
chí.
Văn hố là hoạt động do con người tạo ra nên báo chí chính là một phần
của văn hố bởi báo chí là hoạt động sáng tạo, là kết quả lao động của con
người.
Một sản phẩm báo chí chân chính buộc phải có yếu tố văn hố, phải có
giá trị nhất định.
Báo chí là sản phẩm của văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng
bá văn hóa. Báo chí tham gia tích cực trong việc phát triển, tôn vinh những tài
năng, bảo tồn, giữ gìn, phát huy những loại hình nghệ thuật truyền thống của
dân tộc. Cùng với đó, báo chí cịn đóng vai trò quan trọng trong việc đấu tranh,
bảo vệ các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc trước sự tấn cơng, du nhập của
các trào lưu văn hóa, lối sống của phương Tây, tuyên truyền giáo dục lòng yêu
nước, tinh thần đồn kết, tính nhân văn, nhân đạo, cách ứng xử nhân ái giữa con
người với nhau và với các thế hệ người Việt Nam.
Có thể nói, báo chí - truyền thông là sản phẩm của sự sáng tạo của con
người, đáp ứng nhu cầu thông tin, giao tiếp, đồng thời là sản phẩm của văn hoá,
là bộ phận cấu thành nên văn hoá.


3.

Các yếu tố cấu thành nên báo chí - truyền thơng (3TR)
3.1. Các yếu tố của hoạt động báo chí

Truyền thông là một dạng thức biểu hiện cụ thể, phản ánh mối quan hệ
của các yếu tố trong quá trình truyền thơng. Truyền thơng được diễn ra theo
trình tự tuyến tính thời gian bao gồm các yếu tố sau:

S:

Sourse (nguồn phát): Là yếu tố mang thôgn tin tiềm năng và khởi sướng

q trình truyền thơng. Nguồn phát là một người, một nhóm người hay một tổ
chức.
M:

Message (thơng điệp): Là nội dung thôgn tin được trao đổi từ nguồn phát

đến đối tượgn tiếp nhận. Thơng điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mogn
muốn, địi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức,... được mã hoá theo
một hệ thống ký hiệu nào đó.
C:

Chanel (kênh): Là phương tiện, cách thức truyền tải thông điệp từ nguồn

phát đến đối tượng tiếp cận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của đối tượgn tiếp
cận mà có các kênh truyền thơng phù hợp.


R:

Receiver (người nhận): là nhóm cơng hcusng/ nhóm đối tượng/ cá nhân

tiếp cậnt hông điệp. Hiệu quả truyền thông được xem xét trên cơ sở những thay
đổi về nhận thức, thái độ, hành vi xã hội.
E:

Effect (hiệu quả): Là thôgn tin ngược, là dịng chảy của thơng điệp từ


cơng chúng tác động trở lại nguồn phát.
N:

Noise (nhiễu): là yếu tố gây sai lệch khó được dự đốn trước trong q

trình truyền thông,....
Trong các yếu tố của hoạt động truyền thông chỉ có 2 yếu tố cấu thành
nên văn hố báo chí truyền thơng, đó là yếu tố liên quan đến con người. Đó
chính là: Nguồn phát và người nhận. Nguồn phát bao gồm: nhà báo (cá nhân) và
cơ quan báo chí (tập thể).

3.2. Các yếu tố của văn hố báo chí - truyền thơng
4. Vai trị của văn hố truyền thơng đối với nhà truyền thơng, cơ
quan báo chí truyền thơng và cơng chúng (3TR)
4.1. Vai trị của văn hố với nhà truyền thơng
-

Văn hố báo chí truyền thơng xác lập ý thức tự giác trau dồi, rèn luyện

kỹ năng nghề nghiệp cho nhà báo
Nói tới văn hố báo chí truyền thơng là nói tới tính giá trị. Các sản phẩm
truyền thơng bắt buộc phải mang thuộc tính giá trị. Điều này gián tiếp đặt ra yêu
cầu các nhà báo phải tự có ý thức trau dồi, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp,
khơng ngừng hồn thiện năng lực chun mơn để nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo nên các tờ báo hấp dẫn về nội dung, sinh động, đa dạng về hình thức,
đáp ứng u cầu thơng tin của cơng chúng và nhu cầu thông tin tuyên truyền của
cơ quan báo chí, của xã hội.



