Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

LUẬN VĂN: Thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong nước phát triển pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.08 KB, 20 trang )















LUẬN VĂN:

Thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo điều
kiện cho các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp trong nước phát triển













A. Phần mở đầu.

Đất nước ta qua hơn mười năm đổi mới, đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế lẫn
chính trị-xã hội. Nhìn lại những gì hiện tại chúng ta đã đạt được, so với hơn mười năm
trước, quả thật là rất to lớn. Song so với những nước trong khu vực và trên thế giới thì
chúng ta còn kém xa họ về nhiều mặt đặc biệt là về kinh tế. Nhưng nhìn một cách toàn
diện và có tính chất “quá trình” và từ xuất phát điểm của một dân tộc còn nghèo nàn lạc
hậu lại phải trải qua nhiều thập kỉ chiến tranh khốc liệt thì chúng ta phải công nhận thành
quả to lớn mà chúng ta đã đạt được có thể tin tưởng vào tương lai. Tất cả những gì gọi
là “thành quả to lớn” đó, chính là công sức và tránh nhiệm cốt lõi của nhà nước đối với
nền kinh tế-xã hội và sự phát triển của đất nước ta trong thời kì quá độ. Nhà nước có vai
trò hết sức to lớn đối với sự phát triển về tất cả các mặt của đất nước: kinh tế-chính trị- xã
hội, đặc biệt là sự phát triển về kinh tế. Nhất là hoàn cảnh ngày nay, sự liên kết và hội
nhập kinh tế ngày càng diễn ra nhanh chóng và với quy mô toàn cầu hoá cao độ. Hoàn
cảnh đó tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi song cũng nhiều trở ngại, thách thức cho nền
kinh tế. Đòi hỏi nhà nước Việt Nam hơn lúc nào hết cần phải tích cực phát huy vai trò to
lớn của mình trong việc tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển nền kinh tế. Nhà nước
không đơn thuần là người trọng tài, người định hướng, định luật chơi mà mức độ can thiệp
và tác động trực tiếp tới các quá trình kinh tế đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh
tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nhà nước với vai trò đặc biệt quan trọng của
mình, đã và đang làm gì để thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức
kinh tế, các doanh nghiệp trong nước phát triển, góp tiếng nói của mình trong trong thị
trường quốc tế hiện nay.



B.Nội dung.
I-lý luận chung về nhà nước, nền kinh tế thị trường ở việt nam và vai trò của nhà
nước trong nền kinh tế.
1-Lý luận về nhà nước.

a-Khái niệm nhà nước:
Nhà nước về thực chất là một thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị
giai cấp của một hoặc một nhóm giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ các giai cấp
khác, đồng thời còn để duy trì và phát triển xã hội mà nhà nước đó quản lý trước các
nhà nước khác và trước lịch sử.
( Giáo trình quản lý xã hội-ĐHKTQD )
b-Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức mang tính bao trùm toàn bộ xã hội, đặc trưng bởi các dấu
hiệu sau:
-Thứ nhất, nhà nước là sự phân chia dân cư theo lãnh thổ. Nếu các bộ lạc, thị tộc
được hình thành theo quan hệ huyết thống thì nhà nước là bộ máy quyền lực, tập trung
trên một cơ cấu lãnh thổ nhất định và dân cư được phân chia theo lãnh thổ quốc gia thống
nhất.
-Thứ hai, nhà nước thiết lập một bộ máy quyền lực xã hội, bộ máy quyền lực công
này dường như tách ra ngoài xã hội, đứng trên xã hội, nhưng lại trực tiếp cai trị xã hội.
Ngày nay nó thường la bộ máy đồ sộ bao gồm một hệ thống các cơ quan quản lý các lĩnh
vực của đời sống xã hội như: tuyên truyền, cổ động, cưỡng chế, đàn áp, và các cơ quan
quản lý khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính
-Thứ ba, nhà nước là quyền lực công xuất hiện đồng thời với việc xác định chủ
quyền nhà nước-đó là quyền lực tối cao mang tính độc lập của nhà nước trong việc giải
quyết những công việc đối nội, đối ngoại của xã hội.
-Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật có tính bắt buộc chung đối với mọi tổ chức,
mọi thành viên trong xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bằng các biện
pháp khác nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là chủ yếu, thông qua hệ thồng pháp luật
nhà nước chi phối đến mọi hoạt động của nền kinh tế. Có thể sự chi phối đó là tốt hoặc
xấu cho nền kinh tế, và gây ra các hậu quả tương ứng. Như vậy nhà nước đặc biệt phải chú




ý đến mọi quyết định của mình, mọi kế hoặch của mình, nhằm hạn chế các quyết định có
thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và tích cực tạo điều kiện thuận lợi phát triển các thành
phần kinh tế.

