Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao chủ đầu tư bất động sản không chịu giảm giá? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.22 KB, 3 trang )

Vì sao chủ đầu tư bất động sản không
chịu giảm giá?
Theo suy luận chung của số đông, một khi thị trường có sự đóng băng về giao dịch
trong suốt thời gian dài thì trước sau giá cả cũng phải được điều chỉnh theo hướng
có lợi cho bên mua.

Thế nhưng, logic trên đã không đúng với thị trường bất động sản hiện nay, đặc
biệt là tại khu vực Hà Nội, khi mà giá các dự án bất động sản, căn hộ chung cư, dù
ở cách xa khu vực trung tâm hàng chục km, cũng không nơi nào có giá dưới 25
triệu đồng/m2.

Một số chuyên gia cho rằng, việc giá bất động sản Việt Nam quá cao sẽ khó mà
hóa giải được trong một sớm một chiều, bởi lẽ, để đầu tư một dự án, ít nhất chủ
đầu tư cũng phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, nhưng thời gian thu hồi vốn là khá lâu,
ít cũng từ 3 - 5 năm.

Nhưng quan trọng hơn, những chi phí bỏ ra để có được một dự án, từ khâu “chạy”
mặt bằng, đất đai đến giấy phép quy hoạch, thiết kế là không nhỏ và không hề
“đơn giản”.

Trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng
Châu cho rằng, ngoài nguyên nhân giá cả nguyên vật liệu đầu vào như xi măng,
sắt thép ngày một tăng cao thì nguyên nhân chính khiến giá thành và giá bán bất
động sản chưa giảm là do các yếu tố như tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt
bằng và nhiều chi phí khác (không tính được vào chi phí đầu tư) vẫn chưa thể
giảm.

Theo ông, đó chính là những khoản “bôi trơn” của bất kỳ một chủ đầu tư nào nếu
muốn dự án của mình “đầu xuôi đuôi lọt”. Và tất nhiên, một khi có dự án thì
không đời nào chủ đầu tư lại chịu gánh phần lộ phí đó, nên việc nó được đẩy vào
giá bán cũng là điều dễ hiểu.



Nhận định trên càng có cơ sở khi mà vừa qua, một số thông tin cho rằng, các dự án
nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội cũng có giá không dưới 10
triệu đồng/m2, cho dù các chủ đầu tư đã được hưởng vô số các ưu đãi từ phía Nhà
nước khi thực hiện những dự án này.

Đấy là đối với chủ đầu tư, tức là nhà đầu tư cấp một. Còn với các nhà đầu tư thứ
cấp, tại sao trong suốt cả năm 2010, thị trường bất động sản gần như “bất động”
nhưng họ vẫn kiên quyết không hạ giá đẩy hàng hay cắt lỗ?

Lý giải cho thực tế này bằng kinh nghiệm của mình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Công ty Bất động sản Gia Vinh Ngô Thế Vinh cho rằng, sở dĩ giá bất động sản
khó có thể giảm là bởi, kinh doanh bất động sản khác với hàng hóa thông thường ở
chỗ: dù giá có xuống hay lỗ ít thì chắc chắn nhà đầu tư cũng không bán, mà ít nhất
hòa vốn họ mới bán, chỉ trừ một số quá cần tiền cho mục đích nào đấy. Kinh
doanh bất động sản từ xưa đến nay không có khái niệm “cắt lỗ”.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, thị trường chứng khoán lình xình, thị trường
vàng thiếu ổn định, nếu có rút tiền ra cũng không biết kinh doanh thứ gì để có lợi
nhuận rõ ràng.

Do vậy, ông Vinh cho rằng, lựa chọn tốt nhất của nhà đầu tư bất động sản là phải
chờ thời cơ và kỳ vọng thị trường sẽ lên vào giữa năm hoặc cuối năm nay. Có ế
đến mấy, họ cũng không bao giờ giảm giá để cắt lỗ.

“Trừ một số người quá cần tiền để làm gì đấy mới bán với giá không có lãi hoặc lỗ
chút ít, do vậy nên số lượng đẩy hàng ra không nhiều. Điều đó đã có tác động trở
lại đến việc giá vẫn ổn định cho dù giao dịch thành công là hạn hữu vào lúc này


×