-

Văn hố báo chí truyền thơng định hình ngun tắc tuân thủ luật pháp,

đạo đức nghề nghiệp cho nhà truyền thơng
Văn hố báo chí truyền thơng địi hỏi các yếu tố cấu thành nên chính nó là chủ thể truyền thơng, phải hội đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức và tinh thần
thượng tôn pháp luật. Nhà báo tự giác đứng trên lập trường của giai cấp công
nhân, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước tới quần chúng nhân dân, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành hệ tư
tưởng chủ đạo của đại bộ phận nhân dân.
Ngồi ra, trong q trình tác nghiệp, mỗi người tự giác tuân thủ luật pháp,
luật báo chí, tơn trọng tính nhân dân, nhân đạo, nhân văn, thực hành thái độ,
hành vi ứng xử chuẩn mực với nguồn tin, nhân vật trong tác phẩm.
-

Văn hoá báo chí truyền thơng thiết lập khối đồn kết, thống nhất, giúp

nhà truyền thơng vượt qua thử thách, khó khăn.
Đồn kết thống nhất, khơng chùn bước trước khó khăn, gian khổ là một
truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc ta. Ở phạm trù văn hố báo chí truyền
thơng, nhà truyền thơng có văn hố cũng phải là người có tinh thần đồn kết,
thương u đồng nghiệp, gắn bó hết lòng với cơ quan, đơn vị. Họ phải đạt đến
tố chất của một “chiến sĩ cách mạng”, kiên cường, bền gan, vững trí, khơng
được lung lay, dao động trong những thời khắc khó khăn của đất nước, của cơ
quan. Người làm báo, làm truyền thông phải thấy được vinh dự cũng như trách
nhiệm của mình trên con đường xây dựng, khẳng định thương hiệu, uy tín của tờ
báo, từ đó, có thêm động lực cống hiến.

4.2. Vai trị của văn hố với cơ quan báo chí truyền thơng



-

Văn hố báo chí truyền thơng giúp cơ quan báo chí xây dựng hành lang

văn hố văn minh cơng sở
Để trở thành cơ quan truyền thơng có hàm lượng văn hố cao, mỗi cơ
quan báo chí truyền thơng phải tự giác xây dựng một hành lang văn hố văn
minh cơng sở.
Văn hố văn minh cơng sở giúp xác lập được các chuẩn mực, quy tắc
giao tiếp, ứng xử, phương thức làm việc, tác nghiệp trong cơ quan, bắt đầu từ
Ban biên tập - Ban lãnh đạo, cho tới các phòng, ban chức năng, và cuối cùng là
cán bộ nhân viên, phóng viên cấp dưới. Các quy tắc văn hố văn minh cơng sở
là cơ chế điều hồ các mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan, giúp công
việc được tiến triển nhịp nhàng, hiệu quả.
-

Giúp cơ quan báo chí thiết lập các thiết chế quản trị tịa soạn phù hợp

trong bối cảnh truyền thơng mới
Văn hố báo chí truyền thơng là sự thích ứng sáng tạo và chuyển động để
đem lại những giá trị mới, đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong bối cảnh chuyển đổi số
mạnh mẽ hiện nay, các cơ quan báo chí truyền thơng muốn gia nhập vào thị
trường văn hoá, phải tự xây dựng thiết chế quản trị tịa soạn theo hình thức số
hóa, chuyển đổi số. Chuyển đổi số là sự dịch chuyển quy trình tác nghiệp, nội
dung thơng tin, tương tác cơng chúng và dịch chuyển cả hoạt động kinh tế báo
chí số, sẽ đem lại những giá trị mới trong lao động báo chí, từ đó, cải tiến chất
lượng sản phẩm, thiết lập uy tín, thương hiệu. Văn hố báo chí truyền thơng cịn
là động lực để cơ quan báo chí truyền thông cố gắng xây dựng, xác lập các kênh
truyền thông mới, phù hợp với đối tượng công chúng hiện đại, nỗ lực phấn đấu

nâng cao hàm lượng văn hoá các kênh truyền thông trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0.


