Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.65 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm
đối tượng phản ánh. Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. Báo
chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại
hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay.
Văn hóa và báo chí có mối quan hệ biện chứng khăng khít. Trong đó
báo chí là một bộ phận của văn hóa, góp phần sáng tạo và phổ biến văn hóa,
lưu truyền văn hóa. Báo chí là sản phẩm của văn hóa, đồng thời là phương
tiện thực thi, quảng bá văn hóa.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, những quốc gia, dân tộc đều có
cơ hội và điều kiện để phát triển nhưng cũng đứng trước không ít những thách
thức, đặc biệt là trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu và hội
nhập quốc tế. Báo chí tham gia tích cực trong việc phát hiện, tôn vinh những
tài năng, bảo tồn, giữ gìn, phát huy những loại hình nghệ thuật truyền thống
của dân tộc. Cùng với đó, báo chí còn đóng vai trò quan trọng trong việc đấu
tranh, bảo vệ các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc trước sự tấn công, du
nhập của các trào lưu văn hóa, lối sống của phương Tây, tuyên truyền giáo
dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính nhân văn, nhân đạo, cách ứng xử
nhân ái giữa con người với nhau và với các thế hệ người Việt Nam.
Nghiên cứu yếu tố văn hóa trong báo chí truyền thông, nhất là trong
điều kiện báo chí phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, hình thức và phương
tiện như hiện này là để hiểu được bản chất vấn đề, từ đó làm tốt chức năng
định hướng, cung cấp thông tin hữu ích, đảm bảo được tính khách quan,
công bằng. Đó cũng là một trong những yêu cầu thường xuyên và cấp bách
hiện nay.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về văn hóa trong báo chí truyền thông đã có nhiều công


trình nghiên cứu. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở khai thác ở một khía cạnh,
chưa cập nhật và theo kịp được xu hướng phát triển nhanh chóng của báo chí
hiện nay. Đồng thời những phân tích còn chung chung, chữa có dẫn giải, phân
tích cụ thể.
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu đã có về cùng chủ đề, nội dung
tiểu luận này sẽ làm rõ và toàn diện hơn về mối quan hệ biện chứng giữa văn
hóa và báo chí truyền thông, vài trò của báo chí truyền thông trong việc giữ
gìn, phát huy các giá trị văn hóa. Cùng với đó là những vấn đề thực tiễn đặt ra
về văn hóa báo chí truyền thông. Khuyến nghị và đề xuất các giải pháp góp
phần nâng cao tính văn hóa của đội ngũ nhà báo trong bối cảnh toàn cầu hóa
truyền thông đại chúng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Bài tiểu luận sẽ đi theo hướng nghiên cứu các khái niệm, mỗi quan hệ
biện chứng giữa văn hóa và báo chí truyền thông và những vấn đề thực tiễn
của báo chí truyền thông hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến vấn đề văn hóa và
văn hóa truyền thông báo chí.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá vắn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập,
để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao hiệu quả tuyên
truyền của báo chí, nhất là tính định hướng văn hóa của báo chí truyền thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về khía cạnh văn hóa trong báo chí
truyền thông trong thời kỳ hội nhập hiện nay và vai trò của nhà báo trong định
hướng, phát huy các giá trị văn hóa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu



Để thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận
liên quan đến tác phẩm báo chí, hiểu rõ về quy trình, nguyên tắc sáng tạo tác
phẩm báo chí.
- Phương pháp khảo sát, thống kê để lượng hóa một số thông tin cần
thiết cho quá trình nghiên cứu như xu hướng báo chí hiện nay, những vấn đề
về văn hóa trong báo chí truyền thông.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra kết luận và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiểu quả tuyên truyền qua các tác phẩm báo chí.
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát, đánh giá thực tế, tiểu luận
đưa ra một số giải pháp mới để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo chí,
nhất là đối với bản thân các nhà báo trong quá trình tác nghiệp.
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
tiểu luận được kết cấu thành 3 phần:
Chương 1: Khái niệm tổng quát về văn hóa và văn hóa báo chí truyền
thông.
Chương 2: Văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí
Chương 3: Giải pháp nâng cao văn hóa truyền thông trong báo chí


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA TRONG BÁO
CHÍ TRUYỀN THÔNG
1.1.Khái niệm về văn hóa
Văn hóa chính là toàn bộ hoạt động tinh thần, sáng tạo tác động vào tự
nhiên, xã hội của con người nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, đưa

vật chất và tinh thần phát triển cao hơn, góp phần vào sự phát triển xã hội, xây
dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Trong lịch sử xã hội loài người, điều có ý nghĩa nhất và cũng trở thành
vấn đề đáng quan tâm hàng đầu chính là nền văn hóa mà con người đã sáng
tạo ra trải rộng dài theo không gian và thời gian. Chính nhờ có văn hóa, nhờ
có sự sáng tạo nền văn hóa mà con người trở thành con người với tư cách là
động vật tư duy hay cũng có thể nói, chính vì là động vật tư duy nên con
người đã trở thành sinh vật duy nhất có khả năng sáng tạo văn hóa.
Trong vô số những hiện tượng xã hội thì hoạt động truyền thông có một
vai trò và vị trí đặc biệt. Nhờ có hoạt động truyền thông mà loài người có thể
kết nối được giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhân với cộng đồng
và giữa các cộng đồng xã hội với nhau. Nếu con người không có được những
kết nối như vậy thì không có sơ sở để hình thành xã hội loài người với những
thành tựu kỳ diệu và tiềm năng vô tận như chúng ta đang thấy ngày nay.
1.2. Khái niệm về văn hóa báo chí truyền thông
Trước hết, có thể hiểu văn hóa truyền thông một cách khái quát là toàn
bộ quá trình xuất hiện và biến đổi của hiện tượng truyền thông trong đời sống
nhân loại cùng sự xác lập những mối tương tác của nó đối với các hiện tượng
xã hội khác. Bản thân văn hoá truyền thông là một khái niệm được hình thành
trên cơ sở những tác động qua lại có tính thực tiễn của hoạt động truyền thông
lên tất cả các mặt của đời sống xã hội.


