Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) phân tích quan điểm của triết học mác lênin về con người và bản chất con người ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.29 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
KHOA LUẬT

�-----�-----�

Mơn: Triết Học Mác-Lênin
Tên tiểu luận:

Phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người
và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
quan điểm trên
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002354
Giảng viên: Cô Nguyễn Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện: 31211020438-Nguyễn Ngọc Cát Tường


MỤC LỤC
1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con
người
1.1.1.Con người là thực thể thống nhất giữa mặt
sinh học và xã hội
1.1.2.Trong tính hiện thực của nó,bản chất con
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
1.2.Thực trạng vấn đề về con người,nguồn nhân
lực trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam
1.3.Những giải pháp xây dựng con người Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa



LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn là một trong những chủ đề trọng tâm của triết học và là đối tượng của
nhiều nghiên cứu khoa học do tính phức tạp, đa dạng, vô hạn, giá trị và tầm quan
trọng thực tiễn của chủ đề này ở mọi thời đại. Mỗi nhà triết học, mỗi trường phái triết
học khác nhau đều có những quan điểm, nội dung và sắc thái riêng về con người thể
hiện những lập trường và bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội khác nhau. Quan
điểm của Hegel đã phát triển theo hướng duy tâm siêu nhiên và phi thể xác. Khi cho
rằng con người là sản phẩm của tự nhiên thì quan điểm của Feuerbach là tiến bộ hơn.
Tuy nhiên, chỉ với sự ra đời của triết học Mác-Lênin, hình tượng con người và bản
chất con người mới phát triển hoàn thiện,toàn diện và đầy đủ theo hướng chủ nghĩa
duy vật.Nhìn nhận một cách khách quan những thành tựu to lớn mà Đảng và Nhà nước
ta đã, đang và sẽ đạt được, chủ nghĩa Mác-Lênin càng chứng minh được tầm quan
trọng và tiềm năng của nó trong sự nghiệp xây dựng con người. Đối với một Việt Nam
tích cực phát triển và kiên định con đường chủ nghĩa xã hội “do dân, của dân, vì dân”
thì phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng là vì con người. Phát triển con người tồn
diện ra đời từ thực tế này là động lực, là chủ trương cơ bản lâu dài của Đảng và dân
tộc đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội VIII
của Đảng đã nêu rõ “nâng cao dân trí và bồi dưỡng,phát huy các nguồn lực to lớn của
con ngườiViệt Nam là nhân tố quyết định thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa”.
Song bên cạnh những thành tựu to lớn, cơng cuộc phát triển con người vẫn cịn nhiều
trở ngại,khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.Vì vậy, xác
định ý nghĩa lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực trong thời đại công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy
hiệu quả vai trị tích cực của con người là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm.

1


1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con

người
1.1.1.Con người là thực thể thống nhất giữa mặt
sinh học và xã hội
Xét trên phương diện sinh học,tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự
tồn tại con người là giới tự nhiên. Tức là con người là một thực thể
sinh vật,là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. Giới
tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người,... đời sống thể xác và tinh
thần của con người gắn liền với giới tự nhiên”1. Con người phải phục
tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di
truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên.
Điểm khác biệt đặc biệt và quan trọng giữa con người và các thực
thể sinh học khác thể hiện ở chỗ con người là một bộ phận đặc biệt,
quan trọng của giới tự nhiên, nhưng lại có khả năng biến đổi giới tự
nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan.
Xét trên phương diện xã hội,con người là một thực thể xã hội,thực
hiện các hoạt động xã hội.Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con
người là lao động sản xuất.Con vật thì phải sống hồn tồn dựa vào
sản phẩm tự nhiên và bản năng của chúng, trong khi đó con người
sống bằng lao động sản xuất,cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu,mong muốn của mình.Nhờ có lao
động, con người khơng chỉ là thực thể sinh học mà còn là thực thể xã
hội.Ngoài các quan hệ lẫn nhau trong lao động sản xuất, con người
cịn có hàng loạt các quan hệ xã hội vô cùng đa dạng, phong phú.
Xét đến cùng,con người không thể tách khỏi xã hội bởi lẽ xã hội là
sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa con người, nhờ có
lao động và giao tiếp,tư duy và ý thức dần phát triển.Ngôn ngữ và tư
1 C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN (2000), Tồn tập, tr42. NXB.CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI,TR135