-

Giúp cơ quan báo chí truyền thơng xác lập văn hố đối ngoại trên cơ sở

tơn trọng, cùng phát triển
Văn hố đối ngoại là 1 trong những thuộc tính trong hoạt động đối ngoại
của các cơ quan báo chí truyền thơng. Thuộc tính văn hố quy định cơ quan báo
chí phải thực hành nghiêm túc các nguyên tắc văn hoá đối ngoại. Hệ nguyên tắc
đó được tạo lập trên cơ sở lợi ích, dựa trên khn khổ chính sách, đạo đức, pháp
luật, quan hệ kinh tế... giữa cơ quan báo chí truyền thơng này với các cơ quan
báo chí truyền thơng khác, giữa cơ quan báo chí truyền thơng với cơ quan chủ
quản, với đối tác, với công chúng.

4.3. Vai trị của văn hố với cơng chúng
Có thể nói rằng văn hóa có rất nhiều vai trị khác nhau. Nhưng theo từ
điển bách khoa tồn thư, chức năng văn hóa là cách biểu hiện ra của văn hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Người ta có thể nêu lên rất nhiều chức
năng của văn hóa, đó là chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng
giải trí, chức năng giao tiếp, tích lũy, thơng tin, ký hiệu, tâm linh. Cũng có một
số chức năng khác của văn hóa đã được nhiều người nói tới như: Chức năng xã
hội hóa cá nhân, động lực phát triển xã hội, mục tiêu phát triển xã hội, cố kết
cộng đồng, tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, định hướng xã hội, dự báo xã
hội…
Văn hố báo chí truyền thơng làm thay đổi và gia tăng giá trị của các các
phẩm báo chí truyền thơng. Điều đó, một mặt, dẫn tới văn hố tiêu dùng báo chí
của cơng chúng thay đổi, như việc định hình thói quen mới trong tiếp nhận các

sản phẩm báo chí truyền thơng, thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của
công chúng. Mặt khác, đặc tính giá trị trong văn hố báo chí truyền thơng cũng
dẫn tới văn hóa sáng tạo và văn hóa tham gia vào mơi trường truyền thơng của
đại chúng có nhiều thay đổi. Nói tóm lại, đó là sự thay đổi về thái độ và hành vi
văn hóa dưới tác động của văn hố báo chí truyền thơng.


Xét về tầm ảnh hưởng và tác động của văn hóa cần phân biệt rõ có 2 cấp
độ: Thứ nhất, văn hóa tác động trực tiếp vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của
mỗi con người và chức năng văn hóa chỉ được hồn thành khi có thể đó nhận
thức sâu sắc và đi đến hành động quyết liệt. Thứ hai, văn hóa tác động trên diện
rộng, ở quy mơ xã hội, nó góp phần cung cấp thơng tin, định hướng nhận thức,
điều chỉnh hành vi làm cho xã hội đi đúng hướng và phát triển hài hòa. Như vậy
là, văn hóa có thể vừa tác động đến vĩ mơ xã hội, vừa tác động đến vi mô cá thể
trong xã hội. Chính vì vậy, trong thực tế tùy theo từng mục đích nhất định mà
người ta có những cách thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức thực hiện phù hợp
để đạt được kết quả cao nhất.

5. Đặc trưng của văn hố báo chí truyền thơng
Vì văn hóa báo chí truyền thơng cũng là văn hóa, là bộ phận cấu thành
văn hóa nói chung, nên tất nhiên, nó cũng mang những đặc trưng của văn hóa
bên cạnh những đặc trưng riêng của báo chí truyền thơng. Căn cứ vào các quan
niệm đã nêu trong mục 1.3.1 và bổ sung góc nhìn của tác giả, tác giả cho rằng,
văn hố báo chí truyền thơng có những đặc trưng sau:
- Tính hệ thống
Văn hóa báo chí truyền thơng là một chỉnh thể, bao gồm nhiều thành tố
liên kết chặt chẽ với nhau: văn hóa của chủ thể truyền thơng, hàm lượng văn hóa
của thơng điệp/sản phẩm truyền thơng, của kênh truyền thơng, của cơng chúng...
Giữa các thành tố văn hóa đó có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, tạo nên giá
trị biểu trưng của báo chí truyền thơng, giúp báo chí truyền thông thực hiện tốt