Xã hội hiện đại là xã hội bùng nổ truyền thông, nếu không có kiến thức
văn hóa truyền thông vững vàng con người không những không làm chủ được
những thành quả của văn minh nhân loại mà có thể còn bị những tác động tiêu
cực của truyền thông chi phối. Những kiến thức và nhận thức về văn hóa
truyền thông sẽ giúp cho con người chủ động và trở nên tích cực trong môi
trường sống.
Đối với báo chí, đó vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc truyền

bá các sản phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ và kiểm nghiệm những giá trị
văn hóa, đồng thời cũng là địa chỉ sáng tạo các giá trị văn hóa. Sức mạnh và
ưu thế của báo chí trong việc truyền bá, phổ biến các sản phẩm văn hóa là
thông qua hoạt động này để cùng lúc đạt hai mục đích: giáo dục chính trị - tư
tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng, hướng công chúng tới
chân thiện mỹ, làm phong phú và giàu có đời sống tinh thần của họ. Văn hóa
truyền thông trong báo chí là một trong những kiến thức nền tảng để các nhà
báo mở rộng và nâng cao tri thức xã hội đồng thời biết phát huy tốt sức mạnh
của vũ khí truyền thông trong hoạt động thực tiễn.


Chương 2:
VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
2.1. Tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thông trong hoạt động
báo chí
Để tìm ra tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thông của hoạt động báo chí
(gọi tắt là văn hóa truyền thông) cần xem xét cơ chế tác động của báo chí vào
xã hội. Các nhà nghiên cứu báo chí truyền thông đã phác họa cơ chế tác động
vào xã hội của báo chí theo một trục xuyên suốt. Đó là, chủ thể xây dựng các
thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền
thông truyền tải đến công chúng. Thông tin thông qua các phương tiện tác
động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận
thức, thái độ cũ. Sự thay đổi ý thức xã hội sẽ dẫn đến hành vi xã hội và sau đó
tạo ra hiệu quả xã hội.
Như vậy, văn hóa truyền thông được đánh giá bằng hiệu ứng, hiệu quả
xã hội của báo chí mang lại theo cơ chế tác động riêng của nó. Do đó, tiêu chí
đánh giá văn hóa truyền thông của hoạt động báo chí căn cứ vào các yếu tố
tham gia vào quá trình truyền thông, đó là: Người làm báo (chủ thể sáng tạo
tác phẩm báo chí); tác phẩm báo chí (nội dung thông điệp); cơ quan báo chí
(kênh truyền); công chúng tiếp nhận (độc giả, khán, thính giả). Trên cơ sở đó,

có thể xem xét văn hóa truyền thông của hoạt động báo chí dựa trên các tiêu
chí cụ thể, đó là:
- Yếu tố văn hóa của người làm báo.
- Giá trị văn hóa của tác phẩm báo chí khi đăng tải, phát sóng
- Tính văn hóa của cơ quan báo chí
- Tính văn hóa của công chúng báo chí.
Chiến lược phát triển thông tin của nước ta được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 219/2005/QĐ-TTG ngày 9-9-2005 là văn bản
quan trọng đề cập tới chất lượng văn hóa trong chất lượng thông tin nói


chung, một tư duy mới đánh giá văn hóa truyền thông. Điều cần lưu ý ở đây là
chất lượng văn hóa phải đảm bảo trong cả quá trình truyền thông và các yếu
tố tham gia quá trình truyền thông, trong đó tiêu chí về yếu tố văn hóa của
người làm báo - người sáng tạo tác phẩm báo chí, là quan trọng nhất, có vai
trò quyết định.
Với đặc trưng nghề nghiệp, nhà báo cần được trang bị một phông văn
hóa chung rộng, chuẩn mực, nghiệp vụ vững vàng; có văn hóa giao tiếp, văn
hóa ứng xử tốt. “Nhà báo là một nhà hoạt động chính trị - xã hội… Bên cạnh
những phẩm chất như trung thực, kiên trì, linh hoạt, lạc quan, dũng cảm…,
mỗi nhà báo cần phải có trình độ văn hóa cao, hiểu biết rộng”. Ảnh hưởng của
báo chí đối với xã hội là cực kỳ lớn, thái độ của người cầm bút sẽ có giá trị
chi phối và định hướng nhận thức, tư tưởng cũng như hành động của đông
đảo quần chúng nhân dân. Với nghề báo, sự đòi hỏi về đạo đức nghề nghiệp
được đặt ra như một trong những yêu cầu đầu tiên, là tiêu chuẩn quan trọng
quyết định mức độ văn hóa truyền thông của người làm báo. Người làm báo
là người làm công tác tuyên truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng:
“Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân
làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, muốn thành công phải biết cách tuyên truyền nghĩa là phải

hiểu rõ vấn đề mình muốn nói, phải biết cách nói, và đặc biệt là phải có lễ độ.
Đạo đức của nhà báo nói riêng, những người làm công tác tuyên truyền nói
chung, sẽ góp phần quyết định thành công nội dung thông tin mà họ truyền
đạt. Bởi như Hồ Chí Minh từng nói, với người phương Đông, một tấm gương
sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Người làm báo có
nền tảng văn hóa tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có chuyên môn nghiệp vụ vững
vàng sẽ xây dựng nên những tác phẩm báo chí chất lượng, có giá trị văn hóa,
tạo nên hiệu quả báo chí cao.
Tác phẩm bảo báo trí nằm ở vị trí trung gian trong mối quan hệ: Nhà
báo tác phẩm và công chúng. Giá trị văn hóa của các tác phẩm báo chí biểu


hiện ở nói đúng, hình thức phù hợp với người đọc, người nghe, người xem,
mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Người làm báo có nền tảng văn hóa tốt, sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có
giá trị văn hóa, nhưng cần phải được tổ chức, truyền tải ở một cơ quan báo chí
chuẩn mực mới tạo nên giá trị văn hóa truyền thông. Báo chí là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, là nơi người dân gửi gắm niềm tin,
đấu tranh bảo vệ công bằng, lẽ phải, do vậy phải là một địa chỉ văn hóa mẫu
mực. Thông qua kênh báo chí, công chúng có thể tiếp thu và làm giàu thêm
vốn tri thức văn hoá cho mình. Báo chí có nhiệm vụ và vai trò to lớn trong
việc nâng cao nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí đối với nhân dân; một
mặt tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, mặt khác giữ gìn và phát huy
bản sắc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Thông qua các sản phẩm
của mình, báo chí có vai trò truyền bá những tiêu chuẩn và các giá trị tinh
thần; xây dựng ý thức công dân, định hướng công chúng đến với chân - thiện
- mỹ. Do đó, văn hóa truyền thông ở cơ quan báo chí phải được xây dựng,
duy trì nề nếp, phải trở thành mẫu mực trong thực hiện văn hóa công sở, để
công chúng tin tưởng, noi theo.
Văn hóa truyền thông cũng đòi hỏi sự đồng bộ về nhận thức, trình độ