2-Lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
a-Mục tiêu và chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.
-Mục tiêu.
+ Ôn định nền kinh tế: nhằm ổn định chu kỳ kinh doanh, loại trừ khủng hoảng, suy
thoái hoặc phát triển quá nóng vội, giảm thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng GDP.
+ Nâng cao hiệu quả trong việc phân phối sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế:
Nhằm giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên có giới hạn của quốc
gia và như cầu vô hạn của thị trường.
+ Mang lại sự công bằng trong việc giải quyế các quyền lợi và nghĩa vụ, các mâu
thuẫn của các thành viên trong nền kinh tế: nhằm tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể
kinh tế, giảm bớt hiện tượng phân hóa xã hội.
+ Củng cố an ninh quốc phòng, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, củng cố và xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
-Chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.
 Thiết lập khuôn khổ pháp luật: Nhà nước đề ra hệ thống pháp luật trên cơ sở đó
đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động của thị
trường nhằm tạo môi trường thuận lợi, hành lang an toàn cho sự phát triển có
hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội.
 Nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp: Nhà nước tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Đồng thời nhà nước sửa chữa những
khiếm khuyết của thị trường: Độc quyền, thất nghiệp, khủng hoảng.
 Ôn định kinh tế vĩ mô: Nhà nước sử dụng các công cụ, các loại thuế, các khoản
chi tiêu và những quy định hay kiểm soát về tiền tệ để:kiềm chế lạm phát/ tạo
môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh/ hỗ trợ các doanh
nghiệp về thông tin, thị trường
 Đảm bảo các lợi ích công cộng và sự công bằng xã hội: Mục đích là bảo đảm ổn

định xã hội đồng thời không làm triệt tiêu tính tích cực sản xuất kinh doanh của



các thành viên trong xã hội. Nhà nước thông qua các công cụ về thuế, giá cả,
chính sách thu nhập, bảo trợ để điều tiết sự bất bình đẳng trong thu nhập, tạo
điều kiện xoá đói giảm nghèo, rút ngắn chênh lệch về kinh tế xã hội giữa các
vùng, các khu vực và các tầng lớp dân cư. Mặt khác khuyến khích mọi người
đầu tư phát triển, làm giàu chính đáng. Ngoài ra còn phải bảo đảm trật tự an
ninh quốc phòng, bảo đảm sự phát triển sự nghiệp phúc lợi công cộng của xã
hội.
 Xây dựng các dự án, chiến lược phát triển, các kế hoạch chương trình phát triển
kinh tế xã hội có hiệu quả: Nhà nước dự đoán khoa học sự phát triển của các
quá trình kinh tế xã hội thông qua phân tích tiểu sử của sự vật, phát hiện ra xu
hướng phát triển theo thời gian của nó để có thể thấy trước tương lai từ đó có
những chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp định hướng xã hội chủ
nghĩa.
 Nhà nước đầu tư kinh doanh và tham gia vào việc kinh doanh một số lĩnh vực:
thông qua việc đầu tư xây dựng, phát triển các doanh nghiệp nhà nước mà nhà
nước giữ các đỉnh cao chỉ huy và tạo thực lực kinh tế cho mình trong nền kinh
tế thị trường.
 Một số chức năng khác: Bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng các tài sản quốc gia, dự
báo và xác định các cân đối cơ bản ở tầm vĩ mô
b-Sự biểu hiện của vai trò nhà nước trong các nền kinh tế hiện đại:
Tất cả các nền kinh tế thị trường của các nước đã và đang phát triển đều có sự quản
lý, điều khiển, can thiệp của nhà nước ở các phạm vi, mức độ khác nhau và bằng các
phương thức khác nhau:
Tại Mỹ vai trò của chính phủ liên bang biểu hiện trên các mặt sau:
-Thứ nhất: Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm xây dựng và khống chế hoạt động
thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như đường xá giao thông, phương tiện vận chuyển,

thông tin liên lạc và năng lượng.
-Thứ hai: tạo ra môi trường tự do cạnh tranh, xây dựng các đạo luật chống độc
quyền.
-Thứ ba: kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng các công cụ tài chính, tiền tệ, tổ
chức hệ thống ngân hàng hai cấp, ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.