nhất các chức năng xã hội của nó, như chức năng thơng tin, tư tưởng, quản lý
giám sát xã hội, chức năng văn hóa, giải trí, chức năng kinh tế dịch vụ... theo
nguyên tắc xác định. Văn hóa của chủ thể truyền thơng sẽ chi phối, quyết định
hàm lượng văn hóa của thơng điệp truyền thơng, của kênh truyền thông, định


hướng văn hóa của cơng chúng. Ngược lại, các yếu tố về kênh truyền thơng hay
văn hóa cơng chúng sẽ tác động, ảnh hưởng đến thái độ, hành vi, và theo đó là
văn hóa của chủ thể truyền thơng. Chẳng hạn, sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu,
trình độ, năng lực phản biện báo chí truyền thơng của cơng chúng ở từng giai
đoạn sẽ ảnh hưởng tới thái độ ứng xử, hành vi tác nghiệp, đạo đức của nhà báo,
nhà truyền thơng...
Cùng với đó, văn hố báo chí truyền thông không thể đi riêng đường, mà
tồn tại song song, đồng thời với văn hoá các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Khơng thể có văn hố báo chí truyền thơng nếu khơng có ngơn ngữ, đạo đức,
văn chương, phong tục tập quán, tư tưởng..., cùng với đó là một hệ sinh thái văn
hoá vật chất bao quanh. Văn hoá của các lĩnh vực sẽ va đập, tác động lẫn nhau,
hỗ trợ và nâng đỡ nhau. Với tính hệ thống, văn hóa truyền thơng đa dạng, đa
chiều, đóng góp hiệu quả hơn vào mọi hoạt động của xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã
hội.
- Tính giá trị
Cũng như văn hóa nói chung, báo chí truyền thơng là sản phẩm do con
người sáng tạo ra, phục vụ chủ yếu nhu cầu tinh thần của con người. Do đó, một
trong các đặc trưng của văn hố báo chí truyền thơng là tính giá trị, chủ yếu là
giá trị về tư tưởng, tinh thần.
Khơng có báo chí truyền thơng, con người khơng được thụ hưởng thơng
tin cập nhật, chính xác, phong phú; khơng được có cơ hội mở rộng tri thức đa
dạng; hạn chế trong giao lưu, tiếp biến hình thái văn hố; khơng được tiếp nhận
những chiều cạnh ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ...
Văn hóa báo chí truyền thơng vun đắp, bồi tụ đạo đức, thẩm mĩ. Văn hóa báo chí

truyền thơng ảnh hưởng sâu sắc đến thị hiếu công chúng...


Dựa theo thời gian, văn hóa báo chí truyền thơng có thể chia thành giá trị
nhất thời, giá trị vĩnh cửu. Có những giá trị vĩnh cửu của báo chí truyền thông
được tất cả các thế hệ nhà báo, nhà truyền thơng, được cả xã hội cơng nhận,
được gìn giữ, bảo lưu. Đó là giá trị chức năng của báo chí truyền thơng, là giá trị
đạo đức nghề nghiệp... đã được cả xã hội cơng nhận. Có những giá trị mang tính
nhất thời, chẳng hạn, giá trị của các sản phẩm báo chí truyền thơng phục vụ
cơng chúng ở từng thời điểm ngày/tuần/tháng/q... Những sản phẩm báo chí
truyền thơng về dịch covid-19 khi đại dịch, sẽ có giá trị trong thời điểm dịch
bùng phát. Khi dịch qua đi vài quý, vài năm, giá trị thơng tin về covid-19 khơng
cịn nữa, nhường chỗ cho giá trị thông tin về các sự kiện, vấn đề mang tính thời
sự khác…
Qua việc xem xét các giá trị, văn hóa báo chí truyền thơng sẽ có chức
năng điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của chủ thể truyền thông, khách thể
truyền thông..., rộng hơn là tác động vào xã hội, giúp mọi thành viên trong xã
hội hướng tới các chuẩn mực, thích ứng với những biến đổi của cuộc sống xã
hội, tạo động lực cho xã hội phát triển.
- Tính nhân sinh
Báo chí truyền thông do con người sáng tạo ra, luôn đứng trên quyền lợi
của con người và phục vụ cho con người. Do vậy, văn hố báo chí truyền thơng
hiển nhiên cũng do con người gây dựng, tạo lập và phục vụ cho cuộc sống con
người. Từ đó, có thể khẳng định, tính nhân sinh là một tính chất được thể hiện
đậm nét trong văn hố báo chí truyền thơng.
Văn hố báo chí truyền thơng đảm đương sứ mệnh đáp ứng u cầu của
con người về tư tưởng, tinh thần. Đấy chính là biểu hiện cao nhất của tính nhân
sinh trong văn hóa báo chí truyền thơng. Văn hố báo chí truyền thơng cơng
khai đứng về phía con người, đứng về phía nhân dân, trở thành món ăn tinh