văn hóa nhất định từ phía công chúng tiếp nhận mới có thể giải mã được một
cách đúng đắn, trọn vẹn nội dung thông tin của tác phẩm báo chí. Mục đích
của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiểu được nội dung thông tin, từ
đó thay đổi, chuyển biến nhận thức, hành vi của mình. Quá trình truyền thông
là quá trình hai chiều, phản hồi của công chúng cho biết hiệu quả truyền
thông. Nếu phản hồi của công chúng báo chí đúng đắn, mang tính xây dựng
thì sẽ góp phần giúp cho cơ quan báo chí và người làm báo phát huy mặt tích
cực, điều chỉnh sai sót, khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả
truyền thông.
Ngoài các tiêu chí cơ bản trên, vấn đề văn hóa truyền thông cũng cần
được xem xét ở góc độ từ nơi cung cấp nguồn tin. Mới đây, Văn phòng Chính


phủ ban hành Công văn số 7568/VPCP-TH, ngày 27-10-2011 thông báo ý
kiến của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cung cấp thông tin chính thống
cho báo chí. Văn bản cho biết một thực trạng hiện nay không ít cơ quan thực
hiện công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí còn hình
thức, chưa thường xuyên; người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và
người được cử làm Người phát ngôn chưa chủ động, thậm chí có trường hợp
còn né tránh việc cung cấp thông tin, nhất là các vấn đề dư luận rộng rãi quan
tâm hoặc cần định hướng dẫn đến tình trạng phải thụ động cung cấp thông tin
giải thích, đính chính. Thực trạng đó, đã gây khó khăn cho cơ quan báo chí
tiếp cận nguồn tin, có cơ quan đơn vị còn không hợp tác với báo chí, thậm chí
hành hung nhà báo khi đang tác nghiệp. Rõ ràng là văn hóa truyền thông từ
phía khởi nguồn trong mô hình truyền thông cũng đang có vấn đề cần phải
được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo chí nắm bắt thông tin chính
thống tuyên truyền kịp thời, đưa tin chính xác và định hướng dư luận xã hội.
2.2. Những vấn đề đặt ra về văn hóa truyền thông trong báo chí
Toàn cầu hóa hiện đang là một xu thế tất yếu, một vấn đề lớn trong sự
phát triển của nhân loại trên nhiều lĩnh vực. Xu thế toàn cầu hóa thể hiện rất

rõ trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, trong sự xâm nhập
văn hóa ngày càng mạnh mẽ giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Sự bùng nổ
của hệ thống thông tin, sự lan truyền nhiều loại hình văn hóa, sự xuất hiện và
truyền bá nhiều lối sống…đã một mặt tạo cơ hội cho giao lưu, tiếp biến văn
hóa, song mặt khác,lại đặt ra những thách thức lớn.
Công chúng báo chí vui mừng với bước phát triển, cùng những đóng
góp tích cực của báo chí, nhưng bên cạnh đó, là nỗi lo lắng về những mặt yếu
của hoạt động báo chí chậm được khắc phục. Thực tế thời gian qua cho thấy,
nhiều tác phẩm báo chí chưa thể hiện trách nhiệm cao với những người đọc,
người được phản ánh, bởi vì người viết bài đã cung cấp những thông tin
không xác thực, thậm chí có động cơ không lành mạnh. Người nghe, người
xem các chương trình phát thanh, truyền hình và người truy cập đọc báo điện


tử không ít băn khoăn, lo ngại trước những tác phẩm phi văn hóa và cũng
mong muốn có những chương trình hay, bổ ích và sắc bén hơn nữa.
Khuynh hướng “thương mại hóa”, lạm dụng quảng cáo để thu lợi cũng
diễn khá phổ biến, thể hiện ở việc chú ý khai thác các mảng đề tài giật gân,
câu khách để bán được nhiều báo kiếm lời; quảng cáo vượt số trang, thời
lượng, nội dung không bảo đảm yêu cầu quy định gây nên những hậu quả xấu
về văn hóa. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII (năm 1998) đã chỉ rõ những mặt yếu cơ bản của các phương
tiện thông tin đại chúng và đã thực hiện những giải pháp cần thiết, từ đó đến
nay tình hình đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chất lượng chính
trị - tư tưởng, chất lượng khoa học, chất lượng văn hóa của sản phẩm báo chí
còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, và yêu cầu về tính hiệu quả của
các cơ quan thông tin đại chúng. Trước diễn biến phức tạp của đời sống xã hội
trong cơ chế thị trường báo chí chưa có nhiều tác phẩm có chất lượng cao
trong phát hiện và lý giải những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Về chất lượng
đội ngũ những người hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực này, về phương thức

hoạt động, về sự lãnh đạo, quản lý,…còn những điểm yếu.
Văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí là vấn đề lớn, có ảnh
hưởng tới uy tín, chất lượng, hiệu quả của báo chí. Cần thực hiện tốt định
hướng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển
kinh tế đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 2020 tại Đại hội XI của Đảng, đó là: Cần bảo đảm quyền được thông tin và cơ
hội tiếp cận thông tin của nhân dân; tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu
quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành
thị trường văn hóa lành mạnh. Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy
thoái đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa thông tin
đồi trụy, kích động bạo lực. Đặc biệt trong đó cần coi trọng nâng cao chất
lượng tư tưởng văn hóa của hệ thống thông tin đại chúng, bao gồm cả chất
lượng đội ngũ những người làm báo và chất lượng các sản phẩm báo chí, như


tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã chỉ rõ: “Do vai trò cung cấp
thông tin, định hướng dư luận, nâng cao tri thức toàn diện, hướng dẫn thị hiếu
rất quan trọng của thông tin đại chúng, cần nâng cao chất lượng báo chí lên
ngang tầm sự phát triển văn hóa. Chống xu hướng xa rời tôn chỉ mục đích,
thương mại hóa báo chí, chạy theo thị hiếu giật gân, câu khách, tuyên truyền
cho văn hóa đồi trụy, xa lạ với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, hạ
thấp thị hiếu của công chúng”.
2.3. Trách nhiệm của nhà báo với văn hóa báo chí truyền thông.
Như đã đề cập ở trên, nhà báo là người sáng tạo tác phẩm báo chí, có
vai trò quyết định đến chất lượng nội dung thông điệp, bao gồm cả yếu tố văn
hóa trong đó. Thái độ của người cầm bút sẽ chi phối và định hướng nhận thức,
tư tưởng cũng như hành động của đông đảo quần chúng nhân dân. Do vậy,
đạo đức nghề nghiệp là tiêu chuẩn đầu tiên, quan trọng quyết định mức độ
văn hóa truyền thông của người làm báo. Đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm của nhà báo có thể đề cập ở những khía cạnh sau:
Đưa thông tin đúng sự thật và có trách nhiệm