Tại Cộng hoà liên bang Đức phạm vi can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế
hẹp hơn. Nhà nước không “chơi” mà đóng vai trò là người thiết kế “luật chơi” và dùng
“luật chơi” để điều khiển làm cho nền kinh tế có thể tránh khỏi khủng hoảng, lạm phát.
Khác với Mỹ và Cộng hoà liên bang Đức, các nhà nước Bắc Âu can thiệp vào tất cả
các mắt khâu hoặc vào một trong những mắt khâu nào đó. Các nhà nước Bắc Âu đã lựa
chọn phương thức can thiệp vào khâu phân phối lại thu nhập bằng công cụ thuế. Thông
qua việc điều chỉnh cơ cấu thuế và chi tiêu, chính phủ các nước Bắc Âu hướng nền kinh tế
của họ đến các mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa người giàu người nghèo, bằng cách
đem lại cho mọi thành viên trong xã hội một phúc lợi như nhau dược tạo ra từ nguồn thu
chủ yếu từ thuế.
Tại các nước đang phát triển vai trò của nhà nước được thể hiện trên các mặt sau
đây:
-Nhà nước không chỉ giữ vai trò điều tiết gián tiếp mà còn trực tiếp quản lý nền
kinh tế.Nhà nước phải đứng ra thực hiện vai trò tích luỹ chủ yếu do tiết kiệm tư nhân quá
nhỏ, thị trường vốn không có hoặc quá yếu.
-Các DNNN vẫn giữ vai trò chủ yếu trong các lĩnh vục then chốt của nền kinh tế
mặc dù vẫn nhấn mạnh đến sự cần thiết của tư nhân hoá.Đặc biệt trong ngành tài chính,
tiền tệ, một ngành mà tầm quan trọng của nó không thể đo bằng tỉ lệ so với tổng sản phẩm
quốc dân, sở hữu nhà nước vẫn giữ tỉ trọng lớn.
-Vai trò điều tiết kiểm kê kiểm soát của nhà nước đối với khu vực tư nhân. Một mặt
nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất không giới hạn quy mô, nhưng mặt khác
vẫn tăng cường công tác kiểm soát, khiến cho các xí nghiệp tư nhân ít có quyền độc lập tự

chủ hơn là ở các nước công nghiệp hoá phát triển.
Với các nước ASEAN sự can thiệp của nhà nước thể hiện trên các mặt:
-Định hướng chiến lược đúng đắn hướng cho nền kinh tế bước vào giai đoạn phát
triển mới với những thay đổi căn bản.
-Trên cơ sở định hướng đúng đắn sự điều tiết của nhà nước vào thay đổi nền kinh tế
sao cho phù hợp với thị trường thế giới.
-Công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước chủ yếu là gián tiếp thông qua các chính
sách kinh tế lớn.



Các nước kể ra ở trên đã rất thành công trong việc tổ chức một nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Mặc dù cách thể hiện vai trò của mình khác nhau,
nhưng có thể nói các nhà nước này rất “đạt” khi họ quản lý và điều khiển nền kinh tế.
Điều đó chứng tỏ rằng: về nguyên tắc nhà nước có thể và cần phải can thiệp vào thị
trường.
3-Khái quát chung nền kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Kinh tế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi
phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Nhân tố cơ bản kinh tế thị trường là cung-cầu và giá cả thị trường.
Đại hội VI –cột mốc đánh dấu sự đổi mới, thừa nhận nền “kinh tế hàng hoá”
nhưng chưa đề cập đến “kinh tế thị trường” mà vẫn coi “Tính kế hoặch là đặc trưng số
một của một cơ chế quản lý kinh tế ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ”. Đến hội
nghị trung ương 6( khoá VI ) có sự phát triển của tư duy kinh tế “ Cơ chế thị trường thể
hiện sự vận động của các qy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá tác động quan hệ
qua lại với các quy luật kinh tế khác phải vận dụng nhất quán trong kế hoạch và các
chinh sách kinh tế”.Đến đại hội VII Đảng ta lại phát triển sâu thêm về tư duy kinh tế và
chỉ ra “Cơ chế vận hành kinh tế hang hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Đến đại hội VIII Đảng ta rút ra “
Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,

đi đôi với tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước theo định hướng XHCN”.
a-Ưu và nhược của cơ chế thị trường.
-Ưu điểm.
Cơ chế thị trường có khả năng tự điều tiết nền sản xuất xã hội, tức là tự động phân
bố các nguồn tài nguyên sản xuất và các khu vực, các ngành kinh tế mà không cần bất kỳ
sự điều khiển từ trung tâm nào. CCTT tự động kích thích phát triển sản xuất tăng trưởng
kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu, tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
-Nhược điểm.
Trong nền kinh tế hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường, mỗi chủ thể kinh
doanh, mỗi nghành, mỗi địa phương đều có lợi ích riêng của mình và đều tìm mọi cách để
tối ưu lợi ích đó. Do đó trong khi thực hiện tối đa lợi ích của mình họ có thể nhìn thấy
hoặc không nhìn thấy lợi ích của người khác. Vì vậy tất yếu náy sinh hiện tượng: lợi ích