2



duy là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là
một thực thể xã hội.
Như vậy ở con người,mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với
mặt xã hội.Tính sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người
trong khi tính xã hội là đặc trưng phân biệt bản chất con người và
loài vật.Nhu cầu sinh học phải mang giá trị văn minh con người,cịn
nhu cầu xã hội khơng thể thốt ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.

1.1.2.Trong tính hiện thực của nó,bản chất con
người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội
Con người vượt lên thế giới loài vật trên ba phương diện khác nhau:
quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản
thân con người. Cả ba mối quan hệ này đều mang tính xã hội, trong
đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả
các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan
đến con người. Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ,
quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực
tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên… Tất cả đều góp phần
hình thành bản chất của con người. Khi các quan hệ xã hội thay đổi
thì sớm hoặc muộn, ít hoặc nhiều, bản chất con người cũng sẽ thay
đổi theo. Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, C.Mac đã nêu
lên luận đề nổi tiếng: “Bản chất của con người không phải là một cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”2. Điều
này khẳng định khơng có con người trừu tượng, thốt ly mọi điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà luôn sống trong một điều kiện lịch
sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Quan niệm đó giúp
chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt
tự nhiên, cái sinh học ở con người.


2 C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN (1995), Tồn tập, tr3. NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI,TR11

3


1.2.Thực trạng vấn đề về con người,nguồn nhân
lực trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt những
thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều
này thể hiện rõ nét nhất ở năng suất lao động của toàn xã hội được
nâng cao, tạo tốc độ tăng trưởng khá và nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế, tiềm lực quốc gia. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc nhìn
nhận thì những thành tựu đạt được nêu trên so với nguồn lực đã đầu
tư, công sức bỏ ra, với những điều kiện, cơ hội và thời cơ đem lại,
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đang phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng, còn nhiều rào cản và hạn chế:
Một là, chất lượng nhân lực trên các mặt thể lực, kỹ năng, thái độ lao
động và quan hệ xã hội còn thấp. Đại bộ phận lao động nước ta chưa
được đào tạo đầy đủ, số người được đào tạo mới chỉ chiếm tỷ lệ
thấp,sự bất hợp lý về phân công lao động được đào tạo trong các lĩnh
vực sản xuất và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng không
phải là nhỏ. Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, cơng chức cịn
yếu, một bộ phận khơng nhỏ thối hóa, biến chất Mặt khác, người
lao động ở nước ta còn hạn chế về thể lực; sự phát triển về phương
diện sinh lý và thể lực dường như còn chững lại, đại đa số người lao
động quen theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động giản đơn.
Hai là,nhìn chung nền kinh tế quốc dân cịn thiếu nhiều lao động và

cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao, đặc biệt là ở
các thành phố lớn, nơi có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khu chế xuất
- khu công nghiệp.
Ba là, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu lao động trong xã
hội. Trên thực tế, mối quan hệ giữa đào tạo và thị trường lao động

4


hiện nay rất lỏng lẻo, bên đào tạo và bên sử dụng rất ít có quan hệ
với nhau. Điều này dẫn đến hiện tượng các trường đào tạo theo chủ
quan mà khơng tính tới nhu cầu xã hội cần bao nhiêu lao động và ở
loại ngành nghề nào tức là chủ yếu đào tạo theo khả năng "cung"
của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo "cầu" của doanh nghiệp.
Chính vì thế, có sự thừa thiếu nhân lực cục bộ; ở một số ngành rất
thiếu lao động có trình độ nhưng một số ngành lại thừa, nhiều sinh
viên tốt nghiệp khơng tìm được việc làm.
Bốn là, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với các quốc
gia khác trong khuvực. Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á
(APO) cho thấy năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản
60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm.