Thông tin trên báo chí truyền thông tác động trực tiếp đến đời sống xã
hội, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người;
do đó, làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của con người.
Báo chí truyền thông tạo ra dư luận và áp lực xã hội đối với một hiện tượng,
sự kiện cụ thể. Vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực, khách quan và có
tính xây dựng.
Luật Báo chí đã quy định rõ ràng, báo chí là phương tiện thông tin thiết
yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, là diễn đàn của
nhân dân. Chính vì vậy báo chí phải có nhiệm vụ đưa tin trung thực về tình
hình đất nước và thế giới , phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân. Bên
cạnh đó, báo chí phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực


hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; đấu tranh phòng, chống các hành vi
vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội…
Nền tảng của báo chí là sự thật. Nhà báo hay các cơ quan thông tấn,
báo chí có nhiệm vụ “gác cổng”, một mặt phản ánh đầy đủ, chính xác và chân
thật những câu chuyện xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hộimặt, khác cần
phải cân nhắc lựa chọn chủ đề thông tin.
Công chúng lâu nay đặt niềm tin vào báo chí và các kênh truyền hình
chính thống. Vì vậy, nếu báo chí chính thống đưa thông tin thiếu sự kiểm
chứng, sai lệch sẽ làm mất giá trị của bài báo cũng như uy tín của cơ quan
thông tấn, báo chí. Trên thực tế, đại bộ phận cơ quan báo chí và những người
làm báo Việt Nam đã tuân thủ tốt yếu tố khách quan chân thật trong việc phản
ánh thông tin trên báo chí, coi đó là yếu tố tiên quyết, yếu tố sống còn trong
quá trình hành nghề của mình. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những “con sâu làm
rầu nồi canh” mà chúng ta cần phải nhìn nhận khách quan và tránh đi theo
“vết xe đổ”, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân cũng như cơ quan báo chí nơi
mình làm việc. Hành vi sai phạm phổ biến nhất đó là việc đưa thông tin thiếu

chính xác, sai sự thật. Thông tin thiếu chính xác đó là việc đưa thông tin có sự
sai lệch, thường gây hậu quả ít nghiêm trọng, còn thông tin sai sự thật đó là
việc tác giả bài báo tự bịa ra hoặc khai thác từ những nguồn tin sai lệch, gây
hậu quả nghiêm trọng.
Có thể dân chứng ví dụ điển hình nhât gần đây là thông tin Hội Tiêu
chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vistastas) đưa thông tin: “67%
mẫu nước mắm bị nhiễm asen vượt mức cho phép”. Ngay sau đó, Báo Thanh
Niên và một loạt những tờ báo khác đã dựa vào thông tin này để có những bài
phân tích, điều tra đánh giá theo hương không đúng sự thật. Thực tế, đây là
thông tin hết sức mập mờ và không có dẫn chứng khoa học, bởi asen hữu cơ
và asen vô cơ là 2 loại khác nhau. Một loại độc hại và một loại không.
Bất cứ phóng viên nào viết về an toàn thực phẩm đều nhất định phải
biết, chẳng cần đến sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn, bởi vì phóng viên


viết về lĩnh vực nào đều phải có kiến thức nền về lĩnh vực đó. Trong trường
hợp này, phóng viên phải nhận ra ngay sự mập mờ trong bản “Thông cáo báo
chí” của Vinastas và lẽ ra họ phải lập tức đối chiếu bản QCVN 8-2:2011/BYT,
xem trong đó quy định những gì, việc này chỉ cần chưa tới 5 phút tra cứu.
Một thông tin liên quan đến tâm trạng của hàng chục triệu người tiêu dùng và
công ăn việc làm của hàng chục vạn người sản xuất mà được đưa một cách
cẩu thả thiếu trách nhiệm. Sau sự việc này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
ra quyết định xử phạt hành chính 50 cơ quan báo chí trong cả nươc.
Trước đó, Kênh VTV 3, Đài Truyền hình Việt Nam có phát phóng sự
“Cây chổi ma thuật”, trong đó có những hình ảnh và bình luận đại ý bà con
nông dân dùng chổi quét rau non để rau rách “trông giống như rau sạch” và
không phun thuốc sâu. Tuy nhiên, khi đoạn phóng sự trên lên sóng đã khiến
bà con làng Cao Mật, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa – nơi
phóng viên VTV3 về ghi hình vô cùng bức xúc vì cố tình dàn dựng sai sự
thật. Thực chất, chỉ nghe phong phanh việc ai đó quét rau, một phóng viên trẻ

đã tự dàn dựng clip “quét rau”. Sau khi phát sóng, vùng rau mà phóng viên đề
cập đã khốn khổ vì nông dân bị oan và rau không có ai dám mua, chịu thiệt
hại về kinh tế.
Không đưa những thông tin bị cấm theo quy định
Mỗi cơ tổ chức, cơ quan, nghề nghiệp hoặc công dân đều có những
quyền riêng của mình trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Báo chí cũng vậy,
ngoài những thông tin bị cấm đưa lên mặt báo, nhà báo được quyền đưa tin
bài liên quan đến tất cả những thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội. Luật Báo chí quy định rất rõ về các hành vi bị nghiêm
cấm trên báo chí như: Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không được
kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các
dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; không được
tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những


bí mật khác do pháp luật quy định; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, quy
kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án…
Bên cạnh đại bộ phận nhà báo và cơ quan báo chí tuân thủ, hoạt động
đúng quy định thì hiện nay vẫn có không ít các cơ quan báo chí còn thiếu thận
trọng và trách nhiệm khi đăng tải thông tin về các vấn đề phức tạp, nhạy cảm
gây bức xúc dư luận như các vụ bạo loạn chính trị, xung đột biên giới, hải
đảo, vấn đề sắc tộc, tôn giáo…làm nảy sinh mâu thuẫn trong cộng đồng, làm
phức tạp thêm tình hình, gây bất ổn chính trị, văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến
phát triển kinh tế.
Ngày 11-5-2015, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng
Anh Tuấn đã ký quyết định xử phạt hành chính Đài truyền hình Việt Nam 15
triệu đồng vì hành vi phát sai bản đồ Việt Nam trong chương trình "Điệp vụ
tuyệt mật" tối ngày 2-5. Cụ thể là trong những phút đầu của chương trình