của cá nhân hay một bộ phận này tăng lên làm thiệt hại lợi ích của người khác, bộ phận
khác.
Nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môi
trường bất ổn, thường xuyên có sự đụng độ và xung đột giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội,
các quan hệ giao dịch và mua bán trên thị trường không lành mạnh mang tính chất lừa
đảo, bạo lực kinh tế sẽ không thể phát triển, tình trạng rối loạn, khủng hoảng xảy ra là tất
yếu.
Nền kinh tế thị trường với cái cốt lõi là lợi ích, luôn tồn tại mặt trái của nó. Hiện
tượng tham nhũng, quan liêu, và những tệ nạn xã hội luôn là một bài toán khó và làm đau
đầu nhà nước và xã hội.
Qua tìm hiểu ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường, để cơ chế này hoạt động có
hiệu quả thì nhất thiết không thể thiếu vai trò của nhà nước với tư cách là chủ thể nền kinh
tế. Nhà nước sẽ hạn chế những mặt trái và phát huy cái được của cơ chế thị trường.
b-Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
ở Việt Nam.

-Nền kinh tế hiện đại với tính chất xã hội hiện đại (xã hội XHCN ).
Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển
nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, thì thế giới
đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường. Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất
thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự
do.
-Nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà
nước.
Nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần,
đa hình thức sở hữu. Thế nhưng, nền kinh tế thi trường mà chúng ta xây dựng là nền kinh
tế thị trường hiện đại, cho nên cần có sự tham gia của “Bàn tay hữu hình” của nhà nước
trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế đó. Đồng thời, chính nó sẽ đảm bảo sự định hướng
phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự quản lý, điều tiết, định hướng phát triển kinh tế
của nhà nước là thông qua các công cụ chinh sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo của
khu vực kinh tế nha nước. Kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh
vực then chốt, có ý nghĩa là “Đài chỉ huy, là “Mạch máu” của nền kinh tế, Nhà nước cần



coi trọng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, đặt chúng trong mối quan
hệ gắn bó, hữu cơ thống nhất, không tách rời, biệt lập
-Nhà nước quản lý kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta là
Nhà nước pháp quyền XHCN, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Thành tố quan trọng mang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại là
Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế. Nhưng khác với Nhà nước của nhiều nền
kinh tế thị trường trên thế giới, Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”,
Nhà nước công, nông, Nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam.
-Cơ chế vận hàng nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với
sự tham gia quản lý điều tiết của Nhà nước.

Mọi hoạt động sản xuất-kinh doanh trong nền kinh tế thị trường được thực hiện
thông qua thị trường. Các quy luật kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ( Quy luật giá trị,
quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật đào thải ), sẽ chi phối các hoạt động
kinh tế. Thông qua các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, cùng với việc sử dụng các lực
lượng kinh tế của mình ( Kinh tế nhà nước ), Nhà nước tác động lên mối quan hệ tổng
cung, tổng cầu thực hiện điều tiết nền kinh tế thị trường.
-Mở cửa hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế Thế Giới, trên cơ sở
giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là nội dung quan trọng của nền
kinh tế thị trường của nước ta.
Quá trình phát triển của kinh tế thị trường đi liền với xã hội hoá nền sản xuất của xã
hội. Tiến trình xã hội hoá trên cơ sở phát triển thị trường là không có biên giới quốc gia về
kinh tế. Một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế thị trường hiện đại là việc mở
rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Để phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
đại, Việt Nam không thể đóng cửa, khép trong trạnh thái tự cung tự cấp mà phải mở cửa,
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự mở cửa, hội nhập được thực hiện trên ba nội dung
chính là:
Thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ.
-Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo công bằng xã hội
cũng là một nội dung quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.



Chúng ta đi theo cơ chế thị trường, chúng ta cho phép một số yếu tố tư bản chủ
nghĩa phát triển. Song chúng ta vẫn coi trọng sự công bằng, mục tiêu của chúng ta phát
triển trong công bằng và văn minh xã hội. Ơ một số nước thì họ chỉ chú trọng tới tăng
trưởng mà bỏ qua các yếu tố khác như văn hoá, y tế, những giá trị tinh thần còn chúng ta
phát triển kinh tế thị trường nhưng chủ trương đảm bảo công bằng xã hội thực hiện thống
nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong tất cả các giai đoạn của sự phát
triển kinh tế nước ta.
-Giải quyết mối quan hệ giữa lao động và tư bản, được thực hiện theo kết quả