thần, người đồng hành tin cậy, nhà “phán xử” trung thành - nơi gửi gắm tin
tưởng và công lý của nhân dân, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.
Những sản phẩm báo chí truyền thơng có văn hoá là những sản phẩm phê phán
mặt tối, tiêu cực đang phá huỷ môi trường, cuộc sống nhân sinh; cổ vũ, khích lệ,
nhân rộng những mặt tích cực trong cộng đồng.
- Tính lịch sử
Các giá trị của báo chí truyền thơng được kiểm chứng qua thời gian, mang
tính kế thừa từ đời này qua đời khác. Ngay từ thời gian khai sinh nền báo chí
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xem báo chí là vũ khí cách mạng. Đảng,
Nhà nước ta ln xem báo chí là phương tiện đấu tranh cách mạng hiệu quả. Dù
mỗi thời kỳ, báo chí truyền thơng có giá trị riêng, nhưng ngun tắc đó khơng
bao giờ thay đổi. Trong thời đại cơng nghiệp 4.0 hiện nay, văn hóa báo chí
truyền thơng tiếp biến những giá trị mới, mang thêm những đặc tính mới do sự
thay đổi về công nghệ truyền thông số đem lại. Đó là sự ra đời của các loại hình
truyền thơng mạng xã hội, báo chí di động, báo chí truyền thông đa nền tảng,
truyền thông sáng tạo..., giúp hoạt động sáng tạo của nhà truyền thông đổi mới
và công chúng được tiếp nhận những sản phẩm truyền thông hấp dẫn hơn, tiện
lợi hơn. Nhờ đó, tự do báo chí, tự do ngôn luận được thực hiện rộng rãi hơn.
- Tính chính trị - xã hội
Bởi báo chí truyền thơng là hoạt động gắn bó chặt chẽ với cuộc sống - xã hội
- giai cấp, mang tính chính trị xã hội, nên văn hóa báo chí truyền thơng cũng mang
đặc trưng tính chính trị - xã hội. Tính chính trị u cầu mọi hoạt động báo chí
truyền thơng đặt dưới định hướng của Đảng; giá trị báo chí truyền thơng phải được
xem xét dưới lăng kính quyền, lợi ích của Đảng cầm quyền, của Nhà nước. Trong
khi đó, tính xã hội của văn hóa báo chí truyền thơng nằm ở chỗ, báo chí truyền
thơng là kênh, phương tiện, con đường góp phần lan tỏa các giá trị văn