"Điệp vụ tuyệt mật" trên kênh VTV3, khi giới thiệu về giải thưởng của
chương trình, VTV3 đã có sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam để minh họa
cho giải thưởng dành cho các thí sinh. Tuy nhiên, trong bản đồ này, điểm
đánh dấu vị trí của Thủ đô Hà Nội không thuộc địa phận lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, bản đồ này cũng không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Việc VTV đăng phát hình ảnh như trên là không chính xác về lãnh thổ
nước ta, gây suy diễn rất xấu trong dư luận xã hội Việt Nam, đặc biệt có thể
ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước và vi phạm nghiêm trọng
quy định của Luật Báo chí.
Một vấn đề đáng báo động hiện nay chính là vấn đề bản quyền. Một
thực tế là quy định của các cơ quan quản lý báo chí về vấn đề bản quyền rất rõ
ràng và phổ biến rộng khắp, tuy nhiên số lượng các cơ quan báo chí thực sự
tôn trọng vấn đề bản quyền lại không nhiều. Phổ biến nhất của vi phạm này
đó là hành động lấy bài của báo khác, mặc dù vẫn ghi trích dẫn nguồn tin đầy
đủ nhưng lại không hề xin phép tờ báo gốc hay tác giả của bài báo đó. Chưa


có một số liệu cụ thể nào về vấn đề này, nhưng có một số cái tên được một số
diễn đàn nhà báo nhắc đến nhiều trên mạng xã hội, như: báo điện
tử nguoiduatin.vn,

báo

điện

tử baodatviet.vn,

báo

điện


tử

doisongphapluat.com…
Trầm trọng hơn là việc lấy bài của tác giả khác rồi biên tập lại, hoặc
thậm chí để nguyên xi và… biến thành bài báo của mình. Cũng có trường
hợp, tác giả này, tờ báo này sao chép bài của báo khác nhưng sửa tên người
thực hiện, đổi giờ xuất bản lên sớm hơn, và kết quả là bài copy này lên mạng
Internet trước cả bài báo gốc – điều tưởng như nực cười nhưng lại thường
xuyên xảy ra.
Thực hiện đúng đạo đức, lương tâm nghề nghiệp
Đối với người làm báo, việc cân nhắc trước sau đối với bất kỳ một
thông tin gì là cần thiết; nó thể hiện trách nhiệm với thông tin, là biểu hiện
đạo đức của người làm báo. Bởi thông tin đó khi đưa ra, rất có thể sẽ có tác
động đến toàn xã hội, nếu thiếu cân nhắc!
Xã hội phát triển, người làm báo có thể đỡ vất vả hơn, nhưng đồng thời
cũng phải đối mặt với nhiều mối quan hệ phức tạp, nguy hiểm hơn, đòi hỏi
mỗi người phải luôn trau dồi đạo đức, tinh thần dấn thân vì sự nghiệp, sẵn
sàng chấp nhận mọi thử thách để hoàn thành trách nhiệm cao cả của mình.
Một nhà báo tốt không chỉ biết giữ cho “tròn mình”, mà phải nhạy bén trong
việc phát hiện vấn đề. Đồng thời phải có bản lĩnh để "bắt mạch” cuộc sống,
biết cách thông tin phù hợp, hiệu quả. Làm sao để tác phẩm báo chí có sức
sống, lay động dư luận xã hội, được công chúng đồng tình ủng hộ. Hay nói
khác hơn là bằng sự công phu, bằng trí tuệ và lòng say mê nghề nghiệp, nhà
báo chân chính phải làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của
mình để không phụ lòng tin, sự kỳ vọng của nhân dân. Đó chính là đạo đức
dấn thân của nhà báo.
Trong thời đại kỷ nguyên số, làm báo có thuận lợi hơn nhờ sự hỗ trợ
đắc lực của công nghệ hiện đại; thông tin cũng nhiều hơn, điều kiện tiếp cận



vấn đề cũng dễ dàng, phong phú hơn. Tuy nhiên, đâu là bản chất, là hiện
tượng, đâu là những vấn đề cần phân tích, lý giải, phản biện để định hướng dư
luận...thì lại tùy thuộc vào khả năng nắm bắt, nhận định và bản lĩnh của mỗi
nhà báo trước một môi trường đầy rẫy thông tin.
“Ăn bưởi có khả năng gây ung thư”, đó là tựa đề một mẩu tin nhỏ từng
gây bão trên báo thời gian trước; chính mẩu tin này đã khiến cho hàng vạn tấn
bưởi của người nông dân bị ế ẩm, chỉ biết đem chất đống rồi vứt bỏ sau đó vì
không ai dám ăn bưởi nữa. Nhưng cay đắng một điều là loại bưởi có khả năng
gây ung thư ấy chỉ là một loại bưởi nào đó ở tận bên Mỹ. Và khi sự thật về
mẩu tin được phơi bày thì cũng không thể nào cứu vãn nổi thiệt hại mà người
nông dân và doanh nghiệp bưởi đã gánh chịu.
Rồi chuyện một hãng xúc xích của Việt Nam khổ sở vì thông tin có
chứa chất gây ung thư. Sẵn trong cơn cuồng nộ vì thực phẩm bẩn trước đó,
truyền thông lao vào xâu xé doanh nghiệp này. Đến mức doanh nghiệp phải
cho công nhân nghỉ việc, sản phẩm tất nhiên không tiêu thụ được khi những
thông tin bất lợi xuất hiện tràn lan trên các trang báo. Và cũng như những
trường hợp trước đó, khi các cơ quan chức năng trưng ra kết luận sản phẩm
của họ có chất lượng rất ổn thì đã quá muộn, câu chuyện đã bị đẩy đi quá xa
ngoài tầm kiểm soát.
Chúng ta còn có thể kể ra đây vô số những sự việc tương tự. Chỉ vì
một cái tít, một bài báo thiếu trách nhiệm, người cầm bút có thể khiến cho
bao người thân bại danh liệt, có thể đưa một doanh nghiệp đến bờ phá sản,
có thể khiến cả một thị trường mua bán lụi tàn, nông dân nghèo càng lâm
vào ngõ cụt…
Trách nhiệm của người làm báo không chỉ thể hiện ở độ chính xác của
thông tin đó mà còn ở cách xử lý nó như thế nào, nhất là đối với những thông
tin nhạy cảm, có tác động tới toàn xã hội. Cùng là sự việc nhưng tùy vào cách
xử lý có cân nhắc trước sau hay không thì sẽ cho ra đời những thông tin có tác
động khác nhau.



