Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khám phá cá tính bé 8 tháng tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.66 KB, 6 trang )

Khám phá cá tính bé 8
tháng tuổi
8 tháng bé có một trò tiêu khiển mới là xem hình người thân và cười
khanh khách hoặc méo xẹo mặt.

1. Chỉ trỏ và cầm nắm đồ

Trong tháng tuổi này, bé xem ra sẽ rất bận rộn đấy! Đôi tay của bé liên tục di
chuyển. Bé đã cầm nắm đồ vật khá tốt và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sử
dụng ngón tay cái. Bé cũng học được cách sử dụng linh hoạt ngón trỏ để
bấm vào nút đồ chơi và thích thú khám phá những khoảng không gian trống.



Khi đứng lên được rồi, bé lại không biết làm thế nào để 'hạ cánh'

Cũng trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu chỉ trỏ vào các đồ vật. Chúng sử dụng
tay như để hỏi: "Món đồ này là tên là gì hả mẹ? Làm cách nào để con khám
phá nó?" Bé sẽ ngước nhìn bạn như cầu viện sự trợ giúp vậy. Ngay khi 'bắt
sóng', bạn đừng vội cầm món đồ chơi đưa cho bé. Thay vào đó, hãy đặt
chúng hơi xa tầm với, khuyến khích bé tới lấy. Nếu bé thấy nản lòng, hãy
giúp bé bằng cách di chuyển đồ vật tới gần hơn một chút. Hãy nhắc đi nhắc
lại tên món đồ chơi vài lần và quan sát cách bé nhìn miệng bạn cử động khi
gọi tên món đồ.

Điều quan trọng là có thể khuyến khích bé vận động và phát triển các kỹ
năng cá nhân, bao gồm khả năng giải quyết vấn đề. Sử dụng món đồ chơi bé
thích như 'mồi nhử' sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công. Học cách tự làm
giúp bé phát triển khái niệm tích cực về bản thân và một thái độ vui vẻ vì
những thành tích bé đã đạt được.


2. Bò và đứng lên

Xem ra việc biết bò chưa đủ khiến bé khoái trá, thỏa mãn nên từ giờ bé sẽ
bắt đầu học đứng. Thật không dễ để bé có thể đứng vững vì, bé cần một đôi
chân sức trụ tốt, cần biết cách khum khum đầu gối và tìm điểm tựa để nâng
cơ thể lên.

Đến khi đứng lên được rồi, bé lại không biết làm thế nào để 'hạ cánh' - ngồi
xuống. Mới đầu hầu hết các bé đều không bận tâm điều này. Chúng mải mê
nhún nhảy, vịn bằng một tay rồi dồn trọng lượng từ chân này sang chân kia.
Tới khi thấy mỏi, bé bắt đầu cầu cứu người khác. Bạn hãy hướng dẫn bé gập
đầu gối lại và ngồi bệt xuống. Có thể phải mất thêm vài tuần nữa bé mới
ngồi xuống thành thạo như đứng lên được.

Nếu bé không có biểu hiện muốn tập đứng, bạn cũng không cần quá lo lắng.
Hãy ghi nhớ, sự phát triển ở mỗi bé là khác nhau. Nếu bé không hứng thú
với các vận động thô, có thể hiện tại bé chưa biết bò hay đứng. Nếu bạn lo
lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Lời khuyên của chúng tôi là: Hãy tận hưởng
khoảng thời gian này khi bạn còn có thể!



Trẻ đã có thể nhận ra mình trong hình chụp và trong gương

3. Vấn đề ngủ

Có một vấn đề nan giải chung với các bé trong độ tuổi này là thường giật
mình tỉnh giấc ban đêm. Bé có thể tự nhiên khóc và rồi tự ngủ trở lại, hoặc
cũng có thể khóc rất lâu.


Bé đang khám phá chính cơ thể mình. Bé học cách di chuyển, học cách
đứng, học cách cầm nắm những đồ vật khác nhau. Một số bậc cha mẹ thấy
bé liên tục di chuyển trong cũi, cố gắng bò, lật, vịn để đứng. Dường như
chúng muốn đánh thức cha mẹ dậy để nói rằng: "Còn rất giàu năng lượng và
muốn bò thêm" Hay, "Con đang đứng và không thể ngồi xuống được”.

4. Chụp hình và soi gương

Thật tuyệt, trẻ đã có thể nhận ra mình trong hình chụp và trong gương. Có
một trò tiêu khiển trẻ rất khoái là soi gương và xem hình người thân. Bạn có
thể mua hoặc tự chế một cuốn album rồi sưu tập những hình bé thích lại. Kể
cho bé nghe về những người trong hình, chẳng bao lâu sau bé sẽ chỉ đúng
thành viên trong gia đình khi được hỏi đấy.

Những tấm hình giúp trẻ rất nhiều khi chúng phải xa cha mẹ. Hãy cho trẻ
một tấm hình của cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình (đừng
quên hình của các con vật trong nhà) để bé có thể ngắm nghía khi buồn.
Tặng bé cả những bức hình của chính bé đang thực hiện các hoạt động yêu
thích. Khi phải tạm biệt cha mẹ để đi nhà trẻ hoặc khi bé thấy mệt, nhìn hình
cha mẹ có thể giúp bé vượt qua được những giây phút khó khăn để trở lại
với việc chơi và học.

5. Âm nhạc và vận động

Bé rất yêu ca hát, âm nhạc và nghiên cứu khoa học cũng khẳng định rằng,
âm nhạc thúc đẩy khả năng ngôn ngữ phát triển. Vì thế, cha mẹ nhớ thường
xuyên hát cho bé nghe nhé!

Khi hát cho bé nghe, bạn đừng quên kết hợp với những vận động chân tay.
Ví dụ, như bài hát có câu 'đưa tay lên nào, nắm lấy cái tay nào ' thì bạn nhớ

'tái hiện' sinh động lời bài hát bằng hành động vui

×