lao động là chủ yếu kết hợp một phần theo vốn và tài sản.
Đây là điểm khác giữa nền kinh tế thị trường trong CNTB với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta. CNXH đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát
triển. Cho nên, trong phân phối thu nhập và thành quả lao động của xã hội, CNXH nhấn
mạnh đến nhân tố lao động và yếu tố tiền lương-thu nhập của người lao động.
Tóm lại, quá trình triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phải là
“ Quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân
dân làm chủ, nhân ái có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện
cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.
c-Tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở
Việt Nam:
Với Việt Nam thì đây là một vấn đề khách quan và thực tế đã chứng minh bắt buộc
phải chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước: Sau kháng
chiến thắng lợi, đất nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa
trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế kế hoạch hoá trong thời
kì đầu thực hiện ở nước ta tỏ ra phù hợp, tạo bước chuyển biến quan trọng về kinh tế xã
hội. Từ một nền kinh tế lạc hậu và phân tán bằng công cụ kế hoạch hoá nhà nước đã tập
trung vào tay mình một lưc lượng vật chất quan trọng về đất đai, tài sản và tiền bạc để ổn
định và phát triển nền kinh tế.
Từ sau ngày giải phóng miền nam bức tranh mới về thực trạng kinh tế xã hội đã
thay đổi. Trong nền kinh tế cùng lúc tồn tại cả ba loại hình kinh tế tự cấp tự túc nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá . Đó là thực tế khách quan nhưng chúng ta
vẫn tiếp tục chủ trương xây dựng nền kinh tế chỉ huy như ở miền bắc truước đây. Việc áp



dụng cơ chế quản lí cũ vào nền kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện nhiều tiêu cực. Ta đã
không quản lý có hiệu quả các nguồn tà nguyên sản xuất dẫn đến v iệc sử dụng lãng phí
nghiêm trọng. Tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi trường bị ô nhiễm, sản xuất kém
hiệu quả, nhà nước thực hiện bao cấp tràn lan. Đièu đó đã gây hậu quả xấu cho nền kinh

tế, sản phẩm thì khan hiếm, tăng trưởng chậm, ngân sách thâm hụt, tích luỹ hàng năm
không có, đời sống nhân dân sút giảm.
Từ những sai lầm trên cho thấy tính cấp thiết của việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ
chế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tại đại hội 7 Đảng ta
xác định rõ việc đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực tế
đã và đang diễn ra việc đó. Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa quan trọng
trong lý luận cũng như trong thực tế lãnh đạo của Đảng trên mặt trận xây dựng và phát
triển kinh tế của đất nước. Điều đó nói lên tính tất yếu của cơ chế thị trường đối với nền
kinh tế nước ta trong thời kì quá độ và phù hợp với xu thế thời đại. Đặc biệt là trong bối
cảnh nước ta đang trong lộ trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới .







II-Vai trò của nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng
xhcn.
1-Vai trò quản lý của nhà nước với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
a-Tạo hành lang pháp lý, đặc biệt là hành lang pháp lý về kinh tế cho hoạt
động kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Nhà nước có vai trò hoàn thiện môi trường pháp lý đặc biệt là môi trường pháp lý
về kinh tế. Lấy đó làm căn cứ cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện nay Nhà
nước ta chưa thực sự tạo ra được hành lang pháp lý hoàn thiện, góp phần thúc đẩy sự pháp
triển của doanh nghiệp. Hiện tượng các quy định của Luật chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ
hổng, gây thiệt hại cho nền kinh tế vẫn còn. Hiện tượng “bù chéo” giữa luật này và luật




khác còn nhiều Từ đó đòi hỏi Nhà nước phải tích cực hơn nữa trong việc hoàn thiện môi
trường pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt, Lụât Doanh Nghiệp mới ra đời đã thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế.
Từ khi luật doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện rất nhiều cho sự phát triển của các doanh
nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, thời gian chờ đăng ký thành lập doanh
nghiệp chỉ còn 15 ngày, đây là một cố gắng rất lớn của nhà nước.
b-Tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế.
Từ khi đổi mới Đảng ta đã nhận định, nền kinh tế đất nước là nền kinh tế hàng hoá,
nhiều thành phần.
-Kinh tế nhà nước.
-Kinh tế tư nhân.
-Kinh tế tư bản tư nhân.
-Kinh tế hợp tác xã.
-Kinh tế hộ gia đình.
Song hiện tại, vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt
là thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tư nhân. Sự ưu tiên nghiêng về phía
doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn các doanh nghiệp tư nhân trong hầu hết cac lĩnh vực.
Hiện tại kinh tế tư nhân Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước cần
cố gắng hạn chế sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, và tích cực ủng hộ các
thành phần kinh tế này phát triển.
c-Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính, làm
tinh giản bộ máy hành chính của mình.
Hịên nay, bộ mày hành chính đã được gọn nhẹ hơn so với trước. Các phòng, ban đã
được thu gọn lại. Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ được quy định rõ ràng hơn, cụ thể
hơn tạo hiệu quả làm việc cao hơn.
Đặc biệt, Nhà nước ta đã cải cách thủ tục hành chính một cách sâu rộng. Trước đây,
các doanh nghiệp luôn phàn nàn về thủ tục hành chính quá phiền hà, nhiêu khê, quá nhiều
cửa và phân định không rõ ràng. Hiện nay, thủ tục hành chính đã gọn nhẹ hơn và chặt chẽ
hơn nhiều. Thủ tục hành chính đi từ nhiều cửa đến một cửa, đã tạo điều kiện hết sức thuận
lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung.