Đơn cử như việc đưa tin về các vụ trọng án, giết nhiều người một cách
man rợ. Nhiều trang vì mục đích câu view, bán báo mà họ tập trung đánh vào
tâm lý tò mò của người đọc bằng cách giật những tít sốc, viết những nội dung
mô tả rùng rợn; họ bất chấp những chi tiết đó ảnh hưởng thế nào đến tâm lý
bạn đọc. Ngày 5-1-2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải ra quyết định
xử phạt 10 triệu đồng đối với báo Nông thôn Ngày nay do đã có hành vi mô tả
tỉ mỉ, chi tiết những hành vi man rợ, tội ác trên ấn phẩm Dòng đời. Bên cạnh
đó không ít tờ báo chính thống cũng đã bị xử phạt vì các hành động tương tự.
Một điều dễ nhận thấy nữa là khi đọc báo bây giờ, không khó để bắt
gặp những cụm từ mạnh như: “kinh hoàng”, “hãi hùng”, “rợn người”,…. Và
dường như, nó đã trở thành những cảm xúc phổ biến trên các tít báo, đặc biệt
là báo mạng điện tử.
Ngày nay, báo chí đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của
mạng xã hội. Song, để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này thì xu
hướng “lá cải hóa” công cụ báo chí với những tin giật gân, câu khách, những
thông thiếu trách nhiệm, thiếu chuẩn xác không phải là giải pháp.
Sự khác biệt của những tờ báo chính thống với những mạng xã hội là
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, là trách nhiệm xã hội của người làm báo.
Một khi người cầm bút bắt đầu xa rời những chuẩn mực của đạo đức nghề
nghiệp ấy, họ đã tự đồng hóa công việc cao quý của mình với việc đưa tin vỉa
hè!
Tại sao người trúng số 92 tỷ phải lên nhận giải bằng cách đeo mặt nạ.
Vì họ sợ lộ thân phận của mình. Trong khi đó thì báo chí của ta lại dồn dập
đưa tin, bới móc, nêu rõ danh tính, nghề nghiệp, nơi ở và rất nhiều những
thông tin mà người ta có thể tìm ra nhân vật ấy là ai. Điều này là thiếu đạo
đức với nhân vật của mình. Đáng lưu ý là vấn đề nêu rõ danh tính nhân vật
trong những trường hợp nhạy cảm lại rất phổ biến trên báo chí của chúng ta
hiện nay.

Trách nhiệm xã hội


Trách nhiệm xã hội không chỉ thể hiện ở việc đưa thông tin đúng, mà
còn là việc định hướng thông tin cho công chúng, giữa muôn vàn thông tin
hỗn loạn, nên đưa thông tin nào, đưa với liều lượng bao nhiêu để tốt cho cộng
đồng? Trước khi đặt bút viết, nhà báo nên tâm niệm mình viết cho ai? Viết cái
gì? Viết để làm gì? Có như thế thì mới có thể làm đúng trách nhiệm mà xã hội
đã trao cho báo chí. Với vị trí ở đầu nguồn tin tức, mọi thông tin mà báo chí
đưa tới bạn đọc không chỉ đòi hỏi nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đúng định
hướng chính trị, mà điều có ý nghĩa sâu xa là tấm lòng người viết. Những con
số khi không được "lọc" qua tấm lòng và trí tuệ, chỉ là những con số "câm"
mà thôi. Những bài báo có sức sống lâu bền là những trang viết thấm đẫm
tình người, không chỉ có giá trị thời sự mà còn vượt qua thời gian bởi những
giá trị nhân văn.
Vụ cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên Lãng đã khiến dư luận rất quan tâm.
Sự việc được giải quyết theo hướng thấu tình đạt lý có vai trò rất lớn của báo
chí. Những người theo dõi vụ cưỡng chế Tiên Lãng đã cất được gánh nặng
trong lòng sau những nỗi lo canh cánh rồi vụ này cũng sẽ chìm xuồng như
hàng trăm vụ cưỡng chế đất đai khác trên khắp cả nước.
Nếu không có báo chí Trung ương vào cuộc thì dư luận lúc đầu đã nhìn
nhận vụ việc với cái nhìn khác khi theo dõi những tin tức của báo chí Hải
Phòng đưa tin về vụ cưỡng chế đất nhà ông Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải
Phòng. Theo đó, đa phần dư luận đều phản đối cách hành xử coi thường pháp
luật của ông Vươn khiến 6 chiến sĩ công an, quân đội bị thương. Nhưng khi
báo An Ninh Thủ Đô vào cuộc khơi thông một cách nhìn khác từ vụ việc trên,
các trang mạng điện tử tràn ngập thông tin xung quanh vụ việc, kéo theo sự
nhập cuộc của nhiều trang blog. Như một vết dầu loang, hàng chục tờ báo lớn
vào cuộc và thay vì kết án, hầu như tất cả các tờ báo chọn cách viết chia sẻ
với gia đình ông Đoàn Văn Vươn là nạn nhân của một chính sách sai trái khi

áp dụng Luật đất đai.


Báo chí dựa vào nhau thành một dàn hợp xướng với sức mạnh khó
cưỡng lại đã khiến chính quyền TP. Hải Phòng bối rối. Nhiều tờ báo cử phóng
viên xuống tận nơi bất kể hành vi ngăn cản của côn đồ cản trở báo chí tác
nghiệp.
Báo chí đã thực hiện đầy đủ vai trò một cách xuất sắc và hiệu quả. Sau
hơn 30 ngày làm “nóng” dư luận, trở thành câu chuyện đầu ngày từ cơ quan,
công sở đến quán nước vỉa hè, từ lũy tre làng đến mọi nẻo đô thị, vụ việc đã
tạm thời lắng lại với quan điểm xử lý kiên quyết, mạnh mẽ thấu tình, đạt lý
của lãnh đạo Chính phủ.
Trách nhiệm xã hội của nhà báo thể hiện ở việc nhà báo phải tinh thông
nghiệp vụ. Đây chính là mức độ ứng xử với thông tin. Có những thông tin dù
đúng nhưng đưa sẽ bất lợi bởi sẽ mang tính kích động hơn là cung cấp thông
tin đơn thuần. Có những thông tin đưa về các vụ bạo lực học đường nếu chỉ
dừng ở mức độ định hướng, lên án thì tính tích cực sẽ cao, nhưng nhiều nhà
báo khai thác chi tiết, đưa tần suất lớn, mô tả các vụ bạo lực ở cả trẻ vị thành
niên. Như vậy sẽ dẫn đến phản tác dụng, bởi người ta nghe nhiều đọc nhiều sẽ
quen và cho rằng những vụ bạo lực như thế là bình thường trong cuộc sống.
Trong thời gian ngắn vừa qua tại Nghệ An, Bình Phước, Quảng Trị,
Yên Bái liên tiếp xảy ra những vụ án giết người man rợ. Bản thân tất cả
những người nào có trách nhiệm với xã hội, có lương tri đều phải bàng hoàng,
đau xót và giật mình bởi đây là một hiện tượng rất không bình thường, đáng
báo động khẩn cấp của xã hội.
Trước một hiện tượng như thế các cơ quan báo chí phải là cơ quan tiên
phong đi tìm nguyên nhân, bản chất và đưa ra cách giải quyết vấn đề này một
cách nhân văn để giúp xã hội hướng thiện. Tuy nhiên, thời gian qua báo chí đã
từ bỏ vai trò cao quý này. Đây là dấu hiệu báo động về sự xuống cấp của báo
chí hiện nay. Là cơ quan truyền thông, báo chí có sức mạnh và gây hiệu ứng