hóa ra cộng đồng, thẩm thấu từ người nọ qua người kia, từ thế hệ nọ qua thế hệ

kia một cách tự nhiên.
- Tính nhân văn
Nhân văn chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm khi bàn về các
giá trị sống của một con người như: Phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức
mạnh, được thể hiện dưới nhiều góc độ trong mối quan hệ với đồng loại, tự
nhiên và với đời sống xã hội. Trách nhiệm của báo chí truyền thơng là phản ánh
thế giới con người dưới góc nhìn nhân văn, nghĩa là tơn trọng phẩm giá, tình
cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức mạnh của con người, tôn trọng quyền được sống, được
lao động, học tập, vui chơi, phát triển toàn diện các kỹ năng, hướng con người
thực hành các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Tính nhân văn trong báo chí được thể
hiện từ cấp độ và góc độ tiếp cận, phản ánh sự kiện, vấn đề, đến cách sử dụng
chi tiết, ngơn từ, hình ảnh… trong mỗi tác phẩm. Việc gia tăng những bài viết
mang tính chất ngợi ca, giọng điệu lạc quan, vui tươi cũng chính là liều thuốc bổ
nâng đỡ tinh thần con người. Hạn chế thông tin sai lệch, xuyên tạc, những luồng
tin mang tính chất lệch chuẩn, phản văn hố… để cơng chúng khơng bị tiêm
nhiễm thói hư, tật xấu cũng chính là đảm bảo tính nhân văn của báo chí truyền
thơng.
- Tính sáng tạo
Bản chất của hoạt động báo chí truyền thông là hoạt động sáng tạo. Nhà
truyền thông phải tạo ra những sản phẩm báo chí truyền thơng bằng chính năng
lực, tư duy và cảm quan cuộc sống. Sự sáng tạo đó diễn ra hàng ngày, hàng giờ,
nhằm có được những sản phẩm báo chí truyền thơng chất lượng, đưa đến cho
công chúng tiếp nhận. Không chỉ sáng tạo về nội dung, các cơ quan báo chí
truyền thơng cịn sáng tạo về hình thức chuyển tải thơng điệp. Các loại hình báo
chí, truyền thơng mới ra đời như sự xuất hiện của báo mạng điện tử, phát thanh


Internet, truyền hình Internet, báo chí di động, báo nhúng, báo chí nhân tạo,
truyền thơng tích hợp, truyền thơng đa phương tiện, truyền thơng số… chính là
sản phẩm của sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người trong lĩnh vực báo

chí truyền thơng. Phải có sự sáng tạo đó, mới kích thích sự phát triển của báo
chí, cũng như gia tăng hiệu quả tiếp nhận. Trong khi sáng tạo là một thuộc tính
của văn hố, thì hiển nhiên, trong lĩnh vực báo chí truyền thơng, sáng tạo cũng
chính là đặc trưng của văn hố báo chí truyền thơng.
-Tính đại chúng
Báo chí truyền thơng mang tính đại chúng sâu sắc, bởi đối tượng phản
ánh của nó là cơng chúng, đối tượng hướng tới tác động, ảnh hưởng cũng là
công chúng rộng rãi trong xã hội. Vì vậy, văn hố báo chí truyền thơng cũng có
đặc trưng của tính đại chúng, thể hiện ở các góc độ:
+

Văn hố báo chí truyền thơng phản ánh văn hố đại chúng, lấy văn hố

đại chúng làm nguồn tin quan trọng, làm chất liệu trực tiếp cho các tác phẩm.
+

Văn hố báo chí truyền thơng đảm bảo các sản phẩm báo chí truyền

thơng hướng tới phục vụ lợi ích của đại chúng. Đó là lợi ích được tiếp cận,
hưởng thụ thông tin. Nhưng hơn thế, báo lấy quyền được sống, được học tập,
làm việc, vui chơi, giải trí, được tự do ngơn luận… của nhân dân làm đối tượng
phản ánh và sứ mệnh hoạt động của mình.
+

Văn hố báo chí truyền thơng góp phần định hình văn hố đại chúng -

từ văn hố tiêu dùng, thời trang, văn hoá ứng xử, tới thị hiếu thẩm mỹ, đức tin,
tín ngưỡng, tơn giáo, ngơn ngữ, nghệ thuật…
+


Văn hố báo chí truyền thơng đảm bảo các sản phẩm truyền thông phù

hợp với nhu cầu và năng lực tiếp nhận của đại chúng. Thứ nhất là thông tin đơn


giản, dễ hiểu, dễ làm theo. Thứ hai là báo chí sử dụng phương tiện mà cơng
chúng có thể tiếp cận được hoặc những phương tiện thông minh phù hợp với địi
hỏi cao của cơng chúng hiện đại.
+