d-Nhà nước có vai trò hỗ trợ đặc biệt là hỗ trợ về vốn và thị trường cho các
doanh nghiệp.
Để có thể hỗ trợ về vốn . Nhà nước đã và đang cố gắng tạo nên một thị trường vốn
hoàn chỉnh bằng cách thiết lập một hệ thống thị trường chứng khoán. Vì mới ra đời nên thị
trường chứng khoán chưa hoạt động có hiệu quả, song tin tưởng rằng tương lai thị trường
chứng khoán là nơi huy động vốn một cách hiệu quả cho nền kinh tế.
Ngoài ra Nhà nước còn có chinh sách hỗ trợ về nhiều mặt cho các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ, như hỗ trợ về:
-Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
-Hỗ trợ về vốn và các chuyên gia phân tích kinh tế, các cố vấn kinh tế giúp cho
doanh nghiệp có thể đánh giá, điều hành hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình một
cách có hiệu quả.
Đặc biệt, Nhà nước đã có cái nhìn mới trong việc hỗ trợ thị trường cho các DN,
nhất là hỗ trợ về thông tin. Nhà nước tổ chức ra các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm tư
vấn, cung cấp thông tin thị trường cho DN. Và tổ chức làm việc có quy mô và hiệu quả
nhất là Phòng Thương Mại & Công Nghiệp VN. Trong các chuyến công du của Nhà nước,
các DN được đi tháp tùng, từ đó tìm hiểu thị trường và thực tế đã ký kết được nhiều hợp
đồng có lợi.
e-Nhà nước có vai trò kiểm soát nền kinh tế. Hạn chế những yếu tố phá hoại
tính kinh tế thị trường.
Một vai trò to lớn của Nhà nước đó là duy trì một nền kinh tế thị trường theo đúng
nghĩa của nó. Tức là một nền kinh tế thực sự là “Tự do cạnh tranh”. Muốn vậy, ngoài
việc tạo một môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Nhà nước còn phải làm rất
nhiều việc:
-Hạn chế hiện tượng “độc quyền” trong kinh doanh. Ơ VN ta hiện nay hiện tượng
này còn chưa phổ biến song để hạn chế hiện tượng này có hiệu quả, Nhà nước cần phải
chuẩn bị ngay từ bâygiờ.

-Quét sạch nạn hàng giả, hàng lậu Nhà nước cần có các biện pháp mạnh với
hiện tượng này. Đây là một trong những khía cạnh của canh tranh không lành mạnh. Nhà
nước đã và đang giải quyết hiện tượng này, tạo sự bình ổn về giá cả trong nước.



-Giải quyết nạn tham nhũng, sự dối trá trong các dự án, đặc biệt là dự án công
trình xây dựng.
-Một vấn đề mới nảy sinh la vấn đề thương hiệu, vì chưa đăng ký bản quyền ở cục
sở hữu công nghiệp, cho nên xảy ra nhiều sự vi phạm, gây rối loạn, thiệt hại lớn cho các
doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhà nước cần có vai trò hướng dẫn đăng ký va giải quyết
công bằng cho những trường hợp vi phạm thương hiệu.
g-Nhà nước có vai trò ổn định lạm phát và chống khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế với mức lạm phát cao ở khu vực Đông Nam A năm 1997 đã
làm tê liệt, đẩy lùi kinh tế ở khu vực này. VN là một nước ở khu vực ĐNA, nhận biết tính
nguy hại của khủng hoảng kinh tế cho nền kinh tế Nhà nước cần có những giải pháp hợp
lý, nhằm kiềm chế lạm phát và chống khủng hoảng. Vai trò này là to lớn và duy nhất của
nhà nước, chỉ có Nhà nước là có thể giải quyết vấn đề này.
Hiện nay, Nhà nước đã và đang cố gắng bình ổn lạm phát, hạn chế và tránh khủng
hoảng chu kỳ. Vì thế, cho đến thời điểm hiện nay, kể từ sau thời kỳ bao cấp nền kinh tế
nước ta tăng trưởng liên tục, lạm phát bình ổn ở mức hợp lý và nhất là tránh được khủng
hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Đó là công lao to lớn của Nhà nước.
Bằng những hành động thực tế của mình. Nhà nước đã chứng minh cho chúng ta về
khả năng lãnh đạo và vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN. Chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng vào tương lai của nền
kinh tế nước nhà, vì có sự lãnh đạo và quản lý, điều hành của Nhà nước CHXHCN-VN.
2-Thực trạng quản lý nền kinh tế thị trường ở Việt nam có sự quản lý của nhà
nước.
a-Những thành tựu đã đạt được.
Sau khi thực hiện đường lối đổi mới và nhất là từ sau đại hội VII đến nay, nước ta

đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, củng cố được an ninh quốc phòng, giữ
vững ổn định chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, cải thiện một bước đời sống nhân dân.
Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ năm 1986-1997.
Đơn vị: nghìn tỷ VNĐ.
Năm

1997 1998 1999 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
GDP

24700

25900

28000

29500

31300

34000

36700

40000

43800

47900

52198





GDP
tăng
3.782 4.858 8.0187

5.375 6.102 8.626 7.9401

8.992 9.5 9.631 9

Nguồn: Niên giám thống kê năm 1997, tổng cục thống kê.

b-Những bất cập cần giải quyết.
Mặc dù kinh tế nước ta đang dần mạnh lên, song thật sự Việt Nam vẫn là một trong
những nước thuộc nhóm quốc gia ngèo trên thế giới. Trong những nưm qua, cơ chế quản
lý mặc dù đã tác động góp phần làm chuyển biến tình hình, nhưng rõ ràng vẫn còn bị hạn
chế và chưa đủ sức để cho nền kinh tế vận động thoát ra khỏi quỹ đạo trì trệ, kém hiệu quả
.
Hệ thống pháp luật hiện hành còn thiếu tính hệ thống, tính phối hợp, nhiều văn bản
pháp luật cùng điều chỉnh một loại kinh tế còn mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở hoặc triệt
tiêu hiệu lực của nhau.
Hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta còn thiếu đồng bộ. Sự không đồng bộ tồn tại
ngay trong cùng một lĩnh vực cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, chưa chưa nói là thiếu
đồng bộ giữa các lĩnh vực khác nhau.
Việc tuân thủ, chấp hành và áp dụng pháp luật kinh tế còn chưa tương xứng do
nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn từ ý thức và trình độ văn hoá
pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh tế.
Cải cách hành chính nhà nước còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới kinh tế, bộ

máy cồng kềnh, năng lực hoạt động còn yếu kém, thủ tục phiền hà.
3-Một số giải pháp cơ bản nhằm năng cao vai trò của nhà nước trong việc xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở VN hiện nay.
-Xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với đặc điểm
kinh tế xã hội ở nước ta và bối cảnh quốc tế hiện nay.
Bối cảnh quốc tế hiện nay đang đứng trước những diễn biến mới. Xu thế thương
mại hoá toàn cầu cùng với xu thế hoà bình ổn định, cải cách và chuyển dịch cơ cấu phát
triển
Bối cảnh đó đã tác động sâu sắc đến mọi mặt về kinh tế-xã hội nước ta, tạo ra
những cơ hội và thách thức mới. Để có cơ sở đề ra các chính sách đúng và hiệu quả, cần



phải xác định các mục tiêu chiến lược phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội ở nước ta, cụ
thể:
Thứ nhất, quan hệ giữa các đinh hướng phát triển dựa vào việc xuất khẩu tài
nguyên thô hoặc sơ chế, dựa vào các nguồn lực bên trong, tự lực canh sinh, và thay thế
nhập khẩu
Thứ hai, quan hệ giữa tập trung vào những nghành, vùng trọng điểm. Đồng thời
phát triển các vùng trong cả nước, giai đoạn trước mắt cần phải ưu tiên nghành và vùng
trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao và thu hồi nhanh.
Thứ ba, Quan hệ giữa xây dựng các công trình quy mô lớn quy mô vừa và nhỏ
trong điều kiện tổng số vốn có hạn.
Thứ tư, quan hệ giữa phát triển công nghệ tiên tiến và công nghệ trung gian, xử lý
những vấn đề sở hữu trí tuệ vai trò của thông tin quản lý chất xám trong nền kinh tế hiện
đại.
Thứ năm, đi đôi với việc xác định chiến lược lâu dài, Nhà nước phải xây dựng các
chương trình kế hoạch cho từng thời kỳ.
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện đảm bảo cho tăng trưởng cao và bền vững.
Trên cơ sở những mục tiêu, chiến lược tổng quát trên đây, trong những năm trước

