BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN
LUẬT LAO ĐỘNG
Đề bài: ĐỀ SỐ 2
Họ tên:
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
MSSV:
431243
Lớp:
N01.TL4
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................................. 3
I. Bình luận về điểm mới của Bộ luật lao động 2019 về chấm dứt hợp đồng lao động .......... 3
1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động ......................................................................... 3
2. Sửa đổi, bổ sung các trường hợp chấm dứt hợp đồng ..................................................... 3
3. Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
người lao động ..................................................................................................................... 5
4. Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng
lao động ............................................................................................................................... 6
5. Sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ......................................................................... 7
6. Sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật ......................................................................................... 8
7. Sửa đổi, bổ sung quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền
sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã .............................................. 8
8. Sửa đổi, bổ sung về quy định về phương án sử dụng lao động ....................................... 9
9. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động ......................................................................... 9
10. Sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động .................... 9
II. Giải quyết vấn đề .............................................................................................................. 10
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 16
Tài liệu tham khảo
Bảng viết tắt
BLLĐ
NSDLĐ
NLĐ
HĐLĐ
Bộ luật lao động
Người sử dụng lao
động
Người lao động
Hợp đồng lao
động
MỞ ĐẦU
Hợp đồng lao động là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động
để họ đạt được lợi ích của mỗi bên đồng thời ước thúc ngun tắc, quyền và
nghĩa vụ mỗi bên. Chính vì sự quan trọng của hợp đồng lao động nên việc chấm
dứt hợp đồng lao động cũng rất quan trọng và cần quy định chi tiết, rõ ràng. Bộ
luật lao động 2019 kế thừa luật cũ BLLĐ 2012 và cũng có những thay đổi mới
phù hợp với sự phát triển đất nước. Để tìm hiểu rõ hơn những điểm mới về chấm
dứt hợp đồng trong Bộ luật lao động 2019, em xin chọn Đề 2.
NỘI DUNG
I. Bình luận về điểm mới của Bộ luật lao động 2019 về chấm dứt hợp đồng
lao động
1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ lao động. Khi hợp đồng lao động chấm dứt, quan hệ lao
động giữa các bên cũng sẽ khơng cịn tồn tại, các bên khơng phải thực hiện các
quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động
2. Sửa đổi, bổ sung các trường hợp chấm dứt hợp đồng
Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định thêm các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động tại Khoản 4, 5, 7, 12,13:
“4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc
không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của
Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng
lao động theo bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo
bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá
nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thơng báo khơng có người đại diện theo pháp
luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà
thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”
Việc bổ sung các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao
động nước ngoài trong Bộ luật lao động 2019 so với Bộ luật lao động 2012 đã
cho thấy sự công bằng, minh bạch đối với người lao động và người sử dụng lao
động trong nước. Quy định này được đặt ra cũng giúp người sử dụng lao động
giảm bớt khó khăn, hệ lụy từ việc người lao động nước ngoài mặc dù bị trục xuất,
giấy phép lao động hết hiệu lực nhưng thời hạn hợp đồng lao động vẫn còn.
Về trường hợp chấm dứt hợp đồng nếu thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong
hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa
thuận thử việc, quy định này cho thấy sự bình đẳng trong ý chí hai bên. Nội dung
hợp đồng thử việc là do hai bên thỏa thuận nên việc chấm dứt hợp đồng nếu
người thử việc không đạt yêu cầu hoặc một trong hai bên hủy bỏ là hợp lý. Quy
định này cũng giúp người sử dụng lao động thuê được người lao động có năng
lực phù hợp với công việc và người lao động xem xét được cơng việc, mơi
trường làm việc có phù hợp với mình khơng.
Quy định rõ thêm về trường hợp người lao động kết án phạt tù, nếu phạt tù
nhưng hưởng án treo hoặc trả tự do không thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng
lao động điều này giúp những người có án phạt tù nhưng tội nhẹ phạm lần đầu
không bị ảnh hưởng tới HĐLĐ của họ.
3. Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người lao động
Khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019 quy định bổ sung về quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng của người lao động:
“Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần
báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Khơng được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được
bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29
của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường
hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi
nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng
bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138
của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định
tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng
lao động.”