Văn hố báo chí truyền thơng gắn bó chặt chẽ với dư luận xã hội. Báo

chí khơi thức và định hướng dư luận đại chúng, từ đó, tập hợp dư luận xã hội để
tạo thành sức mạnh, tham gia giải quyết các mâu thuẫn xã hội, các vấn đề xã hội
đang đặt ra, chung sức cùng Đảng, Nhà nước thực hiện thành công những nhiệm
vụ cách mạng của từng thời kỳ. Mơ hình đặc trưng văn hóa báo chí truyền thơng

II, Lựa chọn một tờ báo và phân tích hàm lượng văn hóa của tờ
báo đó? Vì sao tờ báo đó được gọi là một tờ báo văn hóa?
1, Tờ báo lựa chọn: Hà Nội mới (gồm 2 ấn phẩm “Hà Nội mới hàng ngày”
(nhật báo) và “Hà Nội mới cuối tuần” (tuần báo)
Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TP Hà Nội, tiếng nói của chính quyền, diễn
đàn của nhân dân Thủ đô, 60 năm qua, Báo Hànộimới luôn nỗ lực, đi đầu trong


phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và nhu cầu thơng
tin của người dân, đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển
Thủ đô và đất nước. Hànộimới là cơ quan báo Đảng địa phương đầu tiên trong
cả nước được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, được Bác Hồ 2 lần đặt
tên.

Trước năm 1975, ở miền Bắc chỉ có 3 tờ nhật báo là Nhân Dân, Quân đội nhân
dân và Hà Nội mới. Đối tượng bạn đọc có thể khác nhau nhưng cả ba cơ quan
báo đều có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
của Nhà nước, tuyên truyền, cổ vũ nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, kiến
thiết đất nước, đấu tranh với kẻ thù để thống nhất nước nhà. Hà Nội mới là tờ
báo địa phương, nhưng với vị thế cơ quan ngơn luận của Thủ đơ nên có những
nét đặc thù.
Ngày 24 tháng 10 năm 1957, báo Thủ đô xuất bản số hàng ngày đầu tiên với tiêu
đề "Sau 3 năm giải phóng". Trải qua q trình sáp nhập với báo Hà Nội hàng
ngày trở thành báo Thủ đô Hà Nội, rồi sau đó sáp nhập với báo Thời Mới thành
báo Hà Nội mới. Ngày 1-8-2008, Báo Hà Nội mới và Báo Hà Tây hợp nhất
thành báo Hà Nội mới như hiện tại.
Là tờ báo Đảng địa phương, nhưng có thể khẳng định Hànộimới là tờ báo mang
tầm quốc gia có truyền thống lịch sử rất vẻ vang. Cùng với hệ thống báo chí cả
nước, Hànộimới ln ở tuyến đầu trên mặt trận tư tưởng văn hóa, cung cấp cho
bạn đọc những thơng tin chính xác, kịp thời và giữ vai trò định hướng dư luận
xã hội. Các ấn phẩm của Hànộimới tập trung phản ánh nhanh, chính xác, chuẩn
mực về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển Thủ đơ cũng như cả nước, góp
phần thực hiện tốt quan điểm phát triển “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.


2, Phân tích hàm lựng văn hóa của tờ báo “Hà Nội mới”
Để phân tích, chỉ rõ hàm lượng văn hóa của báo Hà Nội mới với hai ấn
phẩm nổi bật là Hà Nội mới hàng ngày và Hà Nội mới cuối tuần, cần trả lời
được các câu hỏi:
- Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Viết cái gì?
- Viết như thế nào?
- Hàm lượng thông tin ở mỗi chuyên mục trên báo?
-


Các nguyên tắc nghề nghiệp mà phóng viên và tòa soạn đã tuân thủ khi

làm báo?
2.1. Nội dung
2.1.1 Thể hiện tính chính trị
bov


Xác



, xây

đ

đị
d ựng và phát tri ển đất nướ c” nói c hung và s

đẹ
t

c, các ho

ơ giàu

đạ đượ

vào các thơng tin chính tr , xã h i c

đồ

các

ng chí lãnh

Báo Hà Nội mới có hẳn 1 chuyên mục “Chính trị” gồm 3 chuyên mục
con: Nghị quyết và Đời sống, Đối ngoại, Xây & Chống.


×