mắt vấn đề có ý nghĩa quan trọng hang đầu để chống tụt hậu xa là đảm bảo tăng trưởng
kinh tế cao và ổn đinh.
Vấn đề có ý nghĩa quyết định để có thể tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là phải
đảm bảo các điều kiện về giải quyết các mối quan hệ trong quá trình tăng trưởng.
 Phải có đủ nguồn vốn để cung cấp cho nhu cầu về vốn của thị trường.
 Phải có một nền công nghệ cao, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Muốn
vậy phải có chiến lược phát triển khoa học công nghệ, trong đó vừa nghiên cứu
cơ bản vừa nghiên cứu ứng dụng.
 Phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thúc đẩy và tạo môi trường lành
mạnh cho sự phát triển của các thành phần kinh tế.
 Cần phải nâng cao chất lượng lao động. Tăng cường cho đầu tư giáo dục, cố
gắng đảm bảo cho mọi người lao động có việc làm
 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát.



 Giải quyết tổt mối quan hệ giữa tăng trưởng và dân số.
 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phân phối thu nhập.
 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị trường.
 Đổi mới cơ chế quản lý và cải cách lại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước.
















B. Kết luận.
Đối với nước ta, quản lý nhà nước về kinh tế là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và
nhà nước, vì trong một thời gian dài đã tồn tại nền kinh tế hiện vật với sự cường độ qua
mức vai trò của nhà nước, trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, tạo ra mô hình
chủ nghĩa xã hội hành chính Nhà nước.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, trong kinh tế thị trường sự can thiệp của Nhà nước
vào kinh tế nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường, tạo lập các cân đối vĩ mô,
ngăn ngừa những đột biến xấu. Nhà nước tạo điều kiện và môi trường cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Điều tiết các quan hệ kinh tế thông qua các chính sách vĩ mô, phân bổ
các nguồn lực, quản lý tài sản quốc gia nhằm đảm bảo phát triển các tài sản đó, giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, hạn chế bất công, bất bình



đẳng trong phân phối thu nhập, tham gia sản xuất kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu
của các cơ sở kinh tế nha nước để tác động vào thị trường, đảm bảo định hướng chính trị
phù hợp với mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Tuy có những yếu kém, bất cập nhưng một vấn đề có thể khẳng định được là: Việc
quản lý Nhà nước về kinh tế trong những năm qua có những bước tiến căn bản nhờ vai
trò của Nhà nước . Những thành tưụ đã đạt được là một bằng chứng khẳng định vai trò to
lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức đang chờ trước mắt, nhà nước cần
tích cực phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường vững mạnh,
đảm bảo ổn định và tăng trưởng kinh tế. Bằng những thành công đạt được trong các hoạt
động của Nhà nước, chúng ta có thể tin tưởng vào khả năng của nhà nước trong việc

thực hiện sứ mệnh “Xây dựng một nền kinh tế phát triển hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự định hướng XHCN của Nhà nước”.




Mục lục
A.phần mở đầu.

B.nội dung.
I-Lý luận chung về nhà nước, nền kinh tế thị trường ở việt nam và vai trò của
nhà nước trong nền kinh tế.
1-Lý luận về nhà nước.
a-Khái niệm nhà nước.
b-Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước.
2-Lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
a-Mục tiêu và chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.
b-Sự biểu hiện của vai trò nhà nước trong các nền kinh tế thị trường hiện đại.
3-Khái quát chung nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
a-Ưu và nhược của cơ chế thị trường.



b-Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
c-Tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt
Nam.
II-Vai trò của nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
1-Vai trò quản lý của nhà nước với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

a-Tạo hành lang pháp lý, đặc biệt là hành lang pháp lý về kinh tế cho hoạt động
kinh doanh của các thành phần kinh tế.
b-Tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế.
c-Nhà nước có vai trò quan trọng trongviệc cải cách thủ tục hành chính, làm tinh
giản bộ máy hành chính nhà nước của mình.
d-Nhà nước có vai trò hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ về vốn và thị trường cho các DN.
e-Nhà nước có vai trò kiểm soát nền kinh tế. Hạn chế những yếu tố phá hoại tính
kinh tế thị trường.
g-Nhà nước có vai trò ổn định lạm phát & tránh khủng hoảng kinh tế.
2-Thực trạng quản lý nền kinh tế & một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà
nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vn.
a-Những thành tựu đã đạt được.
b-Những bất cập cần giải quyết.
3-Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò nhà nước trong việc xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
C. kết luận.




Tài liệu tham khảo

1. Văn kiện Đại hội VII. NXB Chính trị Quốc gia.
2. Giáo trình Triết học Mác Lênin. NXB Chính trị Quốc gia.
3. Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia.


×