1.3.Những giải pháp xây dựng con người Việt
Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
Một là, Đảng và Nhà nước cần gắn chiến lược phát triển con người
với chiến lược phát
triển kinh tế thông qua xu hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, sự
hợp tác giữa các trường học với doanh nghiệp đào tạo nhân lực. Từ
đó, giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ, tay nghề và
kỹ năng cần thiết cho sự phát triển kinh tế, biến gánh nặng dân số

trở thành lợi thế cạnh tranh của nước ta qua quá trình hội nhập.
Hai là, cải cách giáo dục đại học và đào tạo nghề nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo; kết hợp chặt chẽ với khoa học - kỹ thuật - công
nghệ mới.
Ba là, Đảng và Nhà nước cần nâng cao chất lượng quản lý một cách
có hiệu quả đối với nguồn nhân lực trước những yêu cầu mới của
phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập và cạnh tranh.
Bốn là, thực hiện các chính sách thu hút nhân tài. Việt Nam cần tập
trung đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn lực con người vừa mang tính

5


tổng thể, vừa đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm; đưa ra nhiều chính
sách, chương trình, đề án để phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao kết hợp đồng bộ với việc bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và sử dụng một
cách hợp lý, đồng bộ và hài hịa; chính sách phát huy nguồn lực con
người mang tính đồng thuận xã hội cao; tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho nguồn lao
động dồi dào của nước ta hiện nay.

LỜI KẾT
Việt Nam đang xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội - một chế độ
của dân, do dân và vì dân. Bởi vậy, hình thành những quan điểm
đúng đắn về con người và vai trò của con người trong sự phát triển
kinh tế - xã hội là một vấn đề trọng tâm, không thể thiếu được trong
lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin. Đối với một quốc gia đi lên từ nền
nông nghiệp lạc hậu, con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
q trình tất yếu khách quan để đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế
đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng. Thực tiễn đã chứng minh rằng

một quốc gia có thể khơng thuận lợi về tài nguyên, thiên nhiên
nhưng nền kinh tế vẫn có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền
vững nếu quốc gia đó vận dụng và theo đuổi một đường lối kinh tế
đúng đắn; với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ trí thức chất
lượng cao; lực lượng cơng nhân kỹ thuật tay nghề cao, đơng đảo và
có các doanh nhân tài ba, xứng tầm. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề đó, việc phát triển và nâng cao nguồn lực con người chất
lượng cao được Đảng và Nhà nước ta xác định là yếu tố đóng vai trị
quyết định trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và trên
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ vậy, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, phát
triển yếu tố con người còn gặp nhiều rào cản và thách thức, xuất
phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

6


Từ những phân tích trên, tiểu luận đưa ra kết luận rằng lý luận chủ
nghĩa Mac - Lenin
nói chung và quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về con người nói
riêng là kim chỉ nam, đóng vai trị định hướng cho Việt Nam thực
hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
trở thành một quốc gia văn minh, dân giàu, nước mạnh; thoát khỏi
cái ngưỡng của nghèo nàn, lạc hậu. Đồng thời, tiểu luận còn đề xuất
một số nhóm giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao nguồn lực con
người để công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam gặt
hái những thành cơng sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ban Tổ chức Trung Ương (2018), “Quan điểm của Đảng về phát huy
nhân tố con người trong phát triển đất nước”, Tạp chí Xây Dựng
Đảng.
Phạm Thị Hạnh (2020), “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí
Cộng Sản.
GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (2020), “Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và vấn đề con người - tiếp cận từ mục tiêu và
động lực của sự phát triển”, Tạp chí Cộng Sản.






×