rất lớn cho xã hội. Sự ảnh hưởng của những loại thông tin như vậy sẽ làm xói
mòn nền tảng luân lý và đạo đức. Việc thông tin về những vụ án giết người


không phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, việc mô tả chi tiết
hành vi man rợ, khai thác đời tư, xâm phạm quyền nhân thân… gây hiệu ứng
xấu cho xã hội thì không những vi phạm luật pháp mà còn thể hiện sự thiếu
đạo đức nghề nghiệp và thiếu trách nhiệm xã hội của một số người làm báo.
Chính bởi thực trạng này mà ngày 19/8/2015, Bộ Thông tin & Truyền
thông đã ra văn bản số 2673 /BTTTT- CBC về việc yêu cầu chấp hành các
quy định của pháp luật về báo chí. Văn bản nêu rõ, thời gian vừa qua, các cơ
quan báo chí đã kịp thời đưa thông tin về các vụ trọng án, góp phần định
hướng dư luận xã hội, lên án hành vi phạm tội, cảnh báo, răn đe đối với các
đối tượng có ý định phạm tội, cổ vũ công tác xử lý nghiêm minh, đúng pháp
luật của các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí đã khai thác và cho đăng tải liên tiếp
nhiều tin bài về cùng một vụ việc, triển khai thu thập thông tin và đăng tải
tường thuật theo thời gian và diễn biến vụ việc, trong đó có những thông tin
mô tả chi tiết tội ác với các hành vi rùng rợn hoặc khai thác thông tin giật gân
xung quanh vụ án; xâm phạm quyền riêng tư của công dân; đăng, phát những
phát ngôn không đúng chức năng, gây hoang mang dư luận và cản trở quá
trình điều tra, gây hiệu ứng xấu cho xã hội. Bộ cũng cho biết sẽ xử lý nghiêm
khắc đối với những cơ quan báo chí vi phạm quy định pháp luật trong hoạt
động báo chí, xử lý lãnh đạo cơ quan báo chí nếu để xảy ra sai phạm trong
thời gian tới.
Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông
tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của thực tiễn đời
sống xã hội. Trong thời gian gần đây, không ít văn bản quy phạm pháp luật
của các bộ, ngành Trung ương quy định thiếu tính thực tiễn, chẳng hạn, Bộ
Công an ban hành Thông tư 27/2012/TT-BCA quy định về mẫu chứng minh

nhân dân quy định khai tên cha, mẹ mình ngay trên chứng minh nhân dân. Dư
luận cho rằng; quản lý bằng vân tay như hiện nay là tốt nhất rồi, giờ thêm tên
cha mẹ vào không giúp gì hơn cho quản lý, lại tạo ra phản cảm cho dân, vi


phạm quyền con người. Đại diện Bộ Tư pháp khẳng định, quy định mới của
ngành Công an đã vi phạm tính khả thi và cơ sở thực tiễn, nên cần phải xem
xét lại. Nếu không có sự phản biện của xã hội và báo chí lên tiếng thì chắc
những người có hoàn cảnh éo le, không có cha mẹ không biết phải kê khai thế
nào ở mục tên cha, mẹ mình ngay trên chứng minh nhân dân. Với những phân
tích, bình luận đánh giá của báo chí và xã hội, kết quả là Bộ Công an cũng đã
tiếp thu và sửa đổi.
Dự thảo quy định "hỗ trợ tiền cho các gia đình sinh con gái một bề" vấp
phải lên tiếng mạnh mẽ của báo chí và dư luận. Nhiều bài báo đặt vấn đề,
chẳng lẽ xã hội chỉ hỗ trợ bé gái mà quên mất bé trai cũng phải được quan
tâm? Và vô hình chung, như vậy chính là thể hiện tư tưởng "trọng nam, khinh
nữ", vì sinh con gái nên phải được hỗ trợ để động viên?
Rồi còn rất nhiều các văn bản khác như: Quy định ngực lép không
được lái xe; quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học;
quy định về số vòng hoa trong tang lễ; quy định thực phẩm không được để
quá 8 tiếng đồng hồ, hay dự thảo thông tư quy định nơi uống bia phải có nhiệt
độ dưới 30 độ C…
Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các bộ, ngành, khi
đưa ra lấy ý kiến nhân dân, hoặc khi biết thông tin, báo chí đã đồng loạt có
những phản biện và kết quả là nhiều bộ, ngành phải thu hồi lại dự thảo, hoặc
chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành mà không mang tính
khả thi, để các chính sách có thể đi vào cuộc sống.
Định hướng dư luận xã hội không phải là cơ quan báo chí chỉ chọn
những sự kiện, vấn đề phù hợp với quan điểm thông tin của mình mới thông
tin, bình luận, còn nếu khác hoặc trái thì im lặng làm ngơ; nếu như vậy thì

thật thiếu trách nhiệm xã hội và không công bằng. Vì báo chí không phải là
nghề tự thân, thậm chí không phải là nghề kiếm sống như bao nghề khác, mà
nó sinh ra để phục vụ công chúng và dư luận xã hội, vì sự phát triển bền vững
của đất nước. Do đó, cần thống nhất nhận thức rằng, tất cả những sự kiện và


vấn đề thời sự liên quan đến lợi ích của đông đảo công chúng và nhân dân thì
báo chí cần thông tin, bình luận để thu hút họ vào tầm ảnh hưởng của mình, từ
đó góp phần định hướng nhận thức, thái độ và thống nhất hành vi trong giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
Về bản chất, đó mới chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của báo chí trước
Đảng và Nhà nước, trước công chúng và lịch sử. Đó cũng là cách làm cho báo
chí gắn với công chúng. Chính vấn đề này đặt ra trách nhiệm xã hội, trách
nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức cho nhà báo trong hoạt động nghề
nghiệp. Mọi trách nhiệm trên các phương diện này chỉ có thể được thực hiện
khi báo chí có được đông đảo người đọc, người nghe, người xem; tức là sản
phẩm báo chí hấp dẫn và thu hút công chúng, DLXH; nếu không, việc sản
xuất các sản phảm báo chí chỉ là hình thức và gây lãng phí cho xã hội mà thôi.


Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
TRONG BÁO CHÍ
Như đã đề cập ở trên, báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt trong đời
sống xã hội. Văn hóa truyền thông phải góp phần bảo vệ quyền lợi thiêng
liêng và bản sắc dân tộc; Phải đề cao những giá trị nhân văn của truyền thống
văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Truyền thông không chỉ là
phương tiện vật chất, công nghệ, truyền thông trước hết là người. Thông điệp
báo chí vì vậy có thể cao quý, nhân văn, phục vụ lợi ích cộng đồng, cũng có
thể thông tục, phi văn hóa, phi đạo đức, phục vụ các lợi ích nhóm và tham

vọng kinh tế - chính trị của họ.
Trong thời kỳ bùng nổ về thông tin hiện nay, việc đua tranh đưa tin và
bình luận về sự kiện - hiện tượng bất thường đã đưa tới một hệ quả là tình
trạng “chụp giật”, nổi lên là “chụp giật” thông tin vụ án, tin tức liên quan đến
người nổi tiếng hoặc các sự vụ có thể tác động đến sự hiếu kỳ và lôi cuốn số
đông. Có thể dễ dàng nhận thấy, cứ vào trang văn hóa của một website báo
mạng chuyên tổng hợp tin bài sẽ gặp vô số tin bài rất ít tính văn hóa, từ đó
làm nhiễu loạn chuẩn mực văn hóa lành mạnh.
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện cả nước đã có hơn 30
triệu người dùng internet, chiếm 33,05% dân số, trong đó có tới 4 triệu người
dùng internet băng thông rộng… Trong số này, tỷ lệ người trẻ của ta dùng
internet chiếm số đông hơn cả. Như vậy cũng có nghĩa, nếu báo chí không
làm tốt chức năng văn hóa thông tin, trái lại đăng tải những thông tin phản
giáo dục thì tác hại thật khó lường. Thực trạng thật đáng buồn là, xu hướng
giật gân, câu khách đang tràn lan trên nhiều báo mạng. Nhiều trang web thi
nhau đăng những chuyện kích thích trí tò mò; khai thác triệt để những vụ án
đau lòng, bạo lực với những tình tiết rùng rợn. Đua nhau phát tán các hình
ảnh khêu gợi, khiêu dâm... Cá biệt, có người coi tờ báo như “chợ búa” để đấu


khẩu, cãi vã với người va vấp với mình, với đồng nghiệp. Họ quên mất tờ báo
là sản phẩm văn hóa của xã hội.
Để nâng cao chất lượng văn hóa truyền thông, đề cập đến cả 3 khía
cạnh là nhà báo, cơ quan quản lý và công chúng.
Đối với người làm báo:
Nói “nhà báo - nhà văn hóa” là nói đến tố chất văn hóa nơi người làm
báo. Trong công việc, tố chất văn hóa người làm báo thể hiện trước hết bằng
đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo có văn hóa là người tôn trọng luật pháp, tôn
trong các quy ước của cộng đồng. Văn hóa báo chí biểu hiện cuối cùng ở hiệu
quả xã hội của từng tác phẩm, ở cống hiến của từng người làm báo trong suốt

cuộc đời tác nghiệp, ở tác động dài lâu của từng cơ quan báo chí, truyền thông
vào tiến trình phát triển.
Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động
xã hội. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng
định hướng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội. Chính vì vậy báo chí luôn
được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu. Để nâng cao trách nhiệm xã hội
của báo chí, điều đầu tiên đó là nâng cao trách nhiệm của từng nhà báo.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, báo chí có
khả năng tác động nhanh chóng và hết sức mạnh mẽ đối với xã hội, đôi khi
vượt ra ngoài dự kiến của nhà báo. Một tác phẩm báo chí có thể mang lại hiệu
ứng tích cực, góp phần nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng tin và định hướng
hành động cho công chúng, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, băng
hoại đạo đức, làm sai lệch nhận thức và dẫn đến làm lệch lạc về hành động
không chỉ một cá nhân, một nhóm người mà có thể cả một cộng đồng. Vì thế
bản thân mỗi nhà báo luôn phải xác định: Vị trí, chức năng của mình: mình
đang đứng và làm việc cho ai; làm việc ở vị trí nào; chức năng, nghĩa vụ của
mình là gì? Để từ đó có cách làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Cần trang bị cho
người làm báo một cảm quan mỹ học, một cảm hứng mỹ học thường trực chi
phối toàn bộ đời sống của chúng ta. Nó phải được chuyển hóa vào trong các


sản phẩm tinh anh và đẹp đẽ của mỗi người lao động, nhất là lao động chữ
nghĩa của nhà báo
Về phía cơ quan quản lý:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, làm báo có nhiều thuận lợi, nhưng
cũng có vô vàn thách thức, để thực hiện văn hóa truyền thông trong hoạt động
báo chí thì cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản phải quản lý chặt chẽ hơn
nữa. Hơn bất cứ lúc nào, đây là chặng điểm cần làm thật tốt việc đào tạo, giáo
dục, bồi dưỡng nhà báo và lãnh đạo của các cơ quan báo chí.
Cơ quan quản lý cần đưa ra quy định chặt chẽ trong vấn đề xuất bản,

đăng, phát các sản phẩm báo chí. Cần phải siết chặt các hoạt động tác nghiệp
và hành vi của mỗi nhà báo, cơ quan báo chí để làm sao trong quá trình làm
nghề nhà báo cần ý thức hơn về trách nhiệm của mình, không tự nghĩ mình là
cơ quan quyền lực, không tự nghĩ mình là đại diện cho chân lý để có những
dễ dãi trong tác nghiệp, dẫn đến việc gây mất lòng tin trong xã hội.
Bên cạnh đó, cần phải đưa ra các quy chế xử phạt nghiêm khắc đối với
các hành vi vi phạm để lấy lại niềm tin của xã hội, của độc giả. Cơ quan quản
lý Nhà nước ở đây là Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải thể hiện rõ trách
nhiệm của mình với thái độ quyết liệt trên cơ sở có căn cứ và có đầy đủ thông
tin cần thiết để đưa ra quyết định xử phạt.
Trước đây, nhà báo thường chỉ sợ mắc những sai sót về chính trị, vì sẽ
bị xử phạt nặng. Nhưng bây giờ không chỉ những sai sót về chính trị mới bị
xử phạt mà cả những hành vi tác nghiệp không đúng quy chuẩn đạo đức nghề
báo, hoặc đưa thông tin sai sự thật, vô trách nhiệm, vi phạm các quyền nhân
thân… cũng cần có những hình thức xử phạt đủ sức răn đe.
Không chỉ xử phạt, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải siết chặt quy
định sử dụng thẻ nhà báo và các giấy tờ phục vụ cho tác nghiệp báo chí sao
cho những giấy tờ đó phải hợp pháp, được sử dụng đúng mục đích, vì lâu nay
có nhiều trường hợp sử dụng sai quy định, làm các cơ quan cảm thấy nghi
ngại, nghi ngờ về động cơ của nhà báo khi đến tác nghiệp. Không ai muốn xử


×