Quy định mới của BLLĐ 2019 tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ so với BLLĐ 2012. Theo BLLĐ 2012, NLĐ chỉ được quyền
đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong một số trường hợp luật định và phải đảm bảo
nghĩa vụ thông báo trước cho NSDLĐ
Theo BLLĐ 2019, NLĐ không cần phải đưa ra lý do cho việc đơn phương
chấm dứt HĐLĐ nhưng vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ thơng báo trước ít nhất 45
ngày, 30 ngày hoặc 3 ngày làm việc tùy theo loại HĐLĐ. Ngồi ra những trường
hợp nêu trên thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khơng cần báo
trước.
4. Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của
người sử dụng lao động
Điều 36 BLLĐ 2019 bổ sung thêm các trường hợp người sử dụng lao động có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Khoản 1, cụ thể những điểm:
“đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật
này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà khơng có lý do chính đáng từ 05 ngày làm
việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản
2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến
việc tuyển dụng người lao động”
Ngoài ra điều luật cũng sửa đổi về điểm a) Khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 NLĐ
thường xun khơng hồn thành cơng việc theo HĐLĐ xác định theo tiêu chí
đánh giá mức độ hồn thành cơng việc trong quy chế của NSDLĐ và quy chế
đánh giá phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ
chức người đại diện tại cơ sở. Điều luật cũng bổ sung về quy định thông báo
trước cho người lao động về chấm dứt hợp đồng, thời gian tùy theo loại hợp
đồng cho phù hợp với sự đổi mới loại hợp đồng do khơng cịn hợp đồng mùa vụ.
Khi đơn phương chấm dứt theo điểm d,e không cần phải báo trước cho NLĐ. G
5. Sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
BLLĐ 2019 quy định bổ sung về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật tại Khoản 1 Điều 41:
“Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;
phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho
người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao
động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của
người sử dụng lao động.”
So với BLLĐ 2012, Bộ luật mới này đã thêm bảo hiểm thất nghiệp vào khoản
tiền NSDLĐ phải trả cho NLĐ nếu nhận họ lại làm việc. Còn người lao động sẽ
hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất
việc nếu đã nhận của người sử dụng lao động. Quy định này đã thể hiện sự minh
bạch, cơng bằng trong việc hồn trả các khoản tiền phát sinh giữa hai bên khi
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mà lỗi do bên người sử dụng lao động.
6. Sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Điều 40 BLLĐ 2019 quy định thêm về khoản bồi thường cho người sử dụng lao
động: “Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo
hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng
lao động trong những ngày không báo trước”
So với luật cũ BLLĐ 2012 chỉ bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền
lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước, luật mới thêm
nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
7. Sửa đổi, bổ sung quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã
Điều 43 BLLĐ 2019 quy định khác và ngắn gọn so BLLĐ 2012 : “Trong
trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì
người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 44 của Bộ luật này.”
Thay vì phân chia trường hợp như BLLĐ 2012, Luật mới góp thành một trường
hợp và áp dụng phương pháp sử dụng lao động theo quy định pháp luật. Việc
quy định thêm về trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động được thông
qua của NSDLĐ hiện tại và kế tiếp đã áp đặt trách nhiệm cho NSDLĐ làm họ có
ý thức chấp hành thực hiện phương án tốt hơn.
8. Sửa đổi, bổ sung về quy định về phương án sử dụng lao động
Điều 44 BLLĐ 2019 quy định bổ sung về nội dung phương án sử dụng lao động
tại điểm d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và
các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động và thời gian
thông báo công khai cho NLĐ biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua
phương án. Quy định vậy để tránh tình trạng NLĐ thực hiện phương án mà
không biết rõ ràng nội dung phương án.
9. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Đây là quy định mới trong BLLĐ 2019 quy định NSDLĐ phải thông báo chấm
dứt hợp đồng lao động cho người lao động trừ trường hợp tại các khoản 4,5,6,7,8
của Điều 34 Bộ luật này.
Điều luật này quy định về thời điểm chấm dứt hợp đồng khi người sử dụng lao
động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động và khi người sử dụng lao động
đó khơng có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người đại diện là thời điểm có thông báo và ra thông báo.
10. Sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 48 BLLĐ 2019 quy định về thời hạn thanh toán giữa hai bên khi chấm dứt
hợp đồng: “1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động, hai bên có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các khoản tiền có liên quan
đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không
được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Điều luật này còn quy định thêm trách nhiệm NSDLĐ cung cấp bản sao các tài
liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có
yêu cầu và chi phí này do người sử dụng lao động trả. So với bộ luật cũ quy định
sau chấm dứt hợp đồng trong thời hạn 7 ngày phải thanh tốn khoản tiền hai bên
thì BLLĐ 2019 quy định thời hạn 14 ngày. Việc này đã kéo dài thời gian thanh
tốn hai bên giúp họ có thêm thời gian chuẩn bị.
II. Giải quyết vấn đề
Anh B làm việc cho công ty X thuộc khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà
Nội từ ngày 02/5/2018 với hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Theo hợp đồng
lao động, công việc của anh B làm là công nhân kiểm tra kỹ thuật với mức tiền
lương là 7.000.000 đồng/tháng. Hết hạn hợp đồng lao động, mặc dù hai bên
không ký tiếp hợp đồng lao động mới nhưng anh B vẫn tiếp tục làm công việc cũ.
Đến tháng 2/2021, do Công ty X làm ăn thua lỗ nên đã giải thể phân xưởng nơi
anh B làm việc và dự định cho 15 lao động nghỉ việc, trong đó có anh B. Cơng ty
đã động viên anh B cùng các lao động khác tự viết đơn xin nghỉ việc và hứa sẽ
trợ cấp thêm một khoản tiền.
1. Loại HĐLĐ được ký giữa anh B và công ty X trước khi chấm dứt là loại
HĐLĐ nào? Tại sao?
Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 có hai 2 loại hợp đồng: hợp đồng
lao động khơng xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
khơng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng trong thời gian khơng q
36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Trước khi chấm dứt hợp đồng, anh B ký với công ty X hợp đồng lao động thời
hạn 2 năm. Thời hạn hợp đồng này dưới 36 tháng nên HĐLĐ ký giữa anh B và
công ty X là hợp đồng lao động xác định thời hạn căn cứ điểm b Khoản 1 Điều
20 BLLĐ 2019
2. Nếu anh B và các lao động khác không viết đơn xin nghỉ việc thì Cơng ty
có thể chấm dứt HĐLĐ đối với anh B và những lao động đó nghỉ việc được
không? Công ty phải tiến hành thủ tục như thế nào?
*) Nếu anh B và các lao động khác khơng viết đơn xin nghỉ việc thì Cơng ty có
thể chấm dứt HĐLĐ đối với anh B và những lao động đó nghỉ việc.
Điều 42 BLLĐ 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong
trường hợp thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Những trường hợp
đó bao gồm:
Thay đổi cơ cấu, cơng nghệ : Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
Thay đổi quy trình, cơng nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh với ngành,
nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Thay đổi sản phẩm hoặc
cơ cấu sản phẩm
Lý do kinh tế: Khủng khoảng hoặc suy thoái kinh tế; Thực hiện chính sách,
pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc
tế.”
Công ty X làm ăn thua lỗ và phải giải thể phân xưởng nên thuộc trường hợp
thay đổi cơ cấu tổ chức.
Căn cứ Khoản 6 Điều 42 BLLĐ 2019: “ Việc cho thôi việc đối với người lao
động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với
tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.”
Vậy cơng ty X có thể chấm dứt HĐLĐ với anh B và 14 lao động khác sau khi
đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối nơi có tổ
chức đại diện người lao động tại cơ sở mà 15 người lao động là thành viên và
thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động
*) Thủ tục công ty phải tiến hành nếu thôi việc 15 lao động trong đó có anh B
Thứ nhất, đối với anh B thì đây là hợp đồng khơng xác định thời hạn do sau khi
chấm dứt hợp đồng anh B tiếp tục làm việc 2 năm mà không ký hợp đồng lao
động mới nên đã thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Điểm b
Khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019 nên công ty X phải báo trước cho anh B về hành
động đơn phương chấm dứt hợp đồng của cơng ty ít nhất 45 ngày theo điểm a,
khoản 2 điều 36 và thông báo bằng văn bản.
Hình thức thơng báo căn cứ Khoản 1 Điều 45 BLLĐ 2019 : “Người sử dụng lao
động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp
đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định Bộ luật này, trừ
trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này”. Thời
hạn báo trước căn cứ Khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019 : ít nhất 45 ngày đối với
HĐLĐ khơng xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn
từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 3 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn dưới
12 tháng.
Thứ hai, căn cứ Điều 48 BLLĐ 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng,
trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty
X và người lao động có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các khoản tiền có liên
quan đến quyền lợi của mỗi bên. Cơng ty X có trách nhiệm: hồn thành thủ tục
xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng
với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao
động; cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người
lao động nếu người lao động có u cầu, chi phí sao gửi tào liệu do công ty X chi
trả. Công ty X thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, trợ cấp mất việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa
ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.
Cuối cùng, cơng ty X có trách nhiệm phải trả trợ cấp mất việc căn cứ Khoản 5
Điều 42 BLLĐ 2019: “ Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải
quyết được việc làm mà phải cho người lao động thơi việc thì phải trả trợ cấp
mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.” Về trợ cấp mất việc
làm theo Điều 47 của Bộ luật này, công ty X trả trợ cấp mất việc làm cho người
lao động đã làm việc thường xuyên cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên, cứ mỗi
năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương. Thời
gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã
làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã
tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả nợ cấp thôi
việc, trợ cấp mất việc làm. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương
bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động
mất việc làm.
3. Nếu bị công ty chấm dứt HĐLĐ, anh B có thể gửi đơn đến đâu để yêu cầu
giải quyết tranh chấp lao động?
Căn cứ Điều 179 BLLĐ 2019, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc
chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện NLĐ với nhau;
tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các
loại tranh chấp lao động bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ với NSDLĐ; giữa NLĐ với doanh
nghiệp, tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa NLĐ
thuê lại với NSDLĐ thuê lại;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ
chức đại diện NLĐ với NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ.
Tranh chấp giữa anh B và công ty X là tranh chấp lao động cá nhân. Theo đó,
Điều 187 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Trình tự, thủ tục để NLĐ bảo vệ quyền lợi của họ khi có tranh chấp lao động
được quy định tại điều 188 BLLĐ 2019. Cụ thể, anh B có thể gửi đơn yêu cầu
hòa giải đến phòng Lao động – Thương binh và xã hội. Theo trình tự giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân thì hầu hết mọi tranh chấp đều phải thơng qua hịa
giải viên lao động trước khi có đơn yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa
án nhân dân giải quyết. Tuy nhiên trong tình huống này, cơng ty X đơn phương
chấm dứt HĐLĐ với B và 14 lao động khác nên trường hợp này thuộc điểm a
Khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019 : “Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải
quyết thơng qua thủ tục hịa giải của hịa giải viên lao động trước khi yêu cầu
Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động
sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: a) Về xử lý kỷ luật lao động
theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động;” nên anh B có thể trực tiếp gửi đơn mà khơng cần qua hịa giải, cụ thể:
Thứ nhất, anh B có thể gửi đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết
Thứ hai, anh B có thể gửi đơn đến Tịa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại
điều 32 và 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
4. Nếu anh B viết đơn xin nghỉ việc thì đó là đơn phương chấm dứt HĐLĐ
hay thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ
Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ là việc hai bên trong quan hệ HĐLĐ đã đưa ra
những phương án, đã cùng nhau trao đổi và đồng thuận đưa ra quyết định chấm
dứt HĐLĐ.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao
động trước thời hạn mà khơng có sự cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao
động của một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng lao động.
Trong trường hợp anh B viết đơn xin nghỉ việc tức là đã đồng ý với ý kiến mà
cơng ty X đưa ra trước đó như vậy trường hợp này là thỏa thuận chấm dứt
HĐLĐ.
KẾT LUẬN
Qua bài tập học kỳ trên đã giúp em có thêm kiến thức về chấm dứt hợp đồng
lao động và bài tập tình huống đã giúp em áp dụng kiến thức vừa tiếp thu được
để giải quyết bài tập. Việc tiếp thu những tri thức này giúp em hiểu hơn về pháp
luật, về quyền lợi của bản thân và có ý thức bảo về quyền lợi của mình, thực hiện
tốt nghĩa vụ bản thân. Bài làm của em vẫn còn những sai sót nên em rất mong
thầy cơ sẽ góp ý. Em xin trân trọng cảm ơn!
* Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Tập 1, NXB Công an nhân dân;
2. Bộ luật lao động 2019;
3. Bộ luật lao động 2012;
4. 3p.m 26